CHÍNH KHÍ VIỆT

Saturday, July 30, 2022

(BÀI 8) TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

 

(BÀI 8) TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

Kinh Doanh Thân Xác  Hoa Hậu Chân Dài



 

Thằng Mã Giám Sinh Nguyễn Minh Triết, khi còn làm cái gọi là chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, nhân chuyến Mỹ du năm 2007, ở Dana Point (California) nó đã kêu gọi các doanh nhân Hoa Kỳ cũng như cái lũ gọi là “Việt Kiều Yêu Nước” hãy về Việt Nam, vì ở đó có nhiều gái đẹp lắm!?

Câu chào mời của thằng Mã Giám Sinh chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm nào đã là phát súng lệnh mở màn cho ngành kinh doanh thân xác thiếu nữ Việt Nam!!!

Công tâm mà nói  thằng Chủ tịch nước  Nguyễn Minh Triết là một thằng học trò ngoan của thằng đại tội đồ Hồ Chí Minh trong nghệ thuật kinh doanh thân xác phụ nữ Việt Nam để đem lại lợi nhuận lớn nhất đến với tập đoàn VGCS hôm nay!!!

Quý vị bạn đọc website Chính Khí Việt nghĩ mà xem, kể từ 2007, tức là ngày thằng cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Trước phát biểu chào mời  giới doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng như  cái lũ gọi là “Việt Kiều Yêu Nước” hãy về Việt Nam, vì ở đó có nhiều gái đẹp lắm!? đến hôm nay 2022, quý vị có thể tưởng tượng hoặc hình dung ra được có bao nhiêu giải chấm Hoa Hậu ở Việt Nam chưa? Và Chính Khí Việt thách đố tất cả những ai đã từng xem các màn trình diễn và chấm giải Hoa Hậu, Á Hậu Việt Nam xem đến nay có bao nhiêu cô?  Và tên tuổi của từng cô Hoa Hậu, Á Hậu???

Dưới đây là thống kê của Chính Khí Việt về các giải Hoa Hậu Việt Nam!!!

1.     Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam

2.     Hoa Hậu Du Lịch Việt Nam

3.     Hoa Hậu Các Dân Tộc Việt Nam

4.     Hoa Hậu Hòa Bình Việt Nam

5.     Hoa Hậu Trái Đất Việt Nam

6.     Hoa Hậu Siêu Quốc Gia Việt Nam

Trên đây chỉ là một vài con số tiêu biểu,  riêng với các Hoa Hậu, Á Hậu thì không thể nào thống kê ra đây vì –theo Chính Khí Viêt-  những đứa con gái này cũng chỉ là một thứ “gái cao cấp” mà thôi!!! Chính những youtuber, đặc biệt là kênh của “chú Thủy Vlog” đã buột miệng khai rằng: “muốn trúng giải thì việc đầu tiên là  phải để cho quý  ông  (chẳng biết quý ông này là ai? Rất có thể là Bí Thư. Chủ Tịch trước…. sau là các giám khảo chăng – CKV)…. Ngủ vài đêm, để người ta còn biết đường mà chấm” (!?)

Và đây là bằng chứng không thể chối cãi do sự tiết lộ của lũ trí thức cũng như báo chí lề phài của VGCS phải muối mặt thừa nhận:


https://www.youtube.com/watch?v=myPyFf2qlAY&t=240s

(TS Đoàn Hương: Thi hoa hậu là kinh doanh nhan sắc, không đề cao tri thức hoa hậu | VTC Now)

 

Nhân đây Chính Khi Việt xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc một bài viết trong dạng bức tâm thư mà  theo ý Chính Khí Việt là rất tuyệt vời.  Tương  tự như người dân Thái Bình năm nào đã dùng băng vệ sinh ném vào đầu thằng Uỷ Viên Trung Ương VGCS, phụ trách Bí Thư Tỉnh Uỷ VGCS tỉnh Thái Bình.

Tuy lá thư gửi chung chung cho mọi người, nhưng theo thiển ý của Chính Khí Việt thì nội dung lá thư này nhằm gởi đến bốn đối tượng sau:

1/ Gởi cho tập đoàn VGCS để vạch rõ bộ mặt việt gian, bán nước, buôn dân, giết dân của bọn chúng;

2/ Gởi cho những tên, những hội đoàn, những đảng phái ma trơi của người Việt Nam ở hải ngoại để cho chúng thấy việc chúng hoạt động hiện nay là đang đóng góp với tụi VGCS để sống và tự hào với cái “vốn trời cho” của chị em chân dài Việt Nam (nghĩa là điếm);

3/  Đây cũng là nhắc nhở cho tụi “Xã Hội Dân Sự Độc Lập” cuội và tụi cuội các loại ở trong nước rằng chúng đã quên cái thân phận của những người trong cái gọi là “Liên Đoàn Đĩ Việt Nam” mà không thấy chúng quảng cáo, kết nạp họ vào tổ chức của chúng, cũng như giới thiệu để chúng cùng tham gia với họ trong những chuyến đi máy bay ra nước ngoài quảng cáo về nhân quyền, tự do ngôn luận, nhưng lại quên còn có một thứ “tự do buôn trôn” và tự do “bán trôn”?

4/ Gởi cho các tổ chức nhân quyền độc lập cũng như tổ chức nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để thấy rằng phần lớn đại diện của họ hình như quên mất cái số phận của ½ hoặc hơn  ½+ của dân số Việt Nam hiện nay đã sống như thế nào kể từ ngày tên tội đồ VGCS Hồ Chí Minh toe toét cười khoe rằng chúng đã có bản Luật Hôn Nhân và Gia đình, giải phóng người phụ nữ ra khỏi gia đình để được quyền tự do làm “3 Đảm” (tức là đảm đang việc nước = tay cày tay súng, tay búa tay súng; đảm đang việc nhà = phục vụ chồng con và gia đình, nếu tiền lương không đủ sài, thì mang cái phao câu đi cho các cấp uỷ đảng và chính quyền gặm nhồm nhoàm, nhờ đó được lên lương hoặc có việc làm ổn định, tức là được vào biên chế chính thức; đảm đang việc xã hội, có nghĩa là một thứ đi sưu thời thực dân pháp, có nghĩa là ăn cơm nhà vác ngà voi của VGCS!!!)

Và ngày nay, sau khi đã chiếm được trọn vẹn nước Việt Nam để bán cho ngoại quốc thì chúng lại coi người phụ nữ là một thứ “hàng hoá” để xuất khẩu làm lao động tình dục; còn ở trong nước thì phục vụ cho TƯ SẢN ĐỎ; QUAN CHỨC VGCS trong bộ máy nguỵ quyền từ Trung ương tới địa phương làng xã; một số cao cấp, nghĩa là má phấn, đít thơm để phục vụ cho các DOANH NHÂN nước ngoài vào đầu tư cũng như cho các tour du lịch có nhãn hiệu “con dê cụ”,  mà kẻ điều hành cao cấp là sự liên kết giữa Ban Tuyên Giáo Trung Ương VGCS (bởi nó quản lý cái gọi là Bộ thông tin thể thao và du lịch của nguỵ quyền VGCS).

Cái hay nhất trong lá thư của đại diện Liên Đoàn Đĩ Việt Nam là họ dám nói thẳng, nói thật, nói hết (dù rất đau lòng) chứ không nói láo tô hồng bôi đen như tập đoàn VGCS, cũng như những tổ chức buôn chính trị, buôn nhân quyền…ở cá trong và ngoài Việt Nam. 

 

“Đánh đĩ là góp phần yêu nước”

Thư ngỏ của LĐĐ Việt Nam

 Xin các bác chớ vội bỏ đi vì cái tựa hơi " Phản Cảm, Nhạy Cảm "này. Hãy dành vài phút nghe chúng em giãi bày. Cổ nhân xưa có câu nói về việc hôn nhân:

 Thiên kim mại đắc tam phân nhục

Lưỡng họ nghêng quy nhất bản mao

 

 Nghĩa là :

 Nghìn vàng mua đưọc ba lạng thịt

Hai họ khiêng về một túm long

 

 Ngày nay đám người mẫu, diễn viên chúng em bán những ba lạng rưỡi "tài sản cố định" của mình để lấy 1000 Đô mà các bác đã làm ầm ĩ cả lên. Báo chí lề phải phơi mặt chúng em lên cho thiên hạ phỉ nhổ, gọi chúng em là điếm, bán dâm, lười lao động , ham ăn chơi...vâng, tất cả đều đúng.

 

 Những người ngủ với chúng em là các quan chức, đại gia lắm đô nhiều vàng.Làm giầu là chuyện bình thường ở mọi quốc gia. Nhưng sự giầu có ở một đất nước không bình thuờng như nuớc ta lại là chuyện đáng nói, nơi đây luật lệ không nghiêm minh, các nhóm lợi ích thao túng nhà nước để phục vụ cho quyền lợi phe cánh, cá nhân họ.Tiền họ kiếm được là nhờ các mối quan hệ, đặc quyền đặc lợi do các bác ban phát cho.Dễ dàng có tiền họ mới dám bỏ ra 1000 đô mua vui với chúng em. Để tiếp tục có tiền họ phải hối lộ, nịnh bợ ,bảo vệ các bác trước các thế lực thù địch. Nếu các bác còn, chế độ còn thì họ mới có cơ hội kiếm tiền nhiều và nhanh để ngủ với chúng em. Do đó chúng em làm đĩ chả là cách gián tiếp để bảo vệ chế độ này đó sao.Vì các bác thường đồng hóa Đảng,Nhà nước và đất nước này là một, kiểu như " Yêu Tổ quốc XHCN ". Rõ ràng việc bán dâm của chúng em là thể hiện lòng yêu nước chứ còn gì nữa.Kiểu lập luận này các bác cho là cãi cùn , nói lấy được phải không ?. Thưa đó chính là phiên bản của các bác mà chúng em học được từ báo Nhân Dân, VTV,và các phát ngôn cuả quan chức chính phủ cùng đám bề tôi trung thành với các bác .Chúng em không đánh đĩ bằng mồm, sang Trung quốc hữu hảo gọi anh em dâng biếu biển đảo, về nhà sai báo chí viết "nước lạ".Tới Mỹ gặp "Cao bồi "niền nở bắt tay, ra khỏi cửa chửi " Đế Quốc ", ăn cắp tiền cuả dân nói " thiếu trách nhiện"...

Đồng tiền nào mà chả có mùi. Tiền của người nông dân có mùi bùn, mùi đất. Tiền người công nhân thấm đượm mồ hôi. Tiền của chúng em có mùi son phấn, mùi tinh trùng và mùi của tủi nhục.Tiền của các bác có mùi tanh của bô-xit Tây nguyên, mùi máu cuả nhân dân.

Xưa các bác hô " Giai cấp vô sản toàn thế giới đoàn kết lại " để chống tư bản, đế quốc. Học tập các bác chúng em cũng sẽ hô to " Bướm trên toàn thế giới, hãy khép đùi lại " thì vấn đề còn nguy hiểm hơn biến đổi khí hậu toàn cầu đấy các bác ạ.

Lấy cái bình phong đạo đức, văn hoá để né tránh vấn đề tình dục, mại dâm. Nhưng cho truyền thông khai thác cặp chân dài của chúng em để thỏa mãn trí tò mò cuả đám đông khát gái, làm cho họ quên đi những vấn nạn khốn nạn của đất nưóc này do chính các bác gây ra. Có bác nào muốn thì ra giữa chợ để tranh luận , phản biện với em. Chỉ với một điều kiện.Hãy bỏ hết bộ quần áo giả danh " Đạo Đức " trên người đang mặc, để thấy đựợc

SỰ THẬT TRẦN TRUỒNG

 Nay kính thư.

Chào thân ái và quyết thắng.

Tổng thư ký Liên Đoàn Đĩ Việt Nam

Nữ đồng chí : Lông Thị Lúng Liếng

(còn tiếp)

Chính Khí Việt

Ngày 30 Tháng 7, 2022

Friday, July 29, 2022

(BÀI 7) TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

(BÀI 7) TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

 

Mấy hôm nay học sinh phổ thông của  cái gọi là: “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đi thi hết cấp.


Chuyện học hành dưới mái trường “Xã Hội Chủ Nghĩa” của thằng đại tội đồ Hồ Chí Minh  là những thứ chuyện mà không ai MUỐN TIN, không ai MUỐN NGHE và không ai MUỐN ĐỌC.  Vì khi đọc lên bất kể chuyện nào thì những người Việt Nam còn mang tinh thần Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm, lại thấy trào lên tận cổ nỗi căm phẫn trước hiện thực  những mầm non của Tổ Quốc Việt Nam bị đè nén dưới mái trường “Xã Hội Chủ Nghĩa” do tổ chức VGCS thực thi khẩu hiệu của thằng đại dâm tặc tội đồ bán nước giết dân Hồ Chí Minh  là: “Vì Sự Nghiệp Mười Năm Trồng Cây, Trăm Năm Trồng Người”.

Vì thế chẳng có gì phải NGẠC NHIÊN khi thấy cuộc thi năm nay -lại một lần nữa- cho thấy “môn Lịch Sử”, theo cách gọi của báo lề phải VGCS là: “LÁC ĐÁC THÍ SINH THI MÔN LỊCH SỬ” (Xin quý bạn đọc hãy nhìn vào tấm ảnh tại điểm thi Đại Học Bách Khoa, Saigon vào lúc 6h30 Sáng 4.7 để thi môn lịch sử http://us.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/lac-dac-thi-sinh-thi-mon-lich-su-c46a801758.html)

Lác đác thí sinh thi môn Lịch sử - 1

Lác đác vài thí sinh đang đi vào điểm thi ĐH Bách Khoa TP.HCM vào 6h30 sáng 4.7 để thi môn Lịch sử.





Ngay tại tỉnh Nghệ An, tỉnh của cha con thằng Nguyễn Sinh Sắc và Nguyễn Sinh Cung (tức Hồ Việt Gian –CKV) cũng chỉ có 75 thí sinh ghi danh thi “xét tốt nghiệp môn Lịch Sử”.  Nghĩa là chỉ có 75 học sinh “ĐĂNG KÝ”, CÒN KHI ĐI THI THÌ CÓ THỂ MỘT SỐ BỎ CUỘC!  (http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ca-tinh-Nghe-An-chi-co-75--thi-sinh-dang-ky-thi-mon-Lich-su-post169116.gd)

Tại sao vậy?

Vì Lịch sử là một môn học, trước hết là nói đến những KINH NGHIỆM của TỔ TIÊN VIỆT NAM TA trong sự nghiệp BẢO VỆ TỔ QUỐC CHỐNG XÂM LƯỢC bất kể từ phía nào tới, xây dựng xã hội trong đó có vấn đề ĐÀO TẠO NHÂN TÀI.  Vì nhân tài với kiến thức tích luỹ được của Tổ Tiên trong cuộc sống hài hoà với Thiên Nhiên, chung sống trong các cộng đồng làng xã, đất nước trong an bình hạnh phúc, đoàn kết.  Đó là bài học GIỮ NƯỚC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC.  Đó cũng là NỀN TẢNG CHO VIỆC HỘI NHẬP QUỐC TẾ MÀ KHÔNG ĐÁNH MẤT BẢN CHẤT CŨNG NHƯ TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT.

 Tập đoàn VGCS vốn gốc gác của chúng là VIỆT GIAN CHO NGA XÔ và sau này thêm TÀU BÀNH TRƯỚNG, cho nên nếu chúng đưa nội dung nói trên vào môn LỊCH SỬ dạy trong các nhà trường thì chẳng khác gì CHÚNG TỰ THÒNG LỌNG VÀO CỔ treo lên sà nhà tự vẫn! 

Chúng chỉ có hai con đường lựa chọn để phục vụ cho mục tiêu xâm lược Việt Nam nói riêng và làn tràn sang khu vực Đông Nam Á và toàn Á Châu nói chung của Nga Xô và Tàu bành trướng.  Còn hiện nay là BÁN NƯỚC – BÁN DÂN cho Tàu bành trướng và các thế lực tài phiệt khác, mà bất kể người nào có thiện chí, dù không phải là người Việt Nam, thì cũng thấy cuộc sống đang diễn ra tại “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” là hình ảnh của một đất nước đã trở thành thuộc địa cho Tàu bành trướng!  Nếu như các thế lực tài phiệt khác có sự hiện diện thì cũng chỉ là ăn ké mâm cỗ Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa với Tàu bành trướng mà thôi. Còn tập đoàn VGCS với toàn bộ hệ thống chính trị của chúng chỉ là những tên CAI – KÝ, ĐẦU BẾP, CHÂN DÀI… để HẦU HẠ ÔNG CHỦ TÀU BÀNH TRƯỚNG CỦA CHÚNG với bạn bè là những kẻ “MẶC ÁO NHÂN QUYỀN VÀ TỰ DO” ĐỂ ĐẾN DU HÍ, TIỆC TÙNG, nhằm che mắt những người Việt Nam yêu nước theo tôn chỉ Tổ Quốc – Danh Dự - Trách Nhiệm mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã di ngôn.

Sau những năm bôn ba khắp nơi để có thể bán những người yêu nước Việt Nam cũng như các cá nhân, hội đoàn, đảng phái theo tinh thần Quốc Gia – Dân Tộc chống thực dân Pháp, thằng Hồ đại việt gian khi về đến Việt Nam, lẩn trốn trong hang Pác Bó ở Cao Bằng -thì việc đầu tiên mà cũng là việc thường xuyên hằng ngày của nó- là dịch cuốn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Bolshevik Nga, để làm tài liệu giảng dạy  trong đảng viên VGCS và sau này dựa trên cơ sở nội dung cuốn sách đó mà biên soạn thành tài liệu tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ.

Chính từ nguồn gốc đó  -kể từ khi bằng lừa đảo CƯỚP được bộ máy nhà nước Việt Nam ở phía Bắc- tập đoàn VGCS đã thành lập đủ loại cơ quan để THAY ĐỔI NỘI DUNG TRUNG THỰC CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAMLịch sử đã bị VGCS thay đổi từ khái niệm về môn Sử Học cho tới Nội Dung. Mục tiêu  môn Lịch Sử của VGCS là đào tạo ra những SỬ NÔ chỉ có nhiệm vụ ĐỔI TRẮNG THAY ĐEN Lịch sử Việt Nam trong quá khứ VÀ SOẠN CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ GIẢ để tô hồng đánh bóng cho tập đoàn VGCS từ trước khi chúng cướp được bộ máy nhà nước,  và chúng càng tập trung hơn để hệ thống hoá một cách chọn lọc THỨ LỊCH SỬ BÔI ĐEN TÔ HỒNG CỦA VGCS từ sau khi chúng -với tư cách đội tiền tiêu của Nga Xô và Tàu bành trướng – xâm lược trọn vẹn nước Việt Nam. 

Chính vì sợ bể mánh -lộ vở, cho nên các tài liệu LỊCH SỬ do lũ sử nô biên soạn đều na ná giống nhau. Nội dung đã khô khan lại còn có những mâu thuẫn, cho nên nó không thích hợp với những người đã từng sống trong giai đoạn khoảng từ 1930, trong khoảng từ 1954, rồi lại trong khoảng  từ 1975 cho đến nay.  Bởi vì dù ít dù nhiều những thế hệ đó đều không chỉ nghe nói mà còn là NHÂN CHỨNG và NẠN NHÂN trong suốt chiều dài cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Nga Xô và Tàu bành trướng mà tập đoàn VGCS và hệ thống chính trị của chúng là lực lượng tiền tiêu, cũng như là lực lượng quản lý xã hội Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa cho cả Nga Xô lẫn Tàu bành trướng, mà bây giờ Tàu bành trướng là chủ chốt. 

Một điều cũng cần lưu ý là trong giai đoạn hiện nay -thế hệ trẻ mới-  vẫn còn quá gần gũi với hiện thực đã qua, thông qua ông bà cha mẹ, thân nhân  là những nhân chứng tối thiểu cũng từ 1979 trở về trước.  Đấy cũng là nguyên nhân quan trọng mà tập đoàn VGCS KHÔNG MUỐN THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM hào hứng với môn Lịch Sử.  Bởi nếu những thanh niên sinh viên Việt Nam đó quan tâm tới Lịch Sử của nước nhà thì họ sẽ có thể THAM KHẢO CÁC TÀI LIỆU KHÁC có nguồn gốc từ nước ngoài, hoặc của những người Việt Nam đã từng là NẠN NHÂN VÀ NHÂN CHỨNG của VGCS.  Sự thật Lịch Sử của Việt Nam sẽ đưa mọi người dân Việt Nam đi đến một kết luận rõ ràng rằng:




“TẬP ĐOÀN CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ MỘT TỔ CHỨC VIỆT GIAN BÁN NƯỚC GIẾT DÂN”
Cho nên chúng đã và đang thực hiện di ngôn của thằng Hồ trong Giáo dục đào tạo "trăm năm trồng người" của nó là  tạo ra một khối lượng học sinh sinh viên vô nhân cách, không chú trọng đến đức dục, mặt khác chúng cố tình gieo vào đầu lớp trí thức trẻ một cuộc sống mông lung không định hướng, ảo tưởng, thực dụng, sẵn sàng vì đồng tiền, vì cảm xúc khoái lạc mà chồng vợ chém giết lẫn nhau; học sinh sinh viên thì sẵn sàng vì một chút tư lợi cá nhân có thể hành hung, bạo lực lột trần truồng nhau rồi đưa lên video cho cả thế giới cùng chiêm ngưỡng!!!
(còn tiếp)
Chính Khí Việt
Ngày 29 Tháng 7, 2022

Thursday, July 28, 2022

Tính nhân bản trong các bài học quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975

 Tính nhân bản trong các bài học quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975

Nguyễn Văn Bon, PhD (UWS)




Muc đích của bài viết nầy nêu lên những nét nhân bản của chương trình môn quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa trước 1975. Rất tiếc, sau biến cố 30 tháng 4, năm 1975, nhà cầm quyền ra lịnh tiêu hủy các loại sách của Miền Nam kể cả sách giáo khoa môn quốc văn các cấp. Do đó, việc sưu tập các sách quốc văn cũ rất khó khăn.

Tài liệu sử dụng trong bài nầy gồm Bộ quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư do các nhà xuất bản nước ngoài tái bản, và một số bài trong các sách quốc văn bậc tiểu học được giảng dạy tại các trường miền Nam được vài nhà sưu tầm đưa lên trang mạng “internet”(không ghi ngày tháng), thêm vào đó một số bài do trí nhớ hạn chế của người viết, nên chắc chắn những điều trình bày còn thiếu sót.


I. Dẫn nhập

Mục đích của giáo dục không phải chỉ truyền thụ những kiến thức, mà là đào tạo con người toàn diện, không thể tách rời kiến thức và đạo đức. Đạo đức làm người phải được đề cao, như đức hiếu thảo, yêu thương gia đình, ông bà cha mẹ, yêu thương họ hàng thân tộc, có lương tâm trong mọi sinh hoạt, có trách nhiệm với tha nhân, góp phần bảo vệ cuộc sống cho xã hội.

Muốn đạt được mục đích nầy, không thể không quan tâm đến vai trò của sách giáo khoa.

Khi đề cập đến vai trò của sách giáo khoa bậc tiểu học, nhiều nhà giáo dục luôn nhắc đến bộ sách Quốc văn giáo khoa thư của quí ông Trần trọng Kim, Đổ Thận, Nguyễn văn Ngọc và Đặng đình Phúc, xuất bản từ những năm 1930 – 1940, là một trong những cuốn sách giáo khoa Việt ngữ được dạy ở các trường tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ 20.

Sau Hiệp định Genève năm 1954, nước Việt Nam tạm thời chia đôi ở vĩ tuyến 17, thành hai miền Nam, Bắc. Miền Bắc xây dựng một nền giáo dục theo chủ thuyết Mac-Lênin , hướng mục tiêu đến Chủ nghĩa xã hội .

Trong khi đó, tại Miền Nam theo chính thể tự do. Các nhà giáo dục Miền Nam tỏ ra rất thận trọng. Họ chủ trương cải tổ từ từ, chọn lọc để thích ứng với hoàn cảnh mới. Những gì người Pháp thiết lập không bị hủy bỏ ngay. Hệ thống giáo dục Pháp từ cấp tiểu học đến đại học được từ từ Việt hóa.

Chương trình giáo dục Việt Nam cũ ban hành năm 1945, dưới thời chính phủ Trần trọng Kim, được gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn vẫn còn áp dụng cho đến giữa thập niên 1950. Dưới thời Đệ nhứt Cộng Hòa, chương trình Việt mới bắt đầu thay thế chương trình Pháp.

Nhờ quyết định đúng đắn và thận trọng của những nhà giáo dục miền Nam mà sự chuyển sang một nền giáo dục mới không bị trục trặc.

image002

Một lớp học cấp tiểu học của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975

 

Riêng chương trình môn Quốc văn bậc tiểu học, dựa theo nội dung các bài học về đạo đức trong bộ sách Quốc văn giáo khoa thư và Luân lý giáo khoa thư làm cơ sở rồi soạn một chương trỉnh phù hợp với hoàn cảnh mới, nhằm rèn luyện cho thế hệ tương lai cả đức lẫn tài để chuẩn bị trở thành những con người hữu dụng đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Theo chủ trương, một chương trình, nhiều sách giáo khoa, chỉ cần theo chương trình và hướng dẫn của Bộ Giáo dục, các soạn giả sách giáo khoa được tự do chọn bài, trích dẫn từ những tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng hoặc có thể tự mình sáng tác những bài thơ, bài văn theo chủ đề giảng dạy để đưa vào sách, và giáo viên cũng có quyền chọn quyển sách giáo khoa để giảng dạy. Nhờ vậy, các soạn giả cố gắng để soạn ra những sách giáo khoa có giá trị.(1)

Thông thường, ở trang bìa của quyển sách, soạn giả ghi: “Soạn theo chương trình hiện hành của Bộ Quốc gia Giáo dục”…Có thể kể một số tên sách như: 100 bài tập đọc Lớp Nhứt và Lớp Nhì (Một Nhóm Giáo Viên. NXB: Việt Hương), Nhị thập tứ hiếu (Lý văn Phức.NXB: Bình dân thư quán), Quốc văn Lớp Nhì, Quốc văn Lớp Nhứt (Một nhóm Giáo viên. NXB: Việt Hương), Quốc văn toàn thư, Lớp Ba (Phạm trường Xuân & Yên Hà –Kinh Dương & Một Nhóm giáo viên.NXB: Việt Hương), Việt ngữ tân thư, Lớp Nhất, Việt Ngữ Tân Thư, Lớp Nhì (Bùi văn Bảo, Bùi quang Minh. NXB: Sống Mới), Việt văn Tân thư, Lớp Nhì (Bùi văn Bảo, Bùi quang Minh. NXB: Sống Mới), Việt văn Toàn thư (Bùi văn Bảo, Bùi quang Minh. NXB: Nhật Tảo), Tân Việt Văn, Lớp Bốn (Bùi văn Bảo. NXB: Sống Mới), Quốc văn Toàn Tập, Lớp Nhất (Bùi văn Bảo, Đoàn Xuyên. NXB: Sống Mới), Giảng văn, Lớp Đệ Thất (Đỗ văn Tú, NXB: Việt Nam Tu Thư) Tiểu Học Nguyệt san (NXB: Nha Học Chánh Bắc Việt) (2)

Ngoài những sách giáo khoa, giáo viên có thể sử dụng những tác phẩm của những nhà văn có uy tín để bổ sung cho bài học trong lớp, như cuốn Tâm Hồn Cao Thượng (nguyên tác Grand coeurs của Edmond de Amicis. Dịch giả: Hà Mai Anh, 1952. NXB: Mai Đình), Thơ ngụ ngôn (Les Fabres de la Fontaine, Dich già: Nguyễn văn Vĩnh)…

Trong phạm vi bài viết ngắn, xin trích dẫn một số bài học về bổn phận đối với xã hội trong các sách “Quốc văn Giáo khoa Thư”, “Tâm Hồn Cao thượng” và một số sách giáo khoa của tác giả khác. Những bài học nói lên tinh thần nhân bản của nền giáo dục miền Nam trước năm 1975. Bài viết gồm:

* Khái niệm về nhân bản và triết lý nhân bản của nền giáo dục Miền Nam trước năm 1975.

* Nội dung các bài học mang tính nhân bản trong sách quốc văn bậc tiểu học.


II. Khái niệm về nhân bản và triết lý nhân bản của nền giáo dục Miền Nam trước năm 1975.

Từ năm 1959, nền giáo dục Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã lấy nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng làm triết lý giáo dục, và được ghi lại trong hiến pháp 1967.

Ba nguyên tắc căn bản: Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng là mục đích và tôn chỉ của nền giáo dục Miền Nam. Chính những nguyên tắc nầy đã giữ cho truyền thống dân tộc được bảo tồn và phát triển vững vàng, nhưng không bảo thủ, và từng bước theo kịp đà tiến triển của nhân loại.

Nền giáo dục nhân bản lấy con người làm gốc, tôn trọng giá trị của con người, đề cao giá trị siêu việt của con người. Con người khác hơn các sinh vật khác, con người có suy tư, có sáng tạo và làm cho đời sống càng ngày càng nâng cao. Con người cần được no cơm ấm áo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng.

Trong xã hội có những cá nhân khác biệt, nhưng không thể đánh giá con người qua sự khác biệt đó để kỳ thị giàu nghèo, giới tính, tôn giáo, địa phương, chủng tộc…

Mọi người đều được hưởng đồng đêu về giáo dục (3). Đường hướng của nền giáo dục nhân bản là rèn luyện con người có nhân cách, có thái độ sống phù hợp với nguyên tắc đạo lý mà mọi người thừa nhận.

Do đó, một con người có nhân cách sẽ có lòng yêu thương: yêu gia đình, yêu đồng bào đồng loại và yêu quê hương đất nước. Nói cách khác, giáo dục không phải chỉ dạy kỷ năng nghề nghiệp hay kiến thức mà phải dạy làm người.

blank



III. Nội dung các bài học mang tính nhân bản trong sách quốc văn bậc tiểu học

Nội dung, tư tưởng trong các sách giáo khoa tác động đến hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ, nó in sâu vào tâm não trẻ thơ ngay trong giai đọan đầu cắp sách đến trường cho đến lúc trưởng thành.

Các sách giáo khoa bậc tiểu học của Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) trước 1975 chú trọng những vấn đề luân lý đạo đức truyền thống, vẫn hàm chứa nội dung đạo đức trong các sách giáo khoa cũ của thế hệ 1940.

Sau đây là một số bài tiêu biểu về tình thương yêu đồng bào, đồng loại, lòng biết ơn đối với mọi người trong xã hội, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu nhân loại.


1. Tình thương yêu đồng bào, đồng loại

Từ buổi đầu dựng nước và giữ nước, người dân Việt Nam đã trải qua biết bao gian nan thử thách. Tổ tiên chúng ta đã đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn phức tạp, vừa khắc phục mọi trở lực khắc nghiệt của thiên nhiên để mở mang bờ cỏi giang san, vừa phải chiến đấu giữ nước, chống kẻ thù mọi phía, đặc biệt là thế lực hùng mạnh phương bắc. Để tồn tại và phát triển, tổ tiên chúng ta đã ý thức cần phải đoàn kết thật sự, cần phải nương tựa vào nhau và thương yêu nhau như những người con cùng một mẹ.

“Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Tinh thần đoàn kết nầy tạo thành truyền thống lưu lại cho con cháu mai sau.Theo truyền thống của người Việt Nam, tình thương yêu không chỉ dành cho trong gia đình, mà mở rộng đến cả đồng bào và đồng loại. Một giá trị tốt đẹp của con người là lòng nhân đạo. Muốn sống cho đúng nghĩa, con người phải biết thương yêu lẫn nhau. Khi thấy người hoạn nạn, đau yếu phải giúp đỡ bằng tình thương yêu chân thành. Quốc văn giáo khoa thư mượn bài thơ trong gia huấn ca để dạy học sinh:

Thấy người hoạn nạn thì thương,

Thấy người tàn tật lại càng trông nom,

Thấy người già yếu ốm mòn,

Thuốc thang cứu giúp, cháo cơm đỡ đần.

Trời nào phụ kẻ có nhân,

Người mà có đức, muôn phần vinh hoa

Nguyễn Trãi (Gia huấn ca)

Có nhiều câu ca dao tục ngữ ẩn chứa triết lý tỉnh thương được giảng dạy trong nhà trường, đã in sâu trong tâm khảm người Việt Nam:

“Lá rành đùm lá rách”

“Thương người như thể thương thân”

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng” (4)

Người trong một nước phải thương yêu nhau như con một nhà. Bài học về “Cậu bé miền Nam” trong quyển Tâm hồn cao thượng đã dạy học sinh về lòng thương yêu, không phân biệt Bắc Nam.

Một cậu bé miền Nam lên miền Bắc theo học. Được thầy giáo giới thiệu với các học sinh trong lớp, và được các học sinh nhiệt tình chào đón.

Thầy giáo nói với cả lớp:

“….Cho được các kết quả nói trên, nghĩa là làm cho đứa bé xứ Nam ra ở xứ Bắc cũng như ở nhà mình, và đứa bé ở xứ Bắc vào xứ Nam cũng tựa như về quê mình, nước ta phải chiến đấu trong 50 năm trời và đã hy sinh trên ba vạn người Ý mới khôi phục được quyền tự do ấy. Vậy các con phải coi nhau như con một nhà, yêu nhau như anh em ruột thịt. Kẻ nào thấy người bạn mới không phải là người xứ mình mà đem lòng khinh rẻ, kẻ ấy không xứng đáng ngẩng mặt nhìn ngọn quốc kỳ đi qua…” (5)

Các bài học về tình thương yêu đồng bào, đồng loại đã nhắc nhở học sinh phải tôn trọng mạng sống của con người, có lòng nhân ái, biết trọng của người và không vọng ngữ. Đây là thước đo tiêu chuẩn đạo đức, nhân cách của con người

1.1. Tôn trọng mạng sống của con người

Mạng sống của các sinh vật rất quí .Mạng sống của con người có giá trị tối cao. Nếu mỗi cá nhân biết quí mạng sống của mình, thì không thể xem thường mạng sống của kẻ khác. Một dân tộc được coi là văn minh là một dân tộc biết đề cao giá trị nhân phẩm của con người. Một người có lòng lương thiện không bao giờ sát hại đến sinh mạng của đồng loại và sinh mạng của cả sinh vật khác. Chỉ có con người dã man mới coi thường mạng sống của con người. Không sát sinh là cách chận đứng lòng tham dẫm lên sinh mạng con người và sinh vật để mưu cầu tư lợi cho bản thân mình. Không sát sanh còn là nuôi dưỡng lòng trắc ẩn, từ bi đối với muôn loài.

“Trọng cái tính mệnh của người ta, là đừng làm điều gì phạm đến thân thể và quyền tự do của người ta. Người ta ở đời, không có gì trọng hơn cái tính mệnh, hễ phạm đến, là một tội đại ác.

Không những là giết người mới có tội, cậy quyền cậy thế mà hà hiếp người ta, làm mất cái quyền tự do của người ta, cũng là một điều trái với lẽ công bình, người có lương tâm không ai làm” (6)

blank

 

 

1.2. Lòng nhân ái

Không phạm đến tính mệnh, của cải, danh giá, sự tự do và sự tín ngưỡng của người.Nhưng đó chỉ là giữ không làm điều ác mà thôi. Như thế vẫn chưa đủ bổn phận làm người. Phải có lòng nhân ái.

Nhân ái là lòng từ thiện, thương người đói khát, giúp người hoạn nạn. Có lòng nhân ái, thì mới làm những việc như bố thí, cứu giúp kẻ nghèo khổ, mới biết thân yêu mọi người và quên mình mà làm điều thiện. Người có lòng nhân ái dám hy sinh cứu người trong lúc nguy nan như người thầy thuốc không sợ lây khi chữa những bịnh truyền nhiễm; người lính liều sống chết ở chỗ chiến trường để giữ lấy nước nhà. Họ vì lòng nhân ái mà ra sức làm nghĩa vụ.

“Bổn phận người ta đối với xã hội, thường chia làm hai mối là: công bình và nhân ái. “Không hại người” tức là công bình, “làm hay cho người” tức là nhân ái.

Câu “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” trong sách luận ngữ, tức là công bình. Còn nhân ái thì ta có thể nói được rằng”: kỷ sở dục giả, khả thi ư nhân”

Người ta mà không công bình, chẳng những có tội đối với lương tâm, mà luật pháp lại còn trừng trị nữa. Giết người thì phải thế mạng; trộm cắp thì phải ngồi tù, xưa nay ở đâu cũng vậy.

Con người mà không có lòng nhân ái, thì tuy đối với luật pháp không có tội lỗi, nhưng đối với lương tâm, thì là không phải. Gặp người đói khó, mà mình không giúp người ta, cũng không ai bắt được mình, nhưng trong bụng không đành. (7).

Người có lòng nhân ái thì không những là chỉ thương xót đồng loại mà thôi, lại còn thương xót đến cả loài vật nữa.

“….Những loài vật đã giúp việc cho ta mà ta phải thương xót, là cái nghĩa vụ của ta. Nhưng đối với loài cầm thú khác, ta cũng nên có lòng nhân ái mới phải đạo làm người. Cầm thú tuy là giống không biết thiện ác và phải trái như người, nhưng nó cũng biết đau, biết khổ như mình… (8).

Vì tình nghĩa đồng bào mà phát tâm bố thí, cứu giúp người đói khổ, hoạn nạn; chia xẻ miếng ăn, manh áo cho người khốn khổ. Sống đạm bạc, cứu giúp người đồng loại là hành đông của con người có lòng nhân ái.

Người có lòng nhân ái, không chỉ bố thí miếng cơm manh áo hay tiền bạc khi thấy người đói khổ, mà vì:

“Nghĩa đồng bào khiến ta thương yêu mọi người như là thương yêu anh em ruột. Bao giờ ta cũng sẵn lòng giúp đỡ mọi người, để người ta làm tròn cái nghĩa vụ ở đời. Ta phải dạy bảo những người ngu dốt, khuyên người làm điều lành, răn người làm điều ác. Ta nên che chở cho những người bị oan ức và bênh vực những người hèn yếu. Ta phải ăn ở thế nào cho đứa con mồ côi có thể coi ta như cha, người quá phụ coi ta như ân nhân. Ta làm mắt cho kẻ mù, làm chân cho kẻ què, làm tai cho kẻ điếc.Lúc nào cũng sẵn lòng nhân từ mà giúp đỡ mọi người trong lúc nguy hiểm (9)

Khi thấy ai nghèo đói, khổ sở, mình cho cơm ăn, áo mặc, hoặc cho tiền bạc để giúp đỡ người ta đỡ khổ trong một lúc. Nhưng việc bố thí nầy phải “… tự nhiên, không cầu kỳ, không khoe khoang, mà có phần thiệt thòi cho mình thì mới quí. Không cứ cho ít hay cho nhiều, miễn là mình có lòng thành thực, biết thương xót kẻ nghèo khổ, thì mới là phải cái nghĩa bố thí. (10)

Ngoài việc bố thí, “người có lòng nhân ái thường hay nghĩ đến việc thiện, như là thấy ai nghèo khổ thì đỡ đần, tìm công việc cho người ta làm, hoặc cứu giúp những cô nhi, quả phụ cho người ta khỏi đói rét, vất vả. (11)

Lời một bà mẹ nói với đứa con trong bài “Kẻ khó” (Tâm Hồn Cao Thượng) không chỉ làm rung động tâm hồn của trẻ thơ, mà ngay đối với người lớn tuổi cũng không khỏi bùi ngùi.

Con ơi! Con phải biết con có đủ cả, chứ kẻ khó thì thiếu hết. Khi con mong sao được sung sướng thì người nghèo chỉ cầu sao cho khỏi chết. Trong một khu có bao nhiêu nhà giàu, trong một phố có bao nhiêu người sang trọng qua lại, có bao nhiêu đứa trẻ ăn mặc xa hoa, thế mà vẫn còn thấy nhiều đàn bà và trẻ con đói khát, rách rưới! Thực đáng buồn thay!  Muốn cho người ta khỏi chê con là một kẻ vô tình thì từ sau, con đừng bước qua một kẻ khó mà không cho gì! (12)

Bài thơ “Cách ăn ở” và “Những đứa trẻ mồ côi” là bài học luân lý về lòng nhân đạo mà học trò bậc tiểu học được học nằm lòng. Khi thấy người hoạn nạn, đau yếu phải giúp đỡ bằng tình thương yêu chân thành. (13)

Cách ăn ở

Ở cho có đức có nhân,

Mới mong đời trị được ăn lộc trời.

Thương người tất tả ngược xuôi,

Thương người lỡ bước, thương người bơ vơ.

Thương người ôm dắt trẻ thơ,

Thương người tuổi tác già nua bần hàn.

Thương người cô quả cô đơn

Thương người đói rách lẩm than kêu đường.

Thấy ai đói rét thì thương,

Rách thường cho mặc, đói thường cho ăn.

Thương người như thể thương thân,

Người ta phải bước khó khăn đến nhà.

Đồng tiền bát gạo mang ra,

Rằng đây cần kiệm gọi là làm duyên

Nguyễn Trãi

(Gia huấn ca)

Những đứa trẻ mồ côi

Có những con người đang thời hoa nở,

Sống trong niềm đau khổ: kiếp lầm than.

Cặp chân non ngày tháng những lang thang,

Trên đường phố ngút đầy bao gió bụi.

Tuổi niên thiếu dệt trong ngàn sầu tủi,

Không gia đình, cha mẹ, khát tình yêu.

Ôi long đong, thân trẻ nhỏ sớm chiều,

Ngàn cực nhục cũng chỉ vì cơm áo!

Tuổi niên thiếu lớn dần trong khổ não,

Mặt trẻ trung đầy những nét đau thương.

Sống lầm than, dầu dãi nắng mưa sương,

Thân còm cõi không đủ đầy nhựa sống.

Những trẻ ấy dưới bầu trời cao rộng,

Đưa mắt nhìn thèm khát cảnh yên vui.

Có chăng ai, chỉ một phút ngậm ngùi,

Cho thân phận con người xấu số.

Xuân Chính

(Tiểu học nguyệt san, tháng 3/1959)

blank

 

1.3. Trọng của người

Người lương- thiện, có đạo đức là người biết trọng tài sản, của cải của người khác. Tài sản là huyết mạch, liên hệ đến mạng sống của con người. Hãy bình tâm suy nghĩ, chúng ta không muốn ai cướp đoạt tài sản của mình, thì không thể nào chúng ta lại đi chiếm đoạt tài sản, của cải của người khác. Các hành vi bất lương dùng đủ mọi mưu mô, mánh khóe, lường gạt để chiếm đoạt đều là trộm cướp. Người đươc coi là đạo đức, dĩ nhiên là không trộm cướp, không tán thành và không giúp đỡ những người có hành động trộm cướp.

Của cải của ai, là người ấy có quyền chi dụng và có quyền để lại cho con cháu. Ta không nên phạm đến của cải của người ta.

Không phải chỉ những đứa ăn trộm ăn cắp mới là người bất lương mà thôi. Điên đảo giả dối để đánh lừa người ta, đi vay vỗ nợ, bắt được của rơi mà không trả, cũng là bất lương cả.Ta phải biết rằng cái gì đã là không phải của mình thì ta đừng đem lòng tham mà chực lấy không, vì rằng lấy không của người ta, là một sự rất trái với đạo công bằng: (14)

1.4. Không vọng ngữ

Dùng lời lẽ, ngụy biện để làm sai lạc sự thật, nhầm đem lại lợi lộc cho mình, làm hại người khác đều là nói dối, vọng ngữ.  Người đạo đức là người tôn trọng sự thật, không có tâm tham ác, không tán thành sự nói dối. Chuyện không nói có, chuyện có nói không, dựa vào những nguồn tin vu vơ để kết tội người khác là vọng ngữ.Trong gia đình và trong xã hội mà con người thiếu lòng tin với nhau thì cuộc sống ấy vô cùng đau khổ. Tuy nhiên cũng có những trường hơp vì mục đích cứu người lương thiện, bất đắc dĩ phải nói lời không thật; đây là một ngoại lệ (một vị Bác sĩ phải dùng lời an ủi bịnh nhân).

Không nói dối bao gồm cả không nói lời ác khẩu, nói xấu, nói vu, chửi mắng, nhục mạ xúc phạm đến phẩm giá con người; không dùng lời trao chuốc, phù phiếm nhầm làm cho người khác có suy nghĩ sai lầm, đi đến hành động sai trái.

Sự nói xấu là cái tật cứ đi bới móc chuyện xấu của người ta mà nói. Người nói xấu là có ác ý hoặc để thỏa lòng ghen ghét, hoặc để khoe cái hay và che cái dở của mình. Người nói xấu là người hèn hạ đáng khinh, vì chỉ nói những lúc vắng mặt người ta, để làm cho người ta mất danh giá.

Vậy không những ta không nên nói xấu ai, mà cũng không nên nghe chuyện người ta nói xấu nhau (15)

Nói vu là đặt chuyện ra mà vu cho ai để hại người ta, hay là làm cho người ta mất danh giá. Những người nói vu là người hèn mạt, bày đặt ra chuyện nọ trò kia để làm cho người ta mang tai mang tiếng, phải những điều oan ức, khó lòng mà rửa sạch được.

Ta đi học, đã biết điều phải trái, thì ta chớ hề nói vu cho ai bao giờ. Ta nên cho những điều ấy là điều hèn mạt, đáng khinh bỉ. (16)

Ngoài ra, chúng ta nên nhớ rằng:

Của-cải của người ta, không phải chỉ nói riêng về tiền bạc, ruộng nương, nhà cửa, đồ đạc mà thôi, lại có một thứ của cải quí giá hơn nữa là cái danh giá ở đời. Danh giá tức là danh thơm tiếng tốt của người biết tự trọng mình, biết quí cái tư cách làm người, mà khinh bi những điều hèn mạt đê tiện.Của cải mất đi thì còn làm ra được, chớ cái danh giá đã mất thì khó lòng mà lấy lại được. Thánh nhân dạy rằng  “Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác”, nghĩa là người quân tử làm thành tiếng hay cho người, chớ không làm thành tiếng xấu cho ai bao giờ. Vậy bổn phận mình trong xã hội là phải trọng cái danh giá của người ta, đừng có nói xấu ai, nói vu cho ai điều gì. (17)


2. Lòng biết ơn mọi người trong xã hội

Mọi người sống trong xã hội đều có tương quan nhau. Do nương nhờ nhau mà cuộc sống của mỗi cá nhân mới an ổn. Trong gia đình thì cha mẹ, vợ con, anh em nương tựa nhau. Ngoài xã hội, mọi người không thể sống lẻ loi. Tách rời mọi người ra, chúng ta không có cuộc sống an toàn. Cho nên đối với mọi người, chúng ta phải biết ơn, không được làm tổn hại. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn,” nói lên tinh thần biết ơn, là truyền thống đạo lý của con người Việt Nam.

Người làm ruộng có trồng trọt cấy cày, thì ta mới có thóc gạo mà ăn. Thợ nề, thợ mộc có làm nhà, thì ta mới có nhà mà ở. Thợ dệt có dệt vải, thợ may có may áo, thì ta mới có đồ mặc vào mình. Quyển sách ta học cũng phải có người làm, người in. Cái đường ta đi cũng phải có người sửa, người quét. Nói tóm lại, nhất thiết một chút gì ta cần dùng đến, cũng là có người chịu khó làm việc mới nên. (18)

Thật vậy, trong xã hội muốn sinh tồn thì mọi người phải có bổn phận đem sức mình giúp vào sự ích lợi chung. Bài “Giấc mộng” dạy học sinh biết yêu mến và nhớ ơn mọi người.

Nằm mộng thấy nông phu lại bảo:

“Ra công làm kiếm gạo từ đây.

Tao thôi chẳng có nuôi mầy,

Phải lo trồng trọt cấy cày cho siêng.”

Người dệt cửi dặn mỉnh làm áo;

Chú thợ hồ lại bảo cầm bay!

Bơ vơ chẳng kẻ đoái hoài,

Tôi mang thơ thẩn đọa nầy cùng nơi.

Tôi túng thế vái trời cứu thử,

Lại thấy kia sư tử trên đàng!…

Tỉnh ra, thấy sáng, mơ màng!

Tiểu công hút gió, rộn ràng trên thang;

Nghe máy dệt rần rần tiếng chạy;

Ruộng đâu đâu cũng cấy đã xong.

Phận mình nghĩ lại thong dong,

Mới hay dưới thế ai không nhờ người.

Từ ngày rõ cuộc đời đắp đồi,

Cám thương người xã hội như nhau.

Dập dìu kẻ trước người sau,

Sức riêng một ít giúp vào lợi chung.

Nguyễn ngọc Ẩn

(100 Bài Tập đọc, Lớp Nhứt và Lớp Nhì)

Bài học “Nên giúp đỡ lẫn nhau” cho thấy hinh ảnh hai cậu bé phụ đẩy xe giúp ông lão, là bài học nhắc nhở học sinh về tình tương thân tương ái.

Trời nắng to. Đường thì dốc. Một ông lão đẩy chiếc xe lợn. Trên chiếc xe có có ba bốn con lợn to, chân trói, bụng phơi và mồm kêu eng-éc. Ông lão cố đẩy cái xe, mặt đỏ bừng, mồ hôi chảy, mà xe vẫn không thấy chuyển.

Mấy cậu bé đang chơi trên bờ đê, thấy thế, vội chạy tới, xúm lại, buộc dây vào đầu xe mà kéo hộ.

Xe lên khỏi dốc, ông lão cám ơn các cậu và các cậu cũng lấy làm vui lòng, vì đã giúp được việc cho người. (19)

image004

Trong quá trình dựng nước và giữ nước, những bậc tiền nhân đã đổ biết bao nhiêu xương máu để vun bồi và tô điểm cho mảnh giang san gấm vóc. Họ là những vị anh hùng dân tộc. Anh hùng, không phải chỉ có những người có chiến công hiển hách, có tài năng nổi bật làm những việc phi thường được ghi công trong sách sử, mà còn biết bao nhiêu người, đủ mọi tầng lớp, mọi giai cấp đã âm thầm cống hiến đời mình cho quê hương dân tộc, không bao giờ được nhắc đến tên tuổi. Họ là:

Anh Hùng vô danh

1. Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh,

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

2. Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước,

Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu,

Và làm cho những đất cát hoang vu

Biến thành một dãy san hà gấm vóc…

3. Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi,

Trong loan ly như giữa lúc thanh bình,

Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh,

Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

4. Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,

Tuy bảng vang, bia đá chẳng đề tên,

Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên,

Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.

Nhưng máu họ đã len vào mach đất,

Thịt cùng xương trộn lẫn với non song,

Và anh hồn cùng với tấm tinh trung

Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt. (20 & phụ lục)

Việt Tâm

(100 Bài tập đọc Lớp Nhứt & Lớp Nhì)


3. Tình yêu quê hương đất nước

Tình thương yêu gia đình, cha mẹ anh em và người thân là tình cảm khởi đầu cho tình yêu đồng bào, tình yêu quê hương đất nước.

“…Con sẽ cảm thấy tình yêu nước, khi con ở nước ngoài, và chợt nghe thấy một người trong đám thợ thuyền nói tiếng nước con, theo lòng con xúi dục, tự nhiên con đến hỏi chuyện người bạn không quen ấy. Con sẽ cảm thấy tình yêu nước khi con nghe người ngoại quốc lăng mạ xứ sở con, lòng tức giận sẽ làm cho con nóng mặt…” (21)

Nhằm un đúc tinh thần yêu nước cho học sinh, đề cao lòng tự hào dân tộc, ca ngợi những chiến công oanh liệt bảo vệ tổ quốc của các bậc tiền nhân, bài thơ sau đây nhắc nhở học sinh chăm chỉ học để sau nầy nối chí tiền nhân (22 & phụ lục)

Giờ Quốc sử

Những buổi sáng, vừng hồng le lói chiếu

Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê,

Chúng tôi ngồi yên lặng, lắng tai nghe

Tiếng thầy giảng suốt trong giờ Quốc sử.

Thầy tôi bảo: “Các em nên nhớ rõ,

“Nước chúng ta là một nước vinh quang.

Bao anh hùng thưở trước của giang san,

Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.

Các em phải đêm ngày chăm chỉ học,

Để sau này nối được chí tiền nhân.

Ta chắc rằng, sau một cuộc xoay vần,

Dân tộc Việt sẽ là dân hùng liệt.

Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt,

Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam.

Bên những trang lịch sử bốn ngàn năm,

Đầy chiến thắng, đầy vinh quang máu thắm.”

Đoàn Văn Cừ

(Tập đọc lớp Nhất)


4. Tình yêu nhân loại.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Con người cùng sống trên quả địa cầu, không phân biệt màu da, chủng tộc. Tất cả đều là nguời như nhau, sao nỡ giết hại nhau. Chuyện kể hai người lính của hai quốc gia đối nghịch giao chiến nhau. Sau chiến trận, cả hai đều bị thương, nằm lại trên chiến trường…(23)

Tình nhân loại

Sau một trận giao tranh ác liệt,

Giữa sa trường xác chết ngổn ngang.

Có hai chiến sĩ bị thương,

Hai người hai nước hiện đương nghịch thù.

Họ đau đớn khừ khừ rên siết,

Vận sức tàn cố lết gần nhau.

Phều phào gắng nói vài câu,

Lời tuy không hiểu, hiểu nhau nỗi lòng:

Họ hai kẻ không cùng Tổ quốc,

Nhưng đã cùng vì nước hy sinh.

Cả hai ôm ấp mối tình,

Yêu thương đất nước, gia đình, quê hương.

Đêm dần xuống, chiến trường sương phủ,

Một thương binh hơi thở yếu dần.

Trước khi nhắm mắt từ trần,

Xót thương người bạn tấm thân lạnh lùng.

Anh cởi áo đắp trùm lên bạn,

Rồi tắt hơi! thê thảm làm sao!

Cho hay khác nghĩa đồng bào,

Nhưng tình nhân loại còn cao hơn nhiều!

Đặng Duy Chiểu

(Quốc văn mới)


IV. Kết luận

Dù thời gian có trôi qua, hoàn cảnh có biến đổi, nhưng giá trị đạo đức làm người trong các trang sách quốc văn, như kính yêu cha mẹ, tình thầy trò, bè bạn, lòng yêu quê hướng đất nước, tình yêu đồng bào và tình nhân loại…vẫn in sâu trong ký ức của các học sinh qua bao thế hệ.

Thương yêu con người, biết quý trọng đích thực cuộc sống an bình của con người là nét đặc sắc nhứt của nền văn hóa dân tộc Việt Nam hàm chứa trong các sách giáo khoa môn quốc văn của nền giáo dục Miền Nam trước 1975.

Tóm lại, trong giai đoạn trước năm 1975 nội dung các sách giáo khoa môn quốc văn của nền giáo dục miền Nam chú trọng đến những vấn đề đạo đức truyền thống, hướng tới triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa: Nhân bản -Dân tộc- Khai phóng.

 

Ghi Chú:

 1.- Trần Văn Chánh (2012) Những bài học thuộc lòng một thuở. Tạp chí Tia Sáng-Tạp chí Nghiên Cứu và Phát Triển, số 6 (... http://tiasang.com.vn/. ). Sau nầy ghi là Trần Văn Chánh

2.- Hình ảnh xưa: Sách giáo khoa trước 1975. Việt Nam Cộng Hòa

(http://namrom64.blogspot.com.au/)

3.- Nguyễn Thanh Liêm (2006). Giáo dục ở Nam Việt Nam. Từ đầu thập niên1970 đến 1975. Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975. Lê Văn Duyệt Foundation, CA (USA), trang 22-26.

4.- (Nguyển Văn Bon (2009). Tiếp chuyển những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam sang thế hệ trẻ tại hải ngoại. Tập san 3, Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai Cửu Long

5.- Hà Mai Anh: Cậu Bé miền Nam, Tâm Hồn Cao thượng. Nhà xuất bản: Mai Đình, trang 13. Sau nầy ghi là Hà Mai Anh.

6.- Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đổ Thận...Trọng cái tính mệnh của người ta. Luân lý giao khoa thư. Lớp Sơ Đẳng. Nhà xuất bản: Nha Học Chánh Đông Pháp, 1941, in lần thứ ba. Nhà xuất bản: Quê Mẹ, Paris in lại (không ghi năm), trang 53. Sau nầy ghi Quốc Văn Giáo Khoa Tư. Luân Lý-Sơ Đẳng

7.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng. Công bình và nhân ái, trang 51

8.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng.Ta nên thương loài vật, trang 71

9.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng.Nghĩa đồng bào, trang 65

10.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng Bố thí, trang 62

11.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng. Việc thiện, trang 64

12.- Hà Mai Anh: Kẻ khó, trang 43.

13.- Trần văn Chánh (2012)

14.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý /Sơ Đẳng. Trọng của người, trang 54

15.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng. Sự nói xấu, trang 57.

16.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng Sự nói vu, trang 58

17.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Luân lý/Sơ Đẳng. Trọng danh giá người, trang 55-56.

18.- Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc, Đổ Thận (1935). Người ta phải làm việc. Quốc Văn Giáo Khoa Thư. Lớp Dự Bị Nha Học Chính Đông Pháp. In lần thứ mười. Nhà xuất bản: Quê Mẹ Paris (Pháp), in lại năm 1983 trang 9. Sau nầy ghi Quốc Văn Giáo Khoa Thư/Lớp Dự Bị

19.- Quốc Văn Giáo Khoa Tư/Lớp Dự Bị, trang 27.

20.- Trích tử bài thơ Anh Hùng Vô Danh của Nguyễn Ngọc Huy có bút hiệu Đằng Phương và Việt Tâm, Xem phần phụ lục,

21.- Hà Mai Anh: Lòng ái quốc, trang 70.

22.- Có ý kiến cho rằng bài thơ Giờ Quốc Sử của Đoàn Văn Cừ được trích từ bài thơ ‘’Bản đồ nước Việt ‘’của cùng tác giả để đưa vào sách giáo khoa (?). Xem phần phụ lục

23.- Trần Văn Chánh (2012).

PHỤ LỤC

Anh Hùng vô danh

Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh,

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước

Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu

Và làm cho những đất cát hoang vu

Biến thành một dãy san hà gấm vóc

Họ là kẻ không nài hiểm hóc,

Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn

Để âm thầm chuẩn bị giữa cô đơn

Cuộc Nam Tiến mở giang san lớn rộng.

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động

Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng,

Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân

Để bảo vệ tự do cho Tổ Quốc,

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,

Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,

Người thất cơ đành thịt nát xương tan

Nhưng kẻ sống lòng son không biến chuyển.

Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,

Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa,

Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà

Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi

Trong loan ly như giữa lúc thanh bình

Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh

Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,

Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,

Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên

Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.

Nhưng máu họ đã len vào mach đất,

Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.

Và anh hồn cùng với tấm tinh trung

Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

Nguyễn Ngọc Huy

(Đằng Phương/Việt Tâm)

 

 Bản đồ nước Việt

Tôi sẽ giữ suốt đời trong trí nhớ

Quãng ngày xanh học tập tại quê hương

Trong căn nhà nho nhỏ dưới cây bang

Có tấm biển đề ‘’An thôn học hiệu’’

Những buổi sáng vừng hồng le lói chiếu

Trên non sông, làng mạc, ruộng đồng quê

Chúng tôi ngồi yên lặng lắng tai nghe

Tiếng thầy giảng suốt trong giờ quốc sử

Thầy tôi bảo: ‘’Các em nên nhớ rõ

Nước chúng ta là một nước vinh quang

Bao anh hùng thủa trước của giang san

Đã đổ máu vì lợi quyền dân tộc.

Các em phải đêm ngày chăm chỉ học

Để sau nầy nối được chí tiền nhân

Ta chắc rằng sau một cuộc xoay vần

Dân nước Việt lại là dân hùng liệt

Ta tin tưởng không bao giờ tiêu diệt

Giống anh hùng trên sông núi Việt Nam

Bên những trang lịch sử bốn nghìn năm

Đầy chiến thắng vinh quang, đầy máu thắm

Ta sẽ phải suốt đời đau uất hận

Nếu Việt Nam địa giới phải chia rời,

Dân Việt Nam huyết mạch rẽ đôi nơi

Người Nam, Bắc không cùng chung cội rễ

Ta nhất định không bao giờ chịu thế

Núi sông nào cũng của nước Việt Nam!’’

Tiếng thầy tôi suốt buổi học vang vang

Trên án sách, bên những hàng cửa kính

Giờ tôi tưởng như đương ngồi dự thính

Thầy tôi đương hùng biện giữa thanh niên

Đương những vì quyền lợi giống Rồng Tiên

Thề giữ vững bản đồ non nước Việt.*

Đoàn Văn Cừ 


Tuesday, July 19, 2022

(BÀI 6) TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

 

(BÀI 6) TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

 1/ Nghề Từ Thiện và Đám Nghệ Sĩ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam!

Có người sẽ đặt ra thắc mắc, đặc biệt là quý độc giả khó tính của website Chính Khí Việt, là đang viết về nghệ thuật 100 năm trồng người của thằng đại tội đồ Hồ Chí Minh, đề tài đó có gì liên quan đến nghề từ thiện trong nước?  Đặc biệt là, nó có liên quan gì đến lũ nghệ sĩ “Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam:?

Xin thưa, vấn đề này sẽ được Chính Khí Việt chứng minh ngay sau đây  về những đơn tố tụng của nhiều mạnh thường quân với các "cơ quan chức năng" cả trong và ngoài nước liên quan đến thiên tai lũ lụt Miền Trung năm 2020, được cả cái đảng VGCS hỗ trợ, tạo mọi điều kiện để cho lũ nghệ sĩ lưu manh VGCS sử dụng hết công xuất  kêu gọi, khóc lóc “thương cho người dân” ở những tỉnh Miền Trung đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất, có cả  hàng trăm người bị lũ lụt cuốn đi, hàng trăm ngàn nóc gia  bị ngập, nước dâng lên đến tận nóc nhà!!! Và hậu quả của cơn  lũ lụt năm 2020 cần được khắc phục trên tinh thần “lá lành đùm lá rách” của tất cả đồng bào trong cũng như ngoài nước!!!

Hầu hết lũ nghệ sĩ, các tờ báo chính thống cũng như không chính thống, những cá nhân có chút ảnh hưởng… đều mở ra các trương mục để kêu gọi mọi người đặc biệt là “kiều bào” hải ngoại đóng góp khắc phục hậu quả…

Đóng góp, chung tay “cứu khổ, cứu nạn” đồng bào sống trong thiên tai kinh hoàng ở Miền Trung năm 2020 không những là bổn phận và trách nhiệm của mọi người có  khả năng trên tinh thần “lá lành đùm lá rách” mà nó còn thể hiện tình tương thân tương ái, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” của Dân tộc Việt từ ngàn xưa!

 a)           Giới Nghệ Sĩ

-         Tên rối đạo, lạc giáo Hoài Linh


Thằng Hoài Linh tên thật là Võ Nguyễn Hoài Linh, sinh ngày 18 tháng 12 năm 1969, tại Cam Ranh, Khánh Hòa trong một gia đình Công Giáo gốc. Cha mẹ thằng này quê ở Đại Lộc, Quảng Nam. Cả gia đình thằng rối đạo Hoài Linh đã sang Hoa Kỳ định cư theo diện HO năm 1995, với tư cách Tỵ Nạn Việt Gian Cộng Sản,  vì trước đó cha nó, là ông Võ Tòa, đã phục vụ trong Lực lượng đặc biệt Việt Nam Cộng hòa với chức vụ Đại úy, bị tù “cải tạo”  6 năm tại Biên Hòa, cho đến năm 1982.

Mặc dù xuất thân là con của một gia đình Công Giáo gốc, nhưng tên này đã thường xuyên tổ chức lên đồng, lên bóng trong cái gọi “nhà thờ tổ” của nó để kiếm tiền, bất chấp giáo lý Công Giáo là “không tôn thờ ngẫu tượng”, “không làm tôi hải chủ”!!!




Cái gọi là “nhà thờ tổ nghiệp” của nó được xây cất nguy nga trên một mảnh đất rộng hơn 7000m2  vào tháng 9 năm 2015, nghĩa là sau ngày nó được Việt Gian Cộng Sản, trong chiêu thức dụ dỗ đồng bào Hải Ngọai “quên quá khứ, xóa bỏ hận thù”  chúng đã  hào phóng bố thí  cho nó danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” (!?) Cũng kể  từ đó nó liên tiếp nhận được các loại giải thưởng được chúng đặt tên “Mai Vàng” để tưởng thưởng cho cái công khuyển mã của nó, là đã kêu gọi được một số các nghệ sĩ hải ngoại khác lũ lượt về nước, khóc lóc ỉ ôi và “vinh dự hát cho đồng bào tôi” như con xướng ca vô loài Khánh Ly!!!

Chưa kể đến cái tội mặc nhiên tạo điều kiện để chúng kêu gọi người Việt Tỵ Nạn VGCS quên đi quá khứ  đã từng bị đày ải, đánh đập, phân biệt đối xử… và trù dâp không thương tiếc thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” để hôm nay có thể “quên đi quá khứ, xóa bỏ hận thù”  trở về đóng góp xây dựng “chủ nghĩa xã hội” ở Việt Nam nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ của bè lũ buôn dân bán nước tập đoàn Việt Gian Cộng Sản Hồ Chí Minh!!!

Vì phạm vi bài này nói về thằng rối đạo, lạc giáo Hoài Linh nên cái vụ Nghị quyến 36 của VGCS, ai là thằng chủ xướng và ai là kẻ đã chạy theo VGCS ăn bã mía và những thành tựu của nghị quyết 36 trong giới trí thức văn nghệ sĩ Hải Ngoại. Trong nội dung các bài kế tiếp Chính Khí Việt sẽ đề cập tới và nói rõ hơn lý do tại sao ngụy quyền VGCS lại  không truy cứu tội hình sự của bọn làm nghề từ thiện này.  

Ở đây, trong bài này,  khi nói đến việc xây nhà thờ tổ, tổ chức lên đồng lên bóng,  thì  thằng Hoài Linh - trong lãnh vực tín ngưỡng-  thằng  này chính là tên rối đạo và là thằng lạc giáo như  tiểu đề mục, tiểu tiêu đề mà Chính Khí Việt vừa nêu ở trên!!!

-         Thằng cơ hội chủ nghĩa, lợi dụng từ thiện để trục lợi.

Hòa nhịp với phong trào kêu gọi từ thiện  mà VGCS đã mở hết công xuất kêu gọi, phổ biến trên trang “Mặt Trận Tổ Quốc", thằng Hoài Linh cũng như một số nghệ sĩ khác cũng mở trương mục, kêu gọi mọi người “cứu ngặt” đồng bào Miền Trung năm 2020.

Qua lời kêu gọi thống thiết “cứu ngặt” đồng bào ruột thịt Miền Trung đang chịu ảnh hưởng  lũ lụt trên các phương tiện truyền thông xã hội, kèm theo đó là các hình ảnh thương tâm… nhằm đánh động lòng trắc ẩn của các nhà mạnh thường quân, Hoài Linh đã nhận tổng cộng hơn 14, 15 tỷ đồng chuyển về tài khoản riêng của mình, (con số này là còn rất ít so với con số trên 100 tỷ, do con mụ ba, bốn đời chồng, từng là vợ của thằng  giang hồ, đàn em Năm Cam là Nguễn Phương Hằng, đã cấu kết với IT  Nhâm Hoàng Khang hack vào các trương mục khác của thằng rối đạo, lạc giáo Võ Nguyễn Hoài Linh)

Mặc dù kêu gọi đóng góp từ những ngày đầu xảy ra lũ lụt vào khoảng từ tháng 6, 2020 đến tháng 12, 2020, nhưng đến tận cuối tháng 5 năm 2021, Hoài Linh mới bị "phát hiện là vẫn chưa chuyển giao số tiền này về địa phương cần hỗ trợ từ thiện". 

Để biện minh cho lý do chậm giải ngân, thằng rối đạo Hoài Linh đã biện minh bằng nhiều lý do như Covid 19, bị bệnh nặng, xạ trị, cách ly…. nên không thể ra ngoài Miền Trung để giải ngân số tiền quyên góp của đồng bào khắp nơi, đặc biệt là các con bò sữa ngu dốt mang danh Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản!!!

Xin quý vị độc giả website Chính Khí Việt nghe lại lời biện minh được thằng rối đạo này ngụy biện bằng hai chữ “giải bày”…” những khúc mắc”…  trong youtube dài hơn 50 phút  của nó ngày  5 tháng 6, 2021 dưới đây:



https://www.youtube.com/watch?v=uhe0hpK5N_I

Thế nhưng người dân, đặc biệt là khán thính giả thường xuyên theo dõi những hoạt động văn nghệ của tên rối đạo Hoái Linh đã cho biết từ tháng 10 năm 2020, Hoài Linh vẫn xuất hiện thường xuyên với công chúng ở nhựng tụ điểm nhỏ và ăn uống, chơi bời trác táng ở các tụ điểm dành cho giới văn nghệ sĩ  như các youtuber fan của con mụ Nguyễn Phương Hằng hiện là vợ của thằng cựu đại biểu quốc hội bù nhìn VGCS là thằng Dũng Lò Vôi tố cáo!!!

Để chứng minh cho lời tố cáo của mình có khả tín hay không,  các youtuber miền Nam đã trưng ra những ảnh chụp của thằng rối đạo, lạc giáo Hoài Linh với những bộ trang phục hàng hiệu đắt tiền mà cả đời người công nhân cũng không bao giờ dám mơ tưởng tới!!! Hình ảnh mà họ đưa ra hoàn toàn không phải là  những bộ quần áo bà ba, quần áo rẻ tiền bình dân  khi nó muốn cho khán thính giả của nó thấy, như trong cái youtube mà nó nói là "giải bày những uẩn khúc" khi nuốt không trôi số tiền trên 14, 15 tỷ đồng!!!



Nên nhớ mặc dù sống với VGCS không lâu, rồi đi theo diện HO sang Hoa Kỳ, nhưng vì bản tánh lưu manh, hiếm thấy của thằng lạc giáo, rối đạo Võ Nguyễn Hoài Linh, nên nó đã hấp thụ rất mau chóng "lời giáo huấn" của thằng đại việt gian, đại tội đồ buôn dân bán nước, Hồ Chí Minh trong cái nghệ thuật “trồng người” 100 năm của nó!!!

(còn tiếp)

Chính Khí Việt

Ngày 19 Tháng 7, 2022.


(Nhà thờ tổ nghiệp trên 100 tỷ của thằng rối đạo lạc giáo Hoài Linh)

Tuesday, July 12, 2022

(Bài 5) TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG ĐẠI TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

 

TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA THẰNG ĐẠI TỘI ĐỒ HỒ CHÍ MINH

(Bài 5)

1.  Giới Nghệ Sĩ  Xả Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.


Các tờ báo Anh và Tây Ban Nha hôm 26 tháng 6, 2022 đã đồng loạt đưa tin một cô gái 17 tuổi, du khách người Anh đã cùng với người dì của mình lên đồn Cảnh Sát của Tây Ban Nha, tố cáo vụ việc bị  2 người đàn ông được giới thiệu là "diễn viên và nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam" cưỡng hiếp tại khách sạn trên đảo Majorca, Tây Ban Nha.

Cả hai gã đàn ông này đã bị những du khách người Đức bắt lại và giao nạp cho cảnh sát sở tại (Tây Ban Nha).  Ngày đầu tiên xuất hiện ở tòa án cô bé 17 tuổi người Anh đã khai rằng: Có hai người đàn ông cưỡng bức cô ta thực hiện hành vi đồi bại rồi cưỡng dâm cô bé, sau đó cả hai người đàn ông này đã cưỡng bức cô gái đi tắm nhằm  tẩy xóa những dấu tích hành vi phạm tội của mình trên cơ thể của cô ta.

Nguyên văn bằng anh ngữ như sau:



“The girl’s testimony was that the two men forced her to have sex and then bathed her to remove all traces of her body” (sic)

Nguồn: Majorca Daily Bulletin (https://newsfounded.com/vietnameng/foreign-newspapers-update-new-developments-in-the-case-of-2-vietnamese-artists-arrested-in-spain/)

Không lâu sau, người ta mới khám phá ra danh tánh 2 gã đàn ông người Việt này chính là:

-          Hồng Đăng sinh năm 1984, là diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội-thuộc sự quản lý của Sở VHTT Hà Nội,  

-      Hồ Hoài Anh sinh năm 1979, là một nhạc sĩ và là nhà sản xuất âm nhạc, được nhà nước XHCN phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú năm 2015!!!

Sự kiện cưỡng dâm của hai con yêu râu xanh này đang bị chính quyền Tây Ban Nha cho tại ngoại, nhưng  cả hai đương sự không được phép dời Tây Ban Nha để chờ ngày ra tòa!!!

Dư luận khắp nới trong nước đều lên án hành vi tồi bại này của hai con quỷ yêu râu xanh vì bọn này đã có gia đình vợ đẹp con ngoan. Tuy nhiên cạnh đó lại có những nghệ nhân đồng nghiệp với hai tên  quái vật này lại đang ra sức bào chữa hành vi ngoại tình, hiếp dâm của chúng.

Bất chấp sự thật và lẽ phải 2 nghệ nhân nữ này đã đưa ra những lời bào chữa hết sức phản cảm nhằm làm nhẹ đi tội ác mà hai tên Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh đã gây ra trên đất Tây Ban Nha, đó là tội cưỡng bức tập thể, hiếp dâm cô gái 17 tuổi người Anh!

Nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của người dân trong nước đài VTC Now đã làm một cuộc phỏng vấn với nhà văn Trang Hạ.

Dưới đây là một youtube của VTC Now với Nữ Nhà Văn Trang Hạ

https://www.youtube.com/watch?v=uZKJnIC0_UM

Nếu quý vị dành thời gian để nghe lại trọn vẹn video trên  chúng ta sẽ thấy Trang Hạ ra cái vẻ khách quan khi nhận định về trường hợp của hai tên yêu râu xanh bằng những câu: “Nếu chưa có phán quyết của tòa thì chúng ta cứ xem đó là vô tội đi…”

Dầu vậy cuối cùng Trang Hạ cũng phải thú nhận và đưa ra những thí dụ cụ thể (ở phút 2;30 đến phút 3:10) nói lên tính chất vô văn hóa của Người Việt sống trong cái gọi là “Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa” sau khi trình làng “các thứ ưu tú” của cái gọi là “văn hóa” Xã Hội Chủ Nghịa như sau:

“… Trong suốt 20 năm qua (tức ám chỉ thời mở cửa của tên Tổng Bí Thư VGCS Nguyễn Văn Linh- CKV) , tại các sân bay, phòng chờ, hay những năm tháng mà (mình) sống ở nước ngoài đã gặp quá nhiều những cái không tốt của người Việt Nam (Xã Hội Chủ Nghĩa - CKV)), thí dụ như là: lừa đảo, bỏ trốn, kiếm tiền, thậm chí có khi còn bị vào tù. Ở Đài Loan còn có những người Việt Nam đi phá ngục của người Đài Loan đấy nhé… Và những điều tồi tệ khác…”

Này Trang Hạ! Đúng là nhà văn  của cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa có khác!!! nhưng Chính Khí Việt ta khuyên ngươi đừng mập mờ đánh lận con đen ở đây… Ngươi phải phân biệt cho rõ, người Việt Nam ở đây chính là sản phẩm trồng người của thằng Đại tội đồ Hồ Chí Minh trong cái xã hội, Xã Hội Chủ Nghĩa của lũ chúng bay mà thôi.!  Còn người tỵ nạn VGCS, sống dưới Chế Độ Nhân Bản Việt Nam Cộng Hòa, thì khác hẳn một trời một vực.  Chính Khí Việt ta đố ngươi tìm ra được một scandal nào mang tính quốc tế của người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản chúng tôi đấy!!!

Ngươi nên nhớ sau 30-04-75, người tỵ nạn VGCS chúng tôi đã đóng góp lớn lao như thế nào trong các lãnh vực từ giáo dục, kinh tế, quân sự...thí dụ như quốc gia mà Chính Khí Việt ta  đang sinh sống, đó là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Chính Khí Việt xin đưa ra đây 2 thí dụ cụ thể “người thật, việc thật” mà  lũ chúng bay có nằm mơ  trong 100 năm sau trong cái gọi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa của lũ chúng bay cũng không đời nào có được.

Đó là:

1/Dương Nguyệt Ánh,

Dương Nguyệt Ánh (sinh năm 1960) là một nữ khoa học gia nổi tiếng người Mỹ gốc Việt. Bà cùng vời gia đình bà tị nạn VGCS tại Mỹ năm 1975 sau khi chính thể Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử bởi quân xâm lược Bắc Việt, công cụ của Nga – Tàu trong nhiệm vụ .nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam..

Bà từng là người đại diện cho Hoa Kỳ trong lãnh vực chất nổ tại Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bà cũng là tác giả của bom áp nhiệt (thermobaric bomb).

2/ Lương Xuân Việt (sinh năm 1965) Thiếu tướng Lục Quân Hoa Kỳ là vị tướng đầu tiên có quân hàm cao nhất trong quân đội Hoa Kỳ.

Hiện nay ông là Tư Lệnh Lục Quân Hoa Kỳ tại Nhật Bản,

Trên đây là 2 thí dụ điển hình, Đó  là chưa kể đến đội ngũ mấy chục ngàn Bác Sị, Tiến sĩ tốt nghiệp tại các trường nổi tiếng Hoa Kỳ.  Họ đều xuất thân từ con em của những người tỵ nạn cộng sản 1975, một số không nhỏ là con em  của Quân Can Chính Việt Nam Cộng Hòa xưa kia, đi theo diện HO, vì cha anh họ hoặc đã bị bọn VGCS giết chết trong trại tù CS hoặc bị chúng bắt khổ sai hằng mười mấy năm trời  nơi rừng sâu nước độc.

Mặc dù họ có bị lũ VGCS chúng bay đày ải sống không ra sống, chết không ra chết, thế nhưng khi họ vượt thoát được nanh vuốt của lũ chúng bay thì họ, mặc dù là thiểu số trên dưới 4 triệu người so với lũ chúng bay trong nước gần 100 triệu,  nhưng đội ngũ trí thức, tiến sĩ thật, bác sĩ thật, luật sư thật còn vượt trội nhiều lần hơn với đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa chúng bay!!!.

Các ngươi, lũ VGCS chúng bay có bao giờ thấy sấu hổ,có bao giờ chúng bay thấy được phương thức “trồng người 100 năm” của thằng đại tội đồ Hồ Chí Minh là chỉ cốt tạo ra một đội ngũ trí thức ngựa, nói như vẹt!!! 

Chúng bay hễ mở miệng là “Bác Trọng nói, Bác Phúc nói, Bác Chính nói”…. Cái lũ mà chúng bay thần tượng đó chính là nhựng đứa vô văn hóa nhất, bởi vì các bằng cấp tiến sĩ của chúng chỉ là bằng tiến sị giấy vì nếu cứ để 3 thằng Trọng, Phúc, Chính đi ra hải ngoại thì chuyện đi lạc chắc chắn sẽ xảy ra như lời nhận xét của Lê Thanh Long, phóng viên tờ Lao Động:

“Tiến Sĩ của Việt Nam rất đông, nhưng chủ yếu làm quản lý, xoay cái bằng  cho nó oách, chẳng nghiên cứu, cũng chẳng đọc sách, ngoại ngữ kém, đi ra nước ngoài không có người dẫn giắt thì lạc đường....” (sic)!

(còn tiếp)

CHÍNH KHÍ VIỆT

Ngày 11 Tháng 7, 2022

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website