CHÍNH KHÍ VIỆT

Saturday, February 19, 2022

(CHƯƠNG THỨ BA) 2 FAKE NEWS BBC: QUYỂN THỨ 7 "THẾ GIỚI ĐANG ĐỐI MẶT VỚI 'CUỘC TẤN CÔNG LỚN NHẤT VÀO SỰ THẬT' KỂ TỪ NHỮNG NĂM 1930 'DƯ LUẬN VIÊN' CỦA ĐÀI BBC - BAN TIẾNG VIỆT LÊN TIẾNG "

 2 “DƯ LUẬN VIÊN" CỦA ĐÀI BBC - BAN TIẾNG VIỆT LÊN TIẾNG


Chính Khí Việt



Từ Canada, Nguyễn Hồng Hải viết một bài có tên “Kêu Gọi Hòa Giải Dân Tộc Như Thế Nào?” gửi cho website BBC.vietnamese.com., được đăng ngày 27 tháng 2, 2014.
Nguyễn Hồng Hải Đã Viết Gì? .
1/ Vòng vo tam quốc thì cuối cùng Nguyễn Hồng Hải cũng trở lại cái khuyến dụ về “hòa giải dân tộc” mà đặc công đỏ Bùi Tín nêu ra cách đây hơn 20 năm. 20 năm là một thời gian khá dài vậy mà đến nay Nguyễn Hồng Hải vẫn nhai lại cái gân bò khô đó của tập đoàn VGCS quăng ra hải ngoại! .
Tổ Tiên Việt Nam chúng ta đã dạy bảo rằng: “BIẾT THÌ THƯA THỐT, KHÔNG BIẾT THÌ DỰA CỘT MÀ NGHE!” Chắc Nguyễn Hồng Hải không biết tới lời giáo huấn đó nên dám hạ bút rằng: “Cuộc chiến giữa người Việt Nam gần 40 năm về trước về bản chất là do sự khác biệt về tư tưởng, đường lối chính trị cùng với sự hậu thuẫn, lôi kéo của các cường quốc là Nga và Mỹ. Hiện nay cùng với thời gian nhận thức của người dân Việt Nam đã có nhiều thay đổi tuy nhiên cũng vẫn còn những yếu tố có thể gây nên những bất ổn, nếu các bên vẫn nhìn nhận bên kia như những đối tượng thù địch cần bị loại bỏ” (SIC). .
Muốn thuyết phục mọi người ủng hộ quan điểm của mình thì phải chứng tỏ mình hiểu thấu đáo vấn đề mình đặt ra với những dẫn chứng cụ thể. Thí dụ, phải nói rõ ràng cuộc chiến của hai bên khác biệt về tư tưởng thì tư tưởng của phía cộng sản Hồ Chí Minh là gì? Và tư tưởng của phía Việt Nam Cộng Hòa là gì? Đường lối chính trị của hai bên khác biệt ra sao? Cũng như cần nói rõ cường quốc Nga là gì? Hậu thuẫn và lôi kéo bên nào? Cường quốc Mỹ hậu thuẫn và lôi kéo bên nào? Sự hậu thuẫn và lôi kéo của hai cường quốc Nga và Mỹ nhằm mục đích gì? Cách đặt vấn đề đơn giản như vậy mà Nguyễn Hồng Hải cũng không hiểu lại còn bạo phổi, hoang tưởng làm cái việc mà ngay cả Liên Hiệp Quốc và các siêu cường cũng chưa thể làm nổi! .
2/ Chỉ riêng câu viết dưới đây đã cho ta thấy chân tướng của Nguyễn Hồng Hải đứng về phía VGCS hay đứng về phía người Việt Nam yêu nước tức Việt Nam Cộng Hòa. Câu viết đó là: “Thực hiện việc hòa hợp hòa giải phải xuất phát từ thay đổi cách nhìn nhận về đối phương của cả từ hai phía.” (SIC) .
Do mù lòa thông tin, nên Nguyễn Hồng Hải đã không biết rằng cả hai phía đã từng có thay đổi cách nhìn nhận về nhau. .
Chính Khí Việt ta nêu vài dẫn chứng cụ thể: .
a) Năm 1978, đứng giữa Paris của Pháp, tên tội đồ VGCS Phạm Văn Đồng bán nước cho Tàu Mao, đã THAY ĐỔI CÁCH NHÌN về người dân Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 là việt gian, ngụy quân, ngụy quyền, tay sai của đế quốc Mỹ; bỗng trở thành đĩ điếm, trộm cắp, lười lao động, theo đế quốc Mỹ để ăn bơ thừa, uống sữa cặn. .
b) Khi nhận được những tỷ Mỹ Kim đầu tiên của Người Việt Tỵ Nạn VGCS, chúng đã thay đổi cách nhìn nhận thành “khúc ruột ngàn dặm”. Tiếp theo, được nhìn nhận là“Việt Kiều yêu nước”. .
c) Từ đó, Mỹ Kim của Việt Kiều yêu nước gởi về mỗi năm càng nhiều hơn mà chưa bao giờ ràng buộc theo một điều kiện nào. Như năm 2013 là trên 12 tỷ Mỹ Kim (chưa kể chuyển ngân qua đường lậu). .
Thế là VGCS đã khẳng định cách nhìn nhận về cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn VGCS là: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của CÔNG ĐỒNG DÂN TỘC VIỆT NAM” (Khoản 1, Điều 18, Chương 2. Hiến Pháp nước CHXHCNVN). .
Tâp đoàn VGCS còn đi xa hơn nữa trong việc THAY ĐỔI CÁCH NHÌN khi tự biên, tự diễn, tự thông qua trong Hiến Pháp 2013 của chúng rằng: “Đảng cộng sản Việt Nam- Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của DÂN TỘC VIỆT NAM, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân và CẢ DÂN TỘC, lấy chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.” (Khoản 1, Điều 4,Chương 1, Hiến Pháp nước CHXHCNVN). .
Nguyễn Hồng Hải không thấy rằng tập đoàn VGCS qua cái gọi là Hiến Pháp của chúng đã KHÔNG CẦN HOÀ GIẢI mà đã CHỦ ĐỘNG HÒA HỢP với cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn VGCS rồi sao? Nhưng với tư thế là ông chủ tuyệt đối !!!
NHẬN XÉT:
Bài của Nguyễn Hồng Hải được viết sau khi VGCS cho công bố cái Hiến Pháp tự biên tự diễn tự thông qua của chúng đã được ba tháng rồi. Cho nên chỉ có thể nhận xét về Nguyễn Hồng Hải là:
1/ Nghèo nàn thông tin một cách thảm hại về vấn đề mình đề cập đến.
2/ Hoặc được sai bảo hoặc tự nguyện làm cái việc vận động qua truyền thông để dẫn giắt cộng đồng Người Việt Tỵ Nạn VGCS đi vào cái bẫy “Hoà Giải Dân Tộc”, như hắn đã viết rằng “rất cần có sự nỗ lực đoàn kết của Người Việt trong việc cùng hướng tới xây dựng một quốc gia giàu mạnh, tốc độ phát triển nhanh cũng như đối phó với những thách thức từ các quốc gia láng giềng.”
KẾT LUẬN:
Nếu quý độc giả bỏ chút thì giờ đọc thử một bài nữa của Nguyễn Hồng Hải, có tên “Cần Tưởng Niệm Chung Cho Các Tử Sỹ”, được đăng trên BBC ngày 18 tháng 2, 2014, thì sẽ thấy chân dung thật của tên “dư luận viên” này, trong cách sử dụng ngôn ngữ. Hắn dùng chữ LÍNH khi nói về QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA và CHIẾN SỸ khi nói về NGỤY QUÂN VIỆT GIAN CỘNG SẢN!!!??? Cũng xin lưu ý quý vị rằng, VGCS lúc nào cũng tìm cách len lỏi vào mọi tổ chức đảng phái, hội đoàn, đặc biệt là về truyền thông bằng cái mồi TIỀN – DANH và GÁI để duy trì tổ chức đó nhằm thay đổi con đường CHỐNG VGCS trở thành CHỐNG ĐỠ VGCS!!!
Chính Khí Việt
Ngày 28 Tháng 02, 2014
Tài Liệu Tham Khảo

'Cần tưởng niệm chung cho các tử sỹ'

  • Nguyễn Hồng Hải
  • Gửi cho BBC từ Canada
Người dân tưởng niệm các tử sỹ năm 1979 còn Nhà nước thì không

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Người dân tưởng niệm các tử sỹ năm 1979 còn Nhà nước thì không

Thời gian gần đây qua báo chí và truyền thông trong nước cũng như đọc các bài báo viết trên BBC. Tôi thấy có nhiều quan điểm khác nhau về việc sự kiện 1979, đặc biệt là việc tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong trận chiến này . Nhân đây tôi cũng muốn đóng góp ý kiến của mình về việc Việt Nam cần tổ chức tưởng niệm tập trung cho tất cả các chiến đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc nói chung mà không riêng cho một cuộc chiến nào.

Tôi đồng ý với một số chuyên gia rằng việc tưởng niệm phải đảm bảo hai mục tiêu là tôn vinh những người đã cống hiến xương máu để bảo vệ Tổ quốc và tránh gây hiềm khích thù hằn giữa các dân tộc. Tuy nhiên việc tưởng niệm phải được thực hiện bởi tất cả người Việt Nam - tức là từ lãnh đạo tới người dân, cả trong nước lẫn nước ngoài - và đây nên là quãng thời gian để cho thế hệ trẻ nhớ lại lịch sử dân tộc.

Điểm chưa hợp lý

Trước hết cần phân tích những điểm chưa hợp lý trong việc tổ chức các sự kiện mà Việt Nam chiến thắng ngoại xâm.

Thời lượng báo chí đưa tin về các cuộc chiến cận đại là không đồng đều. Có những cuộc chiến thì đưa tin rầm rộ với thời gian dài, có cuộc chiến thì gần như bị lãng quên. Tôi thiết nghĩ người Trung Quốc không muốn chúng ta nhắc đến cuộc chiến này thì người Mỹ, Pháp, Nhật cũng đâu có thích thú. Không nhắc tới cuộc chiến để tránh gây ảnh hưởng tới quan hệ bang giao với Trung Quốc, thì quan hệ với Mỹ, Pháp, Nhật cũng đâu kém phần quan trọng.

Việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là của nhiều thế hệ người Việt tiếp nối nhau, nhưng với thời lượng đưa tin của báo chí cũng như sự quan tâm của công chúng hiện nay, có vẻ chúng ta đã xem nhẹ công lao của các thế hệ ông cha vào thời phong kiến. Nếu tình trạng này tiếp tục xảy ra thì chẳng mấy chốc thế hệ trẻ sẽ không biết Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ là ai. Do vậy phải có những dịp hằng năm để báo chí, truyền thông nhắc tới công lao của các anh hùng dân tộc, những bậc tiền nhân từ xa xưa đã bảo vệ đất nước.

Hơn nữa, với việc tổ chức tưởng niệm phân tán như hiện nay thì đến một số ngày kỷ niệm nào đó thì chỉ có một hoặc vài nhóm tưởng niệm mà thôi, chứ không phải tất cả người Việt từ lãnh đạo tới người dân, cả trong và ngoài nước. Và như vậy kết quả sau mỗi đợt tưởng niệm này không để lại nhiều dấu ấn trong lòng dân chúng.

Việc tưởng niệm nếu biết tổ chức khéo léo sẽ là một cách để hòa hợp dân tộc. Bất cứ người con nào đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc đều đáng trân trọng. Những người lính Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Trường Sa, hay những chiến sỹ bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Tất cả người Việt Nam đều tổ chức tưởng niệm với mục tiêu chung là tôn vinh những người con đã đổ máu xương bảo vệ Tổ quốc.

Cần một ngày tưởng niệm chung để nối kết người Việt khắp thế giới?
Chụp lại hình ảnh,

Cần một ngày tưởng niệm chung để nối kết người Việt khắp thế giới?

Do vậy, theo tôi thiết nghĩ chúng ta cũng nên học tập một số nước như Canada, Mỹ - họ có ngày Remember Day là ngày cả nước tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh xương máu cho Tổ quốc.

Một ngày tưởng niệm

Tôi muốn lấy ví dụ cách làm tại Canada.

Canada cũng tham gia nhiều cuộc chiến tranh khác nhau và cũng nhiều thế hệ khác nhau đã ngã xuống ở trong nước cũng như nước ngoài để bảo vệ Tổ quốc, hòa bình và dân chủ trên thế giới. Việc tổ chức kỷ niệm là để tưởng nhớ tất cả những người con đó chứ không chỉ riêng một cuộc chiến nào.

Canada chọn một ngày cụ thể là ngày 11/11 hàng năm để tổ chức sự kiện này. Tới ngày này thì Nhà nước tổ chức lễ tưởng niệm lớn có sự tham dự của tất cả quan chức, các đảng phái. Các lãnh đạo quan trọng đọc diễn văn, sau đó tới đúng 11h11' thì người dân cả nước cùng lãnh đạo dành một phút để mặc niệm.

Thông thường thì khoảng hai tuần trước ngày tưởng niệm chính thức, nhiều người sẽ cài trên ngực một bông hoa đỏ bằng vải với hàm ý tưởng nhớ những người đã ngã xuống. Các bông hoa này được nhìn thấy ở khắp mọi nơi từ trường học, siêu thị cho đến các cơ sở bán hàng. Những nơi này họ mua những bông hoa đỏ và đặt vào các giỏ để người dân có thể lấy miễn phí để gắn lên ngực.

Mỗi cơ cở cũng có cách tưởng niệm khác nhau. Tôi nhớ một cơ sở mà tôi từng làm việc, sau cuộc họp định kỳ toàn thể nhân viên thì lãnh đạo chiếu một đoạn băng khoảng 30 phút trên nền một bài hát rất nhẹ nhàng có hình ảnh các chiến sỹ Canada đã tham gia các cuộc chiến tranh. Mọi người yên lặng xem và tới khi kết thúc nhiều người cảm thấy xúc động. Như vậy có thể thấy chúng ta không cần nói nhiều về việc chiến thắng kẻ thù thế nào, giết được bao nhiêu kẻ địch. Chỉ cần thể hiện một cách rất đơn giản, nhẹ nhàng nhưng đi sâu vào lòng người và điều quan trọng là tôn vinh được những người đã ngã xuống mà không cần phải đề cập trực tiếp đó là kẻ thù cụ thể nào.

Trên đây là ý kiến cá nhân của tôi và hy vọng có những ý kiến bàn thảo về vấn đề này để chúng ta có thể đưa ra một giải pháp hợp lý nhất cho việc tưởng niệm và tôn vinh những thế hệ đã bảo vệ Tổ quốc.

Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, môt người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, hiện đang sống và làm việc ở Toronto, Canada.

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website