"TRƯỜNG
SA TRONG MẮT CHÚNG TÔI", CHỦ QUAN HAY KHÁCH QUAN?
Sau bài viết
"MỤC TIÊU PHÍA TRƯỚC CỦA TRẦN NHẬT PHONG, LÀ MỤC TIÊU NÀO?", (http://www.chinhkhiviet.net/2020/03/muc-tieu-phia-truoc-cua-tran-nhat-phong.html), chúng
tôi nhận được một số chỉ bảo và đóng góp ý kiến của bạn bè - thân hữu Joseph L. Phạm - Chính Khí
Việt và quý bạn đọc cho bài viết tiếp theo về lời giới thiệu của đạo diễn Trần
Nhật Phong (TNP) cho một film tài liệu: "Trường sa trong mắt chúng
tôi". Vì bận việc quá nhưng rồi chúng tôi cũng xoay xở cho bằng được để
nghe lời giới thiệu này. Không phải chúng tôi chỉ nghe như nghe một bài ca cải
lương, mà cố ý nghe để biết một sự thật về "chủ quyền Trường sa" này
ra sao mà thấy thiên hạ ở phố Bolsa quảng cáo quá chừng!
Thú thật,
chúng tôi đã định không viết thêm gì về TNP và đồng bọn vì viết đi viết lại về
một người hay một nhóm, chúng tôi sợ bị cho rằng vì ganh tỵ hoặc thù oán cá
nhân sao đó nên sinh lòng thù ghét chăng? Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng
tôi cũng xin cố gắng một lần nữa để góp thêm chút ý kiến ngắn gọn về lời giới
thiệu cuốn film tài liệu này của "đạo diễn Trần Nhật Phong"!!!
_ _ _
1. CHỦ QUAN:
PHÁN ĐOÁN VỀ GIÁ TRỊ, KHÁCH QUAN: PHÁN ĐOÁN VỀ SỰ THẬT.
Sau vài phút
quảng cáo về hình ảnh Trường sa, toàn là những vật tai to mặt lớn: ta - tầu -
tây đủ cả, thì ở phút thứ 10, TNP cho rằng film tư liệu này là "tránh được
chủ quan", vì chỉ đưa ra tư liệu về hình ảnh và sự kiện? Nhưng ở phút
14:30, có lẽ do thổi ống đu đủ quá trớn nên cái "khách quan" của
TNP trở nên trần truồng và rất lộ lieu: "khi cuốn film này đưa ra chính
quyền (tức ngụy quyền Việt Gian Cộng Sản- QT)có thể chấp nhận được, vì đây là những sự kiện có thật"
Phần đông những
ý kiến của con người về chánh trị và xã hội, đều do ÁM THỊ (thôi miên) mà gây
nên. Có nhiều cách ám thị: sách - báo - diễn thuyết - quảng cáo - film - ảnh..v.v..Nói
ra, đã là ám thị rồi nhưng đâu chỉ có một mình sự ám thị bằng miệng là gây
nên tai hại cho con người! Lối ÁM THỊ bằng film, ảnh...có sức khêu gợi hơn xa
tiếng nói gấp ngàn lần. Bọn con buôn vô liêm sỉ thường tìm cách liên hợp các
món hàng của mình bằng film - ảnh, với những ý tưởng mà phần đông con người
cho là khoái trá hơn hết như: dâm dật - mê ly - giàu sang - thể lực..v.v..
Ví như, họ
đem cơ thể của một người đàn bà đẹp với một nước da trắng bóng, khêu gợi...sửa
soạn đi tắm trong một cái phòng tắm bằng đá cẩm thạch màu hường rất xinh xắn,
được chưng diện xa hoa cực điểm theo lối triệu phú để làm quảng cáo cho một
thứ xà bông.
Muốn quảng
cáo thuốc lá điếu, họ đem hình dạ hội với nhiều người cực kỳ sang trọng quần
áo tuyệt "mốt", cùng nhau ngậm điếu thuốc phì phà, hoặc đem hình một
ngôi sao điện ảnh, hay một anh chàng thanh niên đẹp trai - bảnh bao...miệng ngậm
điếu thuốc. Muốn quảng cáo cho một món thuốc bổ, thì họ đem hình của một lực sĩ
đã hổ, hay một lực sĩ bẻ gãy sừng trâu..v.v..
Gérard de
Lacaze-Duthiers (1876-1958) nói rất chí lý như sau: "Càng thấy nhiều quảng
cáo chung quanh một người nào hay một vật nào, càng làm cho ta nên nghi ngờ về
chân giá trị của người ấy hay vật ấy" (Pour Sauver L'Esprit)
Như thế, cái
"tránh được chủ quan" trong film tài liệu của TNP, phải hiểu toàn bộ
cuốn film chỉ là phịa và dối trá (fake and fiction), và dĩ nhiên hắn ta
"tránh" nêu rõ được bản chất tay sai bán nước của VGCS. Chẳng hạn như
khi TNP thuật lại đảo Song Tử Tây, đưa ra những sự kiện lịch sử và hình ảnh để
ÁM THỊ khán giả rằng nó hiện thuộc chủ quyền của XHCNVN, thì đâu còn khách quan
nữa mà đã chen tình ý của hắn ta với VGCS vào đó, nên sẽ có nhiều người sẽ
cãi lại rằng: "nó hiện thuộc chủ quyền của Tàu cộng"! Nhưng nếu TNP
nói: "đảo Song Tử Tây thuộc biển Đông", thì ắt sẽ không ai cãi với
TNP!
Trong những
câu chuyện hàng ngày trên mạng xã hội cũng thế, nếu chúng ta nói: "nhà thi
sĩ việt cộng đáng yêu", thì sẽ có kẻ cãi: "thằng thi sĩ việt cộng
đáng ghét". Trái lại, nếu ta nói: "nhà thi sĩ việt cộng làm
thơ", thì ắt không ai còn cãi với ta nữa! Cái bàn hình tròn - sắt đốt nóng
thì giãn ra - nhà thi sĩ làm thơ là những phán đoán chỉ về tánh chất của sự vật,
mảy may không có một dục vọng hay yêu ghét gì của mình chen vào. Những phán
đoán ấy, nhà triết học gọi là phán đoán khách quan.
2. SỰ HIỂU
BIẾT CỦA TRẦN NHẬT PHONG VỀ VGCS
- Ở phút
14:10, TNP trả lời phỏng vấn rằng: "trong nước và ngoài nước hiện có hai
bên, một bên đang cầm quyền (tức bọn VGCS), và một bên là những người không đồng
ý việc nắm quyền (tức cộng đồng người Việt tỵ nạn?). Và chính quyền (tức bọn
VGCS) đang nỗ lực chứng minh cho quần chúng (cộng đồng người Việt tỵ nạn?) là
Trường Sa vẫn thuộc chủ quyền của VN!" (TNP không gọi là XHCNVN). TNP nói
tiếp:
- "Do
đó, khi cuốn film này đưa ra...chính quyền có thể chấp nhận được, vì đây là những
sự kiện có thật*, và cũng bởi vì TNP không nói thêm - nói bớt cho chính quyền.
Nhưng, những người ở ngoài này (tức cộng đồng người Việt tỵ nạn)...vì quá khứ -
vì lịch sử - vì không đồng ý việc nắm quyền, nên họ phản ứng...cho rằng TNP
tuyên truyền cho VN". Ngưng trích.
Đến đây, thì
người ta đã có đủ lý do để xác định được mục đích của film tài liệu này là gì.
Sự thành công của nó ra sao tùy thuộc vào yếu tố chính là tinh thần và nhận
thức của mọi người. Chúng ta có ý thức đúng không, và có đủ sáng suốt để nhận
thức không? Tổ quốc VN là một sản vật thiêng liêng, mà TNP và đồng bọn cũng xúm
nhau vào quảng cáo đem nó làm món hàng LÀM TIỀN, với những mánh khóe
"con buôn chính trị", quả thật...cũng đê tiện và hèn hạ như những kẻ
bán nước VGCS! Phải chăng, TNP và đồng bọn cũng là những kẻ bán nước...nên giống
nhau thì hợp đàn với nhau? (Qui ressemblent, s’assemblent)
- Câu hỏi đặt
ra là...tại sao TNP lại ra sức làm film tài liệu để quảng cáo "Trường Sa vẫn
thuộc chủ quyền của XHCNVN"?
Câu trả lời...nên
coi là một nguyên lý bất biến, chạy tội bán nước cho Hồ Chí Minh (HCM) và đồng
đảng VGCS qua 2 bằng chứng cụ thể trên giấy trắng mực đen như sau:
- Thứ nhất,
vào tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm dưới quyền của HCM
nói với Li Zhimin - Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt rằng:
"theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là
môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc."
Saigon -
Hanoi - Paracels Islands Dispute – 1974
Frank Ching
(Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)
- Thứ hai,
ngày 4 tháng 9 năm 1958...chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải
Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng
Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần Đảo Ðông Sa - quần đảo Tây Sa - quần đảo
Trung Sa, và quần đảo Nam Sa. Mười ngày sau đó...tức là ngày 14-9-1958, Phạm
Văn Đồng, thủ tướng dưới quyền HCM, gởi một công hàm ngoại giao cho Chu Ân Lai ủng
hộ lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nguyên văn như sau:
Thưa Đồng
chí Tổng lý.
Chúng tôi
xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ
Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính
phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho
các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của
Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.
Chúng tôi
xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.
Chạy tội bán
nước cho HCM và đồng đảng VGCS của TNP, chỉ là một mánh lới lừa bịp người dân
ít học và bọn trí thức đầu bò trong và ngoài nước mà giá trị không bằng cục
phân. Nói tóm lại, chúng tôi không tin một ai trong nhóm tham dự làm film tài
liệu này cho dù họ có thể là những người có "học thức" cao, bao gồm
VN và ngoại quốc.
Hơn nữa, bản
thân người Việt tỵ nạn họ dư hiểu tại sao họ phải bỏ nước ra đi, chỉ có TNP
và đồng bọn cũng là người tỵ nạn(?)...nhưng lại có lối ăn nói xỏ lá: "những
người ở ngoài này...vì quá khứ - vì lịch sử - vì không đồng ý việc nắm quyền,
nên họ phản ứng..." Chúng tôi thiểt nghĩ, nhất định không phải TNP ngu dốt
- không hiểu biết...mà hắn ta mượn cớ "truyền thông 2 chiều" để tuyên
truyền dùm cho VGCS. Chỉ có cách giải thích đó mới hợp lý thôi! Việc TNP làm
đây không công hay có công thì tự hắn ta biết.
(còn tiếp)
QUAN TRUONG
Ngày 29 Tháng 3, 2020
0 comments:
Post a Comment