CHÍNH KHÍ VIỆT

Monday, December 2, 2019

TỪ "THUYẾT LUÂN HỒI", ĐẾN KẾ HOẠCH BIẾN ĐẠO THÀNH ĐẢNG.


TỪ "THUYẾT LUÂN HỒI", ĐẾN KẾ HOẠCH BIẾN ĐẠO THÀNH ĐẢNG.

 
 
 


* "Có lờ là để bắt cá, đặng cá... hãy quên lờ. Có dò là để bắt thỏ, đặng thỏ... hãy quên dò. Có lời là để tỏ ý, đặng ý... hãy quên lời." - Trang Tử.

 

* Một ngày kia, Thích Ca chỉ trăng...bảo các đệ tử: "Kia là mặt trăng, cứ ngó theo ngón tay ta thì thấy. Nhưng nên nhớ, ngón tay ta không phải là trăng. Những lời ta giảng về Đạo cũng vậy, các con cứ nghe lời ta giảng mà tìm Đạo. Nhưng nên nhớ, lời giảng của ta không phải là Đạo.

 

Luận về "thuyết luân hồi", đâu có khác nào "cái dò săn thỏ"...hay "ngón tay chỉ trăng". Và chỉ có thế mà thôi...

 

_ _ _

 

Đạo Phật lan vào đất Việt thời Bắc thuộc lần thứ 3...khoảng đầu thế kỷ 3 sau Công lịch, và qua đường Ấn Độ Dương (Trần Văn Sơn - Việt Sử Toàn Thư - p.90). Có nghĩa là đạo Phật vào VN qua hai đường: Tiểu Thừa (Nam Tông) do các thầy tu người Ấn Độ đi đường biển Ấn Độ Dương vào VN, và Đại Thừa (Bắc Tông) do các thầy tu người Tàu đem vào VN.

 

Như thế, trải qua hơn 1.500 năm...Phật giáo VN vẫn giữ nguyên bản sắc như là một dòng tu riêng biệt, không lệ thuộc một "giáo hội" trung tâm như bên Công giáo. Các vị tỳ kheo tu hành thuần túy...không màng tới chuyện đời - không lưu tâm tới vật chất, lấy việc tu niệm làm chính. Về cuộc "đấu tranh" của đạo Phật vào năm 1963, đa số các vị tỳ kheo đức độ đã nhìn nhận Tổng Thống Ngô Đình Diệm là bậc Anh Minh - là người có công giúp cho đạo Phật phục hưng và phát triển ở miền Nam VN...nên rất nhiều tông phái không muốn lao thân vào cuộc "đấu tranh" đó.

 

Tuy nhiên, cho dù là một bậc thức giả...cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng của xã hội mình đang sống, của sự nhai đi nhai lại một ý tưởng...gọi là thuật "nhồi sọ" của bọn ma tăng Ấn quang. Đó là công thức phỉnh gạt phật tử ngây thơ: "Đạo pháp và Dân Tộc" của ma tăng Ấn quang, chẳng khác gì VGCS tuyên truyền nhồi sọ người dân ít học: "Dân Tộc và chủ nghĩa xã hội".

 

Việt Nam là một quốc gia đã chịu đựng thảm họa CS chính thức được 65 năm (từ 1954). Cái thảm họa này...mọi thành phần dân tộc đều cùng chia phần gánh chịu. Riêng Phật giáo phải gánh phần...có thể nói là nặng nề vượt trội, bởi kế hoạch BIẾN ĐẠO THÀNH ĐẢNG của bọn ma tăng Ấn quang. Việc BIẾN ĐẠO THÀNH ĐẢNG này, đã gây những thiệt hại trước mắt cho những người tu hành - những phật tử chân chính...cũng như những di hại về sau mà họ phải chịu đựng, sau khi chế độ VGCS không còn tồn tại trên đất nước.

 

Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ nêu và dẫn chứng Phật-giáo VN làm điển hình. Bởi đảng VGCS đang suy tôn tên đại việt-gian Hồ chí Minh như một anh hùng Dân Tộc, sánh vai với những Trần Hưng Đạo - Quang Trung - Lê Lợi...và tôn thờ HCM như bậc Bồ Tát, tạc tượng đem vô chùa để Phật tử chiêm bái và thờ cúng...ngang hàng với Thích Ca.

 

Các tôn giáo khác thiết tưởng...không nhiều thì ít cũng đều chịu chung số phận như thế cả. Bởi muôn ngàn biện pháp tinh vi và ma giáo, đã được VGCS xử dụng...cốt để biến đổi bản tính các tôn giáo thành thứ TÔN GIÁO VỤ.

 

Do đó, chúng ta phải biết mọi chủ trương và nguyên nhân...để phân biệt rõ mọi khía cạnh của vấn đề, thì ta mới hiểu được sự tinh vi - tàn bạo và vô luân của bọn ma tăng Ấn quang.

 

1. Chủ trương

 

Chủ trương phá Đạo để BIẾN ĐẠO THÀNH ĐẢNG là bọn ma tăng Ấn quang - tiền thân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngày nay. Hầu hết chúng đều là đảng viên VGCS, một số ma tăng đã len lỏi lên tới hàng ngũ cao cấp trong Giáo Hội Phật giáo Ấn quang...cũng như có chức vụ rất cao trong trung ương đảng VGCS như: Đôn Hậu - Trí Quang - Nhất Hạnh - Quảng Độ..v.v..Do đó, chúng dễ dàng phỉnh gạt Phật tử ngây thơ từ "thuyết luân hồi" sang thuyết tiến hóa...nhằm đưa đẩy hàng ngàn đồng bào Phật tử vào chỗ chết, mà còn phải cám ơn bọn chúng.

 

Chủ nghĩa cộng sản duy-vật...thực-sự không phải là chối-bỏ thần-tượng, mà là biến thành một thứ TÔN-GIÁO VÔ-THẦN cực-kỳ cuồng-nhiệt. Học thuyết của Marx sở dĩ bị xem là ngụy-thuyết (hérésie), là vì nó không đúng với sự thật...bám vào thuyết tiến hóa, nên sinh ra cuồng-tín. Mà cuồng-tín...bất cứ là cuồng-tín loại nào, cũng đều là thứ tai-họa khủng-khiếp nhất cho nhân-loại ngày nay!

 

Lý thuyết này đã có từ lâu đời, đến thế kỷ 18 được Marx hệ thống lại...và Lenin triển khai thực hành, biến nó thành vũ khí chính trị để đấu tranh cướp chính quyền. Ta hãy nghe những ông tổ CS này nói về tôn giáo. Marx nói:

 

- "Tôn giáo là thuốc phiện của loài người". Và Lenin:

 

- "Hàng triệu hành động bẩn thỉu nhất, hành vi bạo tàn nhất - bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất...vẫn không nguy hiểm bằng những ý niệm về thần linh, và về thượng đế...được bao che bằng cái áo lý tưởng khôn ngoan nhất".

 

Sự-thể cho ta thấy...việc "biến tính tôn giáo" (religious transmutation), hay "tiêu diệt tôn giáo" của bọn việt gian cộng sản (VGCS) là một giáo-điều...nằm trong một học thuyết phi tôn giáo, phủ nhận mọi tín ngưỡng - chối bỏ mọi ý thức về tôn giáo nơi con người...và coi mọi tôn giáo là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Tuy nhiên, VGCS áp dụng đường lối này...hoàn toàn khác xa với các quốc gia có tín ngưỡng trên thế giới, theo đúng đặc tính lưu manh - xảo trá - quỉ quyệt của một bọn tay sai tôn thờ ngoại bang Tàu cộng hiện nay.

 

* "Một xã hội vô thần, không bao lâu sau...sẽ tạo ra một tôn giáo khác" - Honoré de Balzac.

 

2. Nguyên nhân

 

Thật đáng tiếc cho người đứng ra sáng lập Phật giáo, suốt một đời thuyết pháp...Ngài không hề lưu lại một chữ nào! Người đời sau muốn nghiên cứu giáo-thuyết của Ngài...không biết lấy đâu làm căn cứ! Bởi thế, sau khi Ngài nhập-diệt...các tín-đồ chia ra làm hai phái: phái "bảo-thủ" (đại thừa) và phái "cấp-tiến" (tiểu thừa).

 

- Phái "bảo-thủ", lo ghi lại một cách hết sức trung thành từng lời nói của Ngài.

 

- Phái "cấp-tiến", thì bất-chấp "văn-tự" (danh từ)...chỉ lo tìm hiểu thêm những "ẩn-ý thâm trầm", mà trong hoàn cảnh và căn-trí của chúng sinh thời đó...chưa cho phép Ngài thố lộ?

 

Ôi! Danh từ chỉ là danh từ, và chỉ là danh từ mà thôi. Thảo nào Lão Tử đã chẳng nói: "Trí giả bất ngôn, Ngôn giả bất trí" (Biết, thì không nói - nói, thì không biết). Cảnh giới Chân Như...không phải là chỗ ngôn ngữ văn-tự có thể bày tỏ ra được, bởi thế Thích Ca sau khi thuyết pháp xong...liền phủ định công việc thuyết pháp của mình. Ngài nói:

 

* "Ta đã ròng rã bốn mươi chín năm thuyết pháp, nhưng chưa từng nói một lời nào"!

 

Sở dĩ Thích Ca trịnh trọng tuyên bố như thế, là vì không muốn cho chúng sinh sa vào cái lầm NHẬN NGÓN TAY CHỈ TRĂNG, LÀ MẶT TRĂNG. Thật vậy, nếu cái hay của việc dùng đúng danh từ...là giúp cho tinh thần ta giải thoát ra khỏi cái vòng hỗn độn của nội-giới - cái hỗn-loạn của ngoại-cảnh như Jules Payot nói: "Tư tưởng và lời nói là một sự giải phóng". Thì cái dở của danh từ là...nó sẽ nô lệ tinh thần ta một cách gắt gao, nếu ta để cho nó hội-họp với tính lười biếng - kiêu căng và hung dữ của ta.

 

Vấn đề phân chia Tiểu thừa và Đại thừa của một Giáo-lý cao siêu, quả thật là rất giả tạo. Do đó, họ luôn chống báng nhau...Tiểu thừa tự nhận mình là "Phật giáo nguyên thủy", cho rằng Đại thừa không phải là giáo lý chính thống của Thích Ca...và luôn gọi họ là "những đứa con hoang"? Trong nhà Phật có chuyện ngụ ngôn như vầy:

 

* Có một ông nhà giàu, tuổi đã già. Nhà cửa ông rộng lớn...sức chứa được nhiều người, trong số đó có các con của ông. Nhưng nhà...đang bị lửa cháy, mà cửa thì nhỏ bé quá, và chỉ có một cánh thôi.

 

Ông lão đứng ngoài...lo sợ cho các con ông, muốn vào cứu chúng...nhưng nhớ lại cửa nhỏ, sợ không sao đem chúng ra được hết...vì chúng sẽ giẫy giụa! Trong lúc ấy, các con ông cứ nô đùa...mặc cho tai họa và cũng không chịu ra, vì họ không biết sợ lửa - sợ chết thiêu là gì cả! Ông bèn lập kế...kêu to:

 

- Các con ơi! Cha có đồ chơi đẹp lắm, nào là xe dê - xe hươu - xe bò...chiếc nào cũng trang sức lộng lẫy. Đứa nào ra, Cha cho! Các con nghe vậy, kéo nhau chạy ra khỏi nhà đang cháy...nhưng ông lão chỉ cho một chiếc xe bò thôi!

 

Ông lão đây là Thích Ca, các con là chúng sinh. Lửa cháy là lòng tham dục nung đốt chúng sinh. Ba xe, tức là ba "thừa"...hay còn gọi là ba bậc tu hành: Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát. Khi còn tùng quyền, sở dĩ Thích Ca chia giáo-pháp của Ngài ra làm ba bậc là vì...chúng sinh đang mê sống trong cảnh "dục giới" (monde sentimental, émotionnel), "sắc giới" (monde physique) và "vô sắc giới" (monde de la conscience, de la conceptualisation), nên Thích Ca không thể đem Chân lý - cái tri-kiến của Ngài ra mà dạy ngay được.

 

Nhưng cho dù Thích Ca có đem cái tri-kiến của Ngài ra mà dạy...cũng chẳng có ai hiểu nổi mà dạy, bởi cái tri-kiến của Ngài...là cái tri-kiến đã vượt qua ngoài ba giới nêu trên. Bởi thế, bọn ma tăng Ấn quang đã lợi dụng cái tri-kiến cao siêu đó của Thích Ca...mà mưu cầu vinh quang cho riêng chúng, bởi không ai hiểu rõ được Giáo-lý của Thích Ca...thì càng tốt!

 

Thật vậy, có lẽ những điều đồng bào Phật tử trong và ngoài nước hiện nay hiểu về Phật-học*...chỉ là nghe được lời Thích Ca từ miệng của những kẻ đầu cạo trọc - khoác áo cà sa - ăn chay, rồi tụng kinh niệm Phật. Và kết cục là đồng bào Phật tử đã bị lẫn lộn giữa những lời của Thích Ca...thành những lời của bọn ma tăng Ấn quang, ấn vào miệng Thích Ca.

 

Có lẽ vì thế...mà rất nhiều chùa từ trong nước ra hải ngoại, ảnh-tượng HCM bắt buộc phải có...và phải được đặt nơi trang nghiêm nhất trong chùa. Tuyệt nhiên, không thấy có một "tăng thống" - "đại đức" hay "thiền sư" nào ép Phật tử đem bàn thờ Phật xuống đường...hoặc đem đồng đạo ra thiêu sống để tạo ra bạo loạn, phản đối việc HCM biến thành "bồ tát"!

 

(Phật-học, là ám chỉ học thuyết của Nhà Phật...thiên về phần "triết học", còn Phật-giáo là ám chỉ giáo-lý của Phật...được hệ thống hóa bằng tín-điều.)

 

Nếu ai đó cho rằng chúng tôi luận thiên về Đại thừa, nghĩa là phủ nhận "thuyết luân hồi" của Tiểu thừa? Nhận xét ấy có lẽ đúng, bởi vì cho dù là Tiểu thừa hay Đại thừa...thì Phật học bao giờ cũng đi đến mục tiêu chính, nghĩa là dẫn đến Phật thừa. Còn nếu có kẻ cho rằng...chỉ có Tiểu thừa (hay Phật giáo nguyên thủy) là hành động đúng với giáo-lý Thích Ca, thì chúng tôi xin nhường lời lại cho một học giả phương Tây Jacques Bacot (1877-1965) trả lời:

 

- Cái hay nhất trong giáo lý Thích Ca...là những chỗ mà Ngài làm thinh, nghĩa là những chỗ mà sự Im Lặng có nhiều ý nghĩa hơn là lời nói. Nếu ta tóm thu lại tất cả những gì mà trong các Kinh sách...cho là những lời nói của chính miệng Ngài thốt ra, như Tứ diệu đế - Bát chánh đạo - Thập Nhị Nhân Duyên, thì phải thú thật rằng...nếu chỉ có bao nhiêu đó mà thôi, thì quả là không có gì xuất sắc lắm...không đủ chinh phục thế giới.

 

- Những thắc mắc được nêu lên...nhưng còn lưng chừng chưa được giải đáp lúc Ngài nhập diệt, đã được người ta nghe theo...nhiều hơn những giải đáp của Ngài lúc sinh tiền (...) Và nhân đó mà phát sinh ra Đại thừa, những tông phái của các bình giả về sau...

 

- Le meilleur de l'enseignement du Bouddha est ce qu'il tait, là où le Silence signifie plus que les paroles...si on condense se que les Sutras nous donnent comme sa parole: les Quatre Vérités, les Huit Chemins, les Douze Causes, it faut avouer que rien de tout cela n'est très saisissant, ni n'aurait suffi à conquérir le monde.

 

L'appel des questions restées en suspén au moment de la mort du Maitre a été plus entendu que les réponses données de son vivant (...) d' où nait le Mahayana ou les bouddhismes des commentateurs... (Jacques Bacot - Le Bouddha - p 40-41)

 

* Lược sử Phật Thích Ca

 

- Thích Ca tên là Siddhârtha - họ Gautama, sinh vào thế kỷ 6 trước Tây lịch ở phía Bắc Ấn Độ. Cha là Suddhodama, trị vì dân tộc Sakya*...còn mẹ là hoàng hậu Mayâ. (dân tộc Sakya ngụ tại một phần đất xứ Nepal ngày nay, dưới chân núi Himalaya)

 

Năm mười sáu tuổi...Thái tử lấy vợ là nàng Yasodhard, và sống cực kỳ sang trọng trong cung điện. Nhưng thiên-tính Thái tử đa sầu - đa cảm, khi nhận thấy thực-trạng thống-khổ của đời người chung quanh mình...bèn quyết tâm đi tìm phương cứu khổ cho bản thân và nhân loại. Lúc Thái tử bỏ nhà ra đi...chính là lúc vợ vừa hạ sinh đứa con trai đầu lòng và duy nhất, Râhula. Bấy giờ, Thái tử vừa tròn hai mươi chín tuổi.

 

Sáu năm ròng rã, ông lang thang đây đó ở khắp thung lũng sông Hằng để cầu Thầy học Đạo...và theo đủ mọi cách khổ hạnh, cùng tu luyện của hầu hết các môn phái truyền thống...mong tìm giải thoát. Nhưng không thỏa mãn, ông bỏ hết các giáo phái truyền thống kia đi...và tự mình đi tìm Chân Lý.

 

Một đêm...đang ngồi trầm-mặc dưới gốc cây bồ đề, ông hốt nhiên Đại-ngộ. Bấy giờ, ông mới vừa ba mươi lăm tuổi. Từ đó...người ta gọi ông là Phật, nghĩa là NGƯỜI GIÁC NGỘ - giác ngộ được cái nguồn gốc của Đau Khổ và Sinh Tử.

 

Sau khi Đắc Đạo, Thích Ca thuyết pháp lần thứ nhất ở Cấp Cô độc viên gần thành Bénarès...cho 5 nhà tu khổ hạnh - những người bạn cũ cùng đi tìm Đạo như Ngài. Ròng ra suốt 49 năm, Thích Ca không ngớt đem cái đạo diệt khổ...giảng cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt nam-nữ-già-trẻ...hay giai cấp sang-hèn gì cả.

 

Thích Ca nhập-diệt năm tám mươi tuổi, ở Kusinârâ.

 

- - -

 

Đó là đại cương những nét chính...mà truyền thuyết đã nói về tiểu sử của Thích Ca, bất luận là giáo phái nào của Phật giáo đều cũng chấp nhận...cho dù là tiểu thừa hay đại thừa. Dĩ nhiên chung quanh những nét chính này, về sau các đệ tử thêm thắt vào nhiều chi tiết...có khi hoang đường - thần bí, hoặc để tô điểm cũng có - hoặc lấy đời sống của Ngài làm tượng trưng...cho những điểm đặc biệt nhất trong Phật-học. Đó là cái lệ chung của những hậu sinh, đối với những bậc vĩ nhân tiền bối...mà mình tín ngưỡng sùng bái!

(còn tiếp)

QUAN TRUONG
Ngày 1-12-2019

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website