2 TỪ
"THUYẾT LUÂN HỒI", ĐẾN KẾ HOẠCH BIẾN ĐẠO THÀNH ĐẢNG. (tiếp theo)
Trong khoa học,
người ta có thể biến hướng dòng chẩy của một con sông theo ý muốn của con người...để
làm lợi cho kinh tế. Chánh sách tôn giáo của VGCS cũng thế, biết không thể duy
trì việc nắm giữ quyền lực được lâu...VGCS lèo lái Phật-giáo VN đi theo con đường
chúng vạch ra, để BIẾN ĐẠO THÀNH ĐẢNG. Đây là con đường bảo đảm nhất cho tập
đoàn VGCS chạy tội trước lịch sử...để được trường tồn.
Ta hãy nhìn
kỹ hoạt động của bọn tăng-ni quốc doanh trong nước sẽ rõ, chúng đang "tẩy
não" thế hệ trẻ - sinh viên học sinh...bằng cách bóp méo lịch sử Việt Nam,
sao cho lẫn lộn với lịch sử của Phật giáo Ấn quang. Chúng phỉnh gạt Phật tử và
đồng bào cả nước rằng...Phật giáo đã mở và dựng nước từ thời Luy Lâu, nghĩa là
từ hơn hai ngàn năm trước...phủ nhận luôn cả Tổ Tiên Hồng Lạc! Bộ máy tuyên
truyền Phật Giáo Việt Nam (Quốc Doanh)
cũng như GHVNTN (Ấn Quang) ở hải ngoại cũng đang phụ-họa bằng cách...đào mồ
chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chửi bới Công giáo, đồng thời khéo léo
khoe kín thành tích của VGCS.
Có nhiều
hình thức thiệt hại khác nhau do Phật giáo quốc doanh cũng như PGVNTN gây
ra...cả trong và ngoài nước, nhưng chúng ta có thể xếp gom lại trong ba lãnh vực
sau: sinh hoạt, giáo-lý và lãnh đạo. Những thiệt hại trong lãnh vực sinh hoạt,
có thể gọi là dạng ngắn hạn...vì dạng này có thể phục-hoạt trở lại chỉ trong thời
gian ngắn, khi chế độ VGCS sụp đổ. Trái lại, những thiệt hại trên hai lãnh vực
giáo-lý và lãnh đạo được xếp vào dạng dài hạn...vì đó là những di hại có thể
nói là truyền đời, không thể phục hồi trong một vài năm hoặc vài chục năm...thậm
chí hàng trăm năm. Sau đây, chúng ta xem xét những thiệt hại dài hạn đó...trên
từng lãnh vực:
- Giáo Lý
Cuộc đời của
Phật Thích Ca, có thể gọi là cuộc đời điển hình cho những ai đi tìm giải thoát
(niết bàn). Hơn nữa, nó cũng chứng minh một cách linh động và hùng hồn...hơn tất
cả các Kinh luận của Phật-pháp, và tóm gọn trong ba điểm chính sau đây:
1. Đại hùng:
dám dứt bỏ ngôi vị cao sang tột bực, cả những quyến rũ xác-thịt để đi tìm con
đường giải thoát!
2. Đại lực:
không ỷ lại vào bất cứ thế lực nào, hoặc một bậc chân sư nào...để cầu chỉ dẫn,
mà tự lực đi tìm giải thoát!
3. Đại bi:
suốt đời chỉ cầu giải thoát đau khổ cho toàn thể nhân loại, cho đến hơi thở cuối
cùng!
Thích Ca thường
căn dặn các vị tỳ kheo...không nên tin tất cả những lời Ngài nói, mà phải tự
mình xét lại...chừng nào nhận thấy chắc chắn có giá trị, thì mới nên theo. Quả
thật, đây cũng là một lối Hoài Nghi...mà René Descartes( 1596-1650) gọi là Hoài
Nghi triết học - double philosophique. Bởi, mục đích của Phật-học là CHUYỂN MÊ
KHẢI NGỘ...nghĩa là thoát ra khỏi mọi lề lối suy-tư thông thường để "đáo bỉ
ngạn" (paramita), đến "bờ bên kia". Trong Bible cũng nói tương tự:
* Quả thật,
ta nói cùng các ngươi...nếu các ngươi không trở lại nên và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào
nước thiên đàng đâu [Matthew 18:3].
Giác Ngộ
theo cái học nhà Phật, nếu không dùng đến hoài nghi triết học...thì không tài
nào thoát khỏi cái nhìn quen thuộc trước giờ của ta đối với sự-vật. Ta phải biết
nhìn sự-vật với cặp mắt...thấy gì cũng đều mới và lạ (Platon). Một nhà tư tưởng
cao nhất như Thích Ca, không phải là kẻ ru ngủ chúng ta với những thành kiến
muôn đời...mà là kẻ làm cho ta tỉnh ngộ, khêu gợi cho ta thấy những vật rất tầm
thường trong đời...mà hằng ngày bị thói quen, làm cho ta không để ý.
* (HOÀI)
NGHI LỚN THÌ GIÁC NGỘ LỚN - NGHI NHỎ THÌ GIÁC NGỘ NHỎ - CHẲNG NGHI THÌ CHẲNG
GIÁC NGỘ. Dighe-nikàya, ed. Nànàvàsa Théra (Trường A Hàm) trang 239 (Colombo,
1929)
Như thế,
Hoài Nghi theo Phật-học là để cho ta nhìn bằng cặp mắt của ta - nghe theo lỗ
tai của ta...chứ không nhìn theo cặp mắt kẻ khác, nghe theo lỗ tai kẻ khác. Tóm
lại, ta cần phải Hoài Nghi và xét lại tất cả những gì...mà từ trước đến giờ ta
cho là phải, ví như "thuyết luân hồi"...mà trong Kinh bảo là của Thích
Ca dạy! Chính lúc Thích Ca gần tịch, Ngài căn dặn các đệ tử rằng..."hoài
nghi là để đừng còn có gì hoài nghi nữa cả".
Thật vậy, vấn
đề quan trọng nhất của Phật-học được quy vào MÊ và NGỘ. Dù Tiểu thừa hay Đại thừa,
mục đích của Phật học không ngoài hai chữ "giải thoát". Nhưng quan niệm
này của Tiểu thừa và Đại thừa khác nhau. Tiểu thừa phủ nhận "giải
thoát" trong hiện hữu, nghĩa là khi ta tu Định (thiền Định)...chấm dứt mọi
dục-vọng, chỉ là phương diện tương đối và tạm thời. Và ta phải "luân hồi"
đến mãn kiếp...khi mà "ngũ căn" (nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, vị căn,
và thân căn) bị tận diệt, thì mới vào được Niết bàn?
Bởi thế
trong Phật giáo Tiểu thừa mới có sự tự thiêu, hay thiêu thân sau khi chết...để
chấm dứt các "ngũ căn" nêu trên, là nguồn gốc của mê-vọng. Vậy
thì...việc các tăng ni của Phật giáo Ấn quang tự thiêu thời Đệ Nhất VNCH, hay
đem đồng đạo (Thích quảng Đức) ra thiêu sống để tạo ra bạo loạn...phản đối
chính quyền Tổng Thống Ngô Đình Diệm, là tận diệt "ngũ căn" sao? Theo
thiển ý, "tự thiêu" trong giáo lý của Phật giáo Tiểu thừa...đâu phải
là con đường đưa đến sự "diệt Ngã", mà nó càng làm cho Bản-Ngã thêm
phì-đại mà thôi!
Theo thuyết
tiến hóa của chủ nghĩa cộng sản duy vật, con khỉ phải sinh-tử hàng triệu năm tiến
hóa...mới thành con người như ngày nay. Thế thì giáo lý căn bản làm nên Phật-pháp
của Phật giáo Tiểu thừa là "thuyết luân hồi", cũng trùng hợp ngẫu
nhiên với thuyết tiến hóa sao? Cho dù có thiện-nghiệp*, con người cũng phải tái
sinh vào các cảnh giới..(sẽ tái sinh thành một con thú, thậm chí côn trùng nếu
ác-nghiệp) mới phá tan được nghiệp chướng, mà chấm dứt được sinh-tử và thoát khỏi
"thuyết luân hồi" để vào Niết bàn...thành Tiên, thành Phật ư?
(* nghiệp
bao gồm tự nghiệp và cộng nghiệp: tự nghiệp là cái nghiệp của riêng mình gây ra
phải gánh chịu, còn cộng nghiệp là của tất cả mọi người cùng sống chung một
hoàn cảnh - một bè phái - một đoàn thể - một xã hội - một quốc gia với
mình...nên mình cũng phải gánh chịu!)
Nói đến
"thuyết luân hồi", Phật giáo Tiểu thừa thường quan niệm có một cái TA
đặc biệt...chuyển từ kiếp này sanh kiếp khác để chịu đau - chịu khổ, như kiếp
dân Việt bị trị hiện nay - hoặc để hưởng thụ phú quý-giàu sang, như kiếp đảng
viên VGCS. Họ quan niệm một cái Ta (bản-ngã) trường cửu như thế...quả thật là
hoàn toàn giả tưởng, nếu không muốn nói là TÀ ĐẠO hay tu ÁC ĐẠO! Chính vì thế
mà Pascal mới thốt ra câu nói chua-cay:
* CÁI TA RẤT
ĐÁNG GHÉT.
Chính CÁI TA
là nguyên nhân duy nhất phát sinh những thứ tình cảm và tư tưởng ích-kỷ, những
tham-dục vô bờ-bến - những quyến-luyến đam mê..v.v..Chính nó là nguyên nhân của
các cuộc xô xát ác liệt giữa người và người. Ta có thể kết luận rằng, tất cả mọi
đau khổ trên đời này...đều do cái quan niệm sai lầm của "Ngã Kiến",
nghĩa là "thấy có TA" mà ra cả.
Để được bảo
vệ, CÁI TA mới chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Hay nói cách khác, "thuyết
luân hồi" do Bản-Ngã tạo ra...chỉ để tự phỉnh, hoặc để tìm cách tự an ủi
và thỏa mãn khát vọng được thành Tiên - thành Phật. Sở dĩ, người dân Việt trong
và ngoài nước mê say Phật giáo Việt Nam (Quốc Doanh) hoặc PGVNTN ở hải ngoại...nghĩa
là để thõa mãn cái lòng lo sợ bị tiêu diệt của Bản-Ngã, Do đó, họ rất sợ khi
nghe ai nói những gì...nghịch với lòng ao ước của họ.
(còn tiếp)
QUAN TRUONG
December 4,
2019
0 comments:
Post a Comment