Để kính nhớ tưởng niệm vị TT anh minh NGÔ ĐÌNH DIỆM khai sinh ra nền đệ nhất Công Hòa QH xin trích đăng một vài đoạn về khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược trong bài viết
CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA.
TÁC GIẢ : LẠP CHÚC NGUYỄN HUY.
Vì bài viết quá dài QH không thể đưa lên trang Fb của mình, hơn nữa có những bạn trẻ trong nước nói là không thể mở được link nguồn của bài viết của tác giả nên QH mạn phép trích đăng vài phần quan trọng nói về cách TT Ngô Đình Diệm đã khổ công lập khu Trù Mật và Quốc Sách Ấp Chiến Lược để lo cho đời sống dân nghèo như thế nào? Vậy mà ông bị bọn trí thức ngựa miền Nam thuở đó mồm loa mép giải vu khống cho ông đũ thứ tội mà ông không hề có, cuối cùng đưa đến cái chết đau thương cho anh em ông và cũng chính là cái chết của miền Nam VN.
Giờ đây gần nữa thế kỹ trôi qua sau cái chết tức tưởi của vị nguyên thủ QG khai sinh nền đệ nhất CH chắc chắn người dân đã nhìn thấy sự khác biệt giữa VNCH và CS.
Bọn trí thức ngựa năm xưa còn sống ở trong nước và nhất là ở hải ngoại trả lời sao về cái kết quả “ tranh đấu” khốn nạn của các người cho một VN khốn khổ hôm nay? QH.
CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA.
TÁC GIẢ : LẠP CHÚC NGUYỄN HUY.
(Tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975)
***Ngày quốc khánh Song Thất 1959, trong bài diễn văn gởi toàn dân, TT Diệm tuyên bố : « Năm nay, tôi đề ra công tác lập khu trù mật tại thôn quê, ở những nơi giao thông thuận lợi, hợp vệ sinh, có những tiện nghi tối thiểu, để tập hợp những người nông dân sống lẻ tẻ thiếu thốn…».
Bắt đầu năm 1960, quốc sách khu trù mật được thực hiện một cách long trọng nhằm qui tụ dân địa phương thành những vùng cư trú mang sắc thái thành thị để trở thành quận lỵ hay tỉnh lỵ. Tính cách quan trọng của quốc sách được đánh dấu bởi chính TT Diệm cũng tham dự vào lựa chọn địa điểm khu trù mật. Nhân ngày khánh thành long trọng khu trù mật Vị Thanh- Hỏa Lựu (12-3-1960), TT Diệm tuyên bố nhấn mạnh đến lợi ích của quốc sách khu trù mật như sau:
« Ý nghiã khu trù mật là xây dựng một xã hội mới để thực hiện công bằng, bác ái, đồng tiến xã hội với phương tiện của một nước kém mở mang, thiếu tiền, cán bộ…».
LÝ DO THIẾT LẬP KHU TRÙ MẬT.
Rất nhiều tài liệu chính phủ điều nghiên nhân sinh, kinh tế, chính trị, an ninh đã thúc đẩy sự hình thành quốc sách khu trù mật những mục tiêu sau :
1-Các nông dân sống lẻ loi, thấp kém ở sâu trong vùng hoang vắng cần được tập hợp lại để chính phủ có thể cải thiện đời sống tăm tối của họ.
2-Giải tỏa các khu cư trú ổ chuột, lụp sụp, thiếu vệ sinh bên bờ sông, kênh rạch để đưa họ đến sống trong khu trù mật với các tiện nghi bảo đảm cho đời sống.
3-Biến khu trù mật thành động cơ giúp các vùng nông thôn lân cận cải tiến dân sinh và phát triển kinh tế.
4) Tạo một đời sống mới trong mỗi khu trù mật về phương diện :
– xã hội với nhà hộ sanh, trường học, ký nhi viện…
– kinh tế bằng mở đường giao thông thương mại với quận, tỉnh lỵ, xây chợ, phát triển công nghệ, điện khí hóa.
– an ninh như tránh nạn cường hào ác bá.
Theo đuổi những mục đích trên, các khu trù mật đều đươc thiết lập ở địa điểm thích nghi về phương diện an ninh, kinh tế, giao thông.
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
Với kinh nghiệm rút tỉa từ những khu định cư dân tỵ nạn và dinh điền, chính phủ có sáng kiến kêu gọi người dân đích thân tham dự vào công tác xây dựng khu trù mật mà họ sẽ sống để tránh sai lầm của chính sách dinh điền. Sai lầm này là vì chính phủ trợ cấp tất cả chi phí định cư cho nên người dân lợi dụng kéo dài trợ cấp cá nhân, ù lì, ăn bám trợ cấp… Với chính sách khu trù mật, chính phủ chỉ cung cấp phương tiện vật chất như chuyên chở, chi phí dựng nhà, dự trữ lương thực trong một thời gian ngắn. Công việc của chính phủ là lo xây dựng hạ tầng cơ sở, dịch vụ cộng đồng và cho khu trù mật vay dài hạn để cất chợ, trường học, nhà hộ sanh, cơ xưởng công nghệ… Trợ cấp của chính phủ cho mỗi khu trù mật là 1 000 000 VN$ và việc thiết lập chia ra từng giai đoạn.
GIAI ĐOẠN 1-CHỌN ĐỊA ĐIỂM.
Với sự cộng tác của chính quyền địa phương, một ủy ban chuyên viên đi tìm kiếm địa điểm phù hợp với điều kiện thành lập khu trù mật, rồi đề nghị lên chính phủ. Mục đích chính của chính sách là thành thị hóa khu trù mật nên sự lựa chọn địa điểm dựa trên các dữ kiện sau:
– Điều kiện giao thông có thể nối khu trù mật với tỉnh lỵ gần bên.
-Có khả năng phát triển thương mại, công nghiệp và nông nghiệp.được bảo vệ an ninh bởi quân đội.
GIAI ĐOẠN 2-PHÁC HỌA DỰ ÁN.
Ban giám đốc xây cất chịu trách nhiệm vẽ đồ án khu trù mật dựa trên tài liệu phúc trình của ủy ban chuyên viên. Sau khi dự án được chấp thuận, chính phủ cho xây cất hạ từng cơ sở (đường xá, cầu cống…) và bổ nhiệm một ban quản trị.
GIAI ĐOẠN 3-ĐỊNH CƯ VÀ DỰNG NHÀ.
Công việc này được thực hiện dưới hình thức tương trợ và làm việc tập thể với nguyên tắc là tất cả dân đều tham dự vào xây dựng khu trù mật. Mọi người dân đều cùng chung góp sức vào việc dựng nhà, đắp nền, dọn đất vườn…và tham dự vào công việc chung xây dựng khu trù mật.
- Hình thức cư trú.
Khác với địa điểm dinh điền, hình ảnh cư trú khu trù mật có đặc điểm thành thị và nông thôn cổ truyền. Cư trú có hoạch định, tập trung, phân lô, đường lộ kẻ thẳng góc. Đồ án khu trù mật gồm ba khu hoạt động rõ rệt:
1– khu hành chánh (văn phòng ban quản trị, chùa, thánh đường, trường học, nhà hộ sanh, trạm y tế).
2– khu công thương (tiệm buôn, tiệm tạp hóa) quanh chợ, sát lộ , sông, kênh đào.
3– khu cư trú và canh tác cũng được chia thành lô vuông vắn làm nhà, trồng rau cây trái, chăn nuôi, đào ao nuôi cá, cấy ruộng sau nhà; trong khi đó, mỗi nông dân vẫn tiếp tục canh tác ruộng cũ.
– số dân cư đông khoảng 10 000 người (theo lý thuyết);
– quê quán là người dân địa phương lân cận hành nghề thương mại, công nghệ, nông nghiệp…
Thành quả
Tính từ ngày 7 tháng 7 năm 1959 đến ngày 30 tháng 6 năm 1963, chính phủ đã thành lập 26 khu trù mật và 10 ấp trù mật, định cư 9127 gia đình, khai thác 6 706 Ha đất. Dưới đây là bảng phân phối khu và ấp trù mật trong các tỉnh trên đồng bằng Cửu Long.
QUYẾT TÂM CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM.
Ngày 12 tháng 3 năm 1960, TT Diệm đích thân đến khai mạc khu trù mật. Từ ngày đó, cộng sản gây áp lực bằng pháo kích, khiến một số dân bỏ đi. Để tỏ quyết tâm thực hiện quốc sách trù mật, ngày 24 tháng 12 năm 1961, tổng thống ký sắc lệnh số 244 NV thành lập tỉnh Chương Thiện, tỉnh lỵ là khu trù mật Vị Thanh. Tiếp theo, tổng thống chỉ thị bộ chỉ huy sư đoàn bộ binh đồn trú thường trực tại đó. Hai biện pháp trên khiến an ninh trở lại, dân chúng an tâm ở lại làm ăn và thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại một cách nhanh chóng. Theo thống kê của tỉnh , năm 1972 dân số đã tăng lên 24 391 so với 18 824 người năm 1961, hoạt động kỹ nghệ có 15 nhà máy xay lúa, 2 máy in, 4 máy sản xuất nước đá, 1 lò gạch…
Khó khăn chính yếu của khu trù mật là hệ thống thoát thủy (kênh, rạch, cống rãnh nghẹt vì bùn) nên gây ra bệnh sốt rét. Năm 1969, chính quyền xây cất bệnh viện Lê Hữu Sanh trang bị một phòng thí nghiệm nghiên cứu ngừa bệnh sốt rét và tiêu diệt muỗi anophèles.
***Chính phủ không tôn trọng được nguyên tắc thành lập khu trù mật. Trước khi thành lập vùng trù mật, năm 1959, 5700 dân sống ở xã Vọng Thê. Chính phủ muốn tăng dân số lên 30 000 người để đáp ứng việc thành thị hóa. Vì đa số dân chúng địa phương sống nghèo nàn hẻo lánh không chịu về định cư tại khu trù mật, từ năm 1959 đến năm 1961, chính phủ phải bỏ nguyên tắc căn bản của quốc sách khu trù mật bằng cách đưa 8500 di dân quê quán miền Trung, 2900 dân di cư miền Bắc đến định cư ở khu trù mật và áp dụng trợ cấp như trong chính sách dinh điền (mỗi gia đình nhận một lô đất đã đắp nền sẵn, 5000 VN$ làm nhà, dự trữ gạo, muối mắm cho 6 tháng).
Vì mục đích tối hậu là thành thị hóa vùng trù mật nên đồ án hoạch định đường xá, kênh đào, nhà cửa theo đường thẳng. Vì vậy, đồ án đã lấn chiếm ruộng đất tư nhân của dân địa phương và gây nhiều bất mãn dù được bồi thường.....
.( Ghi chú : đây chỉ là một đoạn ngắn trong chương nói về lý do thúc đẩy sự quyết tâm thành lập khu Trù Mật thời TT Ngô Đinh Diệm)...
QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC.
Trước nguy cơ xâm lăng của cộng sản miền Bắc và để đối phó với tình hình chiến sự, TT Diệm tuyên bố tổ quốc lâm nguy (1961) và ký sắc lệnh số 11 TTP ngày 3 tháng 3 năm 1962 phát động quốc sách ấp chiến lược[2]. Bốn bộ (nội vụ, quốc phòng, giáo dục và cải tiến nông thôn) được phối hợp chặt chẽ nhằm xây dựng quốc sách ấp chiến lược dưới chỉ thị của tổng thống.
Ấp chiến lược theo đuổi mục đích quân sự, kinh tế và cải tiến dân sinh nông thôn. Tuy nhiên, áp lực xâm lăng cộng sản ngày một tăng khiến mục đích chính của ấp chiến lược là quân sự nhằm tạo nên một trường thành ấp chiến lược võ trang chống lại cộng sản.
*Mục đích quân sự.
Áp dụng đường lối «tát nước bắt cá», chống bao vây thành thị, dành thế chủ động, bắt dân chọn chiến tuyến.
-Dành thế chủ động bằng thúc đẩy đến chiến tranh có giới tuyến.
-Phá thế nhân dân của cộng sản, và dồn họ vào thế thụ động tập trung bị bao vây bởi phòng tuyến ấp chiến lược rồi bị tiêu bởi quân đội chính qui, biệt kích quốc gia.
-Ép dân chọn phòng tuyến chống cộng và tránh tiếp súc tuyên truyền giả dối.
**Mục đích chính trị:
Hướng dẫn dân làm quen với thể chế dân chủ bằng cách để dân tự bầu ban trị sự ấp, lập hương ước dựa vào tập tục, lệ làng mà dân muốn.
**Mục đích xã hội:
Thực hiện bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật không phân biệt giai cấp xã hội,
Tạo điều kiện thuận lợi cho ấp chiến lược cải thiện và thăng tiến xã hội,
Trên bình diện xã hội, tôn trọng và ưu tiên tinh thần cộng đồng và định chế xã ấp xưa.
***Mục đích kinh tế:
Giúp cho ấp chiến lược tiến đến tự phòng, tự quản, tự túc tạo thành một sợi dây xích vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội quốc gia rảnh tay chống xâm lăng.
Sau khi các mục tiêu đươc ấn định, quân, dân, chính học tập chính trị, đường lối của ấp chiến lược để phổ biến và giải thích cho công chúng nhất là cho nông dân. Đồng thời chính phủ tổ chức các nhóm dân tình nguyện đi thực hiện các ấp chiến lược ở nông thôn và kêu gọi dân thành thị cũng như nông thôn hợp tác với chính sách.
****Thực hiện:
Chính sách ấp chiến lược được tiến hành nhanh chóng là vì cơ cấu của ấp:
Dân của ấp là dân sống tại chỗ.
Địa bàn của ấp có thể là một ấp cũ, nhiều ấp tụ lại, nguyên một xã cũ nếu có thể qui tụ lại trong một hàng rào phòng thủ.
*****Công việc thực hiện trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1.
Tổ chức hệ thống phòng thủ chiến đấu từ 21 đến 45 ngày. Thực hiện các công tác sau:
– Đắp một bờ lũy bằng đất, bên ngoài là đào hào cắm tre nhọn, giăng dây kẽm gai và hầm chông.
– Mở một cổng ra vào dưới sự kiểm soát của dân tự vệ võ trang,
– Đặt hệ thống báo động trang bị bằng còi tu huýt, thùng hộp sắt trống phát tiếng báo động,
– Kiểm tra và thanh lọc dân theo tuổi, tín ngưỡng, khuynh hướng chính trị.
– Đoàn ngũ hóa và tập quân sự dân từ 18 đến 45 tuổi để bảo vệ ấp.
Bầu ban trị sự ấp và lập hương ước trong vòng 45 ngày.
Giai đoạn 2.
Võ trang tinh thần nhằm kiện toàn dân sự. Huấn luyện chủ nghĩa nhân vị tóm tắt trong ba khẩu hiệu sau:
– Tam túc. Hướng dẫn dân ý thức tự túc quản trị hành chánh, tự túc tổ chức kỹ thuật, tự túc tư tưởng về đời sống;
-Tam giác. Mỗi người dân tự cảnh giác về sức khỏe, đạo đức và óc sáng kiến;
– Tam nhân. Phát triển con người toàn diện về bề sâu (thân tâm), bề rộng (nghĩa vụ và quyền lợi đối với cộng đồng) và bề cao (tâm linh hướng thượng).
Giai đoạn 3.
Kiện toàn áp dụng chính sách ấp chiến lược từ trung ương xuống đến địa phương.
Thành quả
Theo tài liệu của bộ nội vụ, đến tháng 10 năm 1963, chính phủ đã thực hiện được:
– 11 847 ấp chiến lược[5] trong số đó 8679 ấp đã bầu ban quản trị và 8200 ấp đã lập hương ước.
8972 524 dân trong 8 371 ấp sẵn sàng chiến đấu chống xâm lăng.
Tiếc rằng chính sách ấp chiến lược hoàn toàn bị hủy bỏ sau năm 1963.....
CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA.
TÁC GIẢ : LẠP CHÚC NGUYỄN HUY.
Vì bài viết quá dài QH không thể đưa lên trang Fb của mình, hơn nữa có những bạn trẻ trong nước nói là không thể mở được link nguồn của bài viết của tác giả nên QH mạn phép trích đăng vài phần quan trọng nói về cách TT Ngô Đình Diệm đã khổ công lập khu Trù Mật và Quốc Sách Ấp Chiến Lược để lo cho đời sống dân nghèo như thế nào? Vậy mà ông bị bọn trí thức ngựa miền Nam thuở đó mồm loa mép giải vu khống cho ông đũ thứ tội mà ông không hề có, cuối cùng đưa đến cái chết đau thương cho anh em ông và cũng chính là cái chết của miền Nam VN.
Giờ đây gần nữa thế kỹ trôi qua sau cái chết tức tưởi của vị nguyên thủ QG khai sinh nền đệ nhất CH chắc chắn người dân đã nhìn thấy sự khác biệt giữa VNCH và CS.
Bọn trí thức ngựa năm xưa còn sống ở trong nước và nhất là ở hải ngoại trả lời sao về cái kết quả “ tranh đấu” khốn nạn của các người cho một VN khốn khổ hôm nay? QH.
CHÍNH SÁCH NÔNG THÔN THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA.
TÁC GIẢ : LẠP CHÚC NGUYỄN HUY.
(Tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975)
***Ngày quốc khánh Song Thất 1959, trong bài diễn văn gởi toàn dân, TT Diệm tuyên bố : « Năm nay, tôi đề ra công tác lập khu trù mật tại thôn quê, ở những nơi giao thông thuận lợi, hợp vệ sinh, có những tiện nghi tối thiểu, để tập hợp những người nông dân sống lẻ tẻ thiếu thốn…».
Bắt đầu năm 1960, quốc sách khu trù mật được thực hiện một cách long trọng nhằm qui tụ dân địa phương thành những vùng cư trú mang sắc thái thành thị để trở thành quận lỵ hay tỉnh lỵ. Tính cách quan trọng của quốc sách được đánh dấu bởi chính TT Diệm cũng tham dự vào lựa chọn địa điểm khu trù mật. Nhân ngày khánh thành long trọng khu trù mật Vị Thanh- Hỏa Lựu (12-3-1960), TT Diệm tuyên bố nhấn mạnh đến lợi ích của quốc sách khu trù mật như sau:
« Ý nghiã khu trù mật là xây dựng một xã hội mới để thực hiện công bằng, bác ái, đồng tiến xã hội với phương tiện của một nước kém mở mang, thiếu tiền, cán bộ…».
LÝ DO THIẾT LẬP KHU TRÙ MẬT.
Rất nhiều tài liệu chính phủ điều nghiên nhân sinh, kinh tế, chính trị, an ninh đã thúc đẩy sự hình thành quốc sách khu trù mật những mục tiêu sau :
1-Các nông dân sống lẻ loi, thấp kém ở sâu trong vùng hoang vắng cần được tập hợp lại để chính phủ có thể cải thiện đời sống tăm tối của họ.
2-Giải tỏa các khu cư trú ổ chuột, lụp sụp, thiếu vệ sinh bên bờ sông, kênh rạch để đưa họ đến sống trong khu trù mật với các tiện nghi bảo đảm cho đời sống.
3-Biến khu trù mật thành động cơ giúp các vùng nông thôn lân cận cải tiến dân sinh và phát triển kinh tế.
4) Tạo một đời sống mới trong mỗi khu trù mật về phương diện :
– xã hội với nhà hộ sanh, trường học, ký nhi viện…
– kinh tế bằng mở đường giao thông thương mại với quận, tỉnh lỵ, xây chợ, phát triển công nghệ, điện khí hóa.
– an ninh như tránh nạn cường hào ác bá.
Theo đuổi những mục đích trên, các khu trù mật đều đươc thiết lập ở địa điểm thích nghi về phương diện an ninh, kinh tế, giao thông.
GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN
Với kinh nghiệm rút tỉa từ những khu định cư dân tỵ nạn và dinh điền, chính phủ có sáng kiến kêu gọi người dân đích thân tham dự vào công tác xây dựng khu trù mật mà họ sẽ sống để tránh sai lầm của chính sách dinh điền. Sai lầm này là vì chính phủ trợ cấp tất cả chi phí định cư cho nên người dân lợi dụng kéo dài trợ cấp cá nhân, ù lì, ăn bám trợ cấp… Với chính sách khu trù mật, chính phủ chỉ cung cấp phương tiện vật chất như chuyên chở, chi phí dựng nhà, dự trữ lương thực trong một thời gian ngắn. Công việc của chính phủ là lo xây dựng hạ tầng cơ sở, dịch vụ cộng đồng và cho khu trù mật vay dài hạn để cất chợ, trường học, nhà hộ sanh, cơ xưởng công nghệ… Trợ cấp của chính phủ cho mỗi khu trù mật là 1 000 000 VN$ và việc thiết lập chia ra từng giai đoạn.
GIAI ĐOẠN 1-CHỌN ĐỊA ĐIỂM.
Với sự cộng tác của chính quyền địa phương, một ủy ban chuyên viên đi tìm kiếm địa điểm phù hợp với điều kiện thành lập khu trù mật, rồi đề nghị lên chính phủ. Mục đích chính của chính sách là thành thị hóa khu trù mật nên sự lựa chọn địa điểm dựa trên các dữ kiện sau:
– Điều kiện giao thông có thể nối khu trù mật với tỉnh lỵ gần bên.
-Có khả năng phát triển thương mại, công nghiệp và nông nghiệp.được bảo vệ an ninh bởi quân đội.
GIAI ĐOẠN 2-PHÁC HỌA DỰ ÁN.
Ban giám đốc xây cất chịu trách nhiệm vẽ đồ án khu trù mật dựa trên tài liệu phúc trình của ủy ban chuyên viên. Sau khi dự án được chấp thuận, chính phủ cho xây cất hạ từng cơ sở (đường xá, cầu cống…) và bổ nhiệm một ban quản trị.
GIAI ĐOẠN 3-ĐỊNH CƯ VÀ DỰNG NHÀ.
Công việc này được thực hiện dưới hình thức tương trợ và làm việc tập thể với nguyên tắc là tất cả dân đều tham dự vào xây dựng khu trù mật. Mọi người dân đều cùng chung góp sức vào việc dựng nhà, đắp nền, dọn đất vườn…và tham dự vào công việc chung xây dựng khu trù mật.
- Hình thức cư trú.
Khác với địa điểm dinh điền, hình ảnh cư trú khu trù mật có đặc điểm thành thị và nông thôn cổ truyền. Cư trú có hoạch định, tập trung, phân lô, đường lộ kẻ thẳng góc. Đồ án khu trù mật gồm ba khu hoạt động rõ rệt:
1– khu hành chánh (văn phòng ban quản trị, chùa, thánh đường, trường học, nhà hộ sanh, trạm y tế).
2– khu công thương (tiệm buôn, tiệm tạp hóa) quanh chợ, sát lộ , sông, kênh đào.
3– khu cư trú và canh tác cũng được chia thành lô vuông vắn làm nhà, trồng rau cây trái, chăn nuôi, đào ao nuôi cá, cấy ruộng sau nhà; trong khi đó, mỗi nông dân vẫn tiếp tục canh tác ruộng cũ.
– số dân cư đông khoảng 10 000 người (theo lý thuyết);
– quê quán là người dân địa phương lân cận hành nghề thương mại, công nghệ, nông nghiệp…
Thành quả
Tính từ ngày 7 tháng 7 năm 1959 đến ngày 30 tháng 6 năm 1963, chính phủ đã thành lập 26 khu trù mật và 10 ấp trù mật, định cư 9127 gia đình, khai thác 6 706 Ha đất. Dưới đây là bảng phân phối khu và ấp trù mật trong các tỉnh trên đồng bằng Cửu Long.
QUYẾT TÂM CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM.
Ngày 12 tháng 3 năm 1960, TT Diệm đích thân đến khai mạc khu trù mật. Từ ngày đó, cộng sản gây áp lực bằng pháo kích, khiến một số dân bỏ đi. Để tỏ quyết tâm thực hiện quốc sách trù mật, ngày 24 tháng 12 năm 1961, tổng thống ký sắc lệnh số 244 NV thành lập tỉnh Chương Thiện, tỉnh lỵ là khu trù mật Vị Thanh. Tiếp theo, tổng thống chỉ thị bộ chỉ huy sư đoàn bộ binh đồn trú thường trực tại đó. Hai biện pháp trên khiến an ninh trở lại, dân chúng an tâm ở lại làm ăn và thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại một cách nhanh chóng. Theo thống kê của tỉnh , năm 1972 dân số đã tăng lên 24 391 so với 18 824 người năm 1961, hoạt động kỹ nghệ có 15 nhà máy xay lúa, 2 máy in, 4 máy sản xuất nước đá, 1 lò gạch…
Khó khăn chính yếu của khu trù mật là hệ thống thoát thủy (kênh, rạch, cống rãnh nghẹt vì bùn) nên gây ra bệnh sốt rét. Năm 1969, chính quyền xây cất bệnh viện Lê Hữu Sanh trang bị một phòng thí nghiệm nghiên cứu ngừa bệnh sốt rét và tiêu diệt muỗi anophèles.
***Chính phủ không tôn trọng được nguyên tắc thành lập khu trù mật. Trước khi thành lập vùng trù mật, năm 1959, 5700 dân sống ở xã Vọng Thê. Chính phủ muốn tăng dân số lên 30 000 người để đáp ứng việc thành thị hóa. Vì đa số dân chúng địa phương sống nghèo nàn hẻo lánh không chịu về định cư tại khu trù mật, từ năm 1959 đến năm 1961, chính phủ phải bỏ nguyên tắc căn bản của quốc sách khu trù mật bằng cách đưa 8500 di dân quê quán miền Trung, 2900 dân di cư miền Bắc đến định cư ở khu trù mật và áp dụng trợ cấp như trong chính sách dinh điền (mỗi gia đình nhận một lô đất đã đắp nền sẵn, 5000 VN$ làm nhà, dự trữ gạo, muối mắm cho 6 tháng).
Vì mục đích tối hậu là thành thị hóa vùng trù mật nên đồ án hoạch định đường xá, kênh đào, nhà cửa theo đường thẳng. Vì vậy, đồ án đã lấn chiếm ruộng đất tư nhân của dân địa phương và gây nhiều bất mãn dù được bồi thường.....
.( Ghi chú : đây chỉ là một đoạn ngắn trong chương nói về lý do thúc đẩy sự quyết tâm thành lập khu Trù Mật thời TT Ngô Đinh Diệm)...
QUỐC SÁCH ẤP CHIẾN LƯỢC.
Trước nguy cơ xâm lăng của cộng sản miền Bắc và để đối phó với tình hình chiến sự, TT Diệm tuyên bố tổ quốc lâm nguy (1961) và ký sắc lệnh số 11 TTP ngày 3 tháng 3 năm 1962 phát động quốc sách ấp chiến lược[2]. Bốn bộ (nội vụ, quốc phòng, giáo dục và cải tiến nông thôn) được phối hợp chặt chẽ nhằm xây dựng quốc sách ấp chiến lược dưới chỉ thị của tổng thống.
Ấp chiến lược theo đuổi mục đích quân sự, kinh tế và cải tiến dân sinh nông thôn. Tuy nhiên, áp lực xâm lăng cộng sản ngày một tăng khiến mục đích chính của ấp chiến lược là quân sự nhằm tạo nên một trường thành ấp chiến lược võ trang chống lại cộng sản.
*Mục đích quân sự.
Áp dụng đường lối «tát nước bắt cá», chống bao vây thành thị, dành thế chủ động, bắt dân chọn chiến tuyến.
-Dành thế chủ động bằng thúc đẩy đến chiến tranh có giới tuyến.
-Phá thế nhân dân của cộng sản, và dồn họ vào thế thụ động tập trung bị bao vây bởi phòng tuyến ấp chiến lược rồi bị tiêu bởi quân đội chính qui, biệt kích quốc gia.
-Ép dân chọn phòng tuyến chống cộng và tránh tiếp súc tuyên truyền giả dối.
**Mục đích chính trị:
Hướng dẫn dân làm quen với thể chế dân chủ bằng cách để dân tự bầu ban trị sự ấp, lập hương ước dựa vào tập tục, lệ làng mà dân muốn.
**Mục đích xã hội:
Thực hiện bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật không phân biệt giai cấp xã hội,
Tạo điều kiện thuận lợi cho ấp chiến lược cải thiện và thăng tiến xã hội,
Trên bình diện xã hội, tôn trọng và ưu tiên tinh thần cộng đồng và định chế xã ấp xưa.
***Mục đích kinh tế:
Giúp cho ấp chiến lược tiến đến tự phòng, tự quản, tự túc tạo thành một sợi dây xích vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho quân đội quốc gia rảnh tay chống xâm lăng.
Sau khi các mục tiêu đươc ấn định, quân, dân, chính học tập chính trị, đường lối của ấp chiến lược để phổ biến và giải thích cho công chúng nhất là cho nông dân. Đồng thời chính phủ tổ chức các nhóm dân tình nguyện đi thực hiện các ấp chiến lược ở nông thôn và kêu gọi dân thành thị cũng như nông thôn hợp tác với chính sách.
****Thực hiện:
Chính sách ấp chiến lược được tiến hành nhanh chóng là vì cơ cấu của ấp:
Dân của ấp là dân sống tại chỗ.
Địa bàn của ấp có thể là một ấp cũ, nhiều ấp tụ lại, nguyên một xã cũ nếu có thể qui tụ lại trong một hàng rào phòng thủ.
*****Công việc thực hiện trải qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1.
Tổ chức hệ thống phòng thủ chiến đấu từ 21 đến 45 ngày. Thực hiện các công tác sau:
– Đắp một bờ lũy bằng đất, bên ngoài là đào hào cắm tre nhọn, giăng dây kẽm gai và hầm chông.
– Mở một cổng ra vào dưới sự kiểm soát của dân tự vệ võ trang,
– Đặt hệ thống báo động trang bị bằng còi tu huýt, thùng hộp sắt trống phát tiếng báo động,
– Kiểm tra và thanh lọc dân theo tuổi, tín ngưỡng, khuynh hướng chính trị.
– Đoàn ngũ hóa và tập quân sự dân từ 18 đến 45 tuổi để bảo vệ ấp.
Bầu ban trị sự ấp và lập hương ước trong vòng 45 ngày.
Giai đoạn 2.
Võ trang tinh thần nhằm kiện toàn dân sự. Huấn luyện chủ nghĩa nhân vị tóm tắt trong ba khẩu hiệu sau:
– Tam túc. Hướng dẫn dân ý thức tự túc quản trị hành chánh, tự túc tổ chức kỹ thuật, tự túc tư tưởng về đời sống;
-Tam giác. Mỗi người dân tự cảnh giác về sức khỏe, đạo đức và óc sáng kiến;
– Tam nhân. Phát triển con người toàn diện về bề sâu (thân tâm), bề rộng (nghĩa vụ và quyền lợi đối với cộng đồng) và bề cao (tâm linh hướng thượng).
Giai đoạn 3.
Kiện toàn áp dụng chính sách ấp chiến lược từ trung ương xuống đến địa phương.
Thành quả
Theo tài liệu của bộ nội vụ, đến tháng 10 năm 1963, chính phủ đã thực hiện được:
– 11 847 ấp chiến lược[5] trong số đó 8679 ấp đã bầu ban quản trị và 8200 ấp đã lập hương ước.
8972 524 dân trong 8 371 ấp sẵn sàng chiến đấu chống xâm lăng.
Tiếc rằng chính sách ấp chiến lược hoàn toàn bị hủy bỏ sau năm 1963.....
0 comments:
Post a Comment