ÁO MỚI ĐỨC VUA
Tâm-tư người Việt trong nước lẫn hải ngoại ngày nay, bị trói-buộc trong vòng lễ-giáo quá chật-hẹp. Hủ-tục - tập-quán xấu và thành-kiến bao-vây nghiêm-nhặt quá, cho nên cái cười ngày nay...thật là một sự bổ-ích.
Văn chương trào-lộng u-mặc, bao giờ cũng phá tan cái không-khí căng-thẳng - ngột ngạt - khó-thở đó...và mang lại cho ta cái cười cởi mở, như con ngựa vừa thoát khỏi yên-cương. Câu chuyện ÁO MỚI ĐỨC VUA sau đây, sẽ làm thức-tỉnh chúng ta - mang lại cho ta tiếng cười, phá đi những khổ-cực nơi ngục-tù - nơi giam-hãm chúng ta...bởi cái máy-móc của tâm-hồn do văn-minh cơ-khí đang điều-khiển uốn-nắn...
Định nghĩa về cái cười của văn-chương trào-lộng u-mặc, Marcel Pagnol (1895-1974) trong thiên tiểu-luận "Notes sur le rive" (Nagel, 1957) có nói như sau:
- Cười là tiếng ca đắc thắng. Nó là biểu-hiện của một sự cao-cả tạm thời, bất-ngờ khám phá ra được...nơi người cười đối người bị chế-nhạo. Đứng về phương diện kẻ chủ động, cười có hai lối khác nhau...nhưng liên-quan mật-thiết với nhau như hai đối-cực của quả địa-cầu.
1. Cái cười tích cực: "Tôi cười vì tôi cao hơn anh - cao hơn tất-cả thiên hạ, hay cao hơn tôi lúc trước".
2. Cái cười tiêu cực: "Một cái cười gắt-gỏng chua cay - cái cười buồn-bã, cười về chỗ thấp-kém của kẻ khác - cười khinh-bạc ngạo-nghễ đối với người thất-thế - cười trả-thù và hằn-học. Tôi cười, không phải vì tôi đắc-thắng vinh-quang hơn anh...mà tôi cười sự thất-bại tủi-nhục của anh".
Giữa hai lối cười ấy, còn có một thứ cười toàn-diện - cái cười xứng đáng của con người...mà Marcel Pagnol đã định-nghĩa, là tiếng cười giải-phóng được những tâm-tư...bị mặc-cảm tự-ty đang dồn-ép đến tận-cùng.
_ _ _
Ngày xưa, có một vị Vua thích ăn-mặc đồ mới và thật đẹp. Ngài đã tiêu-phí gần hết tiền trong kho, mà cũng chưa thỏa-lòng.
Bất-cứ việc gì, đi săn hay đi hội - đi xem hát hay đi ra ngoài hóng mát...đều là những cơ-hội để nhà Vua khoe áo mới. Mỗi lần đi ra ngoài...là Vua mặc một bộ đồ mới, và trong một ngày không biết bao nhiêu lần nhà Vua đổi áo...
Ngày kia, có hai tên "bợm" - xưng mình là tay thợ-dệt tài hoa nhất thế-gian...nói rằng chúng dệt được một thứ lụa, chẳng những tuyệt đẹp...mà còn có một đặc-tính nầy, những kẻ "ngu" cũng như những người "không làm tròn bổn phận"...sẽ không bao giờ nhìn thấy nó. Nhà Vua nghe nói rất mừng:
- Hay lắm! Có thứ áo lạ-lùng ấy, ta có thể phân-biệt được...ai là người trí - ai là kẻ ngu, ai là người làm tròn bổn phận - ai là người trốn phận-sự của mình.
Liền đó, nhà Vua truyền ban cho số bạc lớn...bảo phải khởi-công lập-tức. Về nhà, hai tên "bợm" cho giàn hai khung-dệt...rồi giả-vờ làm lia lịa không nghỉ, nhưng nào có một sợi tơ - sợi chỉ gì trong ống chỉ đâu. Lụa thật nhuyễn - chỉ bằng vàng y của nhà Vua ban cho, chúng đều thồn hết vào bao cất kín...
Nhà Vua nóng lòng, muốn xem thử công-việc dệt đã đến đâu...Nhưng nhớ lại rằng, thứ lụa thần-bí ấy sẽ biến mất trước con mắt của bọn ngu...nên nhà Vua hơi lo ngại. Dù nhà Vua vẫn tự-tin mình là bậc thông-minh nhất trên đời, nhưng Ngài vẫn lo ngại...Vậy tốt hơn hết, là sai kẻ khác đến xem thế...có phải tiện cho mình không? Bởi vì trong nước, ai ai cũng đều mong bộ áo huyền-bí ấy mau xong...để thử xem chung quanh mình, ai là thằng ngu!
Nghĩ thế, nên nhà Vua sai vị lão-thần thông-minh nhất trong quần-thần...đến xem lụa ấy là phải nhất, vì ngoài sự thông-minh...ông ta còn là người rất lo tròn bổn-phận của mình hơn ai hết. Vị lão-thần nầy, từ trên xuống dưới trong triều...cũng như từ trong ra ngoài lê-dân, ai cũng đều cho là bậc người quân-tử...hết sức chân-thật.
Tin nơi óc thông-minh - nơi đức-hạnh của mình, vị lão-thần lãnh sứ-mạng ra đi...vào tận thẳng phòng riêng của hai tên thợ dệt.
- Ôi! Đại từ bi ôi! Sao mà ta chả thấy gì cả vậy!
Ông nghĩ như thế, nhưng không tiện nói ra. Ông cũng cố-gắng mở rộng đôi mắt, nhưng rồi cũng chả nhìn thấy gì cả. Ông lại tự hỏi:
- Trời ơi! Lẽ nào, tôi là một đứa ngu sao? Tôi đã trốn-tránh và đánh lừa phận-sự của mình luôn sao?
Hai tên "bợm" thấy vị lão-thần nhìn...mà không nghe nói gì cả, bèn mời ông đến gần hơn để nhìn tận-tường khúc lụa đang dệt. Nhưng vị lão-thần vẫn không thấy gì cả. Ông bắt đầu nghi-ngờ nơi sự phán-đoán của mình:
- Rất có thể mình tưởng mình là thông-minh, mà thật sự mình ngu? Có thể lắm. Ông đang suy-nghĩ miên-man thì hai tên bợm hỏi dồn:
- Thưa Ngài, Ngài nghĩ sao về tấm lụa nầy?
- Đẹp lắm! Đẹp lắm! Tôi sẽ về tâu lại với Hoàng-Thượng!
Vị lão-thần vừa nói - vừa sửa gọng mắt kính lại, và lóng tai nghe hai tên "bợm" cắt nghĩa...chỗ nào đẹp - chỗ nào khéo, để về thuật lại cho Vua nghe.
Vua nghe vị lão-thần phúc trình xong, nhưng vẫn chưa yên-lòng...bèn sai thêm một vị quan cận-thần khác, cũng có tiếng là thông-minh liêm-chính. Nhưng vị quan nầy cũng cùng chung số-phận của vị lão-thần trước, nghĩa là cũng chả nhận thấy gì cả. Hai tên "bợm" cũng lăn-xăn chỉ-chỏ chỗ nầy - chỗ kia, và cắt nghĩa lung tung. Vị quan nầy ngẫm-nghĩ:
- Hay là ta ngu...mà không biết? Có lẽ lắm, vì nhiều khi ta giả-vờ thông-minh...mà kỳ thật ta có hiểu-biết gì nhiều đâu? Thiên-hạ cho ta là trí...thì ta cứ nhận bừa đi, chả lẽ cải lại?
- Trong thâm tâm ta, dù ta biết ta không thông-minh...nhưng ta vẫn muốn lòe thiên-hạ, thế thì sao ta lại để cho thiên-hạ chê mình là ngu được chứ?
- Đích thị là mình ngu, nên không sao nhận thấy được bức lụa huyền-bí nầy. Thôi bây giờ, ta cứ giả-vờ là thấy...kẻo chung-quanh họ biết mình là ngu thì khốn. Ngẫm nghĩ xong, vị quan khen đáo - khen để...và trở về tâu với Vua rằng: "Không có vật nào trong đời sánh-kịp"!
Vua bấy giờ nghe xong...cũng yên-lòng, và muốn thân-hành với các cận-thần đến xem tấm lụa. Hai tên "bợm" thấy Vua đến, bèn ra tận bên ngoài đón rước...
- Quái lạ thay! Hai tên thợ đang tay làm không nghỉ, vậy mà tấm lụa màu ra sao...chẳng thấy hiện lên? Hay là ta ngu, và không xứng đáng làm hoàng đế? Vua ngạc-nhiên ngẫm-nghĩ. Các cận-thần vây quanh Vua cũng ngạc-nhiên, nhưng rồi ai ai cũng nghĩ:
- Phải chăng, mình chưa phải là người thông-minh? Xét cho kỹ hàng ngày, mình vẫn nhiều khi không lo tròn bổn-phận - lười biếng - bê tha...Nguy to rồi! Nhưng, ta phải cố gắng trấn-tĩnh tinh-thần...kẻo chung quanh thiên-hạ biết mình là ngu!
Thế là...Vua và các cận-thần đều gật đầu khen, và Vua hứa với hai tên "bợm" sẽ gia-ân trọng-thưởng. Cả triều-thần đều chung một cảm-nghĩ, xầm-xì bàn-tán với nhau...và khen-tặng bức lụa "vô hình" không hết lời!
Đến ngày đại-lễ, Vua cùng quần-thần đến...hai tên "bợm" liền quỳ dâng lên nhà Vua áo-quần mới vừa may xong. Hai "bợm" ta nói:
- Lụa nầy rất nhẹ...như hơi gió, mặc nó vào rồi...mình nhẹ-nhàng đến nổi, tưởng chừng như ta không có mặc áo-quần gì cả! Các quan cũng đều rập tâu:
- Thật chí lý! Lụa nầy nhẹ làm sao!
Nhưng rồi, ai cũng nhìn nhau bỡ-ngỡ...nhưng ai ai cũng làm ra vẻ, mình không phải đồ ngu! Hai tên "bợm" bước đến bên Vua và tâu:
- Xin thánh-thượng cho phép hạ-thần thay áo-quần mới vào!
Vua để hai tên "bợm" cởi hết y-phục, chỉ còn giữ lại cái quần lồng mà thôi. Chúng khéo làm cách-điệu y như thật, làm ai ai cũng tưởng là có thật bộ đồ mới...mà chúng trân-trọng mặc cho Vua.
Vua tỏ vẻ đắc-ý, ngắm-nghía một hồi trước một tấm gương lớn. Các quan lớn-nhỏ rập nhau khen tặng không ngớt lời. Quan hành-lễ bước vào tâu Vua rằng: "đài-kiệu đã sẵn sàng đang chờ trước cửa".
Trước khi bước ra, Vua còn ngó lại trong gương lần cuối...và làm bộ săm-soi mình trong bộ quần-áo đẹp-quý nhất trần-gian. Các quan hầu, cũng nâng vạt áo "vô hình" theo sau...còn Vua thì bệ-vệ oai-nghi đi xuống đài-kiệu!
Hai bên đường, thiên-hạ chen nhau trùng-trùng điệp-điệp...để xem nhà Vua trong bộ quần-áo mới, mà họ đã nghe đồn từ lâu. Nhưng lạ thay, nào có ai nhìn thấy gì đâu...chỉ thấy Vua mình trần ướt-đẫm mồ hôi, với một cái quần-lồng...rất là dị hợm!
Không ai dám cười - dám nói lên sự thật, người nầy nhìn người kia không dám hở môi...rủi ra người chung quanh biết mình là ngu thì sao! Rồi không hẹn nhau, người nào cũng như người nào...đều xầm-xì với nhau:
- Chà! Áo đẹp quá cỡ!
Quả thật, từ trước đến nay...chưa từng có lúc nào, mà áo mới Hoàng-Thượng lại được người dân ca-ngợi đến thế! Nhưng rồi, dường như không hẹn mà nên...tất-cả họ lại đều lặng-lẽ, không còn ai nói gì với ai nữa...có lẽ, họ đang bắt đầu suy-nghĩ...thì bỗng một tiếng con trẻ vang lên, với một tiếng cười giòn-giã:
- Nhìn kìa, Vua đâu có mặc áo quý gì đâu! Đức Vua trần truồng! Người cha đứa trẻ thở phào:
- Thánh Thần Trời Phật ôi! Hãy nghe đây, cái tiếng nói của sự ngây-thơ thành-thật!
Không khác nào tiếng sấm đêm đông, tất cả đều tỉnh mộng...Già-trẻ - lớn-bé, cả thảy đều lập lại lời nói đứa trẻ:
- Vua đâu có mặc áo quý gì đâu! Đức Vua trần truồng!
Nhà Vua nghe nói, giật nẩy người...mồ-hôi tuôn ra ướt đẫm và tự nhủ:
- Có lẽ đúng như vậy chăng? Nhưng, ta phải cố mà trấn tĩnh...đừng để ai thấy sự lúng túng của ta.
Vua lại làm ra vẻ bệ-vệ oai-nghi và trang-trọng hơn trước, đi thật mau về triều...theo sau là một đám quan hầu đang cung-kính nâng vạt áo "vô hình".
Phỏng theo ANDERSEN.
_ _ _
Câu chuyện nầy viết cho trẻ con, nhưng đối người lớn chúng ta...quả thật là thâm-trầm đáo-để. Bởi, nếu ta muốn biết được sự thật...ta phải trở về "cái tâm của con trẻ" (xích tử chi tâm). Và có thể nói, hai tên "bợm" trên...quả là hai bậc "thánh nhân" muốn trào-lộng dạy dỗ bọn người vô liêm-sỉ.
Hai tên thợ dệt nầy bị gán cho là "bợm", vì họ đã lừa-dối người. Thế nhưng, từ Vua-quan đến dân...tất-cả cũng đều dối mình - dối người. Tại sao vậy?
Không phải chỉ có mình nhà Vua đóng vai "hề", mà tất-cả đều đã trở nên lố-bịch...bởi tính ham khen - sợ chê đã đến mức khôi-hài. Thảo nào mà PASCAL đã chẳng bảo: DƯ-LUẬN LÀ CHÚA TỂ LOÀI NGƯỜI.
Dư-luận quả là một sức mạnh phi-thường, từ bậc trên hết thiên hạ...đến hạng cùng dân mạt rệp trên đời, đều bị dưới quyền chỉ huy của nó. Cuộc chiến VN là một thí dụ điển-hình. Trong chến dịch tiêu diệt chế độ Đệ I Việt Nam Cộng Hòa để trao miền Nam cho VGCS phương Bắc, nếu không được thúc-đẩy bởi những bàn tay lông lá của truyền thông dòng chính...thì Quân Lực VNCH chắc chắn không thể nào thua.
Thời Đệ I VNCH, trong biến cố Thích Quảng Đức chết vì lửa thiêu, chỉ có hai nhà báo thuộc Truyền thông dòng chính Mỹ được mời đến chụp hình và làm phóng sự là David Halberstam của New York Times, và Malcolm Brownes của AP. Hai nhà báo này sau đó được lãnh giải thưởng Pulitzer, vì có công lao thổi lửa Dư-luận...thiêu rụi được cả chế độ Đệ I VNCH, đưa miền Nam VNCH đến chỗ mất nước hoàn toàn.
Qua những tiến bộ của khoa-học kỹ-thuật, truyền thông ngày nay đã trở thành một sức mạnh...có thể nói là vô địch trong việc tạo Dư-luận. Có rất nhiều nhà báo vô lương tâm, đã cố tình bi-thảm hóa trong cuộc chiến VN một cách quá đáng để tạo dư-luận...với ý đồ thiên-lệch có lợi cho VGCS. Hình ảnh Nick Út chụp Phan Thị Kim Phúc, và Eddie Adams chụp tên VGCS Nguyễn Văn Lém bị tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn trên đường phố Saigon - hoặc đài BBC loan tin ngụy quân CS Bắc Việt đã chiếm được Nha Trang trong khi chúng chưa tới Ninh Hòa là những ví dụ điển-hình.
Bởi thế, chúng ta đừng nói là...chỉ trong những xã-hội theo chủ-nghĩa cộng-sản quá-khích mới sống theo dư-luận, mà ngay trong những xã-hội tự xưng là tự-do ngày nay...biết bao kẻ không bao giờ dám nghĩ theo mình, và suốt đời chỉ lấm-la lấm-lét nhìn kẻ chung quanh...vỗ tay khi nghe kẻ khác vỗ tay, và nguyền rủa khi nghe kẻ khác nguyền rủa.
Chúng tôi muốn nói đến bà Sophie Quinn Judge và một số người trong ban Việt-ngữ đài BBC.
http://www.chinhkhiviet.net/…/bai-1-gioi-ang-oi-mat-voi-tra…
Họ đang cố gắng "bào chữa" cho việc giết dân-bán nước của đại tội đồ Hồ Chí Minh thành "cứu dân-cứu nước"? Họ có mắt mà không dám nhìn theo mình, chỉ nhìn theo cái nhìn của bọn VGCS? Họ có tai mà chẳng dám nghe theo cái tai của mình, mà chỉ nghe theo cái nghe của bọn VGCS? Họ có miệng mà chẳng dám nói theo mình, mà chỉ nói theo bọn VGCS đã nói?
Câu chuyện trào-lộng u-mặc ÁO MỚI ĐỨC VUA, phải chăng muốn ám-chỉ đến hạng người trên đây? Những kẻ mà...không thích cái "sở thích" của mình, mà lại đi thích cái "sở thích" của bọn VGCS? Những kẻ không dám nói những gì mình nghĩ, mà chỉ thở bằng cái mũi của bọn VGCS - nhìn bằng cặp mắt của bọn VGCS - nghe bằng lỗ tai của bọn VGCS...theo nghệ thuật tuyên-truyền siêu-đẳng của chúng chăng???
0 comments:
Post a Comment