CHÍNH KHÍ VIỆT

Thursday, July 18, 2019

LANA PHAM: KHÔNG THỂ KHÁC HƠN.

KHÔNG THỂ KHÁC HƠN. ( Phần I )
 
Khi nhắc đến đám Tướng Tá phản loạn Âm Mưu lật đổ chính thể Đệ Nhất VNCH sát hại anh em nhà Cụ NGÔ thì người ta thường nhắc đến đám Tướng có tên sau đây:

Trần Thiện Khiêm,Tôn Thất Đính., Dương văn Minh., Nguyễn Khánh., Trần Ngọc Tám., Đỗ Cao Trí...vv..

Nhưng lại quên một gương mặt rất quen thuộc ...và có những câu nói và phát biểu gọi là"BẤT HỦ " Để Đời.

Đó là : Đại tá Nguyễn văn Thiệu( và là Tổng Thống Đệ Nhị VNCH (1967-1975).

Trước tiên điều cần biết thì ít nhất và tối thiểu nhất là phải biết rõ ông xuất thân từ đâu? Thuộc thành phần nào?

Cũng lại là một Nhân Vật mang tính Lịch Sử thì không thể chỉ viết một vài câu + với vài tấm hình rồi stt lên là xong một Status.

- Viết về một Nhân Vật Lịch Sử thì phải nhiều cuốn sách...và bắt buộc phải dùng SỬ LIỆU đa chiều, mới có thể có cái nhìn khách quan, bớt đi những cảm tính đã dành cho Nhân Vật Lịch Sử.

Xin lưu ý:

Ngườ Viết Không Có Khả Năng.. Chỉ Dẫn Chứng Lại Những Sự Kiện Của Lịch Sử Và Hãy Trả Lại Những Gì Thuộc Về Sử Liệu Để Chúng Ta Có Cái Nhìn Khách Quan Hơn Và Công Băng Hơn .

Trong trang Bách Khoa mở Wikipedia thì ghi rằng ông Thiệu sinh ngày 5/4/1923 Tại Phan Rang-Tháp Chàm. Ở những tài liệu khác thì người ta lại thấy ghi quê ông ở xã Khánh Hải , hoặc ở xã Dư Khánh quận Thanh Hải ,Ninh Thuận. Những người thuộc lớp sau căn cứ trên thực tế thì lại cho rằng ông Thiệu sinh ở Tri Thủy, hoặc Tri Hải ,Huyện Ninh Hải vào ngày 24/12/1924..vv.. Trong Wikipedia thì đề cập một cách chung chung. Dĩ nhiên là có sự chênh lệch.
Từ năm 1831 Tỉnh Ninh Thuận được chia thành 4 Tổng.
Thanh Hải, Bảo Sơn, An Sơn và An Phước.

Xã Khánh Hải xưa thuộc Ninh Hải , bây giờ được chia thành nhiều xã nhỏ gồm Khánh Hải, Tri Hải, Đông Hải, Tân Hải và Thành Hải thuộc huyện Ninh Hải , Thành phố Phan Rang- Tháp Chàm .
Vậy nơi ông Thiệu chào đời và lớn lên là thôn Tri Thủy, nay thuộc xã Tri Hải Huyện Ninh Hải và nơi ông Thiệu học Tiểu học là thôn Dư Khánh, nay thuộc thị trấn Khánh Hải, chỉ cách nơi ông sống chỉ một nhịp cầu bắt qua Cửa Nại. Một cửa biển hẹp và khá đẹp, nay gọi là cầu Tri Thủy.
Nhà ông Thiệu nằm ngay đầu cầu cách chỉ 100m. Đa số là do không am hiểu về địa lý và những thay đổi...nên nhiều tài liệu sa vào sai xót trộn địa danh của thời trước và thời sau ,dễ gây nên sự mù mờ, dẫn đến hiểu sai, hiểu lầm.

Thân sinh của ông Thiệu là cụ Nguyễn văn Chung, một nhà nho. Năm 1931 dưới sự lãnh đạo của đảng viên cộng sản Nguyễn văn Hoàng(sau này là điệp viên A13 Hoàng Đạo) nổi tiếng với vụ đánh mìn phá hỏng thông báo Hạm Amyot D" lnvile , ngoài khơi biển Sầm sơn Thanh Hóa năm 1950.
Công nhân Depot xe lửa Tháp chàm , đã tổ chức một cuộc đình công lớn khi Nguyễn văn Hoàng bị bắt, đương nhiên cuộc đình công này là do đảng bộ cs địa phương tập hợp công nhân đường sắt và nông dân các tổng An Sơn., An Phước., Thanh Hải, quanh tỉnh lỵ Phan Rang. Đã tiến hành cuộc biểu tình rầm rộ đòi thả Nguyễn văn Hoàng. Và sau khi Nguyễn văn Hoàng được đón về đến cầu Bảo, Nguyễn Văn Hoàng đả đứng ra diễn thuyết, thì cụ Nguyễn văn Chung đã cõng cậu con trai Nguyễn văn Thiệu khi đó mới 7-8tuổi từ Tri Thủy lên Tháp Chàm cách 8km để tham dự.

Khi cuộc đình công nhiều ngày thì công nhân sẽ phải đối đầu với tình trạng thiếu lương thực. Đồng tình với mục đích đấu tranh. Cụ Nguyễn văn Chung và 2 nhân sĩ khác trong vùng là ông Võ văn Vi, chủ nhà buôn Hiệp Thạnh và ông chủ nhà thuốc Vĩnh Sanh Đường ở Phan Rang( nhà thuốc này vẫn còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, tọa lạc trên đường Thống Nhất Phan Rang).

Mỗi người góp một số tiền tương đương một tạ gạo để ủng hộ. Cô chủ nhà máy xay ở Cầu Bảo có lẽ vì cảm kích người cs nhiệt huyết đã xuất cho Nguyễn văn Hoàng một tấn gạo, nhưng chỉ nhận tiền cho 3 tạ .

Chúng ta sẽ ngạc nhiên vì Cựu TT Đệ Nhị VNCH Nguyễn văn Thiệu, không những được sinh ra trong một gia đình có truyền thống chống cộng., mà ngược lại ngay từ đầu đã rất có cảm tình với cs và ủng hộ nhiệt thành. Và trước khi trở thành Đại Sứ VNCH tại Đài Loan, ông Nguyễn văn Kiểu , anh ruột TT Thiệu là một giáo chức đang dạy tại trường Kiến Thiết(Khu vực Bàn Cờ quận 3 ngày nay).

Thầy giáo Nguyễn văn Kiểu là người đã tham gia biểu tình của sinh viên học sinh xuống đường đuổi tàu Mỹ cặp cảng Sài gòn.

Ở quê nhà Ninh Thuận bà Nguyễn thị Năm chị gái thứ tư của ông Thiệu cũng là người hoạt động cho cách mạng. Bà Năm đã đính hôn với một Tỉnh uỷ viên cs ở Ninh Thuận, vị hôn phu của bà Năm hoạt động bí mật nên đám cưới công khai của họ đã không có điều kiện diễn ra.

Sau 1954 vị Tỉnh uỷ viên tập kết ra Bắc và lập gia đình ngoài Bắc.

Bà Năm thường xuyên cung cấp lương thực thuốc men, tiền bạc cho khu uỷ khuVI đóng tại chiến khu Bác Ái( nay thuộc huyện Bác Ái cách Phan Rang hơn 50km)

- Năm 1971 trong một lần chuyển hàng tiếp tế lên Bác Ái, bản thân bà Năm cũng bị bắt cùng với xe lương thực thuốc men. Lúc này thì Nguyễn văn Thiệu vừa tái đắc Tổng Thống lần hai. Một cú điện thoại của "ai đó" từ Sài gòn gọi ra đã khiến đích thân Đại tá Tỉnh Trưởng Ninh Thuận, Trần văn Tự phải phóng xe đến hiện trường ra lệnh giải phóng cho bà Năm và xe hàng , dù biết chắc mười mươi là để tiếp tế cho vc.

"Ai đó" Thật ra cũng không xa lạ gì đó là Hoàng Đức Nhã, bí thư riêng, đồng thời là một người cháu gọi ông Thiệu bằng cậu.

Như vậy những gì tôi vừa nêu ở trên ,với cái nhìn và đánh giá của cá nhân Tôi , tôi vẫn chưa thể xem nó là bằng chứng...vì chỉ mới bấy nhiêu đó thì khó thuyết phục và sẽ gây ra nhiều tranh cãi ? Tôi cũng chỉ xem nó như một tài liệu tham khảo.

*....Cái Quan Trọng và Rõ Ràng nhất cũng là Mấu Chốt của vấn đề mà hầu hết các tài liệu của các Tướng thời ấy đều Công Nhận và Khẳng Định :

ĐẠI TÁ NGUYỄN VĂN THIỆU ,TRỰC TIẾP THAM GIA ĐẢO CHÁNH (1/11/1963)

Là điều không thể chối cãi.( chỉ những ai không chấp nhận sự thật...thì miễn bàn)
Nếu chúng ta xem và gọi những tướng phản loạn như
Dương văn Minh, Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm, Mai Hữu Xuân, Đặng văn Quang, Lê Văn Kim, Nguyễn Hữu Có , Đỗ Mậu, Trần văn Đôn..vv.. Là phạm trọng tội với Tổ QUỐC , với DÂN TỘC và đặc biệt là với người dân MN ,mà không nhắc đến Nguyễn văn Thiệu, tức là Ông Thiệu vô tội?

Ha ha ha....không thể như vậy được.
Xin thưa: Tất Cả Những Ai Trực Tiếp Tham Gia Vào Cuộc Đảo Chánh Dù Dưới Bất Cứ Hình Thức Nào . Trực Tiếp Hay Gián Tiep Đều Là Tòng Phạm Mà Lịch Sử Sẽ Phán Xet Tùy Theo Mức Độ Nặng Nhẹ CHớ Không Thế Nào Thoát Tội Được .
( còn Tiếp )
17/7/2019
LP


KHÔNG THỂ KHÁC HƠN.( Phần II và kết thúc )

Hẳn chúng ta không quên trong ngày binh biến, ông Thiệu đóng vai trò khá quan trọng, kéo Sư Đoan 5 Bộ Binh án ngữ trước cửa ngõ Sài Gòn để ngăn chặn phe thân TT DIỆM phản công.
Diễn biến:

Đại tá Nguyễn Văn Thiệu bất ngờ ra lệnh cho cả hai trung đoàn ,thuộc sư đoàn do ông chỉ huy hành quân về Sài gòn. Một trung đoàn đống ở Phú Lâm, trung đoàn còn lại đóng ở ngã tư Hàng Xanh, nhằm ngăn chặn quân cứu viện từ ngoài kéo về để giải cứu Thu đô của nền Đệ Nhất cộng Hòa.
Trong khi đó Bản Doanh của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 do Thiệu cầm đầu đặt tại Trường đại học Sư Phạm ở đường Cộng Hòa.

Chính bản thân cố vấn Ngô Đình Nhu cũng không ngờ được rằng , Người mà sáng nay đã đến gặp ông báo cáo tình hình vẫn yên ổn .. đang âm thầm âm mưu đảo chính lại là Đại tá Nguyễn văn Thiệu.
Khi Trung tá Lê Như Hùng, Tham mưu trưởng tại phủ Tổng Thống , được đặt trách liên lạc với quân đội gọi đến các đơn vị bảo vệ Sài gòn ,và lập tức liên lạc với Đại tá Thiệu, thì được trả lời rằng Viên chỉ huy sư đoàn này"đang đi hành quân" (?).

Nguyễn văn Thiệu với tư cách Sư trưởng Sư Đoàn 5 ,đã không làm việc để thay đổi tình thế, hoặc ít nhất cũng có thể giúp để bảo vệ gia đình họ NGÔ đỡ thảm thiết hơn !

Tức là Nguyễn văn Thiệu cũng biết" chọn ngày giờ để đi hành quân rất đúng lúc?"

Tôi xin trích một đoạn lời phát biểu của vị Tổng Thống Đệ nhị VNCH như sau.

" Tôi thiết tha kêu gọi những ai ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân quân miền Nam, mà đến ngày nay còn âm thầm tiếp tay với cộng sản, còn lén lút đi đêm với thực dân , ngụy hòa , còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào....

Tôi kêu gọi lương tri của mấy người ,vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại , hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi , mà cùng với 17 triệu Dân quân miền Nam chiến đấu chống kẻ thù cộng sản....
(ngưng trích)

* Vậy xin hỏi . Khi ông đương là Đại Tá Nguyễn văn Thiệu, thì ông ăn cơm ở đâu? hít thở không khí ở đâu? Ai là người che chở và thăng chức cho ông?

Ông tiếp tay cho ai và đâm sau lưng ai vậy?

Ông kêu gọi lương tri của mấy người hãy vì đất nước vì dân tộc hãy dừng tay dừng chân lại.... Vậy lương tri của ông chắc Chó Mèo nó ăn mất rồi !

" Đừng nghe những gì ông Thiệu nói...mà hãy nhìn kỹ những gì ông Thiệu làm...!"

Sau khi đám phản tướng đảo chánh thành công, thì Nguyễn văn Thiệu có chân trong Hội đồng quân nhân cách mạng do Dương văn Minh lúc đó là Trung Tướng cầm đầu.




Trong nhóm này gồm có những chức danh nghe rất kiêu sa hãnh diện không kém gì với "cờ in máu chiến thắng mang hồn nước"

- Đệ nhất phó chủ tịch Trung Tướng Trần văn Đôn

-Đệ nhị phó chủ tịch Trung Tướng Tôn Thất Đính.

-Tổng thư ký kiêm uỷ viên ngoại giao Trung Tướng Lê văn Kim

- Uỷ viên chính trị Thiếu tướng Đỗ Mậu.

- Uỷ viên quân sự Trung Tướng Trần Thiện Khiêm.

-Uỷ viên kinh tế Trung Tướng Trần văn Minh

Uỷ viên an ninh Trung Tướng Phạm văn Chiểu…
Cùng các uỷ viên khác như Trung Tướng Lê văn Nghiêm., Mai Hữu Xuân.,Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có , cùng với Nguyễn văn Thiệu.

Cuối năm 1964 Ông Thiệu được phong chức cấp Thiếu Tướng. Giữ chức Tư lệnh và tư lệnh vùng IV chiến thuật kiêm đại biểu chính phủ miền Tây.

Với những danh xưng như Đệ Nhất ,Nhị Phó chủ tịch...rồi Uỷ viên chính trị...thì sang ở với Mao trạch Đông thì rất ok., còn không thì đáp máy bay qua CuBa sống với Fidel Castro.
Danh xưng như thế thì đâu còn gì gọi là VNCH nữa !

.Và cuối cùng để hiểu thêm về một Nhân vật lịch sử ,có phải là Ông Thiệu hay không? Thì đây , chúng ta hãy nghe lại trong bài diễn văn từ chức của Tổng Thống Đệ nhị VNCH. Một lời tuyên bố rất mạnh mẽ và hùng hồn.

" Dù mất một TT Nguyễn văn Thiệu, quân đội vẫn còn Trung Tướng nguyễn văn Thiệu, đồng bào vẩn còn một chiến sĩ Nguyễn văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ "

Nhưng cuối cùng để cho sự ra đi danh chính ngôn thuận thì 4 ngày sau ,Trần Văn Hương Ký quyết định Nguyễn Văn Thiệu là đặc sứ của VNCH đến Đài Bắc để phúng điếu Tưởng Giới Thạch(Dù Tưởng Giới Thạch đã chết trước đó 3 tuần)

Tóm lại đã có một Nguyễn văn Thiệu đầy bí ẩn phải không ?

Thật ra cũng chẳng có gì gọi là bí ẩn. Chỉ là người ta không chấp nhận một sự thật rõ ràng như vậy !
Giờ phút cuối cùng của ông Kề bên chiến sĩ là vậy đấy sao?

Ông đã bỏ lại những vị Tướng Lĩnh , những người lính VNCH đã xã thân chiến đấu đến giờ phút cuối cùng vì TỔ QUỐC -DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM. Vì ĐỘC LẬP TỰ DO của Nhân Dân Miền Nam ,đã tuẫn tiết để bảo vệ DANH DỰ của người lính. Những người ở lại chiến đấu, họ mới thật sự Xứng Đảng với CHÍNH NGHĨA DÂN TỘC đó mới là Khí Phách của người lính VNCH.


P/S
LP rất mong quý độc giả ...Nếu có những tài liệu trái chiều , Khẳng định TT Thiệu không có tham gia đảo chính đủ để thuyết phục LP xin chân thành cảm ơn vì bạn đã thông não được LP .. LP sẽ gỡ bài xuống ngay tức khắc,

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website