LGT: QUÊ HƯƠNG TÔI SAU NGÀY QUỐC HẬN 30-04-1975 CÓ KHÔNG BIẾT BAO NHIÊU NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯƠNG TÂM NHƯ CÂU CHUYỆN "THẦY GIÁO CỦA TÔI" DƯỚI ĐÂY!!!
TUY MIỀN TÂY, VÙNG CÁI SẮN, NƠI TÔI SINH RA VÀ LỚN LÊN ĐÃ KHÔNG CÓ CẢNH MẬU THÂN GIỐNG HUẾ 1968, KHÔNG CÓ ĐẠI LỘ KINH HOÀNG 1972, KHÔNG CÓ CẢNH SƯ SÃI ĐEM NHAU RA ĐỐT "CÚNG DƯỜNG ĐẠO PHÁP"... LÀ BỞI VÌ VÙNG CÁI SẮN LÀ VÙNG CỦA NGƯỜI BÁC DI CƯ 54 THEO ĐẠO THIÊN CHÚA.
TẠ ƠN CHÚA VÌ NHỮNG ƠN LÀNH CHÚA BAN XUỐNG CHO DÂN CƯ CÁI SẮN, NƠI KHÔNG CÓ THẰNG VGCS NÀO CÓ THỂ LỌT VÀO ĐỂ THU THUẾ, ĐỂ BẮT LÍNH, ĐỂ TREO CỔ, CHẶT ĐẦU, GIẾT HẠI TRƯỞNG ẤP, XÃ TRƯỞNG... VÀ ĐẶC BIỆT LÀ KHÔNG CÓ MỘT THẰNG TRỌC GHPGVN THỐNG NHẤT CỦA ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ NÀO DÁM BÉN MẢNG TỚI....
NHƯNG QUÊ HƯƠNG CÁI SẮN CỦA TÔI CŨNG CÓ RÁT NHIỀU CHUYỆN THƯƠNG TÂM KHÔNG KÉM CÂU CHUYỆN "THÀY GIÁO CỦA TÔI" TRÍCH TRONG HỒI KÝ CỦA CHỊ THÁI HOÀ, MỘT NHÂN CHỨNG SỐNG LỊCH SỬ TỘI ÁC CỦA TẬP ĐOÀN VGCS NÓI CHUNG VÀ GHPGVNTN NÓI RIÊNG!!!
CÂU CHUYỆN THƯƠNG TÂM ĐÓ NHƯ THẾ NÀO, CKV XIN KÍNH MỜI QUÝ BẠN ĐỌC CÙNG THEO DÕI:
THẦY GIÁO CỦA TÔI.
Đại học Huế được thành lập trước năm
1960 là nhờ sự quan tâm của TT Ngô Đình
Diệm đối với văn hóa và nền giáo dục VN và đặc biệt là cho dân miền Trung hiếu
học mà vì nghèo không có phương tiện vào SG để tiếp tục việc học.
Nhờ sự
tha thiết quan tâm đặc biệt này mà LM Cao Văn Luận cùng một số nhân sĩ trí thức
trong ngành giáo dục của VN thời bấy giờ đã cùng hợp lực bắt tay nhau, bằng mọi
cách để xây dựng đại học Huế.
Những phân khoa đầu tiên được thành lập như
Luật, Văn , Khoa Học , Sư Phạm rồi đến Y Khoa…
Nhờ đó những học sinh con nhà nghèo ở Huế như
chúng tôi có phương tiện học thêm sau khi rời trung học. Thế nên chúng tôi
không bao giờ quên ơn cố TT Ngô đình
Diệm, LM Cao Văn Luận và những vị có công xây dựng vun đắp đại học Huế.
Người dân Huế vui mừng quá đổi.
Các anh của tôi cũng không ngoại lệ. Họ viết
thư báo tin cho bạn bè, bà con ở những nơi xa rủ nhau chuẩn bị ghi danh vào
những phân khoa đầu tiên được thành lập.
Từ ngày Huế có đại học, các anh của tôi có
thêm vài người bạn đến từ Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đông Hà, Quảng Trị
v.v..
Nhiều
sinh viên không đủ tiền ở ký túc xá sinh viên nên họ phải xin tạm trú nhà những người bà con, bạn bè.
Sau
một thời gian đũ cho họ thân thiết nhau, thì vào các dịp nghĩ lễ, hoặc trong kỳ
nghĩ hè, anh tôi thường kéo về nhà mấy anh bạn mà họ thường gọi đùa nhau : “con
bà xơ” , hoặc dân “ không nơi gối đầu”…
Họ tụ họp ăn uống, ca hát , rủ nhau đi xi nê và
làm bài chung với nhau, kể cả áo quần họ cũng mặc ké của nhau…
Nhà
ông nội tôi khá rộng . Phòng khách phía trước trở thành phòng đọc sách mỗi tối
vì nơi đây chứa các kệ sách của ông tôi và các anh tôi. Bộ bàn ăn, và bộ ngựa
trong gian bếp cuối nhà là chỗ làm bài, chỗ ngủ cho vài ba anh sinh viên thuộc
dân “ không nơi gối đầu”…
Thực ra thì các bạn anh tôi đều có chổ ở trọ
cả, nhưng khổ nỗi đôi khi vào những ngày cuối tháng gia đình chưa kịp gởi tiền
cho họ thanh toán tiền cơm tiền trọ nên họ đến tìm đến nhà ông nội chúng tôi
“tị nạn” vài bữa chờ cái “măng đa” của
gia đình vì họ ngại gặp người chủ nhà khó tính .
Mỗi khi Ông tôi thấy họ đến ở lại với các anh
tôi đôi ba ngày, có khi lâu hơn một tuần và nhất là khi gặp mặt ông họ càng tỏ
vẻ ngại ngùng,Ông tôi đoán biết, Ông hiểu , ông thông cảm và thương họ thế nên
mới gọi anh Hiệp tôi bảo rằng:
Mi nói với mấy đứa bạn mi không có chổ trọ
thì về đây mà ở, đừng có sợ.
Ăn thì nhiều chớ ở có bao nhiêu.
Nói thì nói rứa chớ nhà ông có chi ăn nấy,
“có mắm ăn mắm, có muối ăn muối”, ông nội không có lấy tiền đứa mô hết.Ngày đi
học, tối về thì phòng khác phía trước ngồi mà lo bài vở, phía sau nhà bếp có có
bộ ngựa đó, giăng mùng trải mền ra mà ngủ với nhau. Đỡ cho cha mẹ bay được đồng
nào hay đồng nấy. Thời buổi chiến tranh
loạn lạc rán mà học, đừng có lêu lổng ham chơi , đừng có tụ tập, chạy theo cái
bọn “lên đường xuống đường” là được rồi…
Dần dà, biết tính ông nội mấy bạn của anh tôi
bớt e ngại, nhất là khi thấy ông thật lòng đùm bọc giúp đỡ nên họ đến với các
anh tôi thường xuyên hơn.Các anh có gia đình ở xa như trong Đà Nẵng, hay ngoài
Đông Hà -Quảng Trị chẳng hạn, nhất là
khi đường xá xa xôi, mà còn bị VC đặt mìn, đắp mô hư hại không về nhà được họ đành ở lại vài ngày trong các kỳ
nghĩ lễ hoặc một đôi tuần lâu hơn trong ba tháng hè.
Trong đám bạn sinh viên thường đến nhà ông
tôi “tị nạn” có anh Nguyễn Thới Hòa là người bạn thân với anh Hiệp tôi hơn cả.
Hiệp với Hòa cùng học chung ở Khoa Học. Vì anh trùng tên với một anh bạn khác
là Trần Quốc Hòa nên mọi người gọi anh là anh Thới. Anh kia là Quốc.
Gia đình
bố mẹ anh Thới ở Quảng Nam. Ba anh vốn là dân gốc Nam kỳ chính tông. Quê
mãi tận Long Xuyên. Vốn bản tính thích phiêu lưu, gia đình khá giã, ông rong
ruỗi buôn bán làm ăn nhiều nơi. Từ miền Nam ra miền Trung. Cuối cùng ông dừng
chân tại Quảng Nam và thành hôn với một thiếu nữ bản xứ.
Ông bà mở tiệm tạp hóa tại nhà, buôn bán nuôi
ba người con, một trai hai gái, mà anh Thới là anh hai trong nhà.
Năm
65, ba anh Thới qua đời vì đạn pháo kích VC , nhà tan cửa nát. Một mình mẹ anh
tạo dựng lại cơ nghiệp từ số vốn ít oi dành dụm được. Gia đình anh sa sút từ
đó. Tuy vậy bà vẫn cố gắng cho các con ăn học. Anh Thới hiểu được hoàn cảnh neo
đơn của gia đình mình nên không muốn học tiếp, dốc lòng kiếm việc làm phụ mẹ
nuôi em. Nhưng trước sự cương quyết của mẹ ,
anh phải tiếp tục việc học. Vừa đi học vừa phụ mẹ trông chừng cái tiệm
tạp hóa trên căn nhà nhỏ nhoi mới được dựng lại giữa đống tro tàn.
Sau khi đỗ tú tài phần 2. Vâng lời mẹ ,anh cơm đùm gạo bới ra Huế ghi
danh vô đại học Khoa Học. Lúc đầu anh ở trọ tại nhà một người bà con xa ở Tây
Lộc, trong thành Nội Huế. Có những lúc không đủ tiền đi xe bus, xe lam, anh
đành cuốc bộ…
Một thời gian sau khi khá thân thiện với anh
tôi, Anh Thới tỏ ý :
-Hiệp, mi ở đây quen, tìm hỏi cho tao một
việc làm được không? Bất cứ chuyện chi cũng được. Tao cần tiền để phụ mẹ tao.
Gia đình tao đơn chiếc và nghèo. Mẹ tao thì không muốn tao bỏ học.
Hầu
như ngày nào sau bữa cơm tối anh Thới cũng kể về gia cảnh của mình cho anh Hiệp
tôi nghe. Gần tới ngày đóng tiền cơm tháng, tiền ở trọ là anh Thới buồn lo ra
mặt…
Câu chuyện giữa hai anh Hiệp-Thới lọt vô tai
ông nội tôi. Lúc đầu ông gọi anh Thới lại và bảo:
-Ông biết hoàn cảnh gia đình cháu. Vậy thì để
ông giúp cho. Cháu cứ ở lại đây với thằng Hiệp. Có chi ăn nấy. Thêm một cái
chén, một đôi đũa có hao tốn chi mấy đâu.
Ông coi như có thêm một đứa cháu trong nhà đừng có ngại chi…
Tôi biết ông tôi rất thật lòng nhưng anh Thới
thì ngại, do đó anh cố tình bớt lui tới
với nhà ông nội, dù rằng anh Hiệp kêu gọi cách mấy anh cũng cố tình tránh né.
Một
hôm tôi nghe anh Hiệp về kể với ông nội rằng có những buổi trưa Hiệp bắt gặp
anh Thới ngồi gậm bánh mì không ( không đây có nghĩa là bánh mì không nhân thịt
)trong sân trường đại học. Hiệp thấy tội nghiệp thằng bạn nhưng cũng lôi anh Thới ra mà “chửi” một chặp, rằng:
Đồ cái thứ tự ái dổm! Mi không coi tau là bạn
mi sao ?
Anh
Thới cười giả lả : lâu lâu ăn bánh mì không một bữa cũng ngon quá chớ!
Anh Hiệp tôi nhại cái giọng Bắc kỳ mắng lại
anh Thới:
- Ngon cái tiên sư mày…
Anh Hiệp càm ràm mãi, sau anh Thới mới
chịu trở lại nương náu nhà nội tôi.
Biết anh là một sinh viên nghèo nhưng lại tự
trọng và liêm khiết, ông nội cứ lay hoay tìm cách giúp. Có lần tôi nghe Ông nội
nói với anh tôi, sinh viên sinh vơ tụi bay thì có mỗi việc dạy kèm thôi chứ có
việc chi mô mà kiếm?
Đúng vậy, ông tôi tìm cách giúp anh
Thới việc dạy kèm học trò trong vùng.
Vì ở
trong họ đạo lâu năm, Ông nội tôi quen thân với LM Nguyễn Phùng Tuệ chánh xứ
Phủ Cam thời bấy giờ. Không biết ông tôi trình bày như thế nào về hoàn cảnh của
anh Thới mà một hôm sau giờ kinh chiều ngày thường, cha Tuệ chạy xe Honda xuống
nhà nội tôi. Có lẽ đã được ông nội tôi thông báo trước, anh Thới biết nên ở nhà
để gặp cha Tuệ.
Vào
nhà, thấy có mặt ông nội và anh Thới, sau khi bắt tay chào hỏi qua loa, cha Tuệ
vào chuyện ngay:
- Tôi biết anh không phải là người công giáo,
nhưng qua sự giới thiệu của cụ Tín đây ( tên ông nội tôi) cho tôi biết anh là người hiếu học, nhưng vì
gia cảnh nghèo nên cần được giúp đỡ. Vậy nên tôi sẽ giúp anh. Tôi không trực tiếp giúp anh tiền bạc nhưng giúp
anh có phương tiện để kiếm tiền.
Cha Tuệ nói. Ông nội tôi Anh Hiệp, anh Thới
cùng lắng nghe. Không ai chú ý tới một đứa con nít như tôi cũng đang đứng bên
cạnh anh Hiệp vểnh tai ra nghe người lớn nói chuyện với nhau.
Cha
nói tiếp : Mỗi cuối tuần tôi cho anh mượn một phòng học trống của trường tiểu
học Terexa trong giáo xứ, và sẽ giới thiệu cho anh một số học sinh trung, tiểu
học cần học thêm toán, lý hóa v.v.. Anh cứ chuẩn bị tinh thần và bài vở đi. Mỗi
em một tháng vài chục, anh có thêm một chút tài chánh mà lo việc học hành. Nói
xong cha Tuệ đứng lên nhìn qua mọi người một lúc, ngài vui vẻ hỏi :
- Tôi sắp xếp như vậy ông cháu ông vừa bụng
chứ?
Ông nội tôi không nói, chỉ cười khà khà, bắt
tay cha Tuệ. Biết hôm nay cha Tuệ bận
rộn nhiều công việc nhà xứ ông tôi không mời cha ngồi lại dùng trà như mọi lần,
ông đưa mắt ngó anh Thới ngầm nhắc anh nói lời cảm ơn cha.
Anh Thới vui
và cảm động ra mặt nói lời cám ơn
cha Tuệ và ông nội tôi rối rít.
Câu chuyện ngắn ngủi chỉ có vậy thôi. Cha Tuệ
từ giả ra về.
Hình
như thấy anh Thới ứa nước mắt. Anh Hiệp tôi lầu bầu:
-Cái thằng coi vậy mà mít
ướt thì thôi!
Trong giọng nói ồ ề của anh tôi thoáng một
chút vui vui và cảm động …
***Nhờ cha Tuệ giới thiệu và thông báo trong xứ đạo mà anh
Thới có được một số học sinh từ đệ thất , lục ngủ, tứ ( lớp 7-8-9-10 bây giờ)
đến học thêm Toán, Lý Hóa chừng 10 đứa. Dần dà, số học sinh thêm đông hơn, nên
cuối tuần anh phải chia làm hai, ba lớp. Mỗi lớp chỉ kèm từ 5 đến 10 đứa là tối
đa.
Anh
Hiệp tôi là vua lười, nhưng bất đắc dĩ
phải phụ anh Thới. Vì nếu một lớp học kèm mà đông quá thì phụ huynh học sinh
không hài lòng.
Công việc dạy kèm của anh Thới suông sẻ. Dần
dà anh rất có uy tín trong họ đạo. Nhờ đó anh có được nguồn tài chánh đễ lo
việc học và đôi khi anh còn dư tiền gởi ngược về Quảng Nam cho hai đứa em gái
của anh mua sách vở.
Có việc dạy học kèm đó mà ba tháng hè,
anh chỉ về thăm nhà có một, hai tuần lễ. Thời gian còn lại anh đều ở lại nhà ông tôi để tiếp tục việc dạy kèm học sinh
kiếm tiền học cho năm tới.
Trước anh Thới thì “thầy giáo” dạy kèm toán
cho tôi suốt trong những năm trung học là các anh tôi. Người nào cũng
là thầy giáo dạy kèm của tôi hết. Người dạy tôi nhiều nhất là anh Hiệp. Thú
thật tôi rất sợ môn toán. Từ đại số,
hình học. hình học phẳng, hình học không gian và kể cả môn Lý Hóa tôi đều sợ
chỉ vì một lý do đơn giản là tôi… lười và dốt toán! Mà thông thường thì đa số
con gái hay mơ mộng chỉ thích học văn chương thơ phú hơn. Có lẽ toán chỉ dành cho con trai thực tế hơn
chăng? Dù không thích môn toán nhưng mấy năm đầu của trung học, anh Hiệp tôi đã
hăm he:
-Phải học thêm Toán & Lý Hóa để mai kia
mốt nọ có lên được đại học thì ghi danh vào phân khoa nào cũng được… Vậy nên
tôi không dám cải lời anh tôi.
Anh
Hiệp bắt đầu dạy kèm cho tôi từ năm đệ thất. Anh Hiệp chú ý tới việc học của
tôi hơn các người anh khác, nhưng phải cái tội hơi nóng tính, nên tôi thường
hay bị cú đầu, nhéo tai mỗi khi giải không ra một phương trình, hoặc viết không
đúng một phản ứng hóa học…
Cũng may từ ngày có anh Thới mở lớp dạy kèm,
ông hỏi :Ti à, cháu có muốn theo lớp học
của anh Thới không? (có lẽ ông nội thấy
tôi khổ sở vì bị anh Hiệp tôi ' nhéo tai' liền tù tì , muốn 'cứu bồ' cho con
cháu dốt toán )
Tôi mừng ra mặt thưa với ông nội liền, dạ
muốn!
Sỡ dĩ tôi muốn theo lớp dạy kèm của anh Thới,
một phần vì ham vui, phần vì thấy anh Thới không đến nỗi nóng tính như anh
Hiệp. Có ông nội can thiệp. anh Hiệp không dám nói gì hết. Ông cho rằng anh em
trong nhà khó học hơn với người ngoài.
Hơn nữa anh Hiệp cũng đang bận bịu phụ anh
Thới thêm mấy lớp dạy kèm.
Tôi trở thành học trò của anh Thới từ dạo đó.
Ngoài những giờ cuối tuần học với anh trong lớp. Tối về nhà anh còn dạy thêm
cho tôi sau bữa cơm gia đình.
Có một điều buồn cười là khi ngồi chung trong
lớp, tôi bắt chước các bạn gọi anh Thới
là thầy. Về nhà tôi lại gọi anh là anh
hai.
Thực ra thì người Huế không gọi các anh trong nhà bằng thứ hai, ba, tư… như
người trong Nam. Từ ngày có anh Thới trong nhà, chúng tôi gọi anh Hiệp và anh
Thới là anh hai hồi nào không hay. Anh
hai Hiệp. Anh hai Thới…
Từ ngày tôi theo học lớp dạy kèm của anh
Thới, ông nội bắt tội gọi anh Thới là thầy. Anh Thới cười nói:
-Ông nội à, con Ti giống như em con mà, bắt
nó kêu bằng thầy mà chi.
Rồi
anh nheo mắt ngó tôi cười : phải không Ti?
Tôi không dám trả lời mà chỉ đưa mắt ngó ông nội.
Ông
tôi vẫn còn theo cổ tục xưa nên ông nói một hơi nào là :
-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư…Một chữ cũng là
thầy, nữa chữ cũng là thầy. Phải có tôn tri trật tự…Tôn sư trọng đạo v.v….
Tôi không dám hó hé nữa lời nhưng anh Thới
thì xin với ông nội:
- Thôi thì khi nào Ti vô lớp thì gọi con bằng
thầy cho giống bạn nó, còn ở nhà thì ông
cho Ti gọi con là anh hai nghe ông nội.
Ông
tôi không trả lời mà chỉ nói : thiệt tình! Rồi bỏ đi ngủ.
Chờ cho ông vô buồng, anh Thới dặn tôi:
-Ti, ở nhà thì cứ gọi anh là anh hai đi nha.
Tôi rụt cổ, lè lưỡi. Hai anh em tôi ngó nhau
cười …
Các anh tôi có rất nhiều bạn. Nam Trung Bắc,
đũ cả. Nhưng chỉ có anh Thới là đằm thắm & ít nói nhất tuy anh là gốc Nam
kỳ! Trong đám bạn bè của anh tôi, ai cũng cho anh Hiệp là chững chạc nhất nên
họ đồng thanh “bầu” anh tôi làm “thằng anh hai”…
Mỗi lần họ đến nhà tìm anh Hiệp họ đều hỏi :
Ti, có “thằng anh hai” ở nhà không?
Lúc
đầu tôi cũng chỉ nói : dạ có, hoặc dạ không có anh em ở nhà…
Riết
rồi nghe quen tai, có khi tôi trả lời một cách tự nhiên :
-Dạ, “ thằng anh hai” của em không có nhà…
Mà
cũng tại anh Hiệp của tôi thôi. Bạn bè cùng trang lứa xưng hô đùa giởn với nhau
như thế đã đành, vậy mà với tôi, lắm khi anh Hiệp cũng hay đùa bởn mỗi khi sai
bảo tôi điều gì. Chẳng hạn như :
- Ti, rót cho “ thằng anh hai” ly nước coi.
-Đi
mua cho “ thằng anh hai” gói thuốc, mau lên..
Riết rồi anh quen miệng. Chúng tôi thì nghe
quen tai. Danh từ kép “ thằng anh hai” không phải là một danh từ hổn láo, mà
vui, tếu, thân thiện giữa các người bạn của anh tôi và tôi nữa…
Thoạt đầu ông nội tôi không vừa ý cách xưng
hô kỳ cục của bầy cháu. Ông thường phàn nàn : Xưng hô cái kiểu chi dị hợm vậy không biết nữa.
Nhưng
rồi ông nội thấy anh em chúng tôi ngoài cách xưng hô tếu tếu, vui vui lạ tai đó
, chúng tôi rất lễ phép với anh Hiệp. Anh em vẫn nhường nhịn nhau nên dần dà
ông cũng hết khó chịu với lối xưng hô kỳ
cục đó, tuy đôi khi ông cũng còn càm ràm : thiệt tình!
Anh Thới ở trong nhà riết rồi cũng vui lây
với anh em chúng tôi. Anh quí mến và thương ông tôi như ông nội của anh vậy.
Quen dần anh gọi ông tôi là ông nội hồi nào không hay. Anh thường than:
-Mẹ cháu mồ côi sớm. Cháu thì lại mất bố sớm
, sống xa quê nội quê ngoại nên không biết mặt ông bà nội ngoại gì…
Chúng
tôi may mắn hơn anh Thới ở chỗ là còn được sống chung với ông bà nội cho đến
ngày khôn lớn.
Cháu nội, cháu ngoại của ông nội tôi cũng
nhiều lắm nhưng ông thương và lo lắng
cho chúng tôi hơn cả, bởi đời lính của ba tôi rày đây mai đó , chẳng mấy khi
được ở nhà chuyện trò với con cái dăm mười ngày nói chi tới chuyện dạy dổ chúng
tôi. Là lính Pháo Binh nhưng ba tôi lại theo bộ chỉ huy Tiểu Đoàn đi yểm trợ
hành quân liên miên, không như các cô chú bác của tôi, họ là những công chức
hoặc hành nghề buôn bán tự do nên ở nhà thường với con cái họ.
Thế
cho nên ông nội dốc hết sức mình đặc biệt để ý chăm lo dạy dổ bầy cháu trong
lúc thì giờ của mẹ tôi phải lo cửa tiệm tạp hóa kiếm tiền nuôi con không trông
mong chi vào đồng lương lính của ba tôi…
Ông nội tôi rất nguyên tắc nhưng được cái
hiền lành. Ông rất từ tốn, ăn nói chậm rải không hề lớn tiếng kể cả trong việc
mắng dạy bầy cháu.
Mỗi khi thấy mấy anh tôi xin tiền đi coi xi
nê ông cằn nhằn:
- Không để giờ mà lo học hành đi, tụi bây
sướng quá đâm hư, thấy con người ta không có chổ ở trọ mà học hành, tụi mi có
nhà có cửa, nơi ăn chốn ở đàng hoàng mà cứ lo “xi nê xi na”..
Các
anh tôi thì không “ ngán” cái tật ưa cằn
nhằn và hay la rầy của ông nội . Lần nào
cũng vậy, hễ năn nỉ một hồi thế nào ông cũng cho mà còn cho dư đủ để mua thêm
vài vé xi nê cho hai ba anh bạn đang sốt ruột chờ ngoài cổng.
Họ hí
ha hí hửng kéo nhau đi xem phim. Trong bữa cơm tối lại kháo nhau chuyện phim.
Họ biết ông nội lắng nghe nên họ nịnh ông nội “ Phim hay quá ông ơi, mai mốt có
phim hay ông cho tụi cháu đi coi nữa nghe...
Lần
nào như lần nấy, ông nội đều chửi họ có một câu giống hệt nhau: “Tổ cha bây, không lo học hành, mà cứ xi nê với hát bội! Cha bây đi lính rồi
tau ăn ngủ không yên, bây chừ tới phiên tụi lăm le muốn vô lính nữa hay răng
đây?
Mắng thì mắng vậy, nhưng khi nhìn bầy cháu
tám chín đứa vẫn ngoan ngoãn học hành dù ba thì bận đi hành quân, vắng nhà liên
tu bất tận, mẹ thì đầu tắt mặt tối lo buôn bán kiếm tiền nuôi con, ông nội tôi
rất hài lòng…
***Nhưng cuộc sống êm ả của anh em chúng tôi
không được bao lâu thì biến cố Mậu Thân gieo tang tóc trên mọi nẻo đường xứ
Huế. Trong lúc gia đình , gia tộc tôi
rơi vào cảnh nát lòng thì trong Quảng Nam mẹ và hai đứa em của anh Thới cũng
không toàn thây bởi đạn pháo kích của bọn cộng phỉ ác nhân.
Mấy ngày trước tết năm 68 anh Thới không thể
về nhà ăn tết với gia đình anh được, vì hay tin tuyến đường Huế - Đà Nẵng vị
bọn VC chận đánh ngay đèo Hải Vân Lăng Cô
nên anh đành ở lại Huế.
Chiều
30 tết, anh Thới vào thăm người bà con mà trước đây anh từng ở trọ. Anh hẹn anh
Hiệp tôi sáng mồng một tết sẽ về chúc tuổi ông bà nội và ăn tết với anh em
tôi. Không ngờ , hơn ba tuần lễ anh kẹt
lại trong nhà người bà con ở Tây Lộc , gần đồn Mang Cá thành nội Huế nên thoát
chết.
Sau
khi dự đám tang của ông Nội & các
anh tôi. Anh Thới về Quảng Nam thăm gia đình thì hởi ôi mẹ và hai đứa em của
anh không còn nữa. Lối xóm cho biết mẹ và em anh chết cháy trong đêm mồng hai
tết vì đạn pháo kích VC rơi trúng vào nhà anh. Họa vô đơn chí. Năm 1965 cha anh
cũng đã chết vì đạn pháo của bọn cs khốn kiếp trên mảnh đất nhỏ bé này.
Trong hoàn cảnh bom đạn tư bề, loạn lạc khắp
nơi của tết Mậu Thân, người quen thân không thể nhắn tin cho anh được. Lối xóm
đã an táng mẹ và hai em cho anh rồi. Anh tìm tới nghĩa trang viếng mộ mẹ và hai
đứa em gái. Rồi anh trở lại Huế , sống với gia đình tôi vài tháng.
Anh Hiệp tôi cũng quá đau khổ vì cảnh tượng
tan nát thê lương của gia đình trong tết MT, anh không thiết học hành gì nữa.
Cả hai anh Hiệp và Thới cùng bỏ học đăng lính.
Rời quân trường Thủ Đức Anh Hiệp xin về phục
vụ ở tiểu đoàn 12 Pháo Binh Phú Bài Huế.
Anh Thới đi binh chủng nào tôi không nhớ. Bận đi hành quân liên miên họ ít có
dịp liên lạc với nhau. Mà tôi cũng dài cổ ngóng trông.
Sau hiệp định Ba Lê, chiến tranh vẫn còn khốc
liệt trên khắp mọi nẻo đường đất nước. Anh em chúng tôi bặt tin nhau từ đó…
****
Sau năm 75,
ba mẹ tôi bị đánh tư sãn, nhà cửa mất sạch mà còn phải dời vô Láng Me
một vùng kinh tế mới, cách Ngả Ba Ông Đồn Long Khánh khoảng 30 cây số đường
rừng.
Đầu năm 1979, tình cờ tôi gặp lại anh Thới,
người bạn chí thân anh Hiệp và cũng là
thầy giáo dạy toán của tôi trong một tình huống đầy nước mắt.
Dạo đó, mỗi lần tới ngày đi thăm nuôi ba và
các anh ở ngoài Bắc là tôi phải mất mấy ngày trời tất tả ngược xuôi lùng kiếm
mua đường, thuốc lá, thuốc tây, kho thịt, làm thịt chà bông v.v…
Bởi vì
sau khi bọn cs v cưỡng chiếm miền Nam thì mọi thứ hàng hóa thức ăn biến mất.
Phần vì bọn ăn cướp miền Bắc vào vơ vét đem ra ngoài kia. Phần bị lũ mọi rợ đó cấm chợ ngăn sông nên tất
cả mọi thứ đều khan hiếm. Nhiều nơi dân
chúng đói khát. Ở những nơi khác tôi không được chứng kiến nhưng ở Long Khánh,
Láng Me vùng kinh tế mới gia đình tôi đang ở thì những người chết đói, không tiền mua gạo, cũng không có gạo mà mua, phải ăn khoai lang
sâu, khoai mì sùng. Sỡ dĩ tôi nói “khoai lang sâu-khoai mì sùng” là vì tất cả
những gì còn tốt đều bị bọn cs địa phương tịch thu hoặc mua với giá rẻ mạt.
Có nhiều gia đình không có khoai lang
sâu-khoai mì sùng ăn mà người ta ăn sống măng rừng trúng độc chết cả nhà, những
cảnh tượng thê lương như thế tôi chứng kiến hằng ngày trước mắt.
Hàng hóa khan hiếm đến cùng cực nên mỗi khi
tìm kiếm mua cho được vài viên Aspirine, vài trăm gram đường là muốn đỏ con
mắt. Chưa nói đến những thứ khác. Tuy vậy tôi
tình cờ may mắn tìm được một chị bán hàng chui, bán toàn thứ hàng “quốc
cấm” ở chợ Long Khánh do một người quen trong lối xóm mách cho. Tôi tìm đến chị
và nói tên người giới thiệu. Chị bán hàng “quốc cấm” này cũng là một người đồng
cảnh ngộ nên chị thông cảm và sẳn sàng giúp tôi ngay. Chồng chị cũng là một sĩ
quan đang bị tù “cải tạo” ở Suối Máu Biên Hòa…
Lui tới mua bán với chị được vài lần thì tôi
gặp thầy Thới của tôi.
Thực ra thì tôi đã thấy ông vài lần trước đó,
mỗi khi ghé đến nhà chị bán “hàng chui”
Trời hởi. Tôi đã gặp thầy giáo của tôi, tôi thấy anh haiThới của tôi mà
không hề hay biết.
Người đàn ông gầy còm, mặt mày hốc hác, xanh
xao, hai chân cụt tới đầu gối. Ông ngồi trên một chiếc ghế thấp nhỏ, loại của
mấy bà bán hàng rau ngoài chợ vẫn thường dùng. Ông ngồi dưới hàng hiên, trước
cửa nhà của chị bán hàng chui. Thầy ngồi cúi đầu, an phận bên cạnh thùng
thuốc lá nhỏ. Chỉ ngước mặt lên mỗi khi có khách đến mua vài điếu thuốc lẻ. Và
tôi đã thấy thầy giáo của tôi vài lần mà tôi không nhận ra.
Có lẽ thầy Thới đã nhận ra tôi mỗi lần tôi
đến mua hàng nhưng ông im lặng nhìn theo khi tôi ra về, không muốn gọi tôi. Ông
chỉ hỏi thăm về tôi qua chị bán hàng.
Mỗi lần nhìn thấy người đàn ông khốn khổ đó
trước cửa nhà chị bán hàng, lòng tôi nôn nao xúc động những tưởng rằng đó chỉ
là những thương cảm khi nghĩ tới cảnh khổ chung của mọi người sau cuộc đổi đời
khốn nạn. Trong tôi khi đó còn có bao nhiêu là đau đớn riêng của chính bản
thân, của gia đình đang tràn ngập tâm trí tôi.
Có những lúc tôi cũng nghĩ đến thầy Thới, nhớ
kỹ niệm xưa, có sự hiện diện của thầy trong gia đình tôi, và thầm mong cho thầy
đừng rơi vào cảnh khốn khổ như ba tôi, như các anh em tôi…
Vậy mà ai có ngờ đâu?!
Một hôm, trước ngày ra Bắc thăm anhHiệp. Tôi lần mò đến tìm chị bán hàng
chui như đã hẹn, nhưng chị bận đi thăm chồng, chuyến đi bất bình thường của chị
nên tôi không được gặp chị. Chị đã tính toán trước nên gởi số hàng tôi cần cho
người đàn ông khốn khổ đó là thầy Thới, nhờ trao lại cho tôi.
Sỡ dĩ chị tin tưởng là vì chị biết gốc gác
của ông. Chính chị là ân nhân của thầy Thới. Chính chị đã cưu mang, giúp đỡ
người thương phế binh của VNCH từ một buổi sáng khám phá ra ông nằm co ro dưới
mái hiên nhà chị ba bốn tháng sau cuộc đổi đời khốn nạn…
Thầy Thới
kể cho chị nghe thầy bị chúng đuổi ra khỏi căn nhà ở làng phế binh Thủ
Đức mà ngày trước chính phủ VNCH cấp cho
thầy…
Tấm
thẻ bài là gia tài duy nhất còn lại trên người ông. Biết rỏ gốc gác của thầy
Thới, nên bằng mọi cách chị thành tâm
giúp ông.
Ban ngày, ngó trước ngó sau không thấy bọn
công an lai vảng, chị cho thầy Thới vào
nhà tắm rửa, làm những việc vệ sinh cá
nhân ...
Chị không dám cho thầy Thới chính thức trú
ngụ trong nhà, vì thời đó bọn vc băt đầu áp dụng chính sách “ hộ khẩu” để kiểm
soát dân chúng.
Mái
hiên và chiếc ghế bố cũ kỹ là nhà, thùng đựng thuốc là lẻ là phương thức kiếm
cơm của thấy Thới tôi.
Tất cả do tấm lòng đôn hậu của chị bán hàng
chui cung cấp… Thầy Thới của tôi sống câm lặng với những ngày tháng đớn đau tủi
nhục triền miên trong tâm tưởng, trên thân xác…
* Đến lần nầy tôi không gặp chị bán hàng.
Thoáng chút thất vọng tôi toan ra về. Khi đi ngang chổ thầy Thới ngồi ông ngoắc
tay, ra dấu gọi tôi lại gần.Tôi hỏi nhỏ: Bác có biết chị chủ nhà chừng nào về
không?
Hỏi
thì hỏi vậy nhưng trong lòng tôi không mấy tin là “ông già” này biết,
Nhưng Ông vội vàng nói:
-Chị ấy có nhờ tôi giữ hộ hàng cho cô đây.
Tôi ngạc nhiên nhìn ông, rồi nhìn quanh
như thầm hỏi hàng của tôi đâu, thì ông đã dùng hai tay vịn hai bên chiếc ghế
thấp ông đang ngồi, từ từ nhích lần tới chiếc ghế bố sát cánh cửa. Lật chiếc
mùng cũ kỹ , lấy trao cho tôi mấy gói thuốc lá,
một số thuốc tây mà tôi nhờ chị mua dùm…Thấy chị bán hàng tin tưởng ông
mà gởi hàng cho tôi, tôi cũng không ngần ngại, đưa tiền cho ông nhờ trao lại
cho chị bán hàng.
Thấy còn sớm, tôi ngồi lại định hỏi thăm gia
cảnh của ông. Không hiểu sao mấy lần trước khi ra về, tôi cứ nhớ tới người đàn
ông tật nguyền này, thấy trong lòng xốn xang mà không hiểu do đâu?
Chắc chắn thầy Thới nhận ra tôi, vì anh em,
thầy trò xa cách nhau đâu có mấy năm. Tuy tôi có tiều tụy, gầy gộc đi nhiều
nhưng chắc là không quá thay đổi đến mức thầy Thới nhận không ra. Nhưng ngược
lại thì thầy thay đổi quá nhiều. Khóe mắt trủng sâu. Không còn chiếc kính cận
nên đôi mắt nhìn càng mờ đục càng dại
đi.Tóc muối tiêu, khô cứng. Da sạm đen, vết thẹo bên má phải làm khuôn mặt thầy
co rúm lại. Nhìn ông hom hem trong chiếc áo lính rằn ri đã quá bạc mầu. Một
chân thì cụt tới đầu gối, chân kia thì cụt sát háng. Thế nên tôi không thể nào
nhận ra thầy Thới của tôi nếu trời đất không run rũi cho tôi ở lại nói chuyện
với thầy tôi hôm đó…
Ngồi xuống sát bên thùng thuốc lá cạnh ông,
tôi chưa kịp mở lời thì thầy Thới hỏi tôi liên tục. Câu này qua câu khác làm
tôi không có thì giờ để hỏi ông câu nào. Thầy Thới hỏi anh cô, ba cô bị tù ở
đâu? Gia đình cô hiện ở đâu v.v.. Chỉ
hỏi trống không, và không nhắc tên bất kỳ ai dù trong những câu hỏi thỉnh
thoảng ông nhắc tới một vài địa danh như Phủ Cam, An Cựu, Thành nội, đồn Mang
Cá…
Thầy
hỏi liền miệng không ngừng nghĩ, có những câu tôi chưa kịp trả lời thì ông đã
sang một câu hỏi khác.
Trả lời một lúc tôi cảm thấy mệt, tôi im lặng
nhìn ông. Nghe trong giọng nói đó như có một âm vang quen thuộc. Càng hỏi, càng
nói , giọng nói của ông càng mạnh dần, không yếu ớt như lúc đầu. Tôi cố lục lọi
trí nhớ xem tôi đã nghe qua chất giọng nầy từ đâu chưa. Trong trái tim tôi bắt
đầu thổn thức, dù chưa nhận ra người đối diện là ai?
Tôi buồn, tâm trí xốn xang, nghe đau nhói
trong lòng khi nghe tới những Phủ Cam, Hàm Nghi, An Cựu…tôi cảm thấy nhớ Huế,
rồi như có ai khơi lại vết đau. Bổng
dưng nước mắt tôi ứa ra. Tôi cúi xuống lau vội nước mắt. Khi ngước lên, tôi
thấy thầy Thới nhìn tôi đăm đăm. Thoáng
chút ngạc nhiên, tôi không dám hỏi gì thêm, chỉ đứng dậy nói chào ông để ra về.
Như không thể ngăn kịp ông buột miệng gọi
: Ti à!
Hai tiếng “Ti à” vừa thốt ra từ cửa miệng
người đàn ông tàn phế đang ngồi trước mặt tôi như có một sức mạnh dội mạnh
trong tâm trí, tim tôi đập thình thịch.Tôi xúc động, toàn thân tôi run lẩy bẩy.
Tôi đã nhận ra người trước mặt tôi là ai rồi. Hai chữ 'Ti à” quen thuộc ngày
xưa từ trong gia đình tôi. Không kiềm chế được nổi xúc động, tôi gục xuống trên
hai chân cụt của ông, nước mắt tôi xối xã. Tôi không nói được câu nào. Tôi mặc
kệ người qua lại nhìn tôi. Tôi mừng, tôi tủi, tôi giận thầy Thới của tôi…
Trong tư thế đó, ông vổ nhè nhẹ trên hai vai
tôi ra vẻ dỗ dành mà không nói câu nào.
Tôi nghe như có tiếng nấc nghẹn trong cổ họng của ông.
Tôi vụt ngồi thẳng dậy, nhìn trên khuôn mặt
khắc khổ nhòe nhoẹt nước mắt của thầy Thới. Tôi nỗi cơn bướng như hồi còn nhỏ,
tôi vùng vằng, tôi cự nự ông một hơi, hai tay tôi đấm mạnh trên hai chân cụt
của ông vừa khóc vừa nói :
-Tại sao anh hai thấy em tới đây mấy lần rồi
mà làm lơ, thầy thấy con Ti mà không gọi..
Lúc
thì gọi thầy, lúc thì anh hai, chỉ có một câu đó mà vừa khóc vừa lặp đi lặp lại
không biết mấy lần…và cứ vừa khóc vừa đấm thùm thụp vào hai cái chân cụt của
ông.
Ông cũng xúc động không kém, ông tìm cách giữ
hai tay tôi lại và chỉ im lặng, mặc cho tôi khóc , giận hờn, trách móc…
Tôi ngồi bên cạnh thầy Thới trước mái hiên
nhà cùa chị bán hàng gần hết nữa ngày. Bao nhiêu là chuyện vui buồn anh em,
thầy trò hỏi han kể cho nhau nghe…Tôi kể cho thầy Thới chuyện tôi đi tìm thằng
Linh, chuyện anh Hiệp chết đau thương trong tù, nhưng không hiểu sao tôi lại dấu chuyện tôi bị công an hiếp dâm ngoài
Bắc.
Thầy
kể tôi nghe chuyện vợ mình đem theo đứa con gái ba tuổi theo gia đình chị đi
vượt biên bỏ thầy ở lại, chỉ vài tháng sau thầy cũng bị cướp nhà, lang thang
nhiều nơi, cuối cùng thầy dừng ở đây nhờ có người đàn bà nhân hậu này…
Trời đã về chiều. Thầy Thới dục tôi ra về.
-Ti à, em về đi. Tối rồi. Thời buổi này không
dễ gì đón xe đâu đó. Hết xe mà đi bộ dọc đường nguy hiểm lắm.
Tôi chợt nhớ ra năn nỉ :
-Thầy theo em về nhà ở với mẹ đi. Từ ngày anh
Hiệp với Ba đi tù mẹ gần như muốn điên trở lại…
Thầy Thới ra chiều suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Thôi, Ti à để anh hai ở tạm đây đi đã…
Tôi khóc lóc, năn nĩ cách mấy thầy Thới cũng
không chịu theo tôi về nhà. Thấy trời đã gần tối, ông hứa đại cho tôi vui:
- Được rồi, lần sau Ti tới, anh sẽ theo em về
nhà. Bây giờ anh hai hứa coi chừng nhà cho chị Hồng ( tên chị chủ nhà) anh hai
không thể bỏ đi được. Tôi biết ông kiếm cớ thoái thác chứ ông ngủ ngoài mái
hiên, nhà chị Hồng đóng cửa kín mít, cái thân tật nguyền của ông mà giữ nhà cái
nỗi gì?
Tôi biết không thể thuyết phục ông thêm và
nhớ chực là ngày mai tôi phải theo mấy người lối xóm đi ra Bắc tìm thăm ba tôi
cho nên đành ra về thu xếp đồ đạc cho
kịp chuyến xe sớm ngày mai…
Trước khi về tôi đưa cho thầy Thới một ít
tiền nhưng thầy không nhận. Ông bảo :
-Anh hai không cần đâu. Để mà mua quà thăm
nuôi. Nhớ cho anh gởi lời thăm ba và anh Hiệp, nhưng đừng có nói là anh như vậy
nghe không!
Miệng thì mỉm cười mà tôi thấy nước mắt anh ứa ra.
Tôi
vừa đi vừa quay lại đưa tay vẩy
vẩy chào thầy Thới …
Chợt
nghĩ ra cách đưa tiền cho thầy Thới, tôi chạy lại hàng bán áo quần cũ, chọn mua một chiếc áo lính bốn túi còn dày
dặn, bỏ nắm tiền vào trong túi áo, trở lại chổ thầy Thới ngồi xuống, đưa cho
ông chiếc áo, và không cần giữ gìn, tôi quàng tay ôm chặt vai ông, nói nhỏ bên
tai : anh hai giữ áo này mà mặc cho ấm. Nếu
anh hai không nhận em không về đâu.
Ông
thừa biết là tôi bỏ tiền trong túi áo, vì không thể từ chối, đưa tay cầm lấy
chiếc áo vừa cười vừa nói :
-
Đúng là con Ti lì. Cái tật lì tới giờ này cũng không bớt được chút nào…
Câu nói
thân thương đó làm nước mắt tôi lại rơi xuống.
Tôi ra về mang theo hình ảnh thầy Thới với
những nổi xót xa, cay đắng, thương yêu, tủi hờn… Nhưng vẫn hy vọng sau khi thăm
nuôi ba và các anh về, lần tới tôi sẽ đến đón thầy Thới về sum họp trong gia
đình tôi như trước dù bây giờ hình hài thầy giáo của tôi, anh hai Thới của tôi
không còn nguyên vẹn…
Suốt đêm hôm đó tôi không sao chợp mắt. Hình
ảnh các anh tôi, anh Thới trong căn nhà đầy ắp thương yêu của nội tôi. Hình ảnh
thê lương của gia đình tôi trong tết Mậu Thân. Những ngôi mộ song song bên nhau
trong vườn nhà nội ngoài Huế. Hình ảnh thằng Linh trên chuyến xe lữa từ miền
Bắc, trong nhà bác Hạ… trong chiếc hòm dính đầy tro than. Nét mặt đau đớn của
Anh Hiệp bên hàng rào kẻm gai, xác anh
trong đống lữa giữa núi đồi lạnh lẻo. và bây giờ là hình ảnh một anh hai Thới,
thầy giáo Thới của tôi không nguyên vẹn hình hài, đớn đau tủi nhục sống lây lất
bên lề đường cứ luân phiên nhau hiện lên trong tâm não.
Tôi không dám kể cho ba tôi về anh Thới. Ích
gì đâu mà chỉ cho ba tôi thêm đau lòng.
Đi và
về cho mỗi chuyến thăm nuôi mất hơn mười mấy ngày nếu đường đi suông sẻ.
Về tới nhà, không kịp kể cho mẹ nghe, hôm sau tôi lật đật đi thăm thầy Thới.
Nghĩ
tới đem thầy về nhà rồi nói với mẹ cũng không muộn. Đón được xe đò tới LK thì cũng đã quá trưa.
Bước xuống bến xe đò Long Khánh, tôi đi bộ
cũng gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà chị bán hàng. Lòng mừng khấp khởi nghĩ là
sẽ gặp lại thầyThới. Trong lòng sắp sẳn
bao nhiêu chuyện để nói, đễ kể.
Nhưng khi đến nơi không thấy thầy Thới với tủ
thuốc lá đâu?
Nhà
chị bán hàng cũng đóng cửa kín mít. Vừa mệt vừa lo, tôi ngồi trước hiên nhà chờ.
May quá, chỉ chừng hơn một tiếng đồng hồ chị
Hồng trở về.
Gặp tôi, không chờ tôi lên tiếng hỏi, chị lắc
đầu ngay, giọng buồn hiu : Trể rồi em ơi. Ổng “đi” rồi…
Tôi
nghe như đất trời sụp đổ. Từng cơn đau cuộn lên trong tâm trí tôi như khi nghe
tin anh Hiệp bị bắn chết trong tù hôm nào. Tai tôi lùng bùng, ngực tôi khó thở,
nước mắt tôi tuôn xuống từng dòng.
Anh Thới ơi, hứa là chờ em trở lại mà sao đã
vội vã bỏ đi…
Tôi gục xuống bên vai chị Hồng…
Chị vừa khóc vừa kễ cho tôi nghe.
Tôi đi được hai hôm, thầy Thới của tôi trở
bệnh. Thực ra thì ông bị lao phổi đã hơn một năm rồi. Bị lao phổi mà không
thuốc men, không nơi gối đầu. Cay đắng
tủi cực. Ngủ bờ ngủ bụi làm sao mà sống cho được. Chị cũng đã ra sức giúp đỡ, nhưng
trong hoàn cảnh này còn làm chi hơn được những điều chị có thể làm. Ngủ ngoài
hành lang vậy mà có khi còn không yên thân với bọn công an chó chết. Đêm nào
mưa gió, chị mở cửa kêu thầy vào bên trong. Cơm nước thì vất vưởng bữa đói, bữa
lưng lững dạ với ba lát khoai mì, trộn bo bo…Thầy Thới của tôi sống lây lất
trước mái hiên nhà chị Hồng như vậy gần
hai năm trời. Chị cho thầy thùng thuốc lá nhỏ, đưa cho thầy một ít thuốc
bán kiếm lời sống qua ngày, tiền vốn
cuối ngày trả lại chị…
Chị
Hồng vừa kể vừa khóc, một buổi sáng hai
năm trước chị mở cửa nhìn thầy với hai chân cụt nằm co ro dưới mái hiên nhà
chị. Rồi cũng một buổi sáng khác, cách
đây một tuần lễ chị nhìn thấy thầy Thới của tôi nằm im bất động trong chiếc áo
Lính cũ tôi mua cho thầy trước khi ra Bắc thăm ba tôi…
Thầy Thới của tôi. Anh hai Thới của tôi không
bao giờ thức dậy nữa rồi.
Anh đã
không y hẹn chờ tôi trở lại. Anh hai lại thất hẹn với con Ti nữa rồi…
*** Tôi theo chị Hồng, người đàn bà có tấm
lòng nhân ái đi thăm mộ thầy Thới.Thăm mộ anh hai Thới của tôi. Mộ nằm trong
nghĩa địa giáo xứ Long Khánh. Chị Hồng là người công giáo, nên xin cha xứ cho
chôn cất thầy giáo tôi ở đây.
Bó
nhang cháy rực trong tay, đứng trước phần mộ mới được đắp chưa được hai tuần lễ
lòng tôi tan nát.
Từ
ngày quen biết thầy, tôi chưa bao giờ thấy Thầy có lấy một ngày thanh thản,
không lo âu.Sao cuộc đời người thầy giáo của tôi khốn khổ đến như vậy?
Có cảnh đời nào não lòng hơn nữa không thầy
Thới yêu dấu của tôi ơi?
Tôi trở về nhà xoay xở tiền bạc trở lại nhà
chị Hồng ngỏ ý xin chị giúp cho tôi được xây mộ ngay cho thầy Thới, cho anh hai
Thới của tôi.
Dù gặp mọi khó khăn, sau một tháng tôi cũng
xây được cho thầy Thới của tôi một ngôi mộ khá khang trang.
Trên phần mộ tôi ghi: Nơi an nghĩ của thầy
NGUYỄN THỚI HÒA.
Sinh ngày
25- 7- 1942 - Qua đời ngày 15-8-1978
Hưởng Dương
36 tuổi.
Người Lập Mộ : -Thái-Hòa –Ti
***Tôi viết lại câu chuyện này như một nén
hương lòng tưởng niệm một người bạn chí tình của các anh tôi. Một người anh hai
thương mến của tôi.Thầy giáo đáng kính của tôi…
Hy vọng một nơi nào đó chị Xuân Lan, người
bạn đời của thầy giáo Nguyễn Thới Hòa của tôi tình cờ có đọc những dòng chữ này thì nếu có dịp trở lại VN xin chị trở lại Nghĩa Địa giáo
xứ Long Khánh tìm thăm mộ thầy tôi, thắp cho ông một nén hương tưởng niệm, cho
đứa con gái duy nhất của thầy được chít khăn tang cho bố nó, cho đỡ tủi vong
linh người quá cố….
*** Anh hai Thới ơi. Đó là tất cã những gì
con Ti có thể làm được cho anh.
Đó là
tất cã những gì mà một người học trò nhỏ bé năm xưa có thể làm được cho thầy
giáo Nguyễn Thới Hòa.
Và lời sau cùng là con Ti xin vĩnh biệt anh
hai Thới yêu dấu.
Vĩnh
biệt ông thầy giáo con Ti thương yêu quí trọng.
*Thái
Hòa.
0 comments:
Post a Comment