Những Mảnh Đời Rách Nát .
Thái Hòa.
O Cam với ba tôi là hai chị em con
cô con cậu. O Cam nhỏ tuổi hơn ba tôi nhưng vai vế họ hàng thì O là
vai chị .Từ trước năm 1960 O Cam có gian hàng bán tạp hóa ở chợ An Cựu, cạnh
gian hàng của mẹ tôi, nên tôi hay gặp O mỗi khi ra chợ trong ba tháng hè để
được ở gần mẹ trong ba tháng hè, lợi dụng lúc mẹ rảnh rổi đôi chút là tôi vòi
vĩnh đũ thứ nhất là để được ăn những món quà vặt mà tôi thường ưa thích như
bánh bèo, bánh nậm chẳng hạn, nhất là món chè đậu ván. O Cam cũng rất cưng và
chiều tôi, O thường ngoắc tay gọi tôi sáng gian hàng của O mua cho tôi những
món ăn mà tôi thích mỗi khi thấy mẹ tôi bận tiếp khách.
O Cam có bốn người con, hai trai, hai gái. Chồng của O cam bị hư một con mắt nên không phải đi lính, cũng không có một việc làm nào ngoài việc ở nhà tính sổ sách cho vợ. Mọi người đều gọi ông là ông Một ( vì chỉ có một con mắt) tuy tên trong giấy tờ của ông là Nguyễn Ước. Vì bận rộn việc buôn bán nên O Cam phải mướn một người giúp việc lo phụ chuyện nấu nướng giặt dủ ở nhà. Một con nhỏ người cùng quê ông Một ở Quảng Trị được mướn vào.
O Cam có bốn người con, hai trai, hai gái. Chồng của O cam bị hư một con mắt nên không phải đi lính, cũng không có một việc làm nào ngoài việc ở nhà tính sổ sách cho vợ. Mọi người đều gọi ông là ông Một ( vì chỉ có một con mắt) tuy tên trong giấy tờ của ông là Nguyễn Ước. Vì bận rộn việc buôn bán nên O Cam phải mướn một người giúp việc lo phụ chuyện nấu nướng giặt dủ ở nhà. Một con nhỏ người cùng quê ông Một ở Quảng Trị được mướn vào.
Con bé chừng 14, 15 tuổi, tuy làm việc
khó nhọc thức khuya dậy sớm nhưng nhờ được ăn no mặc ấm trong nhà O
Cam, sau hơn môt năm con Lựu trắng
da dài tóc ra, thì là lúc cuộc đời con Lựu đi vào một khúc quanh mới
của kiếp tôi đòi, chính là lúc nó phải khuất phục trước uy quyền trước
một ông chủ vô lương tâm, cậy có của có tiền.
Biết nó mang thai, O Cam đoán biết ai là tác giả, nói ra thì hổ thẹn với xóm giềng nên ngậm đắng nuốt cay, cho con Lựu một số tiền khá lớn gọi là đền bù và biểu nó âm thầm về quê chờ ngày sinh nở. Chồng của O thì vẫn bình phong như vại, làm như không có chuyện gì xẩy ra...
Rồi thảm họaTết Mậu Thân tới, hai người con trai của O bị VC bắt đi cùng một lượt với hơn ba trăm người khác ở nhà thờ Phủ Cam nhưng không tìm thấy tông tích sau nhiều ngày tìm kiếm.
Điều kỳ lạ là Ông Một bổng dưng biến mất cùng một lượt với hai thằng con. Trước tết ông nói với O Cam, năm nay ông muốn về Quảng Trị thăm ba má ông và ở lại ăn tết với họ.
O Cam nghĩ là ông Một cũng bị việt cộng bắt đi
ở Quãng Trị.
Sau khi tham dự đám tang tập thể của hơn 400 bộ xương được tìm thấy ở Khe Đá Mài mà O Cam tin là có hai đứa con mình trong số những nạn nhân , vì đã tìm thấy một số giấy tờ chứng tích cá nhân của họ. Nhưng O không nghe được tung tích của ông Một. O Cam buồn rầu bán hết nhà cửa đem hai đứa con gái nhỏ vô Đà Nẳng buôn bán sinh sống để được gần gủi với người anh ruột của O.
***
Chừng hai năm sau cuộc đổi đời 1975 tự dưng ông Một trở về Huế với quân hàm thượng tá của VC. Mọi người mới vở lẽ ra là ông âm thầm hoạt động cho CS từ lâu. Họ nhìn ông như nhìn một con quỷ lộn kiếp trở về, bởi trong xóm, trong làng ai cũng biết hai đứa con ông bị chôn sống ở khe Đá Mài.
Về An Cựu, không thấy vợ con đâu,
ông lân la dò hỏi. Biết được chổ ở của O
Cam ông tìm về Đà Nẳng.
Ngày gặp lại ông, O Cam ngở ngàng cay
đắng. Nhìn bộ đồ trên người ông. O hiểu
ra sự vắng mặt của ông bấy lâu nay là đây.
Thì ra ngày trước ông lợi dụng một con
mắt còn lại để khỏi đi lính nhưng lại
chạy theo lũ bất nhân này đây!
Nhưng vốn bản tính hiền hòa, chịu đựng O Cam
không dám phản đối sự có mặt trong nhà
của ông, cũng không dám mở miệng trách móc việc ông bỏ mẹ con O với bao nổi gian nan, khổ
nhọc để chạy theo loài quỉ đỏ.
Dưới mắt O Cam, cái chết đau thương của hai thằng con trai như một vết
chàm không thể xóa trên mặt ông Một. Trong thâm tâm O Cam cho rằng chính ông
Một đưa dao cho những tên đồ tể giết hại con mình.
Trước thái độ vô cảm đối với cái chết
của hai thằng con, nhìn cung cách tự đắc tự mãn của một con thú hoang đội lốt
người trở về O Cam càng thấy xót xa cho số kiếp của mình.
Ở trong nhà O Cam ông ăn no ngủ kỹ ,
được cơm bưng, nước rót dâng tận miệng.
Nay đòi ăn món này, ngày kia món nọ...
O Cam than thở với hai đứa con gái rằng ngày
trước ba bây đâu có ăn uống hồ đồ như rứa? Đi khỏi nhà có mấy năm, mà bây chừ
ăn uống chi mà như thằng cha ăn mày đói khát lâu năm...
Chừng hơn hai tháng sau, ông Một bắt đầu hạch
hỏi của cải. O Cam không hề ngờ trước là
sẽ có ngày hôm nay.
Ngày ông trở về, O nghĩ rằng thôi thì chung
qui cũng là số kiếp duyên nợ trời trói O với người đàn ông khốn nạn này, bây thì chừ già cả rồi, rán mà sống cho hết
những ngày còn lại...
O tìm cách thoái thác, trả lời quanh
co, may ra còn chút thời gian tẩu tán một ít vàng bạc phòng thân cho hai đứa
con gái còn lại. Lúc đầu ông còn dịu dọng, biết O Cam lộ vẻ nghi hoặc nên ông
bắt đầu dở thói tráo trở. Luận điệu nữa
khuyên lơn nữa hăm dọa:
-Để khỏi bị “cách mạng” tịch thu tài
sản bà hãy sang tên nhà cửa lại cho tôi,
bà đứng tên thì bất lợi cho bà mà tui cũng khó ăn khó nói với “ cách
mạng”...vì dù sao đi nữa thì bà con anh em bên bà toàn là "Ngụy"
...Hơn nữa tôi sẽ bảo vệ cho hai đứa con gái bà khỏi phải đi làm thanh niên
xung phong qua chiến trường Campuchia...vì thời điểm đó bọn cs lùa thanh niên
nam nữ, nhất con cái của những người lính VNCH.
Câu “ hai đứa con gái bà” thoát ra khỏi
cửa miệng ông trơn tru như thể hai đứa con gái này không phải là máu mủ của
ông! Cũng như thái độ dửng dưng và câu nói vu khống khốn nạn khi nghe tin hai
thằng con lớn bị “quân giải phóng” của ông chôn sống ở khe Đá Mài rằng:
-- Cách mạng nào mà giết con bà? Tụi nó bị Mỹ Ngụy giết là để trả thù
tôi đi theo “cách mạng” bà không biết sao?!
Ruột O Cam đau từng khúc. O biết O là
người thất thế. Thân O đã đành nhưng còn hai đứa con gái nữa chi! O Cam im lặng
chịu đựng để may ra còn cứu được hai đứa con còn lại khỏi nanh vuốt của người
chồng bất nhân, người cha ác độc...
O Cam trong thế chẳng đặng đừng phải nghe ông Một theo đễ được yên ổn tấm thân...
Nhưng không ngờ, chỉ mấy tháng sau sau khi
tịch thu nhà cửa, cửa hàng buôn bán của O Cam, vơ vét một mớ tiền bạc ông
"thượng tá Nguyễn Ước" ra Bắc đem theo một người đàn bà với ba đứa
con nhỏ khác vào ngang nhiên ở chung nhà với O Cam. Ông lẻo mép phân trần
với O Cam: "không phải tui phụ bà, nhưng vì vì để “cách mạng” tin
tưởng mà giao trọng trách cho nên tôi không thể từ chối người vợ do cách
mạng đứng ra làm lễ " tuyên bố" cho...
Người vợ mà cách mạng làm “lễ tuyên bố”
cho ông Một nhìn thấy cơ ngơi tài sản của bà
cô họ tôi, động lòng tham, dở thói điêu ngoa, ghen ngược với O Cam...Y
thị chì chiết O Cam y như chủ với tôi tớ trong nhà.
O Cam của tôi thêm một lần đắng cay. Tuổi già sức yếu O không chịu đựng nỗi thêm một cảnh oái oăm nào nữa, O Cam qua đời sau hơn một tháng nằm liệt giường.
Mất mẹ, hai người chị họ của tôi lặng lẽ
sống với buồn phiền, lo âu bên cạnh người cha đã bán linh hồn cho quỷ.
Ông Một biến căn nhà lầu hai tầng của O Cam
thành quán ăn nhậu nhảy nhót cho lũ vượn mới ở trong rừng ra.
Tuy có gia sản O Cam đễ lại nhưng hai
người chị họ của tôi cũng bữa đói bữa no, cũng phải thức khuya dậy sớm
lo phụ trong quán ăn do "bà vợ cách mạng" của ông làm chủ.
Tiệm khá lớn nên có nhiều đứa con gái
xin đến chạy bàn phụ việc, trong đó có đứa con rơi với con Lựu tôi đòi của
ông năm xưa mà sau cuộc đổi đời vì nghèo
đói vất vưởng lang thang đến xin làm công mà ông không hay biết.
Nhiều đêm ngất ngưởng say mèm cùng với đồng bọn của ông trong tiệm ăn đó, ông động lòng dâm tặc, muốn thêm con bé An dáng người nhỏ thó nhưng có khuôn mặt xinh xắn, dù trước đó ông đã " ăn tươi, nuốt sống" cả chục đứa con gái nghèo sa cơ thất thế.
Ông bảo hai người chị họ của tôi
hỏi mướn con nhỏ về giúp việc nhà. Con An Cựu bằng lòng vì nghĩ giúp việc nhà
thì sẽ được yên thân hơn là công việc rót bia rót rượu cung phụng khách ở quán
ăn .
Nhưng nó đâu có ngờ , sung sướng tấm
thân đâu không thấy, mà nó vô tình đi lại trên vết lăn cũ của mẹ nó, của những
người đàn bà khốn khổ, thấp cổ bé miệng, và còn khốn nạn hơn mẹ nó là bị
hiếp dâm bởi cha ruột của nó.
Ông Một không thể đễ "tác phong cách mạng" của ông bị đổ bễ khi nó mang thai.Ông mua nhà cho nó ở riêng. Vẫn lui tới hành lạc trên đứa con hoang xấu số của ông.
Ông Một không thể đễ "tác phong cách mạng" của ông bị đổ bễ khi nó mang thai.Ông mua nhà cho nó ở riêng. Vẫn lui tới hành lạc trên đứa con hoang xấu số của ông.
Con An Cựu vẫn âm thầm chịu đựng vì nếu
mất việc thì tiền đâu hàng tháng gởi về nuôi người mẹ nghèo khổ đang
trông nhờ miếng cơm manh áo từ nó.
Tới gần ngày sinh nở nó nhắn mẹ nó từ Quảng Trị vào nuôi. Bà Lựu năm xưa rất đau buồn vì đứa con gái duy nhất của bà không chồng mà chửa. Tuy vậy bà không nữa lời trách mắng con vì từ sau những năm mất nước bà Lựu phải nuôi thêm một mẹ già bằng những khoản tiền kiếm được của con An Cựu .
Tới gần ngày sinh nở nó nhắn mẹ nó từ Quảng Trị vào nuôi. Bà Lựu năm xưa rất đau buồn vì đứa con gái duy nhất của bà không chồng mà chửa. Tuy vậy bà không nữa lời trách mắng con vì từ sau những năm mất nước bà Lựu phải nuôi thêm một mẹ già bằng những khoản tiền kiếm được của con An Cựu .
Nhìn thấy con có ngôi nhà khá tươm tất
tuy buồn nhưng bà cũng yên tâm. Hai người chị họ của tôi cũng hay đến tá túc
nhà nó mỗi khi không chịu nỗi những chì chiết của bà "dì ghẻ cách
mạng".
Họ không ngờ đó chính là đứa em cùng
cha khác mẹ của mình nay trở thành vợ bé của người cha tội lỗi của họ!
Ngày con An Cựu chuyển dạ, cũng là ngày ông Một kết liểu đời nó.
Vào Đà Nẳng cũng đã hơn một tháng mà bà Lựu chưa hề biết mặt người chồng hờ của con gái mình.
Ngày con An Cựu chuyển dạ, cũng là ngày ông Một kết liểu đời nó.
Vào Đà Nẳng cũng đã hơn một tháng mà bà Lựu chưa hề biết mặt người chồng hờ của con gái mình.
Hôm nó chuyển dạ, tình cờ ông đến thăm,
con An Cựu lúng túng giới thiệu với ông Một bà Lựu là mẹ của nó.
Hai người chị họ của tôi kể lại rằng :
không ai bảo ai, hai người cũng kêu lên hai tiếng "trời ơi" ...
Mặt bà Lựu thì xanh như tàu lá, lưỡi
líu lại, bà đổ xuống nhanh như thân cây chuối mới bị chặt.
Mặt ông Một thì từ tái xám hóa ra đỏ bầm, mắt ông trợn ngược, quai hàm bạnh ra, ông nghiến răng, rối lại há miệng... Ông không nói một lời, đôi mắt xếch ngược hết nhìn con An Cựu đến nhìn hai đứa con gái của ông trong tư thế như bị trời chôn đứng.
Trong lúc con An Cựu và hai người chị họ tôi ngó nhau, không ai hiểu chuyện gì đang xẩy ra.
Rồi trong một lúc bất ngờ ông vớ lấy
cái chân đèn bằng đồng trên bàn thờ bổ vào đầu con An Cựu. Máu vọt ra lai láng.
Con An Cựu đổ nhào xuống đất. Bà Lựu và hai người chị họ tôi không ai bảo ai
cùng nhào tới ôm lấy con An Cựu la hét thất thanh...
Ông gầm lên : " đúng là cái thứ
oan gia nghiệp báo"...
Hai người chị họ của tôi xin ông đưa
con An Cựu đến nhà thương nhưng ông hét lên để cho nó chết!
Cả ba người cùng lạy lục thống
thiết van xin ông cho gọi xe đem nó đi cấp cứu, nhưng không ai hiểu câu
"đồ oan gia nghiệp báo đó nghĩa là sao? "
Máu trên đầu con An Cựu vẫn tiếp tục chảy cùng với nước mắt của mẹ nó, nước mắt của hai người chị cùng cha khác mẹ của nó vẫn không lay chuyển trái tim sắt đá của ông Một.
Cả ba người cùng nhìn thấy cái bụng con An Cựu nhấp nhô theo hơi thở của nó. Khi hơi thở con An Cựu yếu dần là chính khi thai nhi trong bụng càng nhấp nhô mạnh hơn. Nó cũng đang nghộp thở, nó trồi lên, nó trụt xuống, nó đang vùng vẫy trong bụng con An Cựu muốn xin mọi người đem nó ra ngoài. Trước cảnh tượng thê lương đó ông Một cứ nghiến răng nhìn chằm chặp vào con An Cựu không nói một câu...
Máu trên đầu con An Cựu vẫn tiếp tục chảy cùng với nước mắt của mẹ nó, nước mắt của hai người chị cùng cha khác mẹ của nó vẫn không lay chuyển trái tim sắt đá của ông Một.
Cả ba người cùng nhìn thấy cái bụng con An Cựu nhấp nhô theo hơi thở của nó. Khi hơi thở con An Cựu yếu dần là chính khi thai nhi trong bụng càng nhấp nhô mạnh hơn. Nó cũng đang nghộp thở, nó trồi lên, nó trụt xuống, nó đang vùng vẫy trong bụng con An Cựu muốn xin mọi người đem nó ra ngoài. Trước cảnh tượng thê lương đó ông Một cứ nghiến răng nhìn chằm chặp vào con An Cựu không nói một câu...
Khi đứa bé trong bụng con An Cựu
chịu nằm yên thì chính là lúc con An Cựu trút hơi thở sau cùng...
Trước khi rời khỏ căn nhà đó, ông Một khóa
chặt cửa lại , nhốt hai người chị họ tôi, bà Lựu cùng với thi thể đứa con gái
xấu số bạc phần của ông và hăm he : tụi mày câm mồm ngồi yên đó, nếu không thì
vở sọ !
Đến khuya ông Một sai người đem Con An Cựu đi chôn cất vội vàng ở đâu không biết. Không ai được theo đưa tiển kể cả mẹ nó và hai người chị cùng cha khác mẹ....
Đến khuya ông Một sai người đem Con An Cựu đi chôn cất vội vàng ở đâu không biết. Không ai được theo đưa tiển kể cả mẹ nó và hai người chị cùng cha khác mẹ....
Hôm sau đó hai người chị họ của tôi & bà Lựu trốn ra khỏi nhà. Họ tìm cách
đưa Bà Lựu trở về Quảng trị , và ở lại
tá túc trong căn nhà nghèo nàn
của bà một thời gian hầu trốn tránh ông Một.
Bà
Lựu chết sau một thời gian mất trí, kiệt sức vì không ăn không ngủ, suốt
ngày lang thang ngoài đường gặp cô gái nào trạc tuổi An Cựu bà đều níu lại khóc
nói : An Cựu ơi, mạ đây nì con! Con nhìn mạ không ra răng? Về nhà đi con... Đi
mô mà đi hoài rứa?...
Khi tìm hiểu ra sự việc, biết con An Cựu chính là em cùng cha khác mẹ với mình, hai người chị họ của tôi quá đau khổ sợ hãi trốn vô Long Khánh tìm đến gia đình tôi tá túc và kể lại cho chúng tôi nghe...
Khi tìm hiểu ra sự việc, biết con An Cựu chính là em cùng cha khác mẹ với mình, hai người chị họ của tôi quá đau khổ sợ hãi trốn vô Long Khánh tìm đến gia đình tôi tá túc và kể lại cho chúng tôi nghe...
*** Tôi viết lại câu chuyện thương tâm
của O Cam theo lời kể của hai người chị họ tôi. Hiện họ còn sống ở Long Khánh.
Người em hầu như mất trí, người chị
không lập gia đình, ở vậy nuôi em. Cả hai bây giờ cũng đã gần 60 tuổi...
Jan. 2012.
Thái Hòa.
0 comments:
Post a Comment