Hai cựu-thiếu-tá Công-An VC:
Trần Quốc Dân và Trần Đăng Sơn
Trích đoạn trong cuốn sách "CẢNH-SÁT-HÓA - Quốc sách yểu tử của VNCH" của Lê Xuân Nhuận, nguyên Giám-Đốc Đặc-Cảnh (An-Ninh & Phản-Gián) của Việt-Nam Cộng-Hòa tại Vùng II Chiến-Thuật và Quân-Khu I từ 1965 đến 1975 về tên Trung Tá An Ninh VGCS trá hàng Trần Đăng Sơn, chồng có 5 năm mặt con (bị hiếp 5 lần) với phó đoan nông thôn Trần Lệ Tuyền. (Chính Khí Việt)
TRONG số các hồi-chánh-viên ở gần Đà-Nẵng, tôi đã chú ý đến một số ít, trong đó có Trần Quốc Dân và Trần Đăng Sơn Họ nguyên là hai thiếu-tá Công-An Vì hai cơ-quan của Việt-Cộng - Tỉnh Quảng-Nam/Đà-Nẵng và Liên-Khu V - đóng chung trong một mật-khu, và Liên-Khu V cũng có hoạt-động nhắm vào các đối-tượng Việt-Nam Cộng-Hòa và Đồng-Minh tại Thị-Xã Đà-Nẵng và các Tỉnh Quảng-Nam & Quảng-Tín, nên Dân và Sơn tuy thuộc Tỉnh-Ủy Quảng-Nam/Đà-Nẵng mà cũng đồng-thời làm việc với Liên-Khu-Ủy Liên-Khu V
Sau khi nhận được tin-tức Việt-Cộng đã tái-móc-nối Trần Quốc Dân và Trần Đăng Sơn, tôi đã quyết-định tranh-thủ hai phần-tử này để sử-dụng họ làm tình-báo-viên nhị-trùng phục-vụ cho ta Trong công-tác này, tôi phải đích-thân nói chuyện với họ, để họ thấy rõ tầm quan-trọng của vấn-đề hơn, và yên tâm về giới-chức cầm-nắm họ trong Chính-Quyền Quốc-Gia hơn
NGƯỜI tôi tiếp-xúc đầu tiên là Trần Quốc-Dân Dân tỏ ra rất am-tường công-tác gián-điệp, và đã vui-vẻ nhận lời cộng-tác với tôi
RIÊNG Trần Đăng-Sơn thì tôi còn đang đắn-đo, vì tình-trạng gã rắc-rối hơn Dân Có tin nội-tuyến cho biết là Sơn thi-hành kế-hoạch trá-hồi, chứ không tự-ý ly-khai. Về vùng Quốc-Gia, Sơn đã gia-nhập vào nhiều tổ-chức và giao-tiếp với nhiều phần-tử thân-Chính cũng như đối-lập tại địa-phương - Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất, Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc, ký-giả, Hội-Viên Hội-Đồng Tỉnh, v.v... - trong đó gã chiếm được nhiều cảm-tình và gây được nhiều uy-tín, điều khiến cơ-quan an-ninh dè-dặt khi muốn chính-thức đề-cập một vấn-đề gì mà họ có thể tố ngược là hù dọa họ làm họ cảm thấy bất-an!
SAU vụ Hoa-Cộng tấn-công Bắc-Việt vào ngày 17-2-1979, Việt-Cộng chọn riêng 140 tù-nhân chính-trị mà chúng cho là nguy-hiểm nhất, từ Thành-Phố Đà-Nẵng, các Tỉnh Quảng-Nam (gồm cả Tỉnh Quảng-Tín cũ), Quảng-Ngãi, và cả các Tỉnh phía trong, đưa lên cô-lập tại Trại "Đồng-Mộ" , là một trại bí-mật chúng mới dựng lên cho mục-đích này, ở sâu trong rừng phía Bắc của Tỉnh Quảng-Nam Tôi là một trong số tù đặc-biệt này
NGAY từ đêm đầu đến đây, 24-4-1979, tôi đã nghe tiếng của một bạn-tù lớn giọng công-kích Việt-Cộng phát ra từ buồng sát trong buồng tôi. Vì ở chung với những người mới gặp lần đầu, chúng tôi chưa dám tỏ thái-độ gì, cũng không tiện hỏi gì về anh-ta Có thể vì biết tù ở trại này thuộc loại bất-trị, nên bọn cán-bộ ở đây thường chỉ báo-cáo xin lệnh cấp trên, chứ ít tự-động phản-ứng tức-thời trước các lời-lẽ và thái-độ chống-đối của tù. Một thí-dụ là đại-úy Nguyễn Văn Phượng, ở cùng buồng tôi, đã gay-gắt phê-phán Hồ Chí Minh; mặc dù về sau anh bị kiên-giam đến chết, nhưng lúc nghe anh mạt-sát lãnh-tụ của chúng, chúng chẳng đánh đập mà chỉ trình lên Trưởng Trại; sau đó tên này mới ra lệnh cho Đội họp phê-bình kiểm-điểm và lập biên-bản mà thôi Nhưng với người tù của buồng bên cạnh, thì có một hôm, trong cảnh mọi người cùng bị cấm tiệt thư-từ, tiếp-tế, viếng-thăm - cho nên không có thuốc-men từ ngoài gửi vào - bệnh-tình anh-ta trở nặng, người tù nói trên mới gào lớn hơn, vừa khóc, vừa đạp rầm-rầm, vừa kêu tên các lãnh-tụ Việt-Cộng từ Trung-Ương Đảng xuống đến Tỉnh Thị-Ủy mà chửi. Bọn cán-bộ Trại liền lôi anh-ta lên "cơ quan" ; đến khuya kéo về thì thân xác anh-ta đã nhũn mềm Lúc đó mọi người mới nhỏm dậy, bàn-tán xôn-xao; và tôi mới biết anh-ta là Trần Đăng Sơn
TUY nhiên, đa-số anh em tỏ ra căm-ghét hơn là xót-thương anh-ta
Tôi hỏi mới biết, sau ngày Đà-Nẵng thất-thủ, 29-3-1975, Trần Đăng Sơn đã ra công-khai, với quân-hàm trung-tá, và chức-vụ Phó Trưởng-Ty Công-An Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam/Đà-Nẵng. Anh-ta được giao công-tác đại-diện Công-An Liên-Khu V và Tỉnh Quảng Đà, cầm đầu một nhóm đặc-nhiệm, trà-trộn với đồng-bào Miền Trung chạy trốn vào Sài-Gòn, để lùng bắt giải về ngoài này các phần-tử dân chính công quân mà anh-ta đã biết là "có nợ máu" với "Nhân-Dân"
Sau một thời-gian làm việc đắc-lực, Sơn bèn "biến chất" . Anh-ta lợi-dụng phong-trào vượt biển, đứng ra tổ-chức nhiều chuyến ra đi để lấy vàng bỏ túi riêng. Rốt cuộc, chuyến đi sau cùng trong đó có Sơn cùng đi, đã bị tàu của Công-An thuộc Bộ Nội-Vụ chận bắt ngoài khơi
Cứ theo Sơn kể thì anh-ta đã bị Việt-Cộng liên-tiếp nhiều tháng nện cho những trận nhừ-tử, vì tội phản-Đảng, chạy theo "Đế-Quốc Mỹ" và "Ngụy-Quyền Sài-Gòn" . Anh-ta nói rằng anh-ta đã ngầm báo tin cho nhiều nhân-vật Quốc-Gia trốn thoát; chỉ có những ai đã bị các cán-bộ khác trong nhóm bắt được mới bị giải về ngoài này mà thôi. Anh-ta cũng nói là đã chuyển-giao số vàng kiếm được cho các lực-lượng kháng-chiến chống-Cộng (mà vì bảo-mật nên thà chịu chết chứ không khai ra); đến khi bản-thân định đi tị-nạn nước ngoài, thì rủi bị bắt, hứng chịu đòn thù, nay bị liệt chung vào với "tù Ngụy nguy-hiểm" như thế này đây Trái lại, theo nhiều bạn-tù thì Sơn là tay cò-mồi, đóng kịch như thế để lừa anh em; không ai nên tin vào lời anh-ta
NGÀY 05-2-1980, số tù nguy-hiểm ở Trại "Đồng-Mộ" được dời về "Thôn 5" (là một Phân-Trại của Tổng-Trại "Tiên-Lãnh" tại Huyện Tiên-Phước, Tỉnh Quảng-Nam), cách-ly trong một Khu riêng, bên ngoài sơn trắng, nên được chúng tôi gọi là "Nhà-Trắng Thôn 5". Ở đây, chúng tôi được cho ra sân, bên trong vòng thành, làm lao-động nhẹ, nên có cơ-hội gặp mặt, chuyện-trò với nhau
TRẦN Đăng-Sơn tuy đã dậy được nhưng phải chống gậy và lưng bị còng; bạn-tù đặt tên cho anh-ta là "ông già Thảo-Nam-Sơn". Nhưng đa-số vẫn không chấp-nhận anh-ta là người của "Quốc-Gia" Bị ám-ảnh về điểm này, Trần Đăng-Sơn đã lân-la đến phân-bua với tôi. Tôi kể cho anh-ta nghe dự-tính của tôi đối với anh-ta từ trước 1975. Sơn liền kêu lên:
- Anh Nhuận! Sao anh ác thế? Sao anh không cho gọi tôi? Để tôi chính-thức được nhận là người của anh, của phe "Quốc-Gia" ; có phải giờ đây tôi khỏi phải chịu nỗi khổ tinh-thần vì bị anh em nghi-kỵ, nhục-nhã như thế này không? Thà tôi bị chúng giết chết như anh Trần Quốc-Dân, còn hơn!
Nghe nhắc đến Trần Quốc-Dân, tôi vội hỏi ngay:
- Anh nói: anh Dân... thế nào?
Sơn lắc đầu, buồn-bã trả lời tôi:
- Anh Dân bị chúng bắt được! Chúng đã xử-tử anh ấy, tại trường trung-học "Thọ Nhân" , bên này cầu Trịnh Minh Thế, ngay sau khi chúng vào được Đà-Nẵng, cứ-điểm cuối cùng của Miền Trung!
Lê Xuân Nhuận
Trần Quốc Dân và Trần Đăng Sơn
Trích đoạn trong cuốn sách "CẢNH-SÁT-HÓA - Quốc sách yểu tử của VNCH" của Lê Xuân Nhuận, nguyên Giám-Đốc Đặc-Cảnh (An-Ninh & Phản-Gián) của Việt-Nam Cộng-Hòa tại Vùng II Chiến-Thuật và Quân-Khu I từ 1965 đến 1975 về tên Trung Tá An Ninh VGCS trá hàng Trần Đăng Sơn, chồng có 5 năm mặt con (bị hiếp 5 lần) với phó đoan nông thôn Trần Lệ Tuyền. (Chính Khí Việt)
TRONG số các hồi-chánh-viên ở gần Đà-Nẵng, tôi đã chú ý đến một số ít, trong đó có Trần Quốc Dân và Trần Đăng Sơn Họ nguyên là hai thiếu-tá Công-An Vì hai cơ-quan của Việt-Cộng - Tỉnh Quảng-Nam/Đà-Nẵng và Liên-Khu V - đóng chung trong một mật-khu, và Liên-Khu V cũng có hoạt-động nhắm vào các đối-tượng Việt-Nam Cộng-Hòa và Đồng-Minh tại Thị-Xã Đà-Nẵng và các Tỉnh Quảng-Nam & Quảng-Tín, nên Dân và Sơn tuy thuộc Tỉnh-Ủy Quảng-Nam/Đà-Nẵng mà cũng đồng-thời làm việc với Liên-Khu-Ủy Liên-Khu V
Sau khi nhận được tin-tức Việt-Cộng đã tái-móc-nối Trần Quốc Dân và Trần Đăng Sơn, tôi đã quyết-định tranh-thủ hai phần-tử này để sử-dụng họ làm tình-báo-viên nhị-trùng phục-vụ cho ta Trong công-tác này, tôi phải đích-thân nói chuyện với họ, để họ thấy rõ tầm quan-trọng của vấn-đề hơn, và yên tâm về giới-chức cầm-nắm họ trong Chính-Quyền Quốc-Gia hơn
NGƯỜI tôi tiếp-xúc đầu tiên là Trần Quốc-Dân Dân tỏ ra rất am-tường công-tác gián-điệp, và đã vui-vẻ nhận lời cộng-tác với tôi
RIÊNG Trần Đăng-Sơn thì tôi còn đang đắn-đo, vì tình-trạng gã rắc-rối hơn Dân Có tin nội-tuyến cho biết là Sơn thi-hành kế-hoạch trá-hồi, chứ không tự-ý ly-khai. Về vùng Quốc-Gia, Sơn đã gia-nhập vào nhiều tổ-chức và giao-tiếp với nhiều phần-tử thân-Chính cũng như đối-lập tại địa-phương - Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất, Lực-Lượng Hòa-Hợp Hòa-Giải Dân-Tộc, ký-giả, Hội-Viên Hội-Đồng Tỉnh, v.v... - trong đó gã chiếm được nhiều cảm-tình và gây được nhiều uy-tín, điều khiến cơ-quan an-ninh dè-dặt khi muốn chính-thức đề-cập một vấn-đề gì mà họ có thể tố ngược là hù dọa họ làm họ cảm thấy bất-an!
SAU vụ Hoa-Cộng tấn-công Bắc-Việt vào ngày 17-2-1979, Việt-Cộng chọn riêng 140 tù-nhân chính-trị mà chúng cho là nguy-hiểm nhất, từ Thành-Phố Đà-Nẵng, các Tỉnh Quảng-Nam (gồm cả Tỉnh Quảng-Tín cũ), Quảng-Ngãi, và cả các Tỉnh phía trong, đưa lên cô-lập tại Trại "Đồng-Mộ" , là một trại bí-mật chúng mới dựng lên cho mục-đích này, ở sâu trong rừng phía Bắc của Tỉnh Quảng-Nam Tôi là một trong số tù đặc-biệt này
NGAY từ đêm đầu đến đây, 24-4-1979, tôi đã nghe tiếng của một bạn-tù lớn giọng công-kích Việt-Cộng phát ra từ buồng sát trong buồng tôi. Vì ở chung với những người mới gặp lần đầu, chúng tôi chưa dám tỏ thái-độ gì, cũng không tiện hỏi gì về anh-ta Có thể vì biết tù ở trại này thuộc loại bất-trị, nên bọn cán-bộ ở đây thường chỉ báo-cáo xin lệnh cấp trên, chứ ít tự-động phản-ứng tức-thời trước các lời-lẽ và thái-độ chống-đối của tù. Một thí-dụ là đại-úy Nguyễn Văn Phượng, ở cùng buồng tôi, đã gay-gắt phê-phán Hồ Chí Minh; mặc dù về sau anh bị kiên-giam đến chết, nhưng lúc nghe anh mạt-sát lãnh-tụ của chúng, chúng chẳng đánh đập mà chỉ trình lên Trưởng Trại; sau đó tên này mới ra lệnh cho Đội họp phê-bình kiểm-điểm và lập biên-bản mà thôi Nhưng với người tù của buồng bên cạnh, thì có một hôm, trong cảnh mọi người cùng bị cấm tiệt thư-từ, tiếp-tế, viếng-thăm - cho nên không có thuốc-men từ ngoài gửi vào - bệnh-tình anh-ta trở nặng, người tù nói trên mới gào lớn hơn, vừa khóc, vừa đạp rầm-rầm, vừa kêu tên các lãnh-tụ Việt-Cộng từ Trung-Ương Đảng xuống đến Tỉnh Thị-Ủy mà chửi. Bọn cán-bộ Trại liền lôi anh-ta lên "cơ quan" ; đến khuya kéo về thì thân xác anh-ta đã nhũn mềm Lúc đó mọi người mới nhỏm dậy, bàn-tán xôn-xao; và tôi mới biết anh-ta là Trần Đăng Sơn
TUY nhiên, đa-số anh em tỏ ra căm-ghét hơn là xót-thương anh-ta
Tôi hỏi mới biết, sau ngày Đà-Nẵng thất-thủ, 29-3-1975, Trần Đăng Sơn đã ra công-khai, với quân-hàm trung-tá, và chức-vụ Phó Trưởng-Ty Công-An Việt-Cộng Tỉnh Quảng-Nam/Đà-Nẵng. Anh-ta được giao công-tác đại-diện Công-An Liên-Khu V và Tỉnh Quảng Đà, cầm đầu một nhóm đặc-nhiệm, trà-trộn với đồng-bào Miền Trung chạy trốn vào Sài-Gòn, để lùng bắt giải về ngoài này các phần-tử dân chính công quân mà anh-ta đã biết là "có nợ máu" với "Nhân-Dân"
Sau một thời-gian làm việc đắc-lực, Sơn bèn "biến chất" . Anh-ta lợi-dụng phong-trào vượt biển, đứng ra tổ-chức nhiều chuyến ra đi để lấy vàng bỏ túi riêng. Rốt cuộc, chuyến đi sau cùng trong đó có Sơn cùng đi, đã bị tàu của Công-An thuộc Bộ Nội-Vụ chận bắt ngoài khơi
Cứ theo Sơn kể thì anh-ta đã bị Việt-Cộng liên-tiếp nhiều tháng nện cho những trận nhừ-tử, vì tội phản-Đảng, chạy theo "Đế-Quốc Mỹ" và "Ngụy-Quyền Sài-Gòn" . Anh-ta nói rằng anh-ta đã ngầm báo tin cho nhiều nhân-vật Quốc-Gia trốn thoát; chỉ có những ai đã bị các cán-bộ khác trong nhóm bắt được mới bị giải về ngoài này mà thôi. Anh-ta cũng nói là đã chuyển-giao số vàng kiếm được cho các lực-lượng kháng-chiến chống-Cộng (mà vì bảo-mật nên thà chịu chết chứ không khai ra); đến khi bản-thân định đi tị-nạn nước ngoài, thì rủi bị bắt, hứng chịu đòn thù, nay bị liệt chung vào với "tù Ngụy nguy-hiểm" như thế này đây Trái lại, theo nhiều bạn-tù thì Sơn là tay cò-mồi, đóng kịch như thế để lừa anh em; không ai nên tin vào lời anh-ta
NGÀY 05-2-1980, số tù nguy-hiểm ở Trại "Đồng-Mộ" được dời về "Thôn 5" (là một Phân-Trại của Tổng-Trại "Tiên-Lãnh" tại Huyện Tiên-Phước, Tỉnh Quảng-Nam), cách-ly trong một Khu riêng, bên ngoài sơn trắng, nên được chúng tôi gọi là "Nhà-Trắng Thôn 5". Ở đây, chúng tôi được cho ra sân, bên trong vòng thành, làm lao-động nhẹ, nên có cơ-hội gặp mặt, chuyện-trò với nhau
TRẦN Đăng-Sơn tuy đã dậy được nhưng phải chống gậy và lưng bị còng; bạn-tù đặt tên cho anh-ta là "ông già Thảo-Nam-Sơn". Nhưng đa-số vẫn không chấp-nhận anh-ta là người của "Quốc-Gia" Bị ám-ảnh về điểm này, Trần Đăng-Sơn đã lân-la đến phân-bua với tôi. Tôi kể cho anh-ta nghe dự-tính của tôi đối với anh-ta từ trước 1975. Sơn liền kêu lên:
- Anh Nhuận! Sao anh ác thế? Sao anh không cho gọi tôi? Để tôi chính-thức được nhận là người của anh, của phe "Quốc-Gia" ; có phải giờ đây tôi khỏi phải chịu nỗi khổ tinh-thần vì bị anh em nghi-kỵ, nhục-nhã như thế này không? Thà tôi bị chúng giết chết như anh Trần Quốc-Dân, còn hơn!
Nghe nhắc đến Trần Quốc-Dân, tôi vội hỏi ngay:
- Anh nói: anh Dân... thế nào?
Sơn lắc đầu, buồn-bã trả lời tôi:
- Anh Dân bị chúng bắt được! Chúng đã xử-tử anh ấy, tại trường trung-học "Thọ Nhân" , bên này cầu Trịnh Minh Thế, ngay sau khi chúng vào được Đà-Nẵng, cứ-điểm cuối cùng của Miền Trung!
Lê Xuân Nhuận
0 comments:
Post a Comment