CHÍNH KHÍ VIỆT

Monday, November 27, 2017

SBS ÚC VÀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN

SBS ÚC VÀ VẤN ĐỀ TỰ DO NGÔN LUẬN
 
 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
 
Đài truyền hình Úc có tên viết tắt là SBC, do ngân sách quốc gia Úc tài trợ, mới đây đã tiếp nhận một chương trình thời sự bằng tiếng Việt của đài phát hình VTV4. Sự kiện này làm dấy lên một phong trào phản đối rầm rộ bằng nhiều hình thức như biểu tình, kiến nghị, họp báo, thư phản kháng v.v. không riêng gì của người Việt tại Úc, mà còn trên khắp thế giới. Việc này xẩy ra đã 3 tháng nay, và cho đến bây giờ, đài vẫn cứ tiếp tục chiếu, và người chống đối vẫn còn kiên trì chống đối.
 
     Ở một nước dân chủ, thường thì khi các quyền lợi xung khắc đều được thương lượng và giải quyết ôn hòa không mấy khó khăn dựa trên tinh thần tôn trọng quyền bình đẳng, luật pháp, và lẽ phải. Nhưng tại sao lại có chuyện rắc rối kéo dài dây dưa như thế này tại nước Úc?
 
     Được biết đài SBS phát hình nhiều chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau để phục vụ các sắc dân tại Úc. Các chương trình bằng các ngôn ngữ khác không xẩy ra chuyện, nhưng riêng chương trình bằng tiếng Việt thì chuyện lộn xộn xẩy ra. Nguyên nhân của vấn đề, ngay chính người dân Úc - phần lớn các nhà lập pháp – cũng đã nhận ra, chỉ trừ ra ban giám đốc đài truyền hình SBS - nói đúng hơn là ông Nigel Milan, tổng giám đốc của đài. Cái nguyên nhân đó chính là đài SBS đang lạm dụng phương tiện của chính quyền do tiền thuế đóng góp của ngưòi dân Úc tài trợ, bất chấp luật pháp, chối bỏ lẽ phải để làm công cụ tuyên truyền cho VGCS. Sự thể này vừa làm thiệt hại cho ngân sách quốc gia, vừa phản lại quyền lợi tinh thần của người dân Úc là những người phải được phục vụ những thong tin trung thực, chứ không phải tuyên truyền lừa bịp.
 
     Trước hết ở đây xin giải quyết vấn đề đài VTV4 của CSVN có làm tuyên tuyền hay không đã. Thiết tưởng chuyện này khỏi cần phải đặt ra, vì ngày nay cả thế giới và nhất là người Vietnam đều biết rằng tại các chế độ phi dân chủ như chế độ CSVN hiện nay, thì thông tin thuần túy chỉ là tuyên truyền lừa bịp. Tác dụng của việc làm thông tin theo cách này thì Paul Joseph Goebel, bộ trưởng tuyên truyền của Đức Quốc Xã đã huỵch toẹt nói ra, chẳng cần dấu diếm rằng: “Nói láo một lần thì không ai tin, nhưng nói láo một triệu lần thì điều dối trá sẽ trở thành sự thật.” Đài VTV4 của CSVN làm tuyên truyền, nói thế mới chỉ là sự xác tín dựa trên kinh nghiệm. Cụ thể hơn để có sức thuyết phục hơn là cách chứng minh dựa trên những sự việc đang xẩy ra trước mắt. Thử đặt ra câu hỏi: Tại sao tin tứcc về những vụ công an đàn áp các giáo sĩ của các tôn giáo, các phiên tòa rừng rú xét xử ba cháu của cha Lý, luật sư Lê Chí Quang, bác sĩ Phạm Hồng Sơn v.v. và những sự kiện tương tự xẩy ra tại Vietnam thì VTV4 không bao giờ thông tin để những người dân Úc gốc Việt được biêt, mà chỉ quảng cáo về những thành tích tưởng tượng và bịp bợm của bọn cầm quyền? Vơ’i những gạn lọc và bưng bít thông tin như thế, đài VTV4 co’ phải là làm truyền thông trung thực không? Nếu không là truyền thông trung thực thì là tuyên truyền thôi chứ còn gì nữa? Ông Nigel Milan không lẽ không thấy cái bịp bợm đó của nghề làm truyền thông của CSVN?
     Ông Nigel Milan trong một buổi điều trần trưóc Quốc Hội Úc về vấn đề trên vào cuối tháng 10 vừa qua, để bào chữa cho việc làm sai trái của mình, đã lập luận rằng đài SBS chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận, và việc cộng đồng người Việt chống đài là chống quyền tự do ngôn luận của đài. Với luận cứ này của ông Milan, người ta có quyền nghi ngờ rằng ông ta đã làm sai và còn ngụy biện nữa. Ông Milan đã làm tới chức tổng giám đốc của một cơ quan ngôn luận cấp quốc gia mà không lẽ không biết thế nào là quyền tự do công dân, và hơn nữa, thế nào là tự do ngôn luận?
     Ông Milan hẳn hiểu rằng tự do là quyền căn bản của con người, và mọi người khi sanh ra đều được hưởng quyền này đồng đều như nhau. Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền Điều 1 đã long trọng xác nhận điều này. Có nhiều thứ tự do, và tự do tư tưởng và ngôn luận được coi là quyền tự do cao quí nhất. Tuy nhiên, đã có rất nhiều người, trong đó có lẽ có cả ông Milan, không biết, hoặc cố tình không biết tự do của mỗi người nó cũng có giới hạn của nó, chứ không phải là vô giới hạn. Điều đó có nghĩa là không ai được phép nhân danh tự do của mình rồi muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói. Chính với quan niệm thực tế và hợp lý này, luật pháp của các quốc gia đều có đặt ra giới hạn cụ thể cho mỗi thứ tự do. Ngoài những giới hạn do luật pháp qui định, còn có những giới hạn khác bất thành văn gọi là “Nguyên tắc hỗ tương cam kết.” Chẳng hạn mấy ông nhà báo và quay phim tháp tùng TT Bush bay sang Baghdad trong ngày lễ Thanksgiving vừa qua. Họ phải cam kết và hứa tôn trọng lời cam kêt đó với cơ quan an ninh Mỹ giữ bí mật cho chuyến viếng thăm trong một thời hạn nào đó.
 
     Ngoài ra còn phải kể đến lương tâm nghề nghiệp của người làm truyền thông. Người làm truyền thông có lương tâm nghề nghiệp không thể nào bất chấp đạo đức, coi thường quyền lợi hoặc nguyện vọng chính đáng của người khác. Robespierre, một nhà cách mạng Pháp diễn tả thật đúng vấn đề quyền tự do như sau: “Tự do là ân huệ Trời ban, mọi người được chung hưởng đồng đều. Chỗ bắt đầu tự do của người này là điểm chấm dứt tự do của người khác.” Còn về tự do ngôn luận, thẩm phán Oliver W. Holmes diễn giải rất dí dỏm và cũng rất chí lý bằng một thí dụ cụ thể. Ông nói: “Việc bảo dảm tự do ngôn luận không cho phép một công dân đùa dỡn la lối: ‘cháy nhà,’ ‘cháy nhà,’ trong một phòng có đông người đang hội họp. Anh ta rất xứng đáng bị trừng phạt.”
     Trong vấn đề SBS hiện nay, qua thái độ bất chấp tất cả của ông Milan, chính ông cũng là một trong số những kẻ cho rằng tự do là một thứ quyền hành vô giới hạn, và với tư cách là TGD đài SBS, ông tự ban cho mình quyền muốn cho chiếu chương trình nào tùy ý ông. Ông Milan không biết rằng Luật QT Nhân Quyền Điều 19 qui định quyền tự do tư tưởng và phát biểu quan điểm, nhưng ngay sau đó, Điều 21, khoản 3, cũng còn viết: “Ý nguyện có nghĩa là đài SBS được quyền chiếu các chương trình để phục vụ các công dân Úc, nhưng nội dung các chương trình đó phải là những gì họ muốn coi, chứ không phải những thứ họ chối bỏ. Nói minh bạch ra là SBS không được quyền tiếp vận chương trình thời sự của của đài VTV4 của cộng sản Hanoi với dụng ý tuyên truyền lừa bịp của chúng. Các cuộc biểu tình, các thư thỉnh nguyện v.v. của cộng đồng người Úc gôc Việt đã nói lên điều họ mong muốn là dẹp bỏ chương trình này đi. Thế nhưng ông Nigel Milan vẫn cố tình làm lơ. Đó phải chăng là thái độ khinh miệt công đồng người Việt tại Úc của ông Milan?
     Khi đã đuối lý, ông Milan lại càng trở nên trơ trẽn hơn nữa khi đưa ra những lý sự cùn để tự biện. Ông cho rằng chỉ có những người Viet già nua ôm hận dĩ vãng mới không thích coi chương trình tiếp vận của SBS, và chống lại ông ta. Về việc này, Không cần đưa ra lý chứng nào khác. Sự thể có trên 50 đoàn thể trẻ người Việt tại Úc kết hợp lại để họp báo, cùng nhau nói lên nguyện vọng chung của họ đã là một câu trả lời đủ cho ông ta mở mắt ra. Thế nhưng không hiểu sao ông ta vẫn còn u mê đến độ nại đến con số 5 ngàn du học sinh từ Việt Nam là số khán gỉa thích xem chương trình của ông ta. Ông Milan không nhận ra rằng ông ta là một viên chức của chánh quyền Úc, ăn lương của nhà nước Úc để phục vụ người dân Úc. Tại sao ông ta lại chỉ lo phục vụ cho đám du học sinh này là những người tạm trú để đi học chứ không phải công dân Úc, trong khi 200.000 công dân Úc gốc Việt co’ Citizen certificate đàng hoàng lại bị ông từ khước phục vụ? Lố bịch hơn nữa là cái ông Shawn Brown, giám đốc SBSTV, đưa ra phương thức giải quyết rất trẻ con. Ông này nói: “Không muốn coi, tắt máy đi là xong.” Không biết ông này nói đùa hay nói dỡn? Nhưng nói gì thì nói , lời lẽ của ông biểu lộ một thái độ trịch thượng và khinh mạn qu’a đáng. Ông không coi ai ra gì cả. Nó cũng còn cho thấy tinh thần vô trách nhiệm của một người mang trọng trách. Bổn phận và trách nhiệm của ban giám đốc SBS là phục vụ người dân Úc, và phục vụ tốt lợi ích của họ. Còn việc họ có muốn tiếp nhận sự phục vụ đó hay không là quyền của mỗi người. Ông này đã không phục vụ tốt cho người dân Úc, mà còn dám ngạo mạn đưa ra ý kiến chứa đầy thách thức trước cộng đồng.
 
     Từ một vài sự kiện vừa nêu, câu hỏi được đặt ra là các ông Milan và Brown đang phục vụ cho ai trong khi các ông ăn đồng lương là tiền đóng góp do những người bị các ông từ khước phục vụ? Lẽ phải và lương tâm các ông để đâu?
     Trước khí thế đấu tranh của cộng đồng người Việt, nhất là của giới trẻ Việt Nam tại Úc, chúng ta có quyền tin tưởng rằng thế nào rồi lẽ phải cũng sẽ thắng gian tà. Trường hợp này cũng giống như vụ Trần Trường tại Nam California trước đây. Vụ SBS là một cái xui. Thế nhưng trong cái xui cũng có cái hên. Kinh nghiệm đấu tranh của người Việt tỵ nạn cho thấy, mỗi khi VGCS có âm mưu tấn công chúng ta, chúng ta càng đoàn kết hơn để chống lại. Đặc biệt, điều đáng vui hơn nữa là tuổi trẻ Vietnam tỵ nạn tại nước ngoài, điển hình là tại Úc, càng ngày càng ý thức rõ trách nhiệm đối với Tổ Quốc và tương lai Dân Tộc. Họ đã dám đứng lên lãnh trách nhiệm. Thật đáng khen.
 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website