NHỮNG CÁI VỰA TỘI ÁC
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Vài lời kính cáo trước khi vào bài viết - Bài viết dưới đây đề cập tới các vấn đề tài chánh-ngân hàng. Xin thú thực, người viết thực sự không đủ khả năng chuyên môn và sự hiểu biết để bàn về các vấn đề nàỵ. Chỉ là vì các nước G20 vừa qua họp tại Luân Đôn bàn về chuyện khủng hoảng tài chánh-ngân hàng và cuộc suy thoái kinh tế hiện nay trên thế giới. Người viết nhân cơ hội chỉ có ý khai thác một vài khía cạnh đạo đức nhỏ trong việc làm ăn của nghề ngân hàng mà thôi. Dĩ nhiên có rất nhiều ngân hàng trên thế giới có lối làm ăn bất chánh, nhưng lề lối làm ăn này của Thụy Sĩ vốn qui mô và qui củ hơn. Do đó người viết chỉ nêu tên Thụy Sĩ như một điển hình, ngoài ra không có một ẩn ý gì khác. Xin chân thành cám ơn quí độc giả và xin mời đọc.
/ / /
SAN JOSE - Hai bị cáo ăn cắp xe hôm qua đã nhận tội trước tòa án tại San Jose. Hãng tin Con Vịt Què (Lame Duck News Agency) loan tin cảnh sát San Jose cuối năm ngoái đã khám phá được một tổ chức chuyên môn ăn cắp xe hơi. 2 tên bị bắt là Nông Cán Quốc 50 tuổi, và Nguyễn Tàn Tạ 48 đều cư ngụ tại San Jose, California đã bị đưa ra tòa ngày hôm qua thứ năm 01-4 và cả hai đã nhận tội. Các bị cáo tham gia vào một tổ chức chuyên môn đánh cắp các loại xe hơi đời mới đắt tiền để xuất cảng. Những chiếc xe ăn cắp được chúng toa rập với một auto body shop để phù phép biến thành xe cũ, rồi đem xuất cảng qua một số nước Á Châu trong đó có Việt Nam. Bị cáo Nông Cán Quốc lãnh 12 năm tù và Nguyễn Tàn Tạ 8 năm. Ngoài ra một chủ nhân auto body shop bị phạt 7 chục ngàn Mỹ kim và thu lại 3 chiếc xe bị ăn cắp.
Việc phát giác tổ chức lấy trộm xe là do một tình cờ. Một chiếc xe hơi Toyota cũ chạy quá tốc độ trên xa lộ 280 bị cảnh sát chặn lại hỏi giấy tờ. Trong lúc khám xe, vì nghi ngờ có chở bạch phiến, cảnh sát thấy có một chiếc bảng số xe khác nằm trong thùng xe. Người cảnh sát nhận ra ngay đây là bảng số của một chiếc BMW đời 2008 được báo cáo bị mất cách đó khoảng hai tuần lễ. 2 thanh niên người Á châu trên xe bị mời về bót, và tại đây đường giây ăn cắp xe xuất cảng đã bị khám phá. Những tên ăn cắp khai trong nhiều năm qua, chúng đã lấy cắp và tiêu thụ trót lọt được gần 2 chục chiếc xe đủ loại, phần lớn xuất cảng sang các nước Á Đông. Cảnh sát đã phải nhờ đến Interpol giúp đỡ ngõ hầu lần đến tận cuối của đường giây ăn cắp quốc tế này. Các nhà nhập cảng, các tay tiêu thụ xe ăn cắp tại các nước cũng sẽ khó thoát khỏi trách nhiệm vì liên hệ với tổ chức ăn cắp xe liên quốc gia này.
Đọc mẩu tin trên ai cũng biết là phịa. Ở Mỹ làm gì có hãng tin Lame Duck News Agency? Vâng, đúng thế, đây là một bản tin phịa. Sự việc là phịa. Những sự kiện trong bản tin đều là phịa. Nhưng việc luật pháp điều tra và xử lý tội ăn cắp thì không phịa nếu chuyện ăn cắp này có thật. Với bản tin trên, người viết muốn nhấn mạnh đến khía cạnh pháp lý của hành đông ăn cắp, đồng lõa và tán trợ ăn cắp. Một em học sinh vô tiệm lấy trộm một cây viết chì mà em ưa thích. Nếu bị bắt, cha mẹ em sẽ được mời đến cảnh sát để nhận con, và hình phạt nhẹ nhất cho em là đi làm công tác từ thiện hoặc công tác cộng đồng ít nhất cũng vài tuần lễ. Nếu em lấy của tiệm một đồ vật mắc tiền hơn, một chiếc cell phone chẳng hạn rồi bán cho một người khác, thì vấn đề trở nên rắc rối hơn, và tất nhiên hình phạt sẽ nặng hơn. Người mua chiếc phone cũng khó tránh khỏi liên lụy.
Trở lại với vấn đề ăn cắp xe hơi nói trên, những tên ăn cắp đã phải ngồi tù, có thể bị tịch thu tài sản. Tiệm body shop cũng không tránh khỏi tội đồng lõa. Và cuối cùng nếu cảnh sát truy nguyên ra người mua những chiếc xe ăn cắp kia để chạy cũng khó tránh khỏi tội xử dụng đồ ăn cắp. Nói tóm lại, hành vi ăn cắp, đồng lõa ăn cắp, oa trữ đồ ăn cắp và xử dụng đồ ăn cắp đều có dính dáng đến hình luật cả, không nhiều thì ít, ở đâu cũng thế và thời nào cũng vậy. Tại các nước Hồi Giáo, tội ăn cắp có thể bị chặt chân, chặt tay. Ở các nước khác, tội nặng nhẹ tùy thuộc vào giá trị của đồ vật bị ăn cắp và cũng còn tùy vào thái độ tri tình hoặc vô ý của những người liên quan.
Ấy thế mà trên thế giới có những tên ăn cắp bạc tỷ (billion) vẫn cứ sống phây phây. Và, những kẻ oa trữ hàng triệu, tỷ tiền ăn cắp không những không bị luật pháp nào trừng trị, trái lại còn được thiên hạ khen làm ăn giỏi, đáng học hỏi. Đó là sự thật, rất thật. Người viết không hàm hồ nói láo.
Cái tổ con chuồn chuồn
Kinh tế thịnh, suy tùy thuộc vào sự mạnh, yếu của khối lượng tiền tệ lưu hành. Nghĩa là người dân ăn xài, tiêu pha càng nhiều thì kinh tế càng phát triển. Trái lại khi người dân thắt cổ hầu bao của mình lại rồi nằm nhà ăn mì gói, coi TV thì kinh tế không thể nào ngóc đầu lên nổi. Kinh tế nước Mỹ đang chạy vo vo, bỗng dưng đứng khựng lại rồi tuột dốc. Người dân Mỹ không còn tiền tiêu xài nữa nên các cửa hàng, các dịch vụ than trời như bọng. Ngân hàng than lỗ, các hãng xe hơi than lỗ, ngành nào cũng than lỗ, dân nghèo bị xiết nhà hàng loạt, bán nhà thì không ai mua ….. Tổng Thống Mỹ Obama trước hết nghĩ ngay đến số phận của đồng dollar và ông tự hỏi: Tiền bạc đi đâu hết? Khối lượng tiền tệ không do Ngân Hàng Trung Ương thu hồi, thế nhưng không cánh mà bay đâu hết sạch. Ngay cả số tiền khổng lồ 6, 7 chục tỉ mà tay tổ lường gạt Madoff chôm chĩa của thiên hạ cũng biến đâu mất, không tìm ra được lấy một đồng một cắc. Vậy thì tiền bạc chạy đi đâu? Chính quyền nghĩ không ra. Những chuyên viên tài chính nghĩ không ra. Người ta suy đoán chắc chắn nó đã chui vào nằm im trong một xó xỉnh nào đó, ngay trên hành tinh này thôi chứ không đâu xa. Nhất định là thế. Đây là một suy đoán thực tế và có lý nhất. Tuy nhiên tìm ra được chỗ đồng dollar ẩn núp vẫn không phải là chuyện dễ, chẳng khác gì đi tìm cái tổ của con chuồn chuồn. Khó thật, nhưng dù sao ông Obama cũng cần phải tìm cho ra, vì đây là việc của ông, và ông ta đã thử làm.
Trong phiên họp của các bộ trưởng tài chánh G20 ngày 13-14 tháng 3. 2009 tại Luân Đôn, phái đoàn Mỹ của TT Obama đã gởi thơ cho bộ trưởng tài chánh và cũng là Tổng Thống đương nhiệm của Thụy sĩ yêu cầu ngân hàng UBS của Thụy Sĩ phải cung cấp cho Mỹ danh sách những nhà tài phiệt Mỹ có mở trương mục tại ngân hàng này. Rõ ràng ông Obama muốn ám chỉ rằng tiền bạc của nước Mỹ đã chui vào các ngân hàng của Thụy Sĩ. Ông ta ra chiêu với UBS để thử xem sao. Thế là sóng gió nổi lên giữa Thụy Sĩ với Mỹ và nhiều nước khác về điều được gọi là quyền bảo mật của các ngân hàng Thụy Sĩ mà nay đã trở thành luật pháp của nước này. Quyền này được Quốc Hội Thụy Sĩ (Swiss Parliament) thông qua gọi là Luật Ngân Hàng 1934 (The Banking Law of 1934,) qui định những biện pháp bảo vệ bí mật riêng tư của các thân chủ và bị phạt trọng hình những ai vi phạm. Báo chí nhẩy vào đánh hôi. Được thể, một số nước Tây Âu khác như Anh, Pháp, Đức cũng về hùa với Mỹ. Dĩ nhiên là Thụy Sĩ không chịu và vấn đề còn đang trong vòng thương lượng. Vấn đề ở đây là chuyện bí mật ngân hàng đã trở thành Luật của Thụy Sĩ chứ không phải qui định hành chánh thông thường nên ông Bộ Trưởng không có quyền thay đổi, và tất nhiên ông TT Obama cũng không thể lấy thịt đè người mà bắt bỏ đi được. Chính quyền Thụy Sĩ coi quyền riêng tư (right to privacy) của ngân hàng như một nguyên tắc căn bản, nó phải được mọi quốc gia dân chủ bảo vệ.
Ông Abama đã tìm ra được đúng chỗ con chuồn chuồn làm tổ rồi đấy, nhưng theo lý ông không làm gì được. Để rồi xem hạ hồi sẽ phân giải ra sao.
Nghề làm ngân hàng của Thụy Sĩ
Ở đây cũng nên nói qua về nưóc Thụy Sĩ và về cái nghề làm ngân hàng của người Thụy Sĩ thì vấn đề mới thông được.
Thụy Sĩ là một nước nhỏ nằm gọn giữa Tây Âu, diện tích 41.210 km2, dân số 7,7 triệu, nửa tin lành, nửa là công giáo, sống nếp sống văn minh và truyền thống Thiên Chúa Giáo. Người Thụy Sĩ hãnh diện được cung cấp cho Vatican một đội binh sĩ để bảo vệ các cung điện của Tòa Thánh. Là một nước nhỏ, nhưng Thụy Sĩ lại là một quốc gia phát triển được kể là đứng hàng đầu trên thế giới với tổng sản lượng nội địa (GDP năm 2008) là 313.173 billion US dollars - thứ 6 chỉ sau Luxemburg, Norway, Qatar, Iceland và Ireland), và lợi tức trung bình đầu người (GDP per capita) là 42.840 US dollars. Thụy Sĩ phát triển đồng đều trên mọi lãnh vực. Nhiều sản phẩm nổi tiếng của Thụy Sĩ rất quen thuộc với người Việt Nam như đồng hồ đeo tay, sữa đặc có đường hiệu Nestlé v.v. Nhưng cái nghề nổi tiếng nhất của người Thụy Sĩ, và cũng là nghề hái ra bạc nhất của họ là nghề làm ngân hàng. Người ta ước lượng có tới 1/3 số tiền trên thế giới mà giới tài chánh gọi là offshore funds (tức là đồng bạc đi chu du ngoài lãnh thổ quốc gia của nó) phiêu bạt chán rồi tới nằm nghỉ dài hạn tại các ngân hàng của Thụy Sĩ. Năm 2007 con số này lên tới khoảng 6.7 trillion Franc Thụy Sĩ hay 5.7 trillion US dollars. Cách đây 3 năm, nước Thụy Sĩ đã có tới 408 ngân hàng lớn nhỏ hoạt động hợp pháp. Các ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ là Union Bank of Switzerland (UBS) và Credit Suisse (Thụy Sĩ Tín Dụng.) Hai ngân hàng này đã nuốt trên 50% tổng số các ngân khoản ký thác tại Thụy Sĩ. UBS được thành lập năm 1862 nhưng chỉ chính thức mang tên này năm 1998 khi nó sát nhập với ngân hàng Swiss Bank Corporation. UBS có trụ sở chính tại Zurich và Basel. Nó có khoảng 81,600 nhân viên và xử dụng 7 văn phòng chính trên khắp thế giới [4 tại Mỹ, London, Tokyo và HongKong mỗi nơi có 1] và các chi nhánh trên 5 lục địa. Năm 2005, nó đã cung ứng một khối lượng trên 100 billion dollars cho thị trường tiền tệ thế giới và đã thu được một số lãi thực (net profit) là 7.2 billion dollars.
Các ngân hàng Thụy Sĩ có các đặc tính là ổn định (stability,) riêng tư (privacy,) tài sản và thông tin về thân chủ được bảo vệ (protection of clients’ assets and information) chu đáo. Ngoài ra Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập, rất ổn định về chính trị cũng như kinh tế nên dễ trở thành tổ ấm cho các đồng tiền offshore ngoại quốc sau khi chúng đã chán cuộc đời lênh đênh không bờ bến.
Sở dĩ ngân hàng Thụy Sĩ hấp dẫn và các hoạt động của nó lâu nay được coi là uy tín nhất là vì nó bảo vệ tối đa quyền riêng tư (privacy) và quyền giữ bí mật (secrecy) cho các thân chủ. Hơn nữa, tại Thụy Sĩ người ta còn lập ra cả một Ủy Ban Ngân Hàng Liên Bang (Federal Banking Commision FBC) để giám sát việc làm ăn của các ngân hàng.
Trở về với việc Obama chĩa mũi dùi vào ngân hàng UBS của Thụy Sĩ. Cũng dễ hiểu thôi vì thứ nhất, Thụy Sĩ mới là nơi cất giấu tiền kín đáo, bảo đảm, và nổi tiếng trên thế giới. Và thứ hai là vì tư thế bá quyền của ngân hàng UBS ở trong nước - ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ. Obama áp dụng chiến thuật đánh rắn phải đánh đầu. Đúng lắm, nhưng ông ta đánh đấm kiểu đó chẳng ra cái trò trống gì cả. Giá như Bush làm thì có lẽ đã khác. Khỏi cần phải nói năng gì hết, ông ta chỉ cần liên minh với các nước Anh, Pháp, Đức, Ý đổ quân vào mở các két sắt của Thụy Sĩ là biết có tiền của bọn xấu cất giấu trong đó hay không ngay thôi. Các nước kia cũng đang muốn biết kia mà. Bush tấn công Irak đâu cần phải báo trước. Nói là Irak có vũ khí giết người hàng loạt nhưng đâu cần phải có thiệt. Phải thế thì bọn khủng bố mới kinh hồn khiếp vía. Lý của kẻ mạnh luôn luôn là cái lý tất thắng, không phải sao. Bọn Tầu cộng đem quân chiếm hết luôn biển Nam Hải, thế giới im re, có thằng chó nào dám hé môi đâu. UBS chắc chắn có cất giấu tiền bạc của rất nhiều tên bất lương trên thế giới. Nhưng Obama vừa đánh lại vừa run. Ông ta không có cái liều và đởm lược của Bush.
Cái vựa chứa tội ac
Như đã trình bầy ở trên, Thụy Sĩ là một quốc gia phát triễn hàng đầu và giầu có vào bậc nhất nhì thế giới. Ít người để ý rằng Thụy Sĩ còn là cái nôi dân chủ của Tây phương, nói không sai, cũng là của thế giới nữa. Nhưng lại càng không mấy người quan tâm đến chuyện quốc gia này lại cũng là cái “VỰA” chứa tội ác rất đáng ghê tởm của nhân loại. Nếu không có chuyện suy thoái kinh tế thế giới hiện nay, và nếu không có chuyện cãi vã ỏm tỏi tại cuộc họp G20 cấp bộ trưởng tại Luôn Đôn thì người viết đã không để tâm đem chuyện đất nước Thụy Sĩ với đầy dẫy thơ mộng và mơ ước ra mà nghị luận. Vậy xin nói
qua về cái nôi dân chủ Thụy Sĩ trước.
Người ta vẫn thường gọi nền dân chủ của Thụy Sĩ là Dân Chủ Trực Tiếp (direct democracy.) Cũng là kiểu dân chủ đại nghị (parliamentary democracy) thôi, nhưng trong nền dân chủ của Thụy Sĩ người dân còn được tham gia vào công việc làm luật bằng 2 cách khác nữa là phương thức trưng cầu dân ý toàn quốc (federal referendum) và phương thức đề xuất hiến định (constitutional initiative.) Với 2 phương thức này, người dân Thụy Sĩ có thể trực tiếp tu chính Hiến Pháp hoặc làm đảo lộn một đạo luật đã được quốc hội thông qua. Ngoài ra, ở Thụy Sĩ các cộng đồng dân chúng cũng sống quần cư với nhau trong một khu vực thành từng làng, xã (commune) giống như ở Việt Nam ta. Nhiều quyết định có tính cách lập qui tại các làng xã được người dân trực tiếp tham gia bằng cách biểu quyết trong các cuộc họp làng. Nền dân chủ trực tiếp của Thụy Sĩ là như thế, và như thế Thụy Sĩ rất đáng được coi là cái nôi của cả nền dân chủ tại Âu Châu.
Nhưng thật rất đáng tiếc, ngay giữa lòng của nền dân chủ đáng ngưỡng mộ kia lại là cái vựa tội ác to lớn mang tính quốc tế. Tội ác này là lề lối làm ăn bất minh của các ngân hàng tỷ như tàng trữ, cất giấu tài sản cho những tên gian ác trên khắp thế giới. Những tài sản này là đủ mọi thứ quí giá và tiền bạc bất chánh như tiền ăn cướp, tiền ăn cắp, tiền lường gạt, tiền tham nhũng, tiền hối lộ, tiền mua gian bán lận v.v. mà chúng đã dùng quyền lực hoặc lưu manh ma giáo để cướp đoạt của người nghèo. Xin được nói cho rõ, chúng tôi kể là tội ác việc các ngân hàng tự nguyện oa trữ, cất dấu tiền bạc cho các tên lãnh đạo tham nhũng ăn cướp được của người dân mà chúng cai trị như bọn lãnh đạo cộng sản VN chẳng hạn. Chúng tôi không hiểu có luật pháp nào buộc ngân hàng phải tìm hiểu xuất xứ của nguồn tiền ký thác không. Nhưng ngân hàng không thể không biết được một cách tưong đối rõ ràng số tiền gởi từ đâu mà có. Một người gởi một vài ngàn trở xuống, số tiền này thường chẳng có gì đáng nghi ngờ. Nhưng nếu một người đem đến ngân hàng gởi một lúc mấy trăm ngàn, một vài triệu thì ngân hàng không thể không đặt dấu hỏi. Giả dụ thân chủ là người VN từ trong nước thì người này chắc chắn phải là cán bộ CS gộc hay bà con thân thích của hắn. Số tiền hắn gởi nhất quyết là tiền ăn cướp bóc lột của dân hoặc tham nhũng mà có thôi, không thể khác được. Anh là thằng vô sản mới ở trong rừng ra lại chẳng làm ăn buôn bán gì. Vậy thì tiền của anh từ đâu có mà nhiều thế. Là tiền ăn cướp, tham nhũng chứ còn gì nữa.
Ngân hàng là nơi giữ tiền. Giữ tiền bạc thôi thì đâu có phải là cái tội? Đúng thế, nhưng giữ tiền ăn cắp, tiền tham những, tiền bóc lột được từ người khác thì nhất định không phải là việc làm ăn lương thiện. Như ở phần đầu của bài viết chúng tôi đã đưa ra làm thí dụ, tiệm auto body shop cho để tạm một chiếc xe ăn cắp cũng đã có tội rồi. Một người vô tình mua phải chiếc cell phone lấy trộm thôi cũng khó thoát khỏi liên lụy trước pháp luật. Huống chi một ngân hàng chứa hàng tỷ, tỷ bạc tiền bất chánh lại không đáng kể là tội phạm sao? Người ta đều biết các ngân hàng Thụy Sĩ và một vài nơi khác làm ăn như thế, nhưng không ai cho rằng đó là việc làm bất chánh. Luật pháp quốc gia và cả luật pháp quốc tế không coi là tội phạm, và không hề truy tố bao giờ. Đây không phải là chuyện bất công và khó hiểu sao? Cho đến khi ông Obama nổi sùng tính lấy lại tiền của Mỹ gởi ở ngân hàng UBS đem về Mỹ thì người ta mới chịu tin rằng quả thật việc làm ăn của người Thụy Sĩ đã có điều gì không ổn. Điểm người viết xin lưu ý là việc ông Obama chỉ nhắm đến ngân hàng UBS cho thấy Thụy Sĩ đúng là nơi chúa đồ gian cấp quốc tế không còn nghi ngờ gì nữa. Cũng với một cảm nghĩ tương tự nên trong bài viết, chúng tôi thường nêu đối tượng tiêu biểu là ngân hàng UBS mà thôi.
Như trên đã nói, sở dĩ hoạt động của ngân hàng Thụy Sĩ lâu nay được cho là uy tín là vì nó bảo vệ tối đa quyền của thân chủ như quyền riêng tư (privacy), quyền giữ bí mật (secrecy) v.v. Hơn nữa, tại Thụy Sĩ người ta còn lập ra cả một cơ quan gọi là Ủy Ban Ngân Hàng Liên Bang (Federal Banking Commision FBC) để giám sát việc làm ăn của các ngân hàng. Như thế thì ai dám bảo rằng các ngân hàng Thụy Sĩ làm bậy. Bề ngoài thì các ngân hàng của Thụy Sĩ làm ra vẻ con nhà lành như thế, nhưng bên trong nó đúng là một thứ điếm thúi. Nó lưu manh, gian xảo bằng nhiều mánh lới để chiêu dụ bọn gian tham quốc tế. Chẳng hạn, để bảo đảm tuyệt đối sự kín đáo cho các thân chủ, Thụy Sĩ bầy ra kế cho mở các trương mục vô danh (anonymous accounts,) tên người gởi tiền được thay bằng một hàng các con số. Trương mục rủi có rơi vào tay kẻ xấu chúng cũng không thể biết được là của ai. Hoặc trong luật Banking Law of 1934 qui định việc trốn thuế (tax evasion) không phải là tội hình (criminal offence,) mà chỉ là chuyện vi phạm dân sư (civil offence.) Việc cho phép mở trương mục vô danh rõ ràng là để khuyến khích bọn lãnh đạo tham nhũng thế giới như lũ cán bộ VGCS chẳng hạn càng hăng say ăn bẩn hơn nữa. Còn việc luật pháp xếp tội trốn thuế thành vi phạm dân sư có mục đích dụ dỗ bọn tài phiệt tham lam vô độ trên thế giới, có thế thôi.
Lậy ông tôi ở bụi này
Nhóm G20 cấp lãnh đạo quốc gia họp tại Luôn Đôn hồi đầu tháng vừa rồi cũng đã tan hàng. Một ngày trời chỉ tiếp tân, yến tiệc, bắt tay trao đổi mấy câu xã giao tào lao đủ mệt rồi, mấy anh cả còn đủ sức đưa ra được một cái Thông Cáo rất chung chung với 6 cam kết to tỏ bố ghi đủ thứ chương trình cứu nguy kinh tế thế giới mới thấy các anh tài thiệt. Rất nên khen một phát. Mà xem chừng anh nào cũng thắng lợi cả. Anh Pháp Sarkozy và chị Đức Markel tranh đấu kịch liệt, được thấy trong Thông Cáo Chung ghi đủ thứ mà hai anh chị đòi hỏi, nào là tăng cưòng các luật lệ kiểm soát hệ thống tài chánh- ngân hàng, nào là kiểm tra các quĩ đầu tư v.v.và nhất là việc chấm dứt dung túng tình trạng trốn thuế thì lấy làm thỏa mãn lắm. Anh Ăng Lê Gordon Brown chủ nhà nhìn thấy thiên hạ ai cũng thành công cả thì cũng cho là mình đã thành công lớn rồi. Riêng anh Tầu phù Hồ Cẩm Đào trước khi đi họp đã có ý nêu lên việc lấy đồng Nhân Dân Tệ làm tiền bản vị thay cho đồng Dollar nhưng rồi cảm thấy việc này chuế quá trước mặt anh Mỹ đen Obama nên đành bỏ đi ý định. Ấy thế mà cũng vẫn thành công lớn. Người chẳng cần làm gì nhưng lại được tung hô nhiều nhất vẫn là anh Mỹ đen Obama. Cô giáo Lene Gade tận bên Copenhagen, Đan Mạch cũng chõ mỏ sang nước Anh nịnh anh Mỹ đen một cách rất ư xỏ lá rằng: “Ai cũng được miễn là đừng có Bush là tốt rồi.” (anyone else but Bush is better). Cũng tội cho Bush thiệt! Chưa hết, anh chủ nhà Gordon còn bốc thơm anh Obama trơ trẽn quá cỡ thợ mộc thế này: “Mới 7 mươi ngày ở Nhà Trắng mà ông bạn của tôi đã thay đổi được nước Mỹ và còn thay đổi được cả tình bạn bè của nuớc Mỹ với 5 Châu nữa đấy.” (Your first 70 days in office have changed America, and you’ve changed America’s relationship with the world). Obama nghe chắc khoái tỉ lắm. Nhưng không biết có ai nhắc dùm Obama nên về sớm để mở gần 2 triệu rưởi cái phong bì đỏ (red envelopes) để đọc các lá thư do các oan hồn của các thai nhi bị phá gởi về cho Obama trong thời gian anh ta công du Âu Châu vừa qua không.
Những anh tai to mặt lớn họp hẹp đưa ra đủ thứ chương trình vĩ đại, nhưng có một việc cỏn con đáng làm và cần thiết phải làm thì các anh lại không làm, cũng chẳng thèm bàn bạc, cứ làm bộ tỉnh bơ như không biết gì vậy. Việc đó là vấn đề cần phải chấm dứt cái thực trạng như đã nói trên là nhiều ngân hàng trên thế giới nhất là ở Thụy Sĩ đang oa trữ, chứa chấp những món tiền tham nhũng, đục khoét khổng lồ từ những nước nghèo được gởi ở đó. Chuyện các ngân hàng làm bậy mấy anh chị Obama, Sarkozy và Markel tố cáo hung hăng con bọ xít thế nhưng cuối cùng cũng êm ru. Anh Thụy Sĩ vẫn thoát hiểm như nó đã thoát hiểm hàng mấy trăm năm nay. Các ngân hàng làm ăn bất chánh vẫn tỉnh queo hoạt động, và Obama đã quên béng đi cái vụ đòi mở két bạc của UBS rồi. Có phải nhờ trung lập mà nưóc Thụy Sĩ nhỏ bé nằm giữa Âu Châu luôn tranh hùng tranh bá thoát khỏi 2 cuộc thế giới đại chiến không? Chưa chắc. Hồi còn bé đi học, trong giờ thế giới sử, thằng nhỏ - kẻ viết bài) - thắc mắc hỏi ông thầy. Ông thầy bảo thì mấy bên đánh nhau người ta cũng phải chừa ra một xó để đôi khi đến đấy mà xả hơi chứ, hay có lúc hai bên có chuyện phải gặp nhau thì người ta đến đấy chứ đi đâu. Hai bên gặp nhau tại đó đâu có cần phải nói chuyện bằng súng đạn. Bây giờ lớn tuổi rồi, lão gìa này (người viết bài) lại nghĩ khác. Dẹp các ngân hàng làm ăn bất chánh sợ rằng các anh lớn nhỏ trên thế giới không mấy anh không bị lòi cái đuôi chồn. Có anh lớn nào, nhất là các tay độc tài em út hay con cháu của các đàn anh bự, mà lại không mở trương mục vô danh tại ngân hàng Thụy Sĩ. Người viết dám cá bằng cái đầu nếu bọn đàn em của anh hai Hồ Cẩm Đào tại Hànội không có trương mục bí mật tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Khui ra không phải là lậy ông tôi ở bụi này sao? Người ta đã ích kỷ bỏ đi cái lợi quốc gia rất to lớn để bảo vệ cái lợi cá nhân ti tiện. Thật vậy, có 2 cái lợi rất to lớn nếu dẹp đi được các ngân hàng làm ăn bất chánh. Thứ nhất là các nước nghèo kém mở mang sẽ thu về được nhiều khoản tiền rất lớn mà bọn lãnh đạo tham nhũng trong nước đã đục khoét, ăn cướp được rồi đem đi gởi. Thứ hai là các nước giầu cũng có thể lấy về được những số tiền chắc chắn không phải là nhỏ từ trong nước đã âm thầm đội nón ra đi tìm nơi có thuế xuất thấp để trú ngụ. Trong hai loại tiền trốn thuế và tiền tham nhũng thì tiền tham nhũng mới thực sự là loại tiền dơ bẩn. Nó rất xứng đáng được gọi là “đồng tiền tội ác.” Tiền trốn thuế dù sao cũng do công sức con người làm ra, nó trốn chạy “tổ quốc” chỉ vì lòng tham lam quá độ của con người. Còn đồng tiền tham nhũng có không phải mất công khó gì. Nó do bóc lột mà có. Do đó nó là tội ác.
Chỉ sợ người ta không muốn trừ khử thứ tội ác này thôi. Nếu thực tâm muốn thì có gì khó đâu. Chỉ cần tất cả các chính quyền các nước đồng ý ra một quyết định chung để trở thành luật quốc tế mang tính cưỡng hành là trên toàn thế giới công dân nước nào chỉ được quyền mở trương mục tại ngân hàng của nước đó và gởi tiền ký thác trong đó mà thôi. Cấm tuyệt đối gởi tiền ở các ngân hàng ngoại quốc. Trừ ra các du sinh, nhân viên chính quyền, người lao động và những người làm ăn kinh doanh ở ngước ngoài, ở nước nào thì có quyền mở trương mục tại các ngân hàng nước đó, nhưng khi trở về nước họ phải di chuyển trương mục của họ theo về trong nước. Chỉ có thế thôi, rất đơn giản. Luật này không ảnh hưởng gì đến những đồng tiền sạch kiếm được do công sức lao động hoặc làm ăn buôn bán lương thiện mà có. Những đồng tiền tham lam vì trốn thuế, và nhất là đồng tiền dơ bẩn do tham nhũng bóc lột của người dân nghèo mà có, với luật này sẽ không còn nơi nương náu. Cái lợi cực kỳ to lớn do thỏa thuận quốc tế này đem lại là các nước nghèo và độc tài sẽ không còn tham những thối nát quá đáng nữa, vì những đồng tiền tham nhũng được của các quan tham không thể vượt biên đi đâu được, phải ở trong nước thôi, mà đã ở trong nước thì làm sao tránh khỏi bị vạch mặt và bị pháp luật trừng trị. Cả thế giới sẽ đỡ bất công hơn. Biện pháp này có thể sẽ đưa đến một số trở ngại trong vấn đề giao dịch tài chánh quốc tế, nhưng thiết nghĩ tìm cách khắc phục cũng không phải là chuyện khó. Nếu có những thiệt hại nhỏ do biện pháp này gây ra thì so với lợi ích vô cùng lớn lao của việc tiêu diệt được nạn tham nhũng và triệt tiêu được đường lối làm ăn vô luân của các ngân hàng thì sự thiệt thòi kia có đáng là bao. Cách đây vài ba năm gì đó, nghe đâu nước Anh có viện trợ cho bọn ăn cướp Hànội 7 triệu dollars để chống tham nhũng. Thật là tức cười: đưa tiền cho bọn tham nhũng để chúng chống tham nhũng có khác gì bảo chúng giữ lấy, cất đi mà xài. Đỉnh cao trí tuệ của ngưòi Anh chỉ có thế thôi sao?
Tin đi, không đía đâu
Kinh tế thế giới suy sụp. Các anh bự G20 họp hẹp xong cho biết sẽ đổ ra 1,100 billion dollars (và nghe đâu còn nhiều hơn nữa) để cứu nguy thế giới. Việt Nam chắc cũng sẽ xớt được một mớ trong đó để cầm hơi. Nhưng xin thử đoán coi việc gì sẽ xẩy ra khi bọn ác ôn VGCS nhận đưọc ngân khoản dành cho VN? Cầm chắc là sự thể sẽ xẩy ra thế này, ngân khoản sẽ nhanh chóng được bọn ma đầu VGCS cho đi Swiss Air sang Thụy Sĩ nghỉ mát trong UBS hoặc một chỗ nào đó tại đây, hay đi Air China qua Macao, HongKong hay Singapour gì đó cũng có thể. Rồi sau đó, chúng sẽ mua thật nhiều bánh vẽ và mì ăn rồi cho dân chúng “hẩu xực.” Kết quả tình hình cứu nguy kinh tế trên đất nước ta sẽ là người dân nghèo vẫn ôm mãi cái nghèo làm gia bảo, còn mấy thằng cán bộ vốn đã giầu, nhờ kinh tế suy thoái lại càng giầu thêm. Sự nghịch lý này chỉ xẩy ra tại những chế độ độc tài và CS. Những đồng tiền nhân đạo bắt đầu cuộc hành trình từ Ngân Hàng Thế Giới, Qũy Tiền Tệ Quốc Tế v.v., từng chặng dừng chân, nó có trở thành đồng tiền dơ bẩn hay không. Những đồng tiền dơ bay một vòng, rồi trở về ngủ yên ở đâu đấy cách chỗ nó bắt đầu khởi hành chẳng bao xa. Bọn lãnh đạo độc tài, cộng sản hôm nay ăn ốc, muôn đời con cháu mai sai của người dân đen nô lệ sẽ phải nai lưng ra đổ vỏ. Quyền riêng tư, quyền bí mật và những thứ quyền tự do cao cả khác chỉ là những mảnh vải thưa, không che kín nổi cái dã tâm và lòng tham vô đáy của những kẻ nhân danh chúng để phạm tội ác. Đó là kết luận của bài viết này.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
0 comments:
Post a Comment