CHÍNH KHÍ VIỆT

Sunday, November 19, 2017

CHUYỆN VỀ NHỮNG CÁI LỖ

CHUYỆN VỀ NHỮNG CÁI LỖ
 
 
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
 
    Cô gái điếm có cái lỗ trôn. Ông thầy đồ có cái lỗ miệng. Cả hai đều dùng cái lỗ của mình để buôn bán nuôi thân, đồng thời làm trách nhiệm công dân đối với đất nước lúc này là chống cộng. Cô gái bán trôn. Bán trôn xong rồi, cô cầm tấm bảng carton có viết chữ đi rao hàng: “bán trôn, không bán nước”. Một mình cô trình diễn ngoài đường phố kẻ đi người lại tấp nập để tranh thương với nghề bán nước (lại cũng bán) của VGCS. Ông thầy bán nước bọt. Ông không làm “tiếp thị” ngoài đường phố như cô gái, mà giao dịch toàn với các đại gia, dân làm ăn lớn tại các hội nghị, hội thảo quốc gia trong các phòng ốc sang trọng. Ông thầu được món hàng “Việt Nam Học” của VGCS, đem vào bán cho học trò trong các đại học Mỹ. Có người bảo ông là cộng sản? Không, ông cũng chống cộng. Ông tuyên bố ông lo lắng cho cộng đồng bị ngôn ngữ và văn hóa cộng sản xâm nhập. Có nghĩa là, ông quốc gia có hạng chẳng thua ai. Ông chứng minh: “Tôi giúp các hội sinh viên Việt Nam hằng năm tổ chức buổi tưởng niệm biến cố đau thương 30 tháng 4, tổ chức “Đêm Văn Hoá”, hát quốc ca VNCH trong lễ ra trường của sinh viên v.v.
 
     Mấy chuyện này chẳng phải bần bút phịa ra để tán nhảm, mà là thực tại xẩy ra trong xã hội ta ngày nay, đăng trên internet, mọi người đều thấy cả. Cô gái bán trôn, xin lỗi, bần bút không biết tên. Ông thầy bán chữ quí danh là Quyên-Di. Đứng trên lập trường dân tộc, trong lúc đất nước nghiêng ngả như hiện nay, bạn đọc thử suy nghĩ, cân nhắc, đánh giá, và so sánh cách thức chống cộng bằng cái trôn của cô gái điếm với chống cộng bằng cái miệng của GS Quyên Di, xem cái nào chống cộng có chính nghĩa hơn, cái nào đáng coi trọng hơn? Bần bút chỉ nêu hiện tượng. Kết luận xin tùy ở bạn đọc.
 
Hai mặt của một vấn đề
 
     Về cô gái bán trôn, cô chẳng ngại giấu diếm mình làm nghề bán trôn, một thân một mình biểu tình bất chấp cường quyền, ra đường công khai lên án bọn VGCS bán nước.Đó là đặc điểm chống cộng của cô gái bán trôn. Ngoài ra chẳng có gì nhiều nữa để nói về cô ngoài cái chuyện chắc chắn là cô vì nghèo đói nên mới phải đem cái ngàn vàng đi rao bán. “Nghề ngỗng ” của cô tuy không được xã hội chấp nhận, nhưng thiết tưởng cô còn hơn hẳn những con đàn bà của những thằng lớn có chức, có quyền, có tiền, có địa vị,  “ăn no ấm cật rậm rật tối ngày” không biết làm gì, chạy đôn chạy đáo tìm đĩ đực tặng free cái trôn lại còn phải bù tiền cho đĩ nữa để thỏa mãn cơn rượng đực. Hơn cả lũ cán bộ ra vào luồn cúi, nịnh bợ để ăn cắp, lừa đảo, giựt dọc. Và chắc chắn hơn hẳn cả lũ Bộ Chính chị chính em đem bán mồ mả ông cha, đất đai của tổ tiên cho Tầu khựa để vinh thân phì gia. Cái đáng nói khác nữa là trong lúc quốc gia hữu sự, có biết bao nhiêu sĩ phu, trí thức, đảng viên lão thành trốn tránh trách nhiệm thì một người làm điếm như cô lại ý thức được trách nhiệm của mình, mà là ý thức rất đúng đắn: chỉ bán tạm cái lỗ cắm dùi trên thân thể của mình chứ không bán nước. Và còn cái đáng - rất đáng nói - sau cùng là, cô rao bán trôn công khai ngoài đường, ngoài chợ, giữa thanh thiên bạch nhật chứ không bán lén bán lút như cung cách bọn chó má Bộ Chính Trị đảng VGCS bán giấu bán đút đất nước cho Tầu khựa. Bọn to đầu khốn kiếp nhìn cô gái bán trôn mà không biết hổ thẹn. Bị bà nhà văn Dương Thu Hương ỉa lên đầu mà cũng phải nín thinh. Hèn ơi là hèn. Đã hèn mà còn vô liêm sỉ nữa. Những người có chút liêm sỉ bị chửi bới như thế hẳn phải tự vận từ khuya rồi.
 
     Thấy cô gái chống cộng đơn độc như thế, có người thương cảm mà chẳng ai dám đồng tình, ca ngợi sự can đảm và sáng suốt của cô. Lý do chỉ vì cô là một cô gái bán trôn.
 
     Trong khi cả nước đứng lên chống VGCS bán nước sôi nổi, mà như trình bầy,  cô gái làm nghề bán trôn là một điển hình, thì thầy giáo Quyên Di lại đi theo một đường lối khác mà ông cũng cho là chống cộng. Một bản tin trên internet cho biết : 
 
     Nhà văn, nhà giáo Quyên Di đang hợp tác với chế độ cộng sản Việt Nam trong các đề án của Khoa Việt Nam Học & Tiếng Việt của đại học Khoa Học và Nhân Văn thuộc viện đại học Hà Nội. Hà Nội cùng với các phần tử thiên tả tại Hoa Kỳ mở các chương trình dạy "Việt Nam Học và Tiếng Việt" cho các sinh viên Việt Nam tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Một trong những người tiếp tay đắc lực là nhà văn Quyên Di.  
Và sau đây nữa là trích website của trường ĐH Hà Nội (http://vsl.edu.vn/gs-quyen-di-thuyet-trinh-tai-khoa/59:    
 
     Trong chuyến về Hà Nội dự Hội nghị Quốc tế Việt Nam học lần thứ tư, Giáo sư Quyên Di Chúc Bùi (Đại học California Los Angeles và Đại học California State, Long Beach) đã nhận lời thuyết trình tại Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt vào sáng 29/11/2012. Chủ đề của buổi thuyết trình là “Định hướng đào tạo Việt Nam học tại Hoa Kì”. Đây là buổi sinh hoạt khoa học lần thứ hai của Khoa trong năm học 2012-2013. Nhiều cán bộ giáo viên của Khoa, cộng tác viên, và một số giáo viên đã nghỉ hưu và sinh viên quốc tế đã tham dự buổi thuyết trình … Các chương trình trao đổi văn hóa tại University of Washington Seatle, San Jose State University, California Los Angeles, UCLA đang mở các chương trình này. Các giáo sư người Việt là những người tiếp tay. Tại Seattle đã có giáo sư đến từ Hà Nội. Chương trình giảng dạy do Hà Nội cung cấp….
      Bị tố cáo hợp tác với chế độ Hànội, nhưng GS Quyên Di phủ nhận. Ông biện lý: Tôi biết: trong công cuộc bảo vệ lý tưởng quốc gia, bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm nhập của ý thức hệ cộng sản; cũng như trong sứ mệnh giữ gìn sự trong sáng, thanh lịch và chính xác của tiếng Việt, sự đóng góp của tôi rất nhỏ nhoi. Tuy nhiên, tôi làm những việc này với tất cả tâm huyết và sự trân trọng.”
      Theo GS Quyên Di, thì vì lo lắng cho cộng đồng bị ngôn ngữ, văn hóa cộng sản xâm nhập, nên ông phải trực diện với CS để có cơ hội và tư thế. Việc này ông biện bạch bằng cách nêu ra các sắc tộc khác cũng đều làm như thế cả. Ông chứng minh rằng năm 2012, đi dự “Hội nghị Quốc tế Việt Nam học” tổ chức ở Hà Nội, ông không đi một mình mà đi cùng với ban giáo sư khoa Ngôn ngữ và Văn Hoá Nam Á của đại học UCLA, trong đó có các giáo sư dạy tiếng Ấn, tiếng Phi, tiếng Indonesia, tiếng Thái. Và ông hãnh diện khoe: “Lần đó, tôi có dịp may trình bày về sự bảo vệ, phát triển ngôn ngữ - văn hoá Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong nền giáo dục dòng chính cũng như trong các cộng đồng địa phương. Với những chứng liệu cụ thể, tôi chứng tỏ cho người nghe thấy sức mạnh và quyết tâm của cộng đồng chúng ta trong sứ mệnh này, để họ thấy rằng chuyện họ muốn xâm nhập cộng đồng chúng ta qua con đường ngôn ngữ và văn hoá là bất khả thi.
 
     Cứ cho là GS Quyên Di không “hợp tác” mà chỉ “tham gia” vào việc soạn thảo môn “VN Học” của VGCS và đem vào dậy trong các đại học Mỹ, nhưng ông cũng đã thừa nhận những việc làm của ông sau đây:
-  Giúp VGCS tuyển giáo sư từ trong nước qua Mỹ giảng dậy, vì theo ông, “Phải nói là cho đến nay, cộng đồng chúng ta không có nhiều nhân sự đủ tiêu chuẩn để tham gia những cuộc đọ sức này”.
-  Soạn thảo chương trình giảng dậy
-  Về nước thuyết trình để trao đổi kinh nghiệm.
 
     Mục đích của GS Quyên Di - như ông nói - là để bảo vệ lý tưởng quốc gia, bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm nhập của ý thức hệ CS, giữ gìn sự trong sáng, thanh lịch, và chính xác của tiếng Việt. Không cần phải lý sự dài dòng, cứ tìm vào nội dung của chương trình giảng dậy, và xem kết quả của việc học tập thì thấy được GS Quyên Di nói thiệt hay phóng đại, thành công hay thất bại.
 
1.  Việc bảo vệ lý tưởng QG và cộng đồng -  Thực tế cho thấy, VGCS càng ló mòi lưu manh, gian ác, càng lòi cái đuôi bán nước ra bao nhiêu thì lý tưởng QG càng sáng tỏ hơn bấy nhiêu. Khỏi cần ai phải bảo vệ hết. Điều này rõ như ban ngày. Còn việc người ta có theo đuổi lý tưởng QG hay không thì lại là chuyện khác. Việc GS Quyên Di nói rằng ông bảo vệ cộng đồng khỏi sự xâm nhập của CS thì chính ông đã tự mâu thuẫn và huênh hoang quá rồi. Ông tham gia vào công tác tuyển chọn và đưa bọn giáo sư trong nước sang dậy cho con em người tỵ nạn tại các đại học Mỹ thì chuyện này nên giải thích ra sao? Đó có phải là đem CS xâm nhập cộng đồng không?
 
2.  Chương trình giảng dậy -  Nguyên cái tên “Việt Nam Học” thôi đã thấy là dao to búa lớn quá rồi, không khỏi có tính cách lòe bịp. Là VN Hoc thì phải nói đến nghiên cứu đủ hết mọi lãnh vực về dân tộc, đất nước, và con người  VN, gồm văn minh, văn chương, văn học, phong tục tập quán, lịch sử, nguồn gốc dân tộc vân vân. Nhưng theo GS Quyên Di thì, trong môn VN Học, ông thầy dậy ngôn ngữ và tiếng Việt cho sinh viên ngoại quốc là chính. Trong học trình (syllabus), như GS Quyên Di phổ biến, có đề cập đến nhiều lãnh vực học tập, nhưng thực tế, theo chúng tôi nghĩ, chỉ là ông thầy dậy tiếng Việt cho sinh viên bằng cách giới thiệu những khía cạnh của đời sống VN. Một tuần lễ, môn VN Học có hai ngày lên lớp, thứ hai và thứ Tư. Mỗi ngày lên lớp 1 giờ 15’ (3:30 - 4:45 pm). Như vậy một tuần sinh viên chỉ gặp ông thầy 2 lần trong 2giờ 30 phút, mà học trình lại quá ôm đồm. Xin nêu một thí dụ:
 
Week 2:  (tuần lễ thứ 2 của niên học)    
 
* Vietnamese Philosophy  (triết lý Việt Nam)
- Agriculture philosophy (Triết Lý Nông Nghiệp)
- Yin and Yang philosophy (Triết Lý Âm Dương)
- Three ranks: Heaven-Earth-Man philosophy (Triết Lý Tam Tài:Thiên-Ðịa- Nhân)
- Five elements (i.e. Metal, Wood, Water, Fire and Earth) philosophy (Triết Lý
  Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)
- The Vietnamese Bronze Drum Culture (Văn Minh Trống Ðồng)
* The Traditional Vietnamese Belief Systems (truyền thống tín ngưỡng
   của người VN)
*  Perception of Self and Nature (nhận thức về con người và về thiên nhiên)
*  Religions, beliefs, and rituals (tôn giáo, tín ngưỡng, và các lễ nghi)
*  Holidays and celebrations (Các ngày lễ và những lễ hội)
* Traditional Vietnamese Cultural Characteristics  (các đặc tính văn hóa
   truyền thống của người VN)
- the Most High worshiping (đạo thờ Trời)
- heroes and ancestors worshiping (thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc)
- spirit of gratitude (lòng biết ơn)
*  Assigning INDEPENDENT PROJECT (đề án cá nhân của sinh viên)
 
     Xin hỏi, có 2 giờ 30 phút đồng hồ mà bằng đấy môn học bao la như biển cả, rậm rạp như một khu rừng, ông thầy dậy được cái gì? Và học trò học được cái gì?
 
3.  Kết quả học tập -  Chúng tôi không đưa ra những bằng chứng khảo sát. Trong sự hiểu biết thô thiển và giới hạn của mình, chúng tôi chỉ nêu ra một vài bằng chứng quan sát để nói lên rằng những nỗ lực của GS Quyên Di - có thể ngay tình nhưng chủ quan và nông cạn - đã và đang gặp thất bại. Nghĩa là, ông đã không giữ được sự trong sáng, thanh lịch, và chính xác của tiếng Việt như ông nói, mà trái lại, còn làm cho ngôn ngữ VN dần dần biến thái một cách lố bịch.
 
     Đọc trên báo chí và trên internet hiện nay tại hải ngoại, những người yêu mến tiếng Việt không khỏi bàng hoàng khi thấy người tỵ nạn viết cho người tỵ nạn đọc những câu văn ngớ ngẩn, những từ ngữ thô kệch và vô nghĩa. Nói chung văn phong rất Việt cộng, thí dụ như: “các chiến sĩ công an đang tác nghiệp …”, hoặc: “chính quyền Saigon ra lệnh …”. Văn phong miền Nam phải là: “bọn công an đang làm phận sự …”, hay: “Chính Phủ VNCH ra lệnh …”. Khẳng định rằng chỉ có bọn văn nô trong nước mới viết như thế. Người miền Nam và dân tỵ nạn tuyệt đối không. Tình trạng viết lách này tại hải ngoại chắc chắn xuất phát từ bọn cán bộ VGCS đang làm việc tại đây, hoặc con em tỵ nạn xuất thân từ các lớp Việt ngữ do bọn cán bộ văn hóa sang dậy trong các đại học Mỹ. Trách nhiệm này thuộc về ai? GD Quyên Di có nhìn thấy tình trạng này không, và có nên gánh lấy một phần trách nhiệm, vì chính ông đã đem bọn VGCS vào dậy Việt ngữ và văn minh, văn hoá VN … trong đại học Mỹ.
 
     Một nhà giáo chống cộng trật chìa như thế nhưng lại được dư luận đồng cảm và bênh vực: “Tôi nghĩ là có được một địa vị như ông (GS Quyên Di) thì cần gì phải đính chính với những người chưa có tầm nhìn chiến lược và quy mô…… hơi đâu để tâm mà cố làm được gì có ích và qua lý trí của mình. Quan nhất thời dân vạn đợi chúng ta nên tỉnh thức”.
 
     Đâu là tầm nhìn chiến lược và quy mô của GS Quyên Di, xin chỉ ra?
 
Sự thật mất lòng
 
     Những việc làm của GS Quyên Di về Hànội thuyết trình, tham gia soạn thảo chương trình giảng dậy về môn VN Học với VGCS, đem nó vào đại học Hoa Kỳ, tuyển chọn giáo sư từ trong nước ra giảng dậy về môn này là đã rõ ràng. Ông không phủ nhận, mà chỉ biện bạch và chống chế. So với cô gái bán trôn, ông tỏ ra vừa thiếu can đảm, vừa kém trí tuệ. Ông không nhận thức được VGCS là một lũ bán nước. Là một giáo sư đại học, ông thừa biết rằng bán nước là một trọng tội đối với đất nước, hợp tác với bọn bán nước là tòng phạm với chúng. Ông cũng không dám công khai tố cáo tội ác lại còn cộng tác với lũ tội phạm, cho dù ông cộng tác trong lãnh vực văn hóa. Về lãnh vực này, GS Quyên Di không thế nào không biết cái NQ 36 của VGCS. Chúng chi ra hàng tỉ dollars để thực hiện nghi quyết này. Hai lãnh vực NQ 36 xâm nhập cụ thể và thành công nhất là văn hóa và văn nghệ. Ngày trước ca sĩ hải ngoại không dám về nước để hát xướng. Nay hầu như ca sĩ hải ngoại không đứa nào không về hát hò để kiếm tiền. Ngày trước ca sĩ trong nước ra hải ngoại hát bị biểu tình chống đối. Bây giờ chúng ra hải ngoại hát thoải mái. vấn đề biểu tình hầu như không còn nữa. Đó là sự thành công không thể phủ nhận được của NQ36, mặc dầu nói ra thì đau lòng, nhưng đó là sự thực.
 
     Về văn hóa cũng thế, lãnh vực xâm nhập này của NQ36 tuy không ồn ào, nhưng không phải là không có kết quả. Nhiều lớp dậy Việt Ngữ cho con em người tỵ nạn đang sử dụng tài liệu giảng dậy của VGCS. Nhiều đại học dậy môn “Việt Nam Học” như GS Quyên Di xác nhận. Chương trình và nội dung của môn học này sản xuất từ trong nước, do giáo sư trong nước ra giảng dậy. Tiếp vào sự xâm nhập văn hóa nàylà chuyện không ít nhà thơ, nhà văn hải ngoại đem sách về in và phổ biến trong nước. Ngược lại, sách của bọn văn nô trong nước được bọn trí thức ngựa hải ngoại in, ca tụng, và quảng cáo không thiếu gì…  Đó cũng phải là một thành công đáng kể của NQ36.
 
     Cần đặt ra vấn đề như thế này là, nếu GS Quyên Di [và một số khoa bảng khác nữa] không hợp tác với VGCS đem môn VN Học vào các đại học Mỹ để dậy cho con em chúng ta, không hợp tác soạn thảo chương trình giảng dậy, trái lại, còn ngăn cản các đại học Mỹ mướn thầy dậy tiếng Việt từ trong nước, vận động giới đại học chặn đứng sự xâm nhập của cái môn học tào lao này, chận đứng các thứ văn hóa phẩm tuyên truyền của VGCS v.v., thì liệu cái NQ 36 nó có thể thành công được không? Rất tiếc là GS Quyên Di đã hành động ngược lại với đường lối hợp lý mà đáng lẽ ông nên làm để ngăn chận NQ36. Đó là cần phải vận động để ngăn chặn sự xâm nhập của NQ 36, thì trái lại, ông đã cộng tác với VGCS để thi hành cái NQ đó. Rất đáng nghi ngờ về sự khôn ngoan, sáng suốt của nhiều giới trí thức ngày nay. Sáng suốt nhưng lại u mê, thiển cận. Sự khôn ngoan lại chính là tinh thần nô lệ từ ngàn xưa, nó bắt rễ sâu xa trong xã hội, mà người ta gọi là tinh thần “trọng sĩ”. Giới “SĨ” của ta rất tự hào về điều này. Tinh thần yêu nước của cô gái bán trôn không được coi trọng cũng vì cô không mang chữ “Sĩ” hay chữ “Sư” trên mình.  Xã hội VN còn mang nặng thiên kiến rõ rệt: kẻ bị coi là hạ cấp thì dù có làm hay mấy cũng vẫn bị cho là chẳng ra gì. Người có học làm sai cũng vẫn được coi trọng.  
 
     Chẳng dám “mèo khen mèo dài đuôi” - bởi vì bần bút cũng là người Việt Nam - nhưng nói về đạo đức, lễ giáo thì người Việt Nam mình phải nói là có thừa. Do đó mà có bao giờ người ta thấy người việt mình khen việc làm của giới gái điếm bao giờ đâu, và cũng chẳng bao giờ thấy ai dám chê bai công việc của một nhà mô phạm? Cô Tư Hồng chở gạo đi cứu đói còn bị dè bỉu. Chuyện Kiều tuyệt tác đến thế mà vẫn cứ bị chê là dâm thư không đáng đọc. Chỉ vì cái lý do cô Tư Hồng và nàng Kiều là những người làm nghề bán trôn.
 
     Còn về học thuật thì như Khổng Phu Tử chẳng hạn, một ông Ba Tầu nhưng được dân ta tôn thờ như thánh. Thờ Khổng đã vậy, lại còn thờ cả Quan Công, Trưong Phi mới là dị hợm! Cái gì “Tử viết” cũng đều là khuôn vàng thước ngọc cả. Chẳng mấy người thấy rằng cái chế độ Tầu cộng đến hồi sắp sụp đổ thì bọn đầu sỏ Trung Nam Hải bèn phải vực Khổng Tử dậy để chống đỡ cho cái chế độ mục rữa của chúng. Xưa kia Tầu cộng vùi dập ông thánh Khổng bao nhiều thì ngày nay chúng lại tôn thờ ổng bấy nhiêu. Để làm gì? Thưa là để muợn cái đạo lýcủa ông “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung” để giữ vững ngai vàng cho chúng. Quân (vua) là đảng. Thần là dân bị trị. Dân phải trung với đảng, bất trung với đảng thì đương nhiên chết là phải. Đó là đạo đức thánh hiền, thứ đạo đức trọng sĩ, kỵ nông, sợ cường quyền.
 
     Học viện Khổng Tử ở Hànội nghe đâu được xây bề thế lắm. Mà Khổng Phu Tử là ai? Ông ta là một quan lại nước Lỗ. Làm quan chán rồi về dậy học, viết sách. Trong sách Luận Ngừ, Khổng Tử thú nhận, ông chẳng có tư tưởng gì, chỉ là sưu tầm, cóp nhặt, và sao chép lại của thiên hạ. Phải thừa nhận ông có công sưu tầm.  Những cái hay, cái đẹp của dân phương Nam, Khổng Tử lượm về recycle thành kinh, thành sách, dậy lại cho Lạc Việt. Kẻ sĩ Lạc Việt lại cứ tưởng đấy là “thánh kinh” người Tầu đem giáo hóa mình, và cúc cung xưng tụng ngài Khổng là “Vạn thế Sư Biểu”, chỉ vì ngài Ba Tầu này là “SƯ”, một ông thầy đồ tiêu biểu.
 
     Trên đất nước ta ngày trước, một anh Ba Tầu mua ve chai, đồng nát về bán lại cho nhà máy recycle thành những thứ đồ gia dụng. Những thứ đồ gia dụng này đem bán lại cho người mình xài. Đó mới là chặng một recycle của mấy anh Ba. Chặng thứ hai, chẳng mấy chốc anh Ba ve chai trở nên giầu có, anh mở chành, thu mua lúa thóc của nhà nông, xay thành gạo bán lại cho nông dân. Người dân Việt sống nhờ gạo của Ba Tầu nhưng kỳ thực là gạo của nông dân VN, chứ chẳng phải anh Tầu nào làm ra cả. Khổng Khâu ngày xưa cũng vậy thôi, chỉ có điều cụ Khổng nhà ta, thay vì thu mua ve chai, đồng nát và lúa thóc, ông thu nhặt văn hóa, văn minh của Việt Tộc, tinh chế và san định thành kinh, thành sách dậy lại cho người mình. Hóa ra đạo đức, văn minh, văn hóa là đạo đức, văn minh, và văn hóa Lạc Việt nhưng do Tầu Khổng Khâu recycle. Điều tai hại là nhiều người Việt ngày nay cứ cho người VN mình không có văn minh, văn hóa. Nằng nặc cho rằng văn minh văn hóa VN đều là của Tầu. Từ nô lệ Tầu về văn hóa, ngày nay tiến đến nô lệ về chủ quyền của đất nước chỉ là một bước nhỏ.
 
Lời kết
 
     Người bình dân ta có câu tục ngữ ý nghĩa rất hàm xúc: “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông, nhì sĩ”. Đói meo, cái thành kiến “nhất sĩ, nhì nông” bị vỡ mộng. Bấy giờ người ta mới mở mắt ra thừa nhận “nhất nông, nhì sĩ”. Lúc này đây, nước nhà sắp mất hẳn bào tay Tầu khựa rồi, không biết người mình có sẵn sàng xoay hướng tư duy, thay đổi câu tục ngữ thành “nhất sư nhì đĩ, gặp cơn quốc sỉ, nhất đĩ nhì sư” để chống xâm lược và diệt Việt gian không?
 
San Jose 21-7-2014
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website