CHÍNH KHÍ VIỆT

Friday, November 17, 2017

(CHƯƠNG 16, 17, 18, 19) Chuyện Thâm Cung Dưới riệu Đại Hồ Chí Minh


Đại Tướng Việt Gian Võ Nguyên Giáp Và Giai Thoại
 
Bài 16







 
   
 Việt Thường
Võ Nguyên Giáp là đại tướng đầu tiên của lực lượng quân sự cộng sản Việt Nam. Y sinh đầu năm 1912 (tuổi Tân hợi), ở Quảng Bình, cùng quê hương của ông Ngô Đình Diệm, tổng thống nền đệ nhất cộng hòa ở miền Nam Việt Nam. Xuất thân từ một gia đình nho học, quan lại lâu đời ở đất Quảng Bình nên thiếu thời Võ Nguyên Giáp có một cuộc sống đầy đủ so với phần lớn thanh niên Việt Nam lúc ấy, và được ăn học đến nơi đến chốn. Cái gốc nho gia của gia đình đã nuôi dưỡng Y trong tinh thần chống thực dân Pháp.

Tổ chức cách mạng đầu tiên Võ Nguyên Giáp tham gia là Tân Việt, một đảng chống Pháp có xu hướng mác-xít, thời kỳ nhà học giả Đào Duy Anh làm tổng bí thư.

Do tham gia phong trào thanh niên học sinh chống thực dân Pháp, Võ Nguyên Giáp bị giặc Pháp bắt tù ở Hỏa Lò Hà Nội. Có tài liệu nói ông bị kết án 3 năm tù. Nhưng chính lời ông Giáp nói với người xung quanh thì ông chỉ bị giam vài tháng. Chính tài liệu của Phòng Nhì thực dân Pháp để lại là án 3 năm tù, nhưng thực tế ông chỉ bị có vài tháng tù, sau đó ông tiếp tục được đi học trở lại và lá đơn có bút tích của ông gởi cho chính quyền thực dân Pháp lúc đó, đã thành cái “mầm họa” để sau này những người chống ông trong đảng cộng sản Việt Nam đem ra làm vũ khí khống chế ông. Là học sinh trường Albert Sarraut, trường trung học nổi tiếng nhất Đông Dương lúc bấy giờ, phần lớn học sinh là người Pháp, còn người Việt Nam, Lào hoặc Miên chỉ loáng thoáng những người hoàng tộc, như anh em hoàng thân Su-va-na Phu-ma, Su-va-na Phu-vông (của Lào) và số ít tầng lớp trên của xã hội Việt Nam lúc đó. Võ Nguyên Giáp đậu xuất sắc các bằng tú tài Tây (phần I và phần II) và tiếp tục theo học khoa luật ở trường đại-học Hà-Nội, trường đại học duy nhất cho toàn xứ Đông Dương và đậu cử nhân luật. Tuy nhiên, Võ Nguyên Giáp rất yêu môn Sử và để có thêm tiền, ông đã vừa dạy môn Sử ở trường trung học Thăng Long, một trường tư thục nổi tiếng thời bấy giờ về tinh thần bài thực dân Pháp của học sinh và cả một số giáo sư của trường vừa theo học luật ở đại học. Hàng năm, cứ ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng được tổ chức chung với ngày kỷ niệm Jean d’Arc, là dịp để học sinh các trường Bưởi và Thăng Long... đánh nhau với học sinh Pháp ở trường Albert Sarraut.

Võ Nguyên Giáp say sưa với những gì liên quan đến Napoleon ngay từ khi còn là học sinh, cho đến ngày đeo quân hàm đại tướng. Có lẽ cuốn tiểu sử Napoleon mà ông thích nhất là cuốn do Tarlé biên soạn. Có khổ người cũng nhỏ con như Napoleon, cái mặc cảm về tầm vóc đó có thể làm cho Võ Nguyên Giáp tìm thấy chỗ dựa để bùng lên lòng tự tín nơi Napoleon. Và, cũng có thể ông còn dùng những mẫu chuyện tình của Napoleon để vừa tự bào chữa, vừa tự an ủi những chuyện tình của đời ông, cũng thật là éo le.

Lối giảng sử của Võ Nguyên Giáp vừa xúc tích về tài liệu, vừa thống thiết của một người đang sống trong men yêu nước, nên ông được học trò yêu mến và đồng nghiệp lớn tuổi hơn như Đặng Thái Mai, Hoàng Minh Giám... nể vì. Võ Nguyên Giáp được Trường Chinh đưa vào đảng Cộng sản Đông Dương. Ông được thường vụ trung ủy lúc bấy giờ coi trọng (gồm Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ v.v...) nhưng thực ra ông chưa giữ nhiệm vụ một cấp ủy nào.

Sau khi Mặt trận Bình Dân ở Pháp bị đổ, chính phủ Pháp năm 1939 đặt đảng Cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng Pháp luật, Võ Nguyên Giáp được cho qua Trung Hoa học quân sự ở trường Hoàng Phố, và cũng là lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp được gặp Hồ Chí Minh, lấy bí danh lúc ấy là Vương. Học được vài tháng, vì tình hình mới lúc đó, Võ Nguyên Giáp được điều về hoạt động trong nước cùng một số đảng viên cộng sản khác.

Dưới quyền trực tiếp của Phùng Chí Kiên, ủy viên trung ương đảng cộng sản Đông Dương, đã từng học trường quân sự cao cấp ở Nga-xô và đã từng phục vụ trong lực lượng hồng quân Nga, Võ Nguyên Giáp được phụ giúp vào việc tổ chức và huấn luyện (với cái vốn mấy tháng học ở Hoàng Phố) những người tự vệ đầu tiên, mà hầu hết là người Thổ hoặc Nùng.

Giữa năm 1944, Phùng Chí Kiên bị lực lượng của thực dân Pháp phục kích bắn chết. Cái chết này, đến nay còn là một nghi vấn mà các tài liệu của cộng sản Việt Nam hết sức né tránh nói đến. Đương nhiên Võ Nguyên Giáp và Chu Văn Tấn cùng được cử thay thế Phùng Chí Kiên để lãnh đạo lực lượng vũ trang. Ngày 22-12-1944 tại Tân Trào thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung đội vũ trang đầu tiên của đảng cộng sản Đông Dương làm lễ ra mắt. Hoàng Quốc Việt thay mặt thường vụ trung ương đảng cộng sản Đông Dương làm lễ trao cờ và trao nhiệm vụ cho trung đội, lấy tên là “Đội tuyên truyền giải phóng quân”, Võ Nguyên Giáp được cử làm trung đội trưởng và Chu Văn Tấn làm chính trị viên của trung đội.

Sự nổi dậy của nhân dân Việt Nam trên toàn quốc vào năm 1945 thực ra không hoàn toàn là công lao của Việt Minh, một tổ chức do Hồ Chí Minh cùng Hồ Tùng Mậu và vài đảng phái khác hợp thành để mang màu sắc toàn dân, mà nó là sự kế tiếp của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp trong suốt 80 năm, từ Cần Vương đến Đông Kinh Nghiã Thục; từ Phan Đình Phùng và Trương Công Định; Từ Hoàng Hoa Thám và Nguyễn Thiện Thuật, rồi đến khởi nghiã Yên bái của Việt Nam QDĐ do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Tháng 8-1945 chỉ là trung tâm của thời điểm mà ngọn sóng thần dân tộc trổi dậy bởi cái động lực của nạn đói do phát-xít Nhật gây ra; bởi sự mâu thuẫn đảo chính lẫn nhau của Pháp-Nhật, đã làm rõ bộ mặt hèn yếu của những tên lính Pháp thực dân, cộng với hào khí của thanh niên học sinh Việt Nam được nuôi dưỡng âm ỉ qua những trang sử oanh liệt của dân tộc. Rất nhiều đô thị, nhân dân đã tự phát cướp kho thóc, gạo của phát-xít Nhật cũng như kho quân nhu của Pháp và hình thành những chính quyền tự quản trước khi các đảng phái khác đến “tiếp thu”. Thí dụ : ở Yên Bái, nhân dân đã tự động phá kho quân nhu ở Đồn Cao, cướp gạo và quần áo và đã bầu viên chủ sự nhà giây thép tỉnh tạm thời làm tỉnh trưởng. Sau đó người của VNQDĐ theo quân đội Lư Hán sang giải giới quân Nhật mới tiếp thu chính quyền. Ở Phú Thọ thì chính quyền lâm thời trong tay viên tham tá tòa công sứ, Nguyễn Hữu Chỉnh, trước khi Việt Minh tới do một đội khố xanh giải ngũ làm quản lý đồn điền cho bác sĩ Lương ở Cẩm Khê, mới được kết nạp Việt Minh, đại diện thường được quen gọi là Đội Phiên.

Cho nên cái lực lượng quân sự nhỏ bé của Võ Nguyên Giáp chỉ làm nhiệm vụ hậu thuẫn cho Hồ Chí Minh về Hà-nội và bảo vệ các cơ quan của Việt minh, đàn áp các lực lượng của các đảng phái khác như VNQDĐ, Đại Việt, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội v.v... Lúc đầu Võ Nguyên Giáp giữ bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ lâm thời của Hồ chí Minh. Khi thành lập chính phủ Liên hiệp, Võ Nguyên Giáp được giữ chức thứ trưởng quốc phòng mà ông Vũ Hồng Khanh giữ chức bộ trưởng. Nắm được lòng dân cũng như quốc tế “ngán” cộng sản, nên Hồ Chí Minh khôn ngoan “giả vờ” giải tán đảng cộng sản Đông Dương, chuyển thành hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, do Trường Chinh đứng đầu. Đó mới chính là bộ tham mưu và ban lãnh đạo quyền lực nhất ở sau lưng Hồ Chí Minh. Còn bề ngoài, Hồ Chí Minh tận dụng khối đảng viên cộng sản là trí thức hoặc những trí thức được móc nối để “nằm vùng” trong các đảng phái như Trần Huy Liệu, Trần Đăng Khoa, Hoàng Minh Giám, Hoàng Hữu Nam, Cù Huy Cận và Võ Nguyên Giáp. Cần lưu ý là cho đến tận 1946, vị trí của Võ Nguyên Giáp được đề cao ở cả trong nước cũng như đối với Pháp, nhưng ông ta vẫn chưa được là thành viên của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Đông Dương.

Võ Nguyễn Giáp, với kiến thức khá uyên bác của mình, với nhãn quan của một nhà sử học, với lòng yêu thích nghiệp võ, ông ta đã đóng góp rất to lớn và hiệu quả cho việc hình thành và phát triển các đơn vị vũ trang mới cho Việt Minh, núp dưới danh nghĩa của Chính phủ Liên hiệp đa đảng, như các khóa quân sự cấp tốc cho tự vệ, mở trường đào tạo sĩ quan lục quân đầu tiên mang tên Trần Quốc Tuấn v.v... Đồng thời Võ Nguyên Giáp cũng hoạch định các kế hoạch cho quân chiếm lại chính quyền ở các địa phương mà các đảng phái khác đang nắm giữ như Huyện Thường Tín (Hà Đông) do Đại Việt giữ; Vĩnh Yên, Yên Bái, Lao Cai v.v... do VNQDĐ giữ. Cùng các tổ chức các đơn vị Nam tiến mà trong con mắt của những người công sản có thực quyền lúc ấy đã nhìn xa được rằng phải đem quyền lực của miền Bắc Việt Nam bằng quân sự vào Nam.

Hồ Chí Minh đã khôn ngoan chấp nhận cùng các đảng phái khác tham chính nhưng chỉ có tiếng mà không có miếng. Tất cả tổ chức của cộng sản là mượn cái danh của chính phủ Liên hiệp đa đảng để động viên các thành phần nhân dân, trong khí thế yêu nước bảo vệ Tổ quốc chống thực dân Pháp, thật là dễ dàng đưa họ vào lực lượng vũ trang để nắm lấy họ, sức mạnh thực sự của lúc giao thời và nhờ vào sức mạnh đó mà đã gạt được các đảng phái quốc gia, các tổ chức tôn giáo, các đoàn thể và nhân sĩ trí thức yêu nước.

Những ngày Hồ Chí Minh cùng phái đoàn PhạmVăn Đồng, Phan Anh, Nguyễn Mạnh Hà v.v...qua họp với Pháp ở Fontainebleau thì Võ Nguyên Giáp với cương vị thành viên của chính phủ Liên hiệp đa đảng, dưới sự lãnh đạo của quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng, một nhân sĩ yêu nước, là bộ mặt công khai của cộng sản về quốc phòng, chuẩn bị chiến tranh, mà Hà-nội và Hải-phòng được coi là trọng điểm. Công sản đem hết lực lượng toàn đảng ra đổ vào lĩnh vực quân sự. Bên cạnh Võ Nguyên Giáp, những nhân vật không tham gia chính phủ, nhưng đầy quyền lực trực tiếp ra mặt như Nguyễn Văn Trân và Nguyễn Khang ở Hà-nội; Lê Thanh Nghị ở Hải-phòng; Phan Điền ở Nam-định; vùng Lạng-sơn có Phùng Thế Tài; khu vực Lai-châu, Sơn-la có Bằng Giang; vùng Phú-thọ, Yên-bái, Lao-cai có Ngô Minh Loan, Trần Quang Bình, Việt Hồng, Lộc Giang. Nguyễn Chí Thanh và Trần Hữu Dực ở miền Trung; Trần Văn Trà, Tô Ký, Ung Văn Khiêm, Phạm Ngọc Thạch, Trần Văn Giàu v.v... ở miền Nam, được bổ xung thêm những cán bộ đảng ở Bắc vào như Phan Trọng Tuệ (ở khu 5), Lê Hiến Mai ở Nam v.v...

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, vai trò của Võ Nguyên Giáp nổi bật, nhất là từ lúc được phong hàm đại tướng, giữ chức tổng tư lệnh. Đó là giai đoạn được trọng dụng nhất của ông ta ở mức từ một trung đội trưởng nhảy lên vị trí đại tướng đầu tiên và giữ nhiệm vụ tổng tư lệnh; cũng như trong đại hội 2 của đảng Lao động (cộng sản trá hình), Võ Nguyễn Giáp nhảy thẳng vào bộ chính trị, ở ngôi vị thứ 4, nếu không kể Hồ Chí Minh, sau Trường Chinh, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng. Xung quanh ông ta có các thiếu tướng Trần Đăng Ninh (hậu cần), thiếu tướng Lê Liêm (tổng cục chính trị), Hoàng Văn Thái (tổng tham mưu), Trần Văn Quang (cục tác chiến), Nguyễn Trọng Vĩnh (tổ chức cán bộ). Và, trong các chiến dịch lớn như : biên giới và điện biên, được bổ xung thêm cán bộ đảng làm công tác chính trị là Nguyễn Văn Trân, phụ trách bí thư đảng ủy mật trận. Riêng ở trận điện biên, Nguyễn Chí Thanh cũng được phong hàm đại tướng và thay thế thiếu tướng Lê Liêm ở nhiệm vụ chủ nhiệm tổng cục chính trị. Ngược lại, Võ Nguyên Giáp được kiêm thêm nhiệm vụ bí thư đảng ủy mặt trận.

Giai đoạn oanh liệt nhất của Võ Nguyên Giáp là năm 1954, bước vào những chiến thắng đầu tiên ở mặt trận Điện-biên-phủ, người ta đã quên trận thua của ông trước tướng De Lattre ở Vĩnh Yên cũng như vẫn còn là cái bí mật về việc ông được đại tướng Trung cộng Trần Canh cố vấn trong trận biên giới, tướng La Quý Ba cố vấn trong xây dựng tổ chức, và ở Điện-biên thì có cả đại tướng Trần Canh, La Quý Ba và thêm nguyên soái Vi Quốc Thanh. Nhà thơ cung đình trước đó đã làm thơ ca ngợi Staline, Hồ Chí Minh, nay thì ca ngợi Võ Nguyên Giáp. Ông còn “vinh dự” được nhà thơ Bút Tre ca ngợi rằng :

“Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Điện-biên lẫy lừng.”

Sau này, thanh niên học sinh ở miền Bắc Việt nam rất ít người biết bài thơ “nịnh” của Tố Hữu, mà chỉ nhớ hai câu trên của Bút Tre, cho đến cả các bà, các chị bán hàng ở chợ cũng đều nhớ, như họ nhớ đến đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người luôn đối đầu với Võ Nguyên Giáp, cũng trong hai câu thơ của Bút Tre :

“Anh Thanh, ơi hỡi anh Thanh,
Anh về phân bắc, phân xanh đầy chuồng”!!!

Dựa vào hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954, chính phủ Hồ Chí Minh, tiếp quản Việt Nam từ vĩ tuyến 17 ra Bắc. Buổi ra mắt nhân dân thủ đô Hà-nội, Võ Nguyên Giáp là ngôi sao sáng sau Hồ Chí Minh trên lễ đài tạm thời dựng ở quảng trường Ba-đình. Ngoài ảnh Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Staline, Ma-len-cốp, Vô-rô-si-lốp, Mao Trạch Đông, Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai được treo khắp cơ quan, phố phường, trong nước chỉ có ảnh Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Quốc Việt. Cái hào quang ấy nhanh chóng tắt với cái báo hiệu nho nhỏ trên báo Nhân Dân rằng đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sang sân bay Gia Lâm đón đại tá Phạm Hùng từ miền nam tập kết ra Bắc, và chỉ một tháng sau thì ngôi thứ trong bộ chính trị có chút thay đổi : Phạm Hùng được bổ xung là ủy viên chính thức của bộ chính trị và xếp hàng thứ 4, đẩy Võ Nguyên Giáp xuống hàng thứ 5.

Những cuộc chỉnh quân, chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, trăm hoa đua nở v.v... đẩy mạnh cao trào “đấu tranh giai cấp”, khiến từ thành thị đến nông thôn đều tang hoang và tiêu điều. Nỗi hân hoan về chiến thắng Điện-biên-phủ không còn háo hức lòng dân nữa vì ai ai cũng lo sợ, cũng đói. Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị, chiến sĩ thi đua toàn quốc Giáp Văn Khương, tổ trưởng tổ xích hầu đã hạ chết trung úy Bernard de Lattre, không còn được báo đài nhắc đến nữa. Người anh hùng ở trận Điện-biên Nguyễn Quốc Trị bị qui kết thành phần địa chủ và Giáp Văn Khương can tội kiêu ngạo của tầng lớp tiểu tư sản. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, người luôn tự hào vì mới chỉ học đến lớp 4 nổi lên và áp đảo Võ Nguyên Giáp.

Là một trí thức, lại giòng dõi quan lại nên Võ Nguyên Giáp mặc dù đã được “rèn luyện” trong cách mạng nhưng tác phong vẫn không phải là cái mẫu vô sản như Hồ Chí Minh, mặc bộ áo nông dân phanh cúc ngực, cổ quấn chiếc khăn mặt bông, hoặc như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, mặc bộ áo lính nhàu nát, bạc màu, vai không đeo sao, chân đi dép lốp và sẵn sàng ngồi ăn cơm với lính ngay dưới đất một cách thoải mái. Ông Giáp lúc nào cũng tề chỉnh mà theo quan niệm của ông, đó là tính “chính qui”, còn Nguyễn Chí Thanh thì chỉ nói đến tính “cách mạng” và lập trường “vô sản”. Trong quân đội, người ta phục tướng Giáp nhưng người ta yêu và gần gũi với tướng Thanh nhiều hơn. Nếu cho bỏ phiếu, chắc chắn tướng Giáp sẽ thua phiếu, nhưng bàn tay cầm cân nẩy mực của Hồ Chí Minh vẫn không cho tướng Thanh, dù được phép bắt giam những đại tá thân cận nhất của tướng Giáp, nhưng vẫn không được chiếm chỗ của tướng Giáp. Bên đại diện cho “hồng”, bên đại diện cho “chuyên” mâu thuẫn nhau liên tục là điều đảm bảo để Hồ Chí Minh nắm chắc được quân đội, không sợ có đảo chính từ phiá vũ trang.

Ngay từ trước 1960, cộng sản Hà-nội đã cho những đơn vị vũ trang chính qui thâm nhập miền Nam để phối hợp với những đơn vị cộng sản nằm vùng sau 1954 nhằm chiếm nốt miền Nam Việt Nam. Sĩ quan cao cấp nhất bị chết trước 1960 khi vượt quá vĩ tuyến 17 về phiá Nam là thiếu tướng Bùi Xuân Đăng, từng là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn độc lập 159, một sĩ quan rất được tướng Giáp yêu mến, hệt như Vũ Lăng, viên tướng từng là học sinh trường Thăng Long ở Hà-nội. Sự xáo trộn nhân sự từ khi có cuộc xâm lăng miền Nam khiến tướng Giáp bị tước tay chân; có lúc đã ngồi chơi xơi nước ở Đồ Sơn trong tòa biệt thự mà công binh phải vất vả phá đi đập lại hai lần xây mới vừa ý tướng Giáp. Các lãng phí vô tội vạ trong lúc dân còn đói và thiếu chỗ ở, chẳng riêng gì của tướng Giáp, đã làm hình ảnh viên anh hùng (mặc dù là anh hùng có bệ đỡ) ở Điện-biên càng xuống giá trong lòng người dân miền Bắc Việt Nam. (Cần lưu ý là ngay Tôn Đức Thắng cũng cho xây 1 biệt thự lớn ở Hải-dương, tỉnh kết nghĩa với Vĩnh-long, quê của Tôn Đức Thắng, và khóa cửa bỏ đấy làm... cảnh.) Đã thế lại có những chuyện từ trong quân đội kể ra là trong chiến dịch Điện-biên, đã có nhiều cô gái Thái đêm đêm được bí mật đưa đến chỗ tướng Giáp giúp cho ông ta được minh mẫn đầu óc. Cũng lúc ấy thì tướng Giáp muốn học piano để
cho tinh thần được thư duỗi. Và ông ta đã chọn một người dạy cho mình tại nhà riêng : đó là vợ một nhà văn kiêm dịch giả cũng loại “thường thường bậc trung”, khá đẹp với cặp mắt lá răm và thân hình chắc lẳn. Câu chuyện đáng ra có thể ầm ỹ, nhưng may cho ông Giáp là cùng lúc thì nhiều tướng lĩnh và lãnh đạo đảng cao cấp cũng mắc phải cái chuyện bê bối ấy như Bộ trưởng phủ thủ tướng Nguyễn Khang; bí thư thành ủy Hà-nội Nguyễn Văn Trân; bộ trưởng nội vụ Ung Văn Khiêm; bộ trưởng vật tư Trần Danh Tuyên; thứ trưởng giao thông bưu điện Hông Xích Tâm; thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cố vấn tối cao cho thủ tướng Lào, Cay-xon Phôm-vi-hản và v.v... Và, người ta cũng thông cảm với tướng Giáp khi nhớ ra rằng bí thư thứ nhất của đảng là Lê Duẫn cũng ba vợ; trưởng ban tổ chức trung ương Lê Đức Thọ cũng hai vợ và nhà thơ cung đình Tố Hữu, thường tung tin là bất lực, nhưng cũng có bồ. Chỉ cho đến khi mọi người xì xào cái tin tướng Giáp bị mọc sừng qua bài thơ truyền khẩu ở Hà-nội rằng :

“Phạm Huy Thông, Phạm Huy Thông
Giáo sư nổi tiếng tô hồng, bẻ hoa
Một tay bóp méo sử nhà
Một tay nắn bóp lệnh bà tướng công
Tướng bà dám cắm sừng chồng
Bởi chưng biết thóp tướng ông nhập nhèm
Chồng ăn chả, vợ ăn nem
Thôi thì cùng cảnh lèm nhèm như nhau
Tướng ông trong bụng rất đau
Nhưng Thông lại có đỡ đầu quan trên
Mưu sâu là chước lặng yên
Đội mũ đạo đức, đeo kiềng nhân luân
Nghĩ rằng việc ở trong quần
Nào ngờ dân đã xa gần đều hay
Khen tài Thông : đúng là Tây !

Tất nhiên những chuyện truyền miệng như thế không qua được Cục bảo vệ chính trị và Cục bảo vệ văn hóa của bộ công an, cũng như Cục bảo vệ của quân đội dưới quyền tướng Kinh Chi. Nhưng, người ta chẳng những không tìm cách xóa bỏ mà còn khéo léo khẳng định bằng cách đưa Phạm Huy Thông về phụ trách Viện trưởng viện khảo cổ, rút Văn Trọng từ báo Nhân Dân về làm viện phó, nhưng thực quyền là ở trong tay ông viện phó này. Và, cái ghế bộ trưởng bộ đại học đáng ra là của Phạm Huy Thông được trao cho người khác. Những người còn “yêu” tướng Giáp bèn liên hệ đến việc Napoleon bị Joséphine cắm cho hàng tá sừng và họ kết luận đó là số phận dành cho “vĩ nhân”.

Thời kỳ đó, một cách tự phát, khi lòng tin của dân chúng vào đảng vào lãnh tụ không còn nữa, thì người ta quay về với tôn giáo, với tử vi và tướng số. Một số trong giới trí thức trẻ vội vào thư viện, xử dụng thẻ đặc biệt, để lén đọc các sách tử vi v.v... mới ngã ngửa ra là hầu hết các sách đó đã được thiếu tướng Vũ Kỳ, thư ký riêng của Hồ Chí Minh, mượn dài hạn !

Họ bình rằng tử vi của tướng Giáp : trong cung quan lộc có cách Vũ khúc, Văn khúc đồng cung lại gặp Hồng loan nên là người văn võ song toàn, thành danh lúc còn trẻ; cung mệnh có cách phiếm thủy đào hoa nên “lẳng lơ” là phải; cung thê có tham lang gặp hóa kỵ thì đúng với cảnh ngộ của tướng Giáp trăm phần trăm.

Có một sự thực là gần như chẳng ai chê trách những mẩu tình hoa lá của tướng Giáp, mà họ còn tô điểm, tiểu thuyết hóa, thi vị hóa. Phải chăng bên cạnh những chuyện tình của từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Le Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Văn Trân v.v... nó không bẩn thỉu đến như vậy.

Trong những chuyện tai tiếng mà người ta (dân Hà-nội) không tha thứ cho ông Giáp lại chỉ từ một câu chuyện cỏn con. Đó là viên trung tá quân y, bác sĩ riêng của tướng Giáp được đưa về làm Giám-đốc Sở y-tế Hà-nội thay Lê Cương. Mới chân ướt chân ráo ở chức vụ Giám đốc, ông ta đã dụ dỗ một nữ y tá ở bệnh viện Saint Paul ra bờ đê, chân cầu Long Biên, “hội ý công tác đặc biệt”. Nào ngờ cả hai bị thanh niên cờ đỏ bắt được quả tang đang làm chuyện “con heo” ở bờ đê. Cô y tá khai là bị cưỡng bức để được cho lên lương và có thể được đi học đại học y khoa ở Thái Bình. Cả Hà-nội phẫn nộ. Đúng lúc ấy tướng Giáp cho mời viên Giám đốc này lên nhà riêng ăn cơm thân mật trong gia đình. Mọi người tin chắc chí ít ra viên Giám đốc cũng bị thuyên chuyển, nhưng ai ngờ kẻ bị thuyên chuyển ra khỏi ngành y tế là cô y tá trẻ nhẹ dạ ở bệnh viện Saint Paul, còn viên trung tá bác sĩ quân y vẫn được giữ lại trên ghế Giám đốc Sở y tế Hà-nội. Người ta bảo :“Tướng Giáp thù phụ nữ !”

Chiến dịch đánh chiếm miền Nam vào năm 1975, nếu theo cuốn “Đại thắng mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng (do Hồng Hà viết hộ) thì người ta thấy các nhân vật nổi lên trong công trạng xâm lăng này, trừ tướng Dũng, có đủ mặt Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng. Còn Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp chỉ le lói bên lề. Phải nhiều năm sau, khi tranh cãi trong việc biên soạn lịch sử, những người “trung thực” mới công bố các bức điện do tướng Giáp ra lệnh và gỡ bí trong suốt 55 ngày của chiến dịch, và kết luận rằng tướng Giáp vẫn cứ là Napoleon còn tướng Dũng không thể hơn được Murat.

Ngôi sao quan lộc của tướng Giáp bị lu mờ dần từ đại hội 5 của cộng đảng ở Việt Nam. Nhưng trong lòng trí thức Hà-nội thì nó tắt ngấm từ lâu, từ những câu nói “nổi tiếng” của ông ta :”Dù cho cả nước có mặc quần xà lỏn vẫn phải làm bom nguyên tử”. Với cương vị phụ trách công tác khoa học kỹ thuật của đảng, ông ta đã không muốn nghe những lời nói chân tình của các tiến sĩ Phan Đình Diệu, tiến sĩ Hoàng Phương v.v... Ông ta ủng hộ các tiến sĩ Nguyễn Đình Tứ và Nguyễn Văn Hiệu... những người muốn Việt Nam phải có “sức mạnh nguyên tử”. Nhưng, những người được ông ta ủng hộ, khi có chỗ đứng, đã nhanh chóng quay lưng lại với ông ta để tìm chỗ dựa chắc chắn hơn, đó là gia đình nhà Lê Đức Thọ. Dư luận cũng nói đến ngôi sao của tướng Giáp đã bị những bàn tay thế lực trong gia đình Lê Đức Thọ che phủ. Có nhiều mâu thuẫn giữa hai người, nhưng có hai sự việc nhỏ như hạt cát nhưng lại có khả năng làm mù mắt (chứ không cần to như trái núi), đó là đã có lúc trên báo Nhân Dân (có 1 lần thôi) đưa nguyên văn tin của ban tổ chức trung ương, trong đó không biết vô tình hay hữu ý mà thứ tự trong bộ chính trị lại để tên Lê Đức Thọ trên tên Võ Nguyên Giáp. Ngay lập tức, văn phòng tướng Giáp điện thoại khiển trách báo Nhân Dân và từ hôm sau cái thứ tự tướng Giáp trên Lê Đức Thọ lại được duy trì. Còn hạt cát nhỏ thứ hai là khi nghe tin Lê Đức Thọ được đề nghị nhận giải Nobel về hòa bình chung với Kissinger, tướng Giáp đã ngửa mặt cười khẩy !

Những vấp ngã trên bước đường quan lại mới đã làm cho tướng Giáp bước đầu hé mắt nhìn ra ngoài bốn bức tường giáo điều; hé mắt nhìn đến đời sống của lính, những người đã dùng xương máu xây đài vinh quang cho ông, có khi còn cao hơn cái Kim-tự-tháp mà Napoleon đã nói khi đánh sang Ai-cập :”Trên đỉnh Kim-tự-Tháp này, 20 thế kỷ sau họ còn chiêm ngưỡng chúng ta”. Người thay thế ông trong chức bộ trưởng quốc phòng là tướng Văn Tiến Dũng, có bà vợ từng là giao liên của thường vụ trung ủy, từng đóng vai vợ của Lý Chính Thắng để vào Nam chuyển chỉ thị của trung ương cho xứ ủy Nam-kỳ, từng là cán bộ của ban tổ chức trung ương (dưới quyền Lê Đức Thọ) rất có “khiếu buôn bán, mánh mung”. Bà ta đã tổ chức một mạng lưới “mánh mung” trong quân đội để buôn bán, vận chuyển các hàng “quốc cấm”. Được bật đèn xanh bằng hành động của phu nhân bộ trưởng quốc phòng tầng lớp trên trong quân đội bung ra kiếm chác. Một vài phê bình của tướng Giáp về thực trạng đó, tuy còn yếu ớt, nhưng đã giúp ông lấy lại được chút ít uy tín trong quân đội. Lê Đức Anh, viên đại tá ở khu 9 vọt lên đột ngột, thay thế Văn Tiến Dũng, nhưng cái gọi là những hành động “tiêu cực” càng phát triển mạnh như cỏ gặp mưa. Quân đội bán cả xe tăng, máy bay Mig, nhôm tấm lát sân bay, đạn đại bác, súng, xăng dầu, gỗ quý, vàng, hạt xoàn, đô-la Mỹ v.v... Doanh trại là kho chứa hàng lậu, dùng cả máy bay chở hàng lậu. Khu gia binh thành những điểm chiếu video con heo. Nhiều nhóm sĩ quan đã cho vợ hoặc họ hàng thành lập các “dịch vụ cầm đồ ma” để che bề thật là nơi cho vay nặng lãi : cả vàng, tiền Việt Nam và đô-la Mỹ. Chẳng còn gì là bí mật nữa vì khách hàng không chỉ là tư nhân mà còn là cơ quan, các công ty quốc doanh.

Thành phần yếu thế trong quân đội bất mãn và tướng Giáp được chọn làm “minh chủ” để... “chống đối”! Đó là lý do trước đại hội 7 của cộng đảng, tướng Giáp sức khỏe còn tốt, sáng điểm tâm vẫn còn ăn được một tô lớn phở tái và hai hột vịt lộn, ra sức vận động cả trong và ngoài nước, nhưng ông ta đã thất bại thảm hại : bị đá ra khỏi trung ương đảng cộng. Kẻ thù của ông ta quá nhiều, quá giàu về tiền bạc, đàn em lắm, đầy quyền lực và đầy thủ đoạn hơn ông ta.

Mới đây, có những tin đồn từ Việt Nam rằng Võ Nguyên Giáp bị quản thúc tại nhà. Rồi lại tin nước ngoài cho hay ông ta được một trường đại học ở Mỹ mời cả hai vợ chồng qua “giảng bài”. Và, đi xa hơn, có nguồn tin rằng ông đại tướng đầu tiên của lực lượng vũ trang của cộng sản Việt Nam, đã 80 tuổi này, đã mua nhà ở Pháp để... an nghỉ tuổi già.

Nếu ghép lại với cái phần cuối của ký giả Pháp Jean Larteguy viết trên tờ Paris Match số ra ngày 18-6-1992 rằng :“Tương lai của Việt nam sẽ ra sao với dân số hiện nay là 67 triệu... nước Pháp vẫn duy trì những ràng buộc sâu đậm với Việt Nam, có thể sẽ đóng vai trò vị hoàng tử của người đẹp ngủ trong rừng...” Phải chăng viên đại tướng ngã ngựa, không phải vì địch mà vì đồng chí của mình, đã 80 tuổi này lại muốn làm “người dẫn đường” cho hoàng tử Pháp đi tìm người đẹp ngủ trong rừng... nguyên thủy Cúc Phương ở Ninh Bình, thuộc miền Bắc Việt nam ?

Ngày 7-7-1992
Việt Thường
 
NÓI VẬY MÀ KHÔNG PHẢI VẬY" (Phạm Văn Đồng)
 
Phạm Văn Đồng - học trò xuất sắc của việt gian Hồ Chí Minh,
Phạm văn Đồng, một trong những đầu lãnh quan trọng nhất của tập đoàn tiếm quyền mafia đỏ Hồ chí Minh vừa chết hôm 29 tháng 4 năm 2000, tại Việt Nam. Đồng từng giữ cái ghế thứ ba (không kể Hồ) trong chính trị bộ mafia đỏ Việt Nam và là thủ tướng của cái chính quyền mafia đỏ đó trong suốt thời gian tập đoàn tiếm quyền mafia đỏ thực thi đường lối gọi là: "Trí, phú, địa, hào. Đào tận gốc, trốc tận rễ" ở miền Bắc Việt Nam trước kia, và ở miền Nam Việt Nam sau tháng 4-1975. Và, đến trò hề "mở cửa" và "đổi mới" của tập đoàn tiếm quyền mafia đỏ thì Đồng giữ ghế "cố vấn tối cao" của cái tổ chức mafia đỏ đó. Cho nên, cũng như những dịp các đầu lãnh mafia đỏ khác chết, đây là dịp cho lũ bút nô của mafia đỏ hiện hình khuyển mã, "tô hồng" và "xuyên tạc" sự thật.

Theo thống kê dân số mới nhất ở Việt Nam thì trên 60% dân số trong lứa tuổi 25 – 30. Nghĩa là, ngay sự kiện 1975 gần nhất còn mờ mịt thì hỏi rằng những việc trước đó làm sao hiểu được. Trong nước thì toàn tài liệu do mafia đỏ độc quyền chế biến, độc quyền phát hành và bắt buộc toàn dân ở mọi lứa tuổi phải nhồi sọ những sản phẩm giả đó. Còn người Việt Nam sinh sống ở hải ngoại, nhất là giới trẻ, thì bị tràn ngập bởi các công trình “nghiên cứu” của người nước ngoài hoặc dựa vào tài liệu do tập đoàn mafia đỏ cung cấp hoặc “nghiên cứu” và “biên soạn” theo kiểu các cụ ta xưa đã dạy là “thầy bói sờ voi”; nghĩa là “tương đối đúng” một bộ phận nào đó, còn về toàn thể thì sai lạc rất nhiều. Ấy là chưa kể đến cái gọi là “quan điểm khách quan” của người biên soạn, nghĩa là một kiểu “người máy” chỉ biết các số liệu lợi hay hại chứ không “chịu phân biệt” giữa thiệnác!!! Bởi vậy, nếu chỉ “trích dẫn” những lời nói hay bài viết của Đồng (cũng như Hồ và bè lũ khác trong đầu lãnh mafia đỏ) thì đương nhiên sẽ xảy ra chuyện như trên báo Tuổi Trẻ (của mafia đỏ) ra ngày 6-5-2000, trích trong sổ tang của Đồng, có những câu: “Cháu và các bạn đồng học vô cùng thương tiếc, kính mong bác luôn là người mách bảo, dẫn lối để thế hệ chúng cháu…” Buồn không? Giờ thử trích dẫn một vài câu viết của Đồng rồi so sánh với việc làm của Đồng để rõ trắng đen.


trỌng hỌc vẤn và nhân tài

"Tuyển tập Phạm văn Đồng", trang 573, Đồng viết: "Trọng học vấn, trọng nhân tài, vì đó là của quý không gì thay thế được của một nước, một dân tộc. Có nó thì sẽ có tất cả, thiếu nó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá". Đọc câu trên, dù không phải là "trí thức" cũng thấy "hỷ hả" và "thán phục" người viết ra câu đó, và còn "mừng rỡ" hơn nữa vì người viết câu đó lại là một người quyền lực cao nhất trong bộ máy chính quyền. Nhưng trong thực tế Đồng đã giải quyết chuyện "trọng học vấn" và "trọng nhân tài" đó với tư cách "nhân vật số 3" trong chính trị bộ của mafia đỏ, giữ nhiệm vụ Thủ Tướng chính phủ mafia đỏ như thế nào?

Năm 1970, khi đó tập đoàn mafia đỏ còn chưa xâm chiếm được miền Nam Việt Nam, thì ở phía Bắc, trong chính phủ mafia đỏ do Đồng làm thủ tướng (lúc đó Hồ đã chết), giáo sư Tạ quang Bửu, nguyên thứ trưởng bộ quốc phòng trong Chính phủ Liên hiệp từ những năm 1945 và đến 1954 là người ký vào hiệp định Genève 1954 về Việt Nam, được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp. Với cương vị bộ trưởng, giáo sư Tạ quang Bửu cho rằng tập đoàn mafia đỏ đã quản lý miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 cho nên học sinh thi tốt nghiệp phổ thông và thi vào đại học là "lớn lên và được giáo dục dưới chính quyền Hồ chí Minh". Vì thế, ông quyết định bỏ lối phân biệt và ưu đãi thành phần giai cấp đối với con em quan lại đỏ khi thi vào đại học. Điểm thi phải niêm yết công khai. Ai giỏi thì được học, như thế mới đúng là "lựa chọn" và "đào tạo" nhân tài cho đất nước. Nhờ đó con trai của bác sỹ Đỗ Bá Hiển được vào đại học, tuy bác sỹ Hiển từng là đại úy quân y thời quốc trưởng Bảo Đại, đã bị chính quyền mafia đỏ tiếp quản Hà-Nội 1954 kết tội là "ngụy quân", bỏ tù ba năm. Sau khi ra tù, bác sỹ Đỗ bá Hiển bị xếp làm y tá ở viện X quang, Hà-nội, tuy thực tế chuyên môn vẫn làm việc của bác sỹ, nhưng là “làm hộ” cho một bác sỹ mafia đỏ. Điều này là ngược với tiền nhiệm của giáo sư Tạ quang Bửu cũng như trái với “đường lối giai cấp” trong đào tạo của tập đoàn mafia đỏ Hồ chí Minh. Đã thế, trong thi tuyển đi học nước ngoài, con trai bác sỹ Đỗ bá Hiển lại đỗ đầu, nhưng “hội đồng tuyển sinh” không cho con bác sỹ Hiển đậu, nại lý do là “con ngụy quân”, mặc dù bác sỹ Hiển đã “vừa tù, vừa cải tạo” đến lúc đó là tròn 15 năm. “Hội đồng tuyển sinh” chỉ chiếu cố vì con trai bác sỹ Hiển là “thần đồng về toán” nên cho học đại học trong nước mà thôi!(?) Có người nói đến tai giáo sư Tạ quang Bửu. Ông trực tiếp can thiệp nên con trai bác sỹ Hiển được qua học bên Ba-lan. Ngay năm học đầu, con trai bác sỹ Hiển đã đoạt giải nhì “sinh viên giỏi toán” của “khối xã hội chủ nghĩa”. Vì can tội nói đi đôi với làm về “trọng học vấn” và “trọng nhân tài” đó nên giáo sư Tạ quang Bửu đã bị cách chức bộ trưởng Bộ đại học và trung học chuyên nghiệp để về nhà… giúp vợ cơm nước!


phát triỂn tỰ do

Đồng cũng hay nói đến vấn đề giải phóng con người và thường nhắc đến mệnh đề của Mác là: "Sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi người là điều kiện của sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người." Vậy thử xem me-xừ Phạm văn Đồng này, với chức vụ ủy viên chính trị bộ, giữ ghế thủ tướng chính phủ mafia đỏ đã làm theo mệnh đề kêu như còi tàu hỏa đó của Mác ra sao. Là thủ tướng chính quyền mafia đỏ nên Đồng có hàng đống thư ký riêng, tạm kể như: Nguyễn việt Dũng, Phan Mỹ… là các thứ trưởng của phủ thủ tướng. Nhưng người được Đồng tin và cưng nhất, mà ai đã từng sống ở Bắc Việt Nam trước 1975 đều biết, đó là Việt Phương, vụ trưởng vụ tổng hợp thuộc phủ thủ tướng. Việt Phương là người hàng ngày tổng hợp mọi tin tức trong và ngoài nước để báo cáo tóm tắt cho Đồng, xin ý kiến "chỉ đạo giải quyết". Sau đó, ông ta lại qua phủ chủ tịch báo cáo cho Hồ (khi Hồ chưa chết) và xin ý kiến "sửa lại ý của Đồng" (nếu có) và về lại phủ thủ tướng bắt đầu "thay mặt" Đồng chỉ thị cho các ngành, các bộ v.v… Người "quan trọng" như vậy, nhưng Việt Phương chỉ đi xe hơi khi cần thiết, còn lúc nào cũng bộ áo lính bạc màu (vì xuất thân từ thiếu sinh quân), đi chiếc xe đạp "cởi chuồng" (tức là không có chắn bùn, chắn xích), ở khu dân giã (khu Nguyễn Công Trứ, Hà-nội) và hay chơi với văn nghệ sỹ loại "hạ phong", chơi với dân thường. Có lẽ nhờ "gần dân" như vậy nên "ông quan lớn đỏ" này đã sáng suốt, nhân xét sự việc bằng cái đầu "tự do" của mình, nên trong tập thơ mang tên "Cửa mở" của ông, Việt Phương đã hoảng hốt thấy "đảng ta" (tức đầu lãnh mafia đỏ) cố tình tự huyễn hoặc rằng: "Trăng Trung-quốc tròn hơn trăng nước Mỹ Đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ". Cả tập thơ hàng trăm bài, chỉ có "hai câu thơ tự do phát triển (như mệnh đề của Mác mà Đồng hay trích dẫn), thế mà ông Việt Phương bị các đầu lãnh mafia đỏ Trường Chinh, Tố Hữu, có sự đồng ý của Phạm văn Đồng, cho về… vườn (!!!) để "ngắm trăng" và "so sánh đồng hồ" đến lúc nào ngộ được cái đạo nói của tập đoàn đầu lãnh mafia đỏ rằng: Mặt trăng trên đất Trung cộng tròn hơn trên đất nước Cờ hoa; Và đồng hồ của "Liên-xô, thành trì cách mạng thế giới" (lời của Hồ và các đệ tử) chắc chắn phải tốt hơn đồng hồ của nước Thụy sỹ.

Giáo sư Tạ quang Bửu và ông Việt Phương chưa phải là hai người điển hình của nhân tài Bắc-hà được trọng theo kiểu của Phạm văn Đồng, mà còn nhiều người nữa cũng đã được Đồng "chiếu cố". Thí dụ cái thời cải cách ruộng đất, tòa án "đại hình" do "anh" hay "chị" đội cải cách lựa chọn trong số lưu manh làng xã cho ngồi ghế chánh án, nhiều khi là mấy chú trộm cắp nhóc con, tuổi độ 14 hay 15, mà dám quyết định tử hình 5% dân số của làng xã, theo chỉ tiêu do tên Việt-gian Hồ chí Minh qui định. Nạn nhân không được tự bào chữa mà cũng không có ai bào chữa giùm. Lệnh tử hình khỏi miệng chánh án là du kích bắn chết nạn nhân luôn. Vì thế, khi họp Hội đồng chính phủ, lúc đó do Phạm văn Đồng làm thủ tướng chủ tọa, bộ trưởng Bộ tư pháp là ông Vũ đình Hòe, thứ trưởng Bộ văn hóa là ông Đỗ đức Dục, chuyên viên kinh tế là ông Hoàng văn Đức v.v… đã yêu cầu cần chấn chỉnh lại cho đúng luật pháp. Kết quả là ông Vũ đình Hòe bị cách chức bộ trưởng tư pháp, cũng như các ông Đỗ đức Dục, Hoàng văn Đức v.v… bị huyền chức… về nhà làm… nội trợ. Đồng còn đề nghị Hồ, với tư cách chủ tịch nước, ra sắc lệnh hủy luôn bộ Tư pháp và bỏ hẳn khoa luật trong trường Đại học. Còn các vị liên can đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm như luật sư Nguyễn Mạnh Tường - lưỡng khoa tiến sỹ, giáo sư thạc sỹ triết học Trần đức Thảo, giáo sư Trương Tửu, giáo sư tiến sỹ toán-lý Vũ như Canh cũng như nhiều văn nghệ sỹ tên tuổi như Phan Khôi, Văn Cao, Nguyễn Bính, Tử Phác, Trần Dần, Lê Đạt, Bùi xuân Phái, Nguyễn Sáng, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Quang Dũng, Hữu Loan, Khương hữu Dụng, Đặng đình Hưng, Đoàn phú Tứ (đại biểu quốc hội khóa I), Trịnh thị Thục Viên (đại biểu quốc hội khóa I), Nguyễn hữu Đang và nhiều lắm lắm, hồi đó Đồng còn chưa quáng gà gần như mù của cuối những năm 90, làm sao mà Đồng không biết đến cho được. Chắc chắn chưa phải Đồng bận theo lệnh Hồ Việt- gian, nhân danh thủ tướng mafia đỏ, theo hiệp định Genève 1954, tạm thời quản lý phần Bắc của Việt Nam, mà chấp bút viết thư dâng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho họ Mao bên Trung cộng, nên "lỡ quên" những bậc có "học vấn" và là "nhân tài" đó đã và đang bị hạ nhục, chà đạp xuống đáy cùng của xã hội do mafia đỏ thống trị! Đây "Nhân tài" Đồng nói và viết thì nào là "trọng học vấn", "trọng nhân tài", nhưng trong việc làm thì như đã dẫn chứng ở trên. Vậy những nhân vật được Đồng trọng là ai, có đúng là có "học vấn" và có là "nhân tài" không? Thử điểm qua những cộng sự thân cận nhất của Đồng thì thấy:

Vg Nguyễn Duy Trinh
Nguyễn Duy Trinh.jpg

1. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Nguyễn duy Trinh, để vợ là “chị Tư” công khai cầm đầu các băng buôn lậu đủ mọi mặt hàng khan hiếm trên thị trường.

2. Phó thủ tướng kiêm chủ nhiệm ủy ban nông nghiệp là Hoàng Anh vì “học vấn chưa qua cấp 1 phổ thông” nên “nhân tài” này có sáng kiến kiểu “điếc không sợ súng”, dám đổ tiền của và sức dân vào kế hoạch trồng chuối trên các đồi núi hoang hóa của vùng Tây Bắc và Việt Bắc. Kết qủa sau ba ngày, toàn bộ chuối được trồng đều chết hết. Sau kế hoạch “thiếu học vấn” đó, “nhân bất tài” Hoàng Anh vẫn giữ ghế phó thủ tướng nhưng qua “lãnh đạo” bộ tài chính. Qủa là tài nhưng lại tai cho dân.
Phan Trọng Tuệ
Thiếu tướng QĐNDVN Phan Trọng Tuệ.jpg

3. Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông và bưu điện là Phan trọng Tuệ thì có sáng kiến “pha nước lã vào xăng” cùng “bóp nhỏ ống phun xăng” trong các động cơ xe ô-tô vận tải để tiết kiệm nhiên liệu. Kết quả của sáng kiến “thiếu học vấn” này đã làm hư hàng chục ngàn xe vận tải. Đến lúc đó mới chịu nhận cái sáng kiến đó là tối kiến.

4. Các “nhân tài” nhưng “thiếu học vấn” trong giới lãnh đạo ngành kiến trúc và xây dựng thì có sáng kiến “tăng nhanh vòng quay của máy trộn bê-tông”. Kết quả các công trình dùng bê-tông để gia cố đều bị lỗ trổ do vòng quay nhanh nên vôi, cát, đá, xi-măng không được trộn đều. Vì thế nên nhiều công trình phải làm lại (như ở Nhà máy cơ khí trung quy mô, Nhà máy dệt kim Đông-xuân, Nhà máy dệt 8-3, khu tập thể Kim-liên v.v…) Tất cả đều ở ngay Hà-nội, gần phủ thủ tướng của Đồng.




5. Phó thủ tướng kiêm chủ nhiệm văn phòng nội chính Trần hữu Dực thì cả ngày đến các hội nghị của thanh niên để phổ biến sáng kiến tiết kiệm của hắn, là dùng đồng hồ không cần dây đeo tay; rửa mặt xong không được vắt nước – vì làm thế khăn mau bị rách và trăm thứ tiết kiệm kiểu lẩm cẩm như vậy. Nhưng có điều khôi hài là, sau lần nói chuyện, dạy bảo thanh niên như trên ở đài phát thanh, Dực nghiêm mặt dọa hội nghị: “… ngày mai tôi đi nghỉ với gia đình bên Hắc-hải, Liên-xô. Một tháng nữa tôi về, các đồng chí phải báo cáo cho tôi xem đã tiết kiệm được bao nhiêu!” Tất nhiên là Trần hữu Dực cùng gia đình đi nghỉ mát bằng “máy bay riêng” mà chỉ riêng xăng nhớt cho chuyến bay cũng thừa mua dây đeo đồng hồ (bằng ny-lông) và khăn mặt cho thanh niên Hà-nội chứ xá gì một nhúm thanh niên ở cái đài phát thanh!!!

6. Lê Khắc, phó chủ nhiệm thường trực của ủy ban khoa học Nhà nước, trong tổng kết các sáng kiến của “phong trào thi đua yêu nước chống Mỹ-Ngụy” vào cuối những năm 60, đã say sưa dành hơn chục trang đánh máy để “ca ngợi” sáng kiến làm máy xẻ rãnh ốc đinh vít của “chiến sỹ thi đua Hồng văn Ốn”. Khổ nỗi, cái máy đó đã được tạp chí “Système D” dạy làm từ năm… 1951!

7. Phó thủ tướng Đỗ Mười, một tên điên gia truyền. Vì Đỗ Mười tên thật là Cống, quê ở Thanh-trì (Hà-nội), thuở “hàn vi” làm lý trưởng nên dân Thanh trì quen gọi là Lý Cống; nghề chuyên môn là hoạn lợn (tức thiến heo); nổi cơn điên đem tiền thuế của dân đánh bạc thua hết, bị thực dân Pháp cho đi tù ở Sơn-la và nhờ có “máu điên liều mạng” đó nên được gia nhập tổ chức mafia đỏ từ đấy. Sau 1954, Mười được Hồ giao “thiến sạch” các nhà công thương (tức đào tận gốc, trốc tận rễ tầng lớp phú trong xã hội Bắc Việt Nam). Bỏ tù và giết hàng nửa triệu người dân lành nên Mười lại lên “cơn điên” của men chiến thắng. Hồ cho Mười qua chữa bệnh bên Trung cộng. Sau hai năm, cơn điên tạm lắng, Hồ cho gọi Mười về giữ ghế bộ trưởng Nội thương trong chính phủ của Đồng. Và, chỉ một thời gian ngắn, Mười được Đồng “trong kiến thức thiến heo có hạng” và “trọng nhân tài” giết dân không run tay, nên đã đề nghị Mười giữ ghế phó thủ tướng cho Đồng, theo rõi cái việc cụ thể là “chống tham ô, lãng phí và lười lao động”. Thế là “nhân tài” Lý Cống – tức Đỗ Mười – lập tức ký lệnh rằng cán bộ, công nhân viên, công an, binh lính… trên toàn miền Bắc Việt Nam chỉ được uống… “trà cám” (loại trà vụn quyét trong nhà máy trà) và cấm dùng công xa đưa vợ, con đi… chơi. Thế nhưng, ngay sau hôm ký lệnh đó, Mười cho xe ô-tô của Mười đi đón thằng con trai từ nơi sơ tán bom Mỹ về để cùng Mười đi… duyệt trước khu triển lãm Vân-hồ (Hà-nội). Thằng con trai đó của Mười, có lẽ bị hồn oan của biết bao chú heo bị Mười thiến, báo oán, nên dù được Mười cho sang học tại… Pháp, nhưng học ở đâu cũng rình xem nữ sinh Pháp đi đại, tiểu tiện, chút xíu bị “dzô” tù. May được các “chú ở sứ quán Việt cộng” tại Paris cho biết “em nó có bệnh điên” nên thoát hiểm. Nay thì về “lãnh đạo” ở sân bay Tân-sơn-nhất (Sài-gòn). Sau tháng 4-1975, thợ thiến Đỗ Mười quả là “nhân tài” dư thừa “học vấn” về thiến cả heo lẫn dân, nên lại được phái vào mảnh đất phía Nam Việt Nam mà mafia đỏ vừa xâm chiếm được, để trổ tài thiến các nhà công thương ở miền Nam bằng những chiến dịch “ẩn số” X1 và X2. Nhờ thành tích giết người như điên thế nên Đỗ Mười – tức Lý Cống – được tập đoàn đầu lãnh mafia đỏ già nua, trong đó có Đồng, đưa ra làm nhân vật đầu lãnh số 1 của tập đoàn mafia đỏ. Có thể Đồng và đồng bọn “trông rộng, nghĩ xa”, nên đưa một thằng điên lên làm người quyền lực nhất của mafia đỏ nhằm đề phòng lỡ một ngày nào đó, nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước nổi lên đòi quyền làm chủ, đưa tập đoàn mafia đỏ ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng, thì Đỗ Mười, đại diện của mafia đỏ, vì có hồ sơ bệnh án là “điên gia truyền” nên chắc chắn được miễn tố. Khôn thật.

8. Đinh thị Cẩn, người gốc quê của Hồ, được cử làm đầu bếp vủa Hồ (lẫn cả việc riêng), văn hóa chưa qua cấp 1 phổ thông. “Học vấn” thì vậy còn là “nhân tài” thì phải nhờ Đồng phát hiện. Vì y thị được cử giữ chức thứ trưởng thứ nhất bộ y tế (kiêm bí thư tổ chức mafia đỏ ở bộ y tế), nhưng y thị mới là người quyền lực nhất. Vì hục hặc với bác sỹ bộ trưởng là Phạm ngọc Thạch nên theo sáng kiến của Đồng – được Hồ chuẩn y – bộ y tế bị chia làm đôi, một vẫn gọi là bộ y tế, nửa còn lại gọi là ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, đích thân Đồng là thủ tướng kiêm chủ nhiệm ủy ban và Đinh thị Cẩn làm phó chủ nhiệm phụ trách thường trực. Thuở ấy đang thời cao điểm cuộc chiến xâm lăng miền Nam do tập đoàn mafia đỏ Hồ Việt gian phát động. nông thôn miền Bắc, hầu hết nam thanh niên từ loại tre trẻ mới vỡ tiếng “tập gáy” đều bắt đi vào binh nô, chỉ còn lại đảng viên nòng cốt của địa phương và số nam thanh niên ho hen, tàn tật hoặc thương binh. Còn chỉ toàn nữ thanh niên, phần lớn được “tổ chức” cho lấy tân binh và chỉ kịp gần nhau vài ba ngày, cho biết mùi trái cấm, là chồng Nam vợ Bắc mà ngày gặp lại là một ẩn số. Vì thế mà xảy ra bao cảnh oan trái của nạn chửa hoang. Tất nhiên tác giả hầu hết là các “đồng chí nam mafia đỏ” ở địa phương, đương chức đương quyền. Mặc dù Uỷ ban dân số của Liên-hiệp-quốc có viện trợ rất nhiều “bao chống thụ thai” một cách đều đặn, nhưng có thể cho đến tận hôm nay, cả Liên-hiệp-quốc, cả các nhà nghiên cứu cuộc chiến của Mỷ ở Việt Nam lẫn các chức sắc trong bộ quốc phòng lẫn cơ quan CIA của Mỹ, cũng chưa biết rằng những “bao chống thụ thai” đó là “mặt hàng chiến lược của bộ máy chiến tranh của mafia đỏ Việt Nam”. Sử dụng “bao dương vật chống thụ thai” đã góp phần quan trọng làm nên cái gọi là lý luận chiến tranh nhân dân của “bác Hồ vĩ đại” cũng như thắng lợi của cái gọi là “chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử”!!! Tất cả binh nô mafia đỏ bị lùa vào lò sát sinh của nhà thầu “Mặt trận giải phóng miền Nam” đề được trang bị rất nhiều “bao chống thụ thai” của Uỷ ban dân số Liên-hiệp-quốc viện trợ cho tập đoàn mafia đỏ ở Bắc Việt Nam. Binh nô mafia đỏ dùng những bao đó để làm gì?

Để đựng khẩu phần một bữa ăn khi hành quân, vì nhẹ, gọn và không ngấm nước.

a) Thổi lên cho vào vỏ áo gối làm phao bơi. Như vậy nếu chẳng may phao trúng đạn thì chỉ một vài bao bị hư, số còn lại vẫn còn tác dụng làm phao nổi.

b) Giải quyết sinh lý trên đường hành quân với nữ thanh niên xung phong, hay với dân - tức vợ con binh nô lớp bị lùa vào lò sát sinh đợt trước. Như vậy xóa được hậu quả, tai tiếng. Vì thế cho nên ở "hậu phương" thiếu dụng cụ ngừa thai nên chửa đẻ như điên. Đến mức Tố Hữu, nói chuyện tại Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (51 Trần Hưng Đạo, Hà-nội) đã "hồ hởi" rằng: "Bình quân mỗi năm lực lượng của ta vào Nam bị hy sinh trên 100 ngàn người. Bù lại, mỗi năm ở hậu phương miền Bắc có hơn 200 ngàn trẻ em ra đời. Về nhân số ta còn dư khả năng đánh với Mỹ-Ngụy lâu dài!(?) Tuy nhiên phải giải quyết sao để hạn chế bớt sinh đẻ lại!!!

Chính cái "thời thế đó" mà Phạm văn Đồng phát hiện ra "nhân tài" Đinh thị Cẩn để "tam cố thảo lư" xin Thị Cẩn hạ lầu nhận ghế phó cho Đồng trong ủy ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em. "Nhân tài" Thị Cẩn đã biến việc "bảo vệ bà mẹ và trẻ em" bằng cách khuyến khích nạo thai và cưỡng ép nạo thai. Người bị nạo thai không cần phải khai báo tên tuổi, đưa giấy giới thiệu. Sáng vào nạo, chiều ra về. Các nhau đẻ và thai nhi được chế biến thành thuốc bổ. Loại thai nhi, con so mà người mẹ có sức khỏe tốt, được chuyển cho Ban bảo vệ sức khỏe trung ương để ngâm mật ong gốc Hà-giang (vì ong vùng này toàn hút mật của hoa cây thuốc phiện). Chính "thần dược" này khiến từ "bác Hồ" mà lũ bút nô tô vẽ là bữa ăn chỉ vài quả cà xứ Nghệ, Thanh đạm; cho đến các chức sắc mafia đỏ khác như Đồng, Duẩn, Chinh, Thọ, Giáp, Dũng, Hoàn, Mười… và cả Tố Hữu nữa, đều mặt mày đỏ au, béo tốt. Người dân miền Bắc Việt Nam thường thì thào đùa rằng: "Con muỗi mắt nào may mắn đốt, hút được máu "bác Hồ" hay "bác Tô" (tức Đồng) thì sẽ lớn lên bằng con ve sầu"! Còn các nhau đẻ và thai nhi "loại kém phẩm chất" thì bán cho dân về xào với lá mơ tam thể để tăng thêm chất đạm trong bữa ăn, hoặc bán làm thức ăn cho gà, heo. Bác sỹ, y tá, nhân viên của cơ sở Bảo vệ bà mẹ và trẻ em này được tăng thêm khoản thu nhập phụ - nhưng rất quan trọng đó. Do được gần gũi họ Hồ lâu năm, được Đồng trọngtài, Thị Cẩn đã chỉ đạo thực hiện thành công QUỐC SÁCH ĂN THỊT NGƯỜI theo đúng tư tưởng Hồ chí Minh!!! Đây là một tội ác cực kỳ ghê tởm của tập đoàn mafia đỏ cần được tố cáo trước công luận ở trong và ngoài Việt Nam.

Mấy thí dụ nhỏ nhoi nêu ở trên, trong ngàn vạn thí dụ rút từ "người thật việc thật", nhằm nêu lại diện mạo các "nhân tài" theo mô thức của Đồng và bè lũ để những bậc có "học vấn" và là "nhân tài" thật sự, nhưng chỉ "nghe" Đồng và bè lũ nói và viết mà chưa có điều kiện "thấy" việc làm của bọn chúng, khỏi bị mắc quả lừa trong cái bẫy "hòa giải - hòa hợp".


Vô văn hóa

Con quỷ Sa-tăng trong lốt Phạm văn Đồng lảm nhảm ru ngủ bao người nhẹ dạ cả tin khi hắn nói: "Văn hóa là đi tìm chân trời… làm thế nào? Sau chúng ta một hai thế kỷ, con cháu chúng ta sẽ đoán định… Đừng có sợ, đừng có sợ một chút nào những ý kiến khác nhau! Nếu tất cả giống nhau thì xã hội thật là đáng buồn! Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, là phản văn hóa - Và những người này không thiếu đâu."

Câu nói trên có in trong "Tuyển tập Phạm văn Đồng" và trên các báo chí của mafia đỏ. Vì ở mồm Phạm văn Đồng, nên nó đã khiến những ai chưa có kinh nghiệm sâu sắc với quá trình hình thành, thay hình đổi dạng, thâm nhập vào cơ thể xã hội Việt Nam của mafia đỏ hệt như HIV vào cơ thể người vậy, dễ nuốt "viên ma túy bọc đường" này, nhất là giới trẻ cả ở trong và ngoài nước Việt Nam. "Một thủ tướng" mà nói "chân tình và chí lý" vậy thì dân được nhờ lắm thay!!! Vậy sự thật là thế nào? Xin nhắc lại thí dụ nêu trên để thấy "ý kiến nào khác nhau" thì Đồng bóp cổ và "ý kiến nào khác nhau"thì được Đồng cổ võ.

Vì tên Hồ Việt gian, dưới bút hiệu CB (tức là "của bác", hỗn không!) viết trên báo Nhân Dân rằng "Mỹ mà xấu" nên Đồng đã cứ khuôn mẫu đó mà làm (chứ không phải nói) vì thế khi ông Việt Phương, người thân cận nhất của Đồng, trong tập thơ "Cửa mở" đã "có ý kiến khác" với Đồng rằng: làm gì có cái chuyện lố bịch mà "đảng" (mafia đỏ) nhồi nhét vào mọi tầng lớp nhân dân ở miền Bắc Việt Nam rằng: "… Trăng Trung-quốc tròn hơn trăng nước Mỹ. Đồng hồ Liên-xô tốt hơn đồng hồ Thụy sỹ" Thế là "a lê hấp", Đồng đuổi việc ông Việt Phương luôn. Còn bắt nguồn từ sáng kiến của Hà thị Quế (nguyên ủy viên trung ương mafia đỏ từ khóa 3, phó ban tổ chức trung ương; phó ban thường trực ban kiểm tra trung ương; chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, phó chủ tịch quốc hội) trong việc ăn thai nhi, Đinh Thị Cẩn biến thành chính sách ăn thịt người trong quốc sách mafia đỏ thì được Đồng cổ võ. Hẳn Đồng nghĩ nếu không ăn thịt người và không độc đảng trị thì Việt Nam lại giống các nước trên thế giới "thì xã hội thật là đáng buồn!" Và, Đồng răn đe: "Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, là phản văn hóa. Và những người này không thiếu đâu." Mấy tay nhà văn, nhà báo ở trong nước hiện giờ có kinh nghiệm về các thủ đoạn của mafia đỏ nên họ viết tưởng là khen mà hóa chửi khi các bài viết "khóc thương" Phạm văn Đồng chết, họ toàn viết là "bác Tô". Vì dân Việt Nam xưa thường gọi con chócon tô tô! Đã thế, họ còn "nhắc khéo" những người có bệnh đảng trí chính trị, những tay công chức chống cộng hoặc những chàng chính trị casino, nhớ lại cái thuở sau tháng 4-1975, nhân danh Thủ tướng (mafia đỏ) Đồng đã họp báo ở trong và ngoài nước long trọng tuyên bố về chính sách ở miền Nam Việt Nam mà mafia đỏ vừa hoàn thành ách thống trị rằng:

- Duy trì 5 thành phần kinh tế
- Đối với các viên chức, đảng phái, binh lính sỹ quan đang tập trung cải tạo thì thời hạn học tập là ba năm. Nếu ai có tội nặng với nhân dân, phải cải tạo lâu hơn thì sẽ được tòa án xét xử công khai.

Loại trừ mấy loại người mắc bệnh kể trên, còn thì có thể nói rằng toàn thể nhân dân Việt Nam ở trong và ngoài nước đều có thể làm chứng rằng cả Đồng lẫn bè lũ cho đến nay chưa bao giờ làm những gì chúng nói. Cho nên tác giả Tương Lai viết hai bài khóc "bác Tô" trên hai tạp chí Thanh Niên (số 19, 7-5-2000) và Tuổi Trẻ (số 18 - 2000) đã khéo léo nhắc nhở khi viết rằng: <<“Vì cuộc đời của ông cao quý cho nên những điều ông nói được người ta đón nhận thật lòng, người ta tin mà không phải băn khoăn về chuyện "nói vậy mà không phải vậy">> Câu trên phải hiểu là tác giả Tương Lai muốn bắn tín hiệu cho những ai khi đọc "Tuyển tập Phạm văn Đồng" thì đừng thấy "cuộc đời của ông cao quý" (nghĩa là giữ những chức vụ như Thủ tướng, cố vấn tối cao) mà nhẹ dạ cả tin. Vì Đồng cũng như bè lũ cho đến nay là Lê khả Phiêu, Trần đức Lương, Phan văn Khải, Nông đức Mạnh cũng như "đồng chí" cố vấn Lý Cống – tức Đỗ Mười, luôn luôn dùng võ của họ Hồ là:

nói vẬy mà không phẢi… dzẬy!!!

Tháng 5-2000
Lao Động Việt Nam Dưới Ách Việt Gian Cộng Sản
(Bài 18)

Viet ThuongNgay từ khi chưa có chính quyền, ông Hồ Chí Minh và các đệ tử thân cận của ông ta không chỉ tuyên bố công khai, mà còn ghi vào các văn kiện của đảng Cộng sản Đông dương, rằng giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của cách mạng (vô sản) ở Việt Nam và chủ nghĩa cộng sản chính là thế giới quan của giai cấp công nhân. Tất nhiên đấy không phải là "phát minh" của ông Hồ và đệ tử mà đó chỉ là mớ lý luận hổ lốn được sao chép của đảng cộng sản Nga-xô và sau này thêm tý gia vị quan điểm của ông Mao Trạch Đông, nghĩa là cái khái niệm về sự liên minh của hai giai cấp công nhân và nông dân.

Cho nên, khi bằng sự lừa dối, ông Hồ Chí Minh và đệ tử cướp được quyền lãnh đạo đất nước Việt Nam, thì, đồng thời kêu gọi giai cấp công nhân phát huy tính tiên phong cách mạng, cùng chỉ thị cho các cấp lãnh đạo của đảng cộng sản và chính quyền phải chăm lo đặc biệt đến đời sống tinh thần và vật chất của giai cấp công nhân. Đáng buồn là tất cả những lời nói hoa mỹ đó và các văn kiện đầy từ ngữ nổ ròn như bắp rang đó, trong suốt nửa thế kỷ do cộng sản độc đảng cầm quyền ở Việt Nam, chưa bao giờ thành hiện thực trọn vẹn. Bởi chỉ có vế duy nhất được thực hiện là "tính tiên phong cách mạng". Nghĩa là, nói cho dễ hiểu, "thắt lưng buộc bụng trong hưởng thụ" và "làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm, làm thêm ngày nghỉ" với tinh thần "một người làm việc bằng hai; một người làm việc bằng ba để xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội" - một cái bánh vẽ vĩ đại, trừu tượng về nội dung và mơ hồ về thực hiện.

S Ự T H Ậ T Đ A U L Ò N G

Lý luận thì như trên, trong các văn bản giấy trắng mực đen, dấu son đỏ chói với chữ ký của đủ mọi bộ mặt "đầy tớ trung thành của nhân dân" như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Lê đức Thọ, Lê thanh Nghị và Hoàng quốc Việt. Nhưng thực tế hoàn toàn nguợc 180 độ. Nếu ở thế giới tự do, công đoàn là tổ chức của những người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi trước giới chủ và chính quyền, thì ở Việt Nam dưới thời Hồ Chí Minh cho đến tận bây giờ, tổ chức công đoàn là cái xiềng pháp lý và tổ chức mà đảng cộng sản (có nghĩa tụi cầm quyền chóp bu) khoác vào cổ người công nhân, cũng giống kiểu quốc hội bù nhìn hiện nay đối với toàn dân.

Thí dụ : ở Đoạn bảo dưỡng đường bộ số 2, ban chủ nhiệm (tức chính quyền) qui định mức làm việc cho công nhân đào đất bậc một là 3 mét khối ngày, nhưng công đoàn phát động thi đua xin nâng lên là 3 mét khối rưỡi. Ở nhà máy số 2 bưu điện - truyền thanh, giám đốc định mức cho công nhân bậc một phải ép được 1.200 màng loa/ngày công, nhưng công đoàn động viên công nhân để nâng lên 1.500 rồi lại lên 1.800 màng loa/ngày công. Hai thí dụ cụ thể ở trên cũng là hình ảnh chung ở toàn thể nhà máy, công trường ở Việt Nam cộng sản. Đã thế, công nhân còn bị công đoàn liên kết với đảng và chính quyền tổ chức "hội thảo" (tức ngày hội thao tác kỹ thuật) để "phát hiện" ra năng suất cao nhất có thể được, nhằm đem chỉ tiêu năng suất của ngày "hội thảo" làm định mức thông thường trong sản suất hàng ngày. Nghĩa là những người công nhân dù ở tuổi tác khác nhau, sức khỏe khác nhau... đều phải nhận chung một định mức làm kiệt sức đến giọt mồ hôi cuối cùng. Còn nếu ai không đạt định mức thì cứ ở mãi bậc luơng cũ hoặc bị sa thải (tức ra khỏi biên chế) hoặc bị chuyển làm việc khác, đi nơi khác và bị hạ lương cho phù hợp với công việc mới.

Ngoài cái gọi là "8 giờ vàng ngọc" bắt buộc trong sản xuất, người công nhân còn bị các tổ chức công đoàn, nữ công, thanh niên và đảng huy động làm thêm dưới hình thức : làm ngoài ca vì chủ nghĩa xã hội để dọn vệ sinh công nghiệp ở nhà máy; làm thêm sản phẩm ngoài giờ để "đền ơn Bác Hồ", để ủng hộ đồng bào miền Nam; gánh thêm chỉ tiêu sản xuất của nhau để tách một số lao động luân phiên đi lao động nông nghiệp 3 tháng/năm. Chưa kể là còn phải chia nhau luân phiên canh gác ban đêm ở nhà máy, kho tàng và đường phố. Thậm chí, ngày Tết Nguyên Đán, được nghỉ có hai ngày rưỡi thì đã mất cả ngày Mùng Một đi trồng cây gây rừng, phải tự túc phương tiện đi lại và nhiều nơi, nhiều chỗ công nhân còn phải góp tiền mua cây giống !

Ngay đến ngày 1-5, ngày hội của người lao động thì công nhân từ trước đó cả vài tháng, "bị" thông qua tổ chức công đoàn đã làm quyết tâm thư gửi lên đảng và chính quyền xin tăng chỉ tiêu năng suất cụ thể, xin làm thêm giờ, xin hiến các ngày lễ, các ngày nghỉ phép, xin làm bù cho đồng đội bị ốm đau để lấy thành tích chào mừng ngày 1-5 và kết hợp ngày sinh (rởm) của Hồ Chí Minh 19-5. Vì không phải chỉ người lao động ở nhà máy, công trường mới bị trói trong tổ chức công đoàn, mà tất cả cán bộ, công nhân viên ở các trường, các văn phòng đều phải đeo cái gông kiểu mới đó, nghĩa là tất cả đều là đoàn viên công đoàn, bị công đoàn "cải tạo" lèo lái đến mức thành phản xạ có định hình. Một thí dụ cụ thể, ngay như giáo sư sử học của trường đại học tổng hợp Hà-nội là Trần quốc Vượng (cháu ruột của thẩm phán Trần Thúc Linh, cộng sản nằm vùng ở miền Nam trước tháng 4-1975) dù đã được cho qua Mỹ nghiên cứu thêm ở trường đại học Cornell, nhưng theo thói quen nên bàn tay "bồi bút" vẫn phải đóng góp thành tích chào mừng "bốc thơm" họ Hồ nhân dịp 1-5-1991 (đọc bài "Nỗi ám ảnh của quá khứ" trên báo Đất Mới, số 5-6 năm 1991).

Một dạng công nhân mới của chế độ cộng sản ở Việt Nam là các nghệ sỹ, diễn viên, cũng bị sử dụng theo lối vắt chanh bỏ vỏ. Điển hình là nhà văn Lê Bàu bị điều về làm nhân viên quét dọn đền Ngọc Sơn (Hà-nội); nhà văn Trần Lê Văn, làm nhân viên Ty văn hóa Hà Tây; nhà văn Quang Dũng (tác giả bài thơ Tây tiến và chuyện ngắn Xiếc khỉ...) có một thời về làm nhân viên ở Tổng cục lâm nghiệp; nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao xuân Hạo (con trai học giả Cao xuân Huy) làm nhân viên trường đại học tổng hợp Hà-nội; soạn giả tự điển y-dược Pháp-Việt đầu tiên ở Bắc Việt Nam; Trần Đại Văn, làm nghề đào đất đặt giây điện thoại; ca sĩ Thanh Hiếu (cùng thời với Khuất duy Trác) là nhân viên sở văn hóa y như nữ ca sĩ nổi danh một thời Minh Đổ; anh em các nhạc sỹ Hoàng Giác - Hoàng Kim làm lao công lặt vặt; diễn viên xiếc nổi tiếng Mỹ Kim nay là nhân viên bán gạo ở cửa hàng lương thực Võ văn Tần (Sài-gòn); các cầu thủ đá bóng nổi tiếng một thời như Thịnh (cóc), Bẩy, Quang Minh, Qùy v.v... từ khi không còn ở đội Hoàng Diệu, nay về già vẫn chỉ là nhân viên bậc 2, bậc 3 hoặc công nhân bậc 2, bậc 3. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã ma giáo tách lương của loại "công nhân nghệ sỹ" làm hai phần : lương cơ bản và phụ cấp bồi dưỡng. Thông thường lương cơ bản đều là 45 đồng/tháng (tiền Hà-nội), còn phụ cấp bồi dưỡng tùy mức độ và số đêm biểu diễn hoặc số trận thi đấu mà được từ 60 đồng/tháng đến 120 đồng/tháng. Nhưng khi không còn sử dụng họ trong biểu diễn, thi đấu được nữa thì họ chỉ còn đồng lương cơ bản mà bị cắt hết phần bồi dưỡng. Có người phẩn uất đã phát điên hoặc tự tử như ca sỹ nổi tiếng Khánh Vân hoặc nghệ sỹ xiếc Hoa (voi).

H Ệ T H Ố N G B Á N H V Ẽ

Nếu nghiên cứu theo kiểu trí thức "tháp ngà" thì chế độ do Hồ chí Minh thiết lập ở Việt Nam, cho đến tận hiện nay, có đủ loại chỉ thị, nghị quyết, pháp lệnh, luật v.v... để bảo vệ quyền lợi của người công nhân. Nhưng thực tế đó là mớ giấy lộn góp vào sản phẩm tuyên truyền, quảng cáo cho chế độ cộng sản; là cái mồi giun ở lưỡi câu để câu những người nhẹ dạ.

- Luật gốc (tức hiến pháp) qui định các quyền tự do bầu cử, ứng cử; quyền ngôn luận; đi lại; lập hội; quyền lợi được lao động (nghĩa là không bị thất nghiệp) v.v... Nhưng, trong thực tế người công nhân chẳng được hưởng một thứ quyền nào. Ngay đến bầu cử và ứng cử trong nội bộ cái gọi là "tổ chức của giai cấp công nhân" (tức công đoàn) cũng do đảng chỉ định. Thư ký công đoàn, dù ở cấp nào, đương nhiên phải có chân trong cấp ủy đảng tương đương và do cấp bộ đảng chỉ định ra giữ cái "ghế thư ký". Thí dụ ở Sài-gòn hiện nay, Thị Khánh là chủ tịch công đoàn thành phố vì có chân trong thành ủy và được phân công chịu trách nhiệm lãnh đạo công tác công đoàn, nên dù không có ai bầu thì Thị Khánh cũng vẫn cứ là chủ tịch công đoàn thành phố. Cũng như vậy, quyền ngôn luận được biểu hiện cụ thể qua tờ báo Công nhân giải phóng hay tờ Lao động, nhưng bộ biên tập của các tờ báo đó đều do chủ tịch tổng công đoàn hoặc công đoàn tỉnh thành chỉ định; ăn lương của cơ quan công đoàn và thường là tổng biên tập cũng chính là một ủy viên ban thư ký công đoàn và có chân trong cấp ủy đảng của cơ quan công đoàn. Cho nên, những tờ báo đó thực chất là tiếng nói của kẻ quản chế giai cấp công nhân, chưa bao giờ là tiếng nói của người công nhân. Vì thế, nó phản ảnh lệch lạc đời sống thực của người công nhân theo kiểu tô hồng hiện thực. Đôi khi trên báo cũng có vài bài "chống đối", nhưng đó chỉ là cái bẫy để những người công nhân nào có tâm huyết, giác ngộ quyền lợi của mình mà gửi bài đến tòa soạn là sẽ được ghi tên vào sổ đen, chuyển qua cơ quan an ninh. Thí dụ, đối với Sài-gòn hiện nay, tờ Công nhân giải phóng còn được công an cài chính cháu ruột của Mai chí Thọ vào cái ghế Phó tổng biên tập, mặc dù y thị văn hóa chưa qua bậc phổ thông và không viết nổi một câu văn cho đàng hoàng !

Còn quyền lợi lao động ư ? Đó là cái quyền rất mập mờ, bởi vì Hồ chí Minh và các đệ tử có đủ 1001 cách ma giáo nhằm đối phó với cái quyền lợi cơ bản đó của người công nhân. Trứơc hết, cần phải nói đến cái điều mà chính quyền cộng sản thường khoe khoang là chế độ chính trị của họ là vì sản xuất và phúc lợi của người dân cho nên không có nạn thất nghiệp trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là điều bịa đặt hoàn toàn. Bởi, trong xã hội cộng sản, giới cầm quyền chóp bu thực sự là những chủ nô, còn nhân dân đều là nô lệ. Cho nên xã hội nô lệ nào trong lịch sử cũng vậy, không bao giờ có nạn thất nghiệp. Tùy thời vụ, tùy nhu cầu, nô lệ được chủ nô sử dụng trong lao động, không cần tính đến khả năng ngành nghề mà chỉ dùng đến cơ bắp. Hôm nay nô lệ được dùng xây lăng cho lãnh chúa, nếu cần hôm sau lại có thể chuyển đi khai thác hầm mỏ, và hôm sau nữa mặc áo lính đi đổ xương máu làm nhiệm vụ mở rộng ảnh hưởng kinh tế hay chính trị cho chủ nô. Thân phận người công nhân, nói riêng, và chung cho toàn dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản là như vậy. Xã hội Việt Nam từ khi có bàn tay của họ Hồ cho đến hôm nay là một xã hội nô lệ về nội dung, còn hình thức thì có phức tạp và màu mè hơn, vì ảnh hưởng của thời đại. Tính chất nô lệ đó biểu hiện không chỉ ở việc sử dụng lao động tùy tiện theo nhu cầu của tập đoàn lãnh đạo (tức chủ nô), theo ưu ái cá nhân, mà còn ở chỗ thực thi chủ nghĩa bình quân trong hưởng thụ, phân chia làm nhiều nấc thang hưởng thụ trong xã hội từ lúc vừa lọt lòng mẹ cho đến khi chết. Hãy xét một số thí dụ cụ thể : anh công nhân lắp đặt điện thoại Châu văn Huy, thuộc sở bưu điện Hà-nội, chỉ nhờ vào những ngày nằm ở rừng núi khu Năm, lấy gỗ mít trau chuốt thủ công thành một ống nghe điện thoại rồi gửi ra Việt Bắc tặng "chủ tịch Hồ chí Minh" (nay là 1 hiện vật trong bảo tàng cách mạng ở Hà-nội), nhờ đó được phong danh hiệu "anh hùng lao động", được đưa lên chức vụ phó Giám đốc Sở Bưu điện Hà-nội, được đưa vào thành ủy Hà-nội và là đại biểu quốc hội. Trong lúc đó, chiến sĩ thi đua Nguyễn thị Điều, là giao liên tỉnh Hưng yên, người được chính Hồ chí Minh làm thơ tặng về thành tích chống Pháp, đáng ra còn xếp trên anh hùng quân đội Nguyễn thị Chiên (vì ưu tiên cho lực lương vũ trang) thì vẫn cứ là nhân viên lao công quét rác và nhà cầu ở cái sở bưu điện do Châu văn Huy làm phó giám đốc. Thật hệt như trường hợp chàng họa sỹ còn trong ẩn số Diệp minh Châu, nhờ lấy máu vẽ ảnh họ Hồ và gửi ra Việt Bắc mà đặc cách được chỉ định là đại biểu đi dự đại hội cộng đảng lần 2 ở Việt Bắc, được ở bên cạnh họ Hồ cả gần năm trời, được cho qua Ba Lan học nghề nặn tượng để về chuyên nặn tượng... họ Hồ. Năm 1991 vừa xong, họ Diệp còn làm một tượng Hồ đặt ở vườn bông trứơc vũ trường Rex và vũ trường Queen Bee, đường Nguyễn Huệ Sài-gòn!!! Phải chăng nhờ có nhiều năm tháng ở liền bên họ Hồ nên nhà nặn tượng Diệp minh Châu biết tính "Bác Hồ" thích ôm thắm thiết các cháu gái, nên đã chọn đặt đúng chỗ của chị em hành nghề mua vui cho khách quốc tế và Việt kiều "yêu nước" (giải khát như rượu, bia...). Còn hai thí dụ nữa cũng khá điển hình là cô thợ thủ công dệt chiếu cói ở thị xã Thanh hóa, Thị Hằng, được Xuân Thủy bí thư trung ương đảng ưu ái; và cô thợ dệt ở Nam-định, Thị Hậu, được nguyên bộ trưởng công nghiệp nhẹ Đặng vũ Chư quan tâm đến nên được lôi lên như diều, và khóa 7 cộng Đảng vừa xong đều thành ủy viên trung ương chính thúc của đảng (chủ nô) !

Khi kế hoạch sản xuất có trục trặc thì người công nhân bị cho về "hưu non" - một dạng sa thải; bị chuyển ngành nghề như đưa vào quân đội, đi lập nông trường quốc doanh; bị giảm lương, nợ lương vì không đủ việc; bị trả bằng sản phẩm. Đây là một thí dụ về cái nền kinh tế quái thai với danh xưng xã hội chủ nghĩa mà nội dung là chế độ nô lệ. Điều này được phản ảnh sâu sắc trong vở hài kịch dựng thành phim "Ứng cử viên thứ sáu" : vì sản phẩm không bán được nên nhà máy lấy sản phẩm làm lương, công nhân sản xuất nước hoa thì mang xô đến lĩnh nước hoa thay lương; công nhân sản xuất quan tài thì lấy quan tài thay lương v.v...!!!

Còn phải nói đến chế độ lương bỗng và nghỉ hưu. Người công nhân không được trả lương theo thâm niên tay nghề, mà vì phải luôn luôn bị điều động làm các việc khác nhau nên nhiều khi bị xuống lương chứ không phải là lên lương. Nếu ai đó có may mắn được làm chuyên một việc thì lại bị "quỹ lương" khống chế. Nghĩa là không phải có tay nghề mỗi năm mới thành thạo mà được nâng lương. Việc nâng lương do bình bầu đủ mọi loại tiêu chuẩn, mà tiêu chuẩn tay nghề lại là thứ yếu nhất. Tại sao vậy ? Bởi để tiết kiệm chi ra nên quỹ lương bị khống chế, thí dụ trong nhà máy có độ 20 người có tay nghề tiến bộ, xứng đáng phải được nâng lương, nhưng quỹ lương của nhà máy chỉ được phép nâng lương cho hai người. Như vậy 20 người phải bới móc, nói xấu nhau đủ điều làm sao cố cho bản thân được lọt vào chỗ nâng lương. Đây cũng là biện pháp của chính quyền cộng sản Việt Nam nhằm phá hoại sự đoàn kết của công nhân, khai thác được tài liệu về tư tưởng của công nhân để có cách khống chế cụ thể với từng đối tượng. Cho nên, kẻ được nâng lương hầu như không phải nhờ có tay nghề tiến bộ mà nhờ vào sự "gọi dạ bảo vâng" và tích cực tố giác, vu cáo cho đồng nghiệp. Cho nên, người công nhân nào cũng thuộc lòng câu :

"Hay làm thì chết đói

Hay nói thì vào tù

Gật gù thì lên lương !"

- Còn một số luật khác như luật công đoàn, luật lao động, luật bảo hiểm an toàn lao động v.v... cũng chỉ nhằm mục đích tuyên truyền đối ngoại là chính. Còn phần được thi hành chỉ là phần qui định những trói buộc người công nhân sao cho làm thật nhiều và hưởng thật ít. Những phần thuộc về quyền lợi của công nhân chỉ dùng trong mục giải đáp thắc mắc trên báo chí, nhưng không quên thòng một câu :"Còn tùy thuộc sự vận dụng sáng tạo trong hoàn cảnh cụ thể của xí nghiệp". Như thế có nghĩa là thắc mắc "bò trắng răng". Ngay đến quyền khiếu tố cũng thật lạ đời. Thắc mắc cấp nào thì gửi khiếu nại đến cấp đó, lỡ có gửi cho cấp trên thì đơn khiếu nại cũng được ghi chú bên cạnh :"Chuyển cơ sở xét giải quyết thích đáng và báo cáo cấp trên". Thật đúng là bài bản "Con kiến kiện củ khoai".

T Ứ C N Ư Ớ C V Ỡ B Ờ

Tụi cộng sản cầm quyền, trong mọi thời kỳ, đều có một điểm giống nhau là coi thường quần chúng, vừa nghi kỵ và sợ quần chúng nhân dân. Chúng nói láo không ngượng mồm bởi chúng cứ nghĩ nhân dân mù quáng. Chúng sợ nhân dân nổi dậy nên mọi chính sách, mọi tổ chức được nặn ra đều có mục đích ràng buộc người dân trong thân phận nô lệ. Số cán bộ trung gian toàn là nịnh thần, đến nỗi chính Phạm văn Đồng có lúc cao hứng thốt lên :"Cán bộ trung gian phần lớn gian mà không trung".

Thời đại ngày nay đã khác xa thời trung cổ. Cho nên người công nhân Việt Nam mau chóng giác ngộ thân phận nô lệ của mình. Nếu tụi công sản chóp bu cầm quyền đẻ ra 1001 cách để đàn áp và bóc lột tàn khốc người công nhân, thì, giai cấp công nhân cũng có 1001 cách chống trả. Mở đầu là những thơ ca hò vè như :

"Công nhân giai cấp tiên phong

Ăn đói, vác nặng, lưng còng mắt hoa

Một người làm việc bằng ba

Để cho lãnh đạo xây nhà xây lăng

Mọi người thi đua làm hăng

Để cho lãnh đạo ăn nằm thảnh thơi

Công nhân, vợ ốm con côi

Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề

Bao giờ cho hết trò hề ? (!!!)"

Sách, báo và loa phóng thanh của chính quyền cộng sản ở Việt Nam thường lặp lại cái kiểu độc thoại của tập đoàn cầm quyền chóp bu rằng : tính ưu việt của xã hội chủ nghĩa là không có nạn thất nghiệp và nạn đình công của người lao động. Đó là sự tự huyển hoặc, tự lừa phỉnh. Sự thật về cái gọi là không có nạn thất nghiệp đã được chứng minh ở phần trên. Còn nạn đình công thì sao ? Trước khi nói đến những cuộc đình công cụ thể, cần nói đến một điều rất cơ bản đã là nguyên nhân quan trọng làm cho nền kinh tế của cộng sản Việt Nam bị sụp đổ : đó là nạn lãng công ở mọi ngành mọi nơi và nạn lấy của công và lãng phí.

Lãng công nghĩa là làm không đúng với năng xuất thật, không đảm bảo hiệu quả của giờ công, ngày công. Thí dụ cụ thể : cả 4 nhà máy bưu điện - truyền thanh với số lượng công nhân gấp hơn 10 lần xưởng bưu điện thời Pháp, lại làm thi đua thêm ca, thêm giờ ngày nghỉ mà hiệu quả công tác không hơn bao nhiêu, còn chất lượng công tác thua rất xa. Hay như ở nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà (Hà-nội), năng suất của cả tổ ép bút máy Trường sơn gần 20 người mà không bằng hai tư thương sản xuất lậu bút máy Trường sơn (giả). Nhà máy văn phòng phẩm này cũng cũng có công nhân tiện và nguội cao tay nghề nhưng vì chỉ được xếp lương ở bậc 3 nên họ bị coi là không đủ khả năng làm khuôn mẫu. Nhà máy phải chi khá nhiều tiền cho nhà máy cơ khí trung qui mô làm giùm. Trong khi đó, những công nhân tiện và nguội của họ dùng ngay mặt bằng của nhà máy, dụng cụ và giờ công để làm khuôn đúc các loại bút máy của Nhà máy cho tư nhân sản xuất lậu. Sự lãng công không chỉ trong thành phần lao động chân tay mà lan cả sang những lao động trí óc. Thí dụ : ở ủy ban khoa học nhà nước (Hà-nội) - nền tảng của Viện hàn lâm trong tương lai - dưới thời Trường Chinh làm chủ nhiệm, các tiến sỹ và phó tiến sỹ chỉ lè phè đánh cờ tướng hoặc ra cà phê Tuyên (đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội) tán dóc ngay trong giờ lao động. Kế hoạch công tác là những nghiên cứu được cóp nhặt từ các công trình nghiên cứu của nước ngoài khi họ du học, mang về hàng va ly, nay cứ nửa năm hoặc một năm thò ra một cái. Làm việc lè phè đến mức tại hội nghị khoa học và triển lãm phát minh, sáng kiến kỹ thuật lần thứ nhất, họ đã giành cả hơn 15 trang báo cáo tổng kết do phó chủ nhiệm Lê Khắc đọc về cái gọi là "phát minh ra máy xẻ rãnh ốc vít" của công nhân lưu dung (thời Pháp để lại) Hồng văn Ốn ở sở bưu điện Hà-nội. Khổ thay, cái máy đó chỉ là sự sao chép nguyên mẫu của tờ tạp chí "Système D"! Kiểu làm việc đó cũng đang lặp lại hiện nay ở cả Hà- nội lẫn Sài-gòn trong các viện nghiên cứu, các cơ quan lớn như Sea Prodex, Immexco v.v... Các giáo sư, tiến sỹ, kỹ sư, bác sỹ... đều đặn có mặt trong giờ lao động ở các hàng quán. Đó là nguyên nhân sự "xuống cấp" của tất cả mọi sinh hoạt, văn hóa, sản xuất hiện nay ở Việt Nam.

Do bị bóc lột thậm tệ và giác nghộ thân phận nô lệ của mình, nên người công nhân nói riêng, người lao động nói chung, ở Việt Nam từ khi có chính quyền cộng sản đến nay còn đối phó bằng cách "lấy của công" và phá hoại công cụ sản xuất. Thí dụ : khi ở tay tư nhân thì những chiếc ô-tô nhãn Renault 4 CV (xuất hiện từ 1949), Peugeot 203 và Citroen 11 hoặc 15 CV, cho đến tận những năm 1992 vẫn còn được sử dụng làm taxi ở Sài-gòn, chạy tuyến Biên hòa - Sài-gòn hoặc Huế - Đà-nẳng. Nhưng ở miền Bắc Việt Nam, những xe đó đã bị làm tan tành từ khoảng 1960 - 1962 - nghĩa là từ 30 năm về trước ! Những phá hoại máy móc, dụng cụ thi công, làm thất thoát hư hại gỗ, sắt thép, xi-măng ở 3 công trình thủy điện : Thác Bà, Hòa Bình và Trị An có thể đủ để làm gần hoàn chỉnh một công trình như thủy điện Thác Bà. Sự phá hoại và lãng phí ở khu Gang thép Thái-nguyên do đích thân tướng Đinh Đức Thiện, em ruột cao thủ Lê đức Thọ trong bộ chính trị cộng đảng và anh ruột của Mai chí Thọ, viên đại tướng công an công sản đầu tiên, người có nhiều bồ trong giới nghệ sỹ cả "kim" cả "cổ" và cũng là cha đỡ đầu của các gian thương người Hoa loại như Triệu bỉnh Thiệt hoặc Tây "mũi tẹt" như Charles Đức (nguyên phó tổng giám đốc Immexco) - khiến bộ chính trị cộng đảng cũng chỉ còn biết giơ tay kêu trời. Còn ở mỏ than Cẩm -phả, một mỏ lộ thiên, thì công nhân phá hoại ngay vào sản phẩm, nghĩa là tỷ lệ than "don" quá lớn đến nỗi khó bán được hàng. Mặc dù nơi đây đã có những bàn tay đầy vuốt ma cà ròng của từ Lê thanh Nghị, Đỗ Mười, Nguyễn đức Tâm và cả Vũ Mão (từng là bí thư đoàn thanh niên của khu mỏ than) cũng chịu thua kiểu phá hoại tự phát và âm ỷ của công nhân. Còn một dạng phá hoại nữa có tính đồng lòng của tập thể trong hầu hết các công trình xây dựng, đó là "hoàn thành kế hoạch ma". Thí dụ : chương trình đặt cáp ngầm qua sông Hồng được giao chỉ tiêu : thời gian :a tháng; quỹ lương : b đồng; lao động : c công và tổng giá trị công trình : d đồng. Các đội thi công đồng tình sử dụng hết quỹ lương, hết khối lượng nhân công trong đúng thời hạn a tháng và hạ hết đường cáp (tức là đạt giá trị công trình) nhưng chưa lấp đất, chưa lắp máy. Tuy nhiên với kiểu làm đó, nghĩa là về danh nghĩa đã hoàn thành kế hoạch, thì công trình không đưa vào sử dụng được nhưng công nhân vẫn được khen là hoàn thành kế hoạch. Họ sẽ lắp đất và lắp máy vào dịp bàn giao nghiệm thu cho bên sử dụng sau và có khi kéo dài cả hai, ba năm trời, lấy cớ bất đồng ý kiến giữa hai bên A và B (nghĩa là bên thi công và bên đặt thi công). Đây cũng chính là cách đối phó của người lao động nô lệ thời trung cổ ! (Một công làm mười công sửa).

N H Ữ N G C U Ộ C Đ Ì N H C Ô N G L Ớ N

Bản chất nền truyền thống của chế độ cộng sản là tô hồng cho chế độ; bôi đen kẻ thù và bóp méo sự việc; thủ tiêu tài liệu; sản xuất tài liệu giả, chỉnh lý, biên soạn các tài liệu cũ sao cho có lợi cho tập đoàn cộng sản. Cho nên khó có thể tìm được một bài báo tường thuật dù rất sơ lược về những vụ đình công lớn, nhỏ trong chế độ cộng sản. Tuy nhiên, nếu biết cách gạn lọc thì cũng có thể qua báo Nhân dân và một vài tập san lý luận để thấy sự lúng túng của tụi cộng sản cầm quyền trước phong trào nổi dậy của người lao động ở khắp nơi, khắp ngành, đặc biệt quan trọng là khu mỏ Hồng-Quảng và cảng Hải-phòng.

Ngay khi vừa cướp được quyền thống trị ở Bắc Việt Nam giữa thập niên 50, thiếu tướng Đỗ Mười được cử làm bí thư thành ủy Hải-phòng - Kiến-an và khu vực Hòn-gai - Cẩm-phả. Đỗ Mười đã có sáng kiến dựng ra vụ án gián điệp Phan Năm ở khu mỏ than để trấn áp tinh thần công nhân mỏ. Nhờ đó, Đỗ Mười đã được Hồ lưu tâm cất nhắc. Rồi khi công nhân mỏ than bất mãn lên cao - lúc ấy Đỗ Mười đã được điều đi giết các nhà công thương - thì kẻ tội phạm trong cải cách ruộng đất, phó cho Hồ viết Thắng, là Nguyễn đức Tâm được đưa ra làm bí thư khu mỏ để tìm cách đối phó. Trong số chân tay thân tín của Nguyễn đức Tâm có Vũ Mão, khi đó là bí thư đoàn thanh niên của khu mỏ. Nhưng vô ích, công nhân toàn khu mỏ Đèo Nai và Mông Dương đã đình công. Đó là năm 1971. Cả Lê Duẩn, cả Phạm văn Đồng, cả Hoàng Quốc Việt chạy long tóc gáy ra khu mỏ nhưng vẫn không thể xoa dịu được sự phẫn nộ của công nhân, mặc dù có bày trò ma giáo cách chức một phó tổng giám đốc của mỏ và một số cán bộ lãnh đạo đảng và công đoàn (kiểu hình nhân thế mạng), rồi lại bỏ tù cả bác sĩ giám đốc bệnh viện khu mỏ cũng không xong. Lại bày trò đưa ông già Tôn đức Thắng, với cương vị người công nhân Ba-son ở Nam bộ, người tù ở Côn-đảo, vị chủ tịch nước để sụt sùi năn nỉ công nhân hãy chấm dứt đình công, đừng làm suy yếu lực lượng "chống Mỹ cứu nước", và mang các loại hàng viện trợ ra bán rẻ cho công nhân mỏ. Nhờ đó cuộc đình công kéo dài hơn hai tháng mới tạm yên. Sau đó, tất nhiên tụi cộng sản cầm quyền đã dùng các thủ đoạn mua chuộc, ly gián, đàn áp công nhân mỏ. Những người bị coi là "ngoan cố" thì bằng nhiều đòn phép đã bị khép đủ loại tội để đi "cải tạo". Số bị tình nghi thì "được vinh dự" gia nhập quân đội đưa vào miền Nam (nhờ Mỹ giết hộ). Một lực lượng công an được mặc áo thợ và gia nhập hàng ngũ thợ mỏ !

Cũng những năm 1971-72, công nhân cảng Hải-phòng đình công. Phạm văn Đồng cũng tất bật đi đi về về như con thoi và cũng bày trò khóc lóc, đau lòng vì thấy "giai cấp lãnh đạo cách mạng" đang phỉ nhổ vào "cách mạng".

Đấy là chưa kể đến các vụ lẻ tẻ, công nhân bắn chết cả lãnh đạo đảng cơ sở như ở nhà máy ô-tô 1-5 (tức AVIA cũ ở Phan chu Trinh, Hà-nội); công nhân đeo biển phản đối đàn áp ở Tổng cục Lâm nghiệp (phố Lò đúc, Hà-nội); ở bộ Nông trường (phố Tăng bạt Hổ Hà-nội) v.v...

H Ồ I K Ý C Ô N G N H Â N

Năm 1967, để xoa dịu sự bất mãn âm ỉ của công nhân, ông Hồ chí Minh đã bày trò cho ra đời Nghị quyết 67, hay còn gọi là nghị quyết trung ương về vai trò của giai cấp công nhân. Đó chỉ là một cái bánh vẽ, nhìn thì đẹp nhưng không... ăn được. Vì, cái nghị quyết ấy ra đời thì đời sống công nhân vẫn thế : đói khổ; nhà ở bình quân chưa được 0 m2 80 đầu người; một năm được cấp 4m phiếu mua vải cho một đầu người; công cụ lao động thô sơ, thiếu bảo hộ, bảo hiểm lao động; không được nâng lương; bị sa thải dưới hình thức cho hưu non; nhiều người làm trên 15 năm liên tục mà vẫn không được nâng lương 1 lần nào; ốm đau thiếu thuốc men; đến tuổi về hưu thì bị cắt mọi khoản phụ cấp nên dù sống một cách kham khổ cũng không đủ sống, đành lại gia nhập các loại làm gia công cho "tư sản đỏ", nghĩa là các mệnh phụ của quan lại đỏ như vợ Nguyễn duy Trinh, vợ Văn tiến Dũng, vợ Lê Nghĩa (phó giám đốc công an Hà-nội), vợ cả của Hoàng minh Giám v.v... Chỉ có tý chút khác, đó là cái ban tuyên huấn trung ương do Tố Hữu cầm cương, cùng cái tổng công đoàn do Hoàng quốc Việt lèo lái có dịp phát huy sáng kiến (tất nhiên là dựa vào tinh thần Nghị quyết 67) cộng tác với nhau cho ra đời một lô sản phẩm "tinh thần" về giai cấp công nhân : nào là ca khúc, kịch, hội họa, truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa và đặc biệt nhất là hồi ký của công nhân. Mục đích của hồi ký công nhân là muốn nêu lên tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, nhằm "giáo dục" cho công nhân thêm hiểu sự ưu việt tuyệt vời của xã hội chủ nghĩa, do đó mà hâm nóng lại lòng biết ơn đối với "Bác" và "đảng" đã có công cho công nhân và lao động được làm chủ nhà máy, công trường, hầm mỏ v.v... Cũng sáng kiến của Tố Hữu và Hoàng quốc Việt - Có sự ủng hộ của Trường Chinh - bắt các công đoàn cơ sở tổ chức học tập hồi ký của Nguyễn đức Thuận (phó chủ tịch Tổng công đoàn) do nhà báo Trần Đĩnh viết hộ có tựa đề là "Bất khuất" và tiểu thuyết "Hòn đất" của nhà văn Anh Đức, để nâng cao lập trường cách mạng. Chẳng biết lập trường có mọc cao thêm được mấy ly, chỉ biết công nhân lại phải khốn khổ mất bao nhiêu thời gian nghỉ riêng để học tập, liên hệ và bới móc, chụp mũ cho nhau. Riêng mục hồi ký công nhân thì đầu voi, đuôi chuột... nhắt. Bởi vì, ngoài mấy cái hồi ký được kẻ chấp bút "hư cấu" tối đa còn hầu hết không "sài" được, bởi nó quá... phản tuyên truyền. Thí dụ : lược qua hai bản thảo hồi ký thì rõ :

+ Bác công nhân già Nguyễn văn Tầm, đội trưởng đội lắp máy của Tổng cục bưu điện truyền thanh, chi ủy viên cộng đảng của đội đã kể đại ý :"17 tuổi bác Tầm rời quê ở huyện Thanh-hà, Hải-dương ra Hải-phòng làm "phu" cuốc đường đặt cáp ở Sở bưu điện Hải-phòng. Mỗi ngày phải đào 2 mét khối với lương công nhật 10 xu/ngày. Sau 6 tháng được tuyển chính thức, mức đào vẫn thế nhưng được tăng 11 xu/ngày. Năm thứ hai của nghề "phu" mức đào vẫn vậy nhưng lương tăng 12 xu/ngày. Gần cuối năm thứ hai mỗi tuần lễ được hai ngày hưởng nguyên lương để học nghề hàn cáp. Năm thứ ba được làm nghề hàn cáp với lương 16 xu/ngày. Và, năm sau được tăng 18 xu/ngày, được cấp một xe đạp, được cho một căn nhà hai phòng để ở, vợ và con mỗi người được trợ cấp 6 đồng/tháng. Bác Tầm nhận xét : một mình bác đi làm nuôi được vợ và 3 con với cuộc sống khiêm tốn nhưng no đủ. Về nâng luơng, cứ trong năm làm việc không bị nhận xét xấu nghiêm trọng 3 lần, thì tự động năm sau được tăng lương, không phải bình bầu, khai báo gì cả. Sở dĩ khi đào đất, mức đào vẫn vậy nhưng năm sau lương cao hơn vì "chủ Tây" nói là mức như vậy nhưng kỹ thuật khá hơn, và càng thâm niên thì sức khoẻ càng kém đi nên được tăng lương để bù đắp thêm cho sức khỏe và các nhu cầu mới như lấy vợ, có con v.v... Còn bây giờ, tuy là đội trưởng nhưng lương của bác chỉ đủ nuôi hai vợ chồng già theo chế độ tem phiếu của Nhà nước. Nếu phải về hưu, tiêu chuẩn tem phiếu bị giảm, các phụ cấp bị cắt, chỉ còn 90% lương chính thì không đủ sống, chắc "bà già" phải bán thêm quán nước và bác sẽ làm thêm bơm và sửa chữa xe đạp vậy thôi !"

+ Bác Trần đức Xương, quê ở Ninh Bình, năm 1946 là công nhân ở xưởng Caron, Hải-phòng, được bầu là thư ký công đoàn cơ khí của Hải-phòng. Sau đó được rút về làm giao liên đặc biệt cho Lê thanh Nghị, khi đó là bí thư Khu Đông Bắc. Bác kể đại ý :"19 tuổi bác phải bỏ quê ra Hải-phòng làm việc do một người cùng làng đưa đi. Lý do vì cha bác đánh bạc thua hết nhà và ruộng. Nhờ có được học, biết đọc và viết chữ quốc ngữ cũng như "đánh vần" được tiếng Pháp nên bác vào làm ở hãng Caron sau ba tháng "cu li" quét dọn thì được "chủ tây" cho học nghề. Một năm sau bác được ăn lương thợ phụ 18 đồng/tháng (giá gạo lúc đó là 1 đồng một tạ gạo; 1 xu một bát phở bò tái và có 1 hào là đi ăn tiệm được rồi). Hai năm sau, bác được lên thợ chính với lương 30 đồng/tháng. Bác đã gửi tiền về quê cho mẹ bác chuộc lại được ruộng, mua được trâu và làm được nhà mới (đến chiến tranh chống Pháp phải đốt đi theo khẩu hiệu "tiêu thổ kháng chiến"). Nay bác đang là bí thư đảng ủy kiêm phó giám đốc Công ty Công trình Bưu điện, đến tuổi về hưu. Bác sẽ được nguyên lương, nhưng sẽ bị cắt hết mọi trợ cấp. Bác lo vì nhà ở quê hiện là túp lều tạm bợ, làm sao đủ tiền làm nhà mới. Đồng lương hưu chỉ đủ cho hai vợ chồng bác sống tằn tiện mà thôi. Thời Tây thì bác có thể làm được nhà ngói 5 gian và có thể mua được ruộng cho cấy rẻ !!!"

Hồi ký công nhân mà như trên thì làm sao Tố Hữu và Hoàng quốc Việt dám cho in ! Cho nên nó được Nhà xuất bản lao động dùng dần vào việc đun nước pha trà cho ban biên tập tán chuyện tào lao. Trong số ủy viên biên tập của Nhà xuất bản, nay cũng có người lên thang quan lại văn nghệ đỏ : đó là nhà văn Trần thanh Giao, đương kim phó chủ tịch hội văn nghệ của Sài-gòn, người đã từng đốt biết bao loại hồi ký công nhân như vừa tóm tắt ở trên.

K Ế T L U Ậ N

Dù cho từ Hồ chí Minh cho đến bây giờ là các Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt có ca tới 60 câu vọng cổ mùi mẫn thì công nhân nói riêng, giới lao động Việt Nam nói chung cũng vẫn giành cho mình quyền lãng công, quyền lấy "của công làm của riêng". Những đòn hiểm đó là sức mạnh rất quan trọng thúc đẩy tập đoàn cầm quyền tách dần quỹ đạo kinh tế xã hội chủ nghĩa một cách bị động. Tư tưởng (nếu có) Hồ chí Minh và thế giới quan cộng sản chủ nghĩa chỉ còn trên giấy. Chẳng ai còn tin vào nó - kể cả tụi cầm quyền và lũ văn nô. Có điều bọn họ còn chưa đủ can đảm và sáng suốt nhìn vào sự thật. Vi-ruýt HIV cộng sản dương tính trong đầu óc họ làm họ tê liệt tư duy lý trí.

Còn người công nhân và lao động Việt Nam đã và đang ngày càng giác ngộ thân phận và quyền lợi chính đáng của mình, đã từng nhủ nhau rằng :

"Ăn đại táo (cơm tập thể)
Ở đại gia (nhà tập thể)
Đi đại xa (xe bus hoặc xe tải)
Làm đại khái" (nghĩa là lãng công)

Cũng như :

"Chủ tịch nằm ngủ trong lăng
Trung ương nghỉ mát lăng xăng nước ngoài
Phu nhân buôn lậu dài dài
Cô chiêu, cậu ấm nước ngoài yên thân
Chung qui chỉ chết thằng dân !"

1992


KHỞI SẮC VÀ TIẾN BỘ
Việt Thường

(Bài 19)
Vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày những người cộng sản chóp bu Việt Nam đặt ách độc tài thống trị lên cả nước Việt Nam, tôi được nghe, xem và đọc một số chương trình TV, phát thanh và sách báo của người nước ngoài viết về Việt Nam. Theo tôi, là người lớn lên và đang già đi dưới chế độ độc tài của giới chức có quyền trong đảng cộng sản Việt Nam thiết lập, nên đã nhận thấy dù các tác giả đó có thiện ý nhưng vẫn chỉ diễn tả phiến diện thực trạng Việt Nam, cho nên ít nhiều đều có lợi cho giới chức cầm quyền. Còn cảnh ngộ hiện nay cũng như viễn cảnh của cái gọi là “đa số quần chúng Việt Nam” vẫn rất là hời hợt. Tôi không có ý trách cứ các tác giả đó khi nêu lên nhận định này, vì dù sao thì các vị đó vẫn là nhìn qua tầm xa của một đại dương; suy nghĩ trong các khách sạn, nhà hàng sang trọng; gặp gỡ các giới chức có quyền hoặc có tiền hoặc là vệ tinh của giới chức đó. Cho dù các vị đó có đề cập đến những khía cạnh tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, quan liêu, nếp sống suy đồi, năng lực quản lý kém v.v… Đó là căn bệnh chung của cả xã hội Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Tàu v.v… nên là tiêu cực nhưng không phải là cái đặc thù của riêng Việt Nam hiện nay.

Nhận định về Việt Nam hiên nay, nói chung về các vị đó đều có kết luận hảo ý cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là có những “khởi sắc” và “tiến bộ” đáng kể, nhờ vào đường lối “mở cửa” và “đổi mới” của những người nắm quyền trong đảng cộng sản Việt Nam. Có điều đáng phàn nàn là chẳng thấy ai đề cập cụ thể đến cái giá phải trả cho những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó, cũng như tầng lớp nào trong nhân dân Việt Nam được hưởng những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó, và tầng lớp nào đã, đang và sẽ còn phải trả cho cái giá cực đắt của những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó!!!
Con tắc kè đổi màu
Đảng cộng sản của Hồ chí Minh và những người thừa kế chính là tác giả của đường lối “đóng cửa” (tức bế quan tỏa cảng) còn tinh vi và triệt để hơn triệu triệu lần dưới thời vua nhà Nguyễn.

Trước đây thực hiện đường lối “đóng cửa” triệt để là nhằm tiêu diệt các tầng lớp “trí, phú, địa, hào” trong xã hội Việt Nam, để dễ dàng thiết lập độc tài đảng trị, dùng cái gọi là chuyên chính vô sản để xây dựng “xã hội mới” và “con người mới”. Nghĩa là tiêu diệt những trí thức có đầu óc sáng suốt, suy nghĩ độc lập; những người đang làm giàu, có khả năng và ý chí làm giàu (cả tinh thần, cả vật chất); những người có khả năng quản lý xã hội trên mọi bình diện… Lúc đó những người nắm quyền trong đảng cộng sản Việt Nam cũng được những nhà văn, nhà báo, chính khách, luật gia và cả thương gia nước ngoài nữa v.v… quay phim, phỏng vấn viết bài khen ngợi rằng có điều này điều nọ chưa tốt, nhưng kết luận chung là phần Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra phía Bắc đang “khởi sắc” và “tiến bộ” về cơ bản!!!

Cái giá của “khởi sắc” và tiến bộ cũng bị bỏ quên. Chẳng ai dám nói đến thành phần nào trong xã hội được hưởng những “khởi sắc” và “tiến bộ” đó, và thành phần nào phải đem sinh mạng, tài sản, hạnh phúc để trả giá cho cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” đó. Vì, cái giá đó là 3 thế hệ rưỡi nhân đân Việt Nam không còn có khái niệm về trung thực, trí tuệ, no ấm, hạnh phúc, bác ái v.v… mà chỉ biết u mê trong cơn động kinh kéo dài “sẵn sàng hy sinh tất cả vì đảng”, vì “bác” (chứ không phải vì Tổ quốc và dân tộc Việt Nam); sẵn sàng “vu cáo, tố láo, hằn thù, chém giết” theo cái gậy chỉ huy của “bác” Hồ và chân tay thân cận. Những đối tượng bị “vu cáo, tố láo, hằn thù, chém giết” là những trí thức không u mê theo tập đoàn cộng sản nắm quyền (kể cả trí thức trong đảng cộng sản); những người bị xếp là có tư tưởng phi vô sản; những nhà tư sản cả trong và ngoài nước, đặc biệt là tầng lớp được gọi tên là tư sản mại bản; tầng lớp phong kiến, địa chủ, phú nông và cả trung nông lớp trên (nghĩa là những người có khả năng sản xuất và quản lý hành chánh cũng như sản xuất ở nông thôn); giai cấp tiểu tư sản trí thức thành thị; các tổ chức tôn giáo và các tôn giáo; các đảng phái chính trị không cộng sản (nhất là VNQDĐ và đảng Đại Việt) và v.v… biết bao thứ phải chống và tiêu diệt tùy theo cơn hứng của Hồ chí Minh và tay chân thân tín. Cái giá đó được trả bằng gần 3 triệu người con ưu tú của dân tộc Việt Nam chết vì chém giết nhau; 5% trong tổng số 14 triệu nông dân ở phía Bắc vĩ tuyến 17 của Việt Nam bị tiêu diệt trong cái gọi là cải cách ruộng đất; hơn 100 ngàn thương gia, công nghệ gia, tiểu thương, tiểu chủ, nghệ nhân thủ công bị tử hình, tù đày, bức tử, phát vãng đi các miền hoang hóa; gần 400 ngàn người có công trong kháng chiến chống thực dân Pháp bị bôi nhọ, bỏ tù, câu lưu, bức tử; hàng ngàn trí thức, văn nghệ sỹ hàng đầu bị tù đày, làm nhục, làm tiêu mờ sự nghiệp cũng như tài năng; xã hội phải gánh nặng hàng triệu thương phế binh, hàng triệu cô nhi, quả phụ, dân thường bị tai họa vì chiến tranh; các di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo lâu đời cũng như thành thị, làng mạc bị tàn phá v.v… Đó chỉ là nói đến phần vật chất cụ thể. Còn những giá trị tinh thần mới thật là vô tận, vì cái “xã hội mới” và “con người mới” do Hồ chí Minh và đệ tử của hắn nhào nặn chỉ còn bản năng thú tính thấp hèn, giả dối, tàn bạo ngự trị và chỉ có như vậy mới được chấp nhận cho tồn tại và có như thế mới có thể hội nhập được ung dung trong cái “xã hội mới” và những “con người mới” ấy.

Sau tháng 4-1975, hiện tượng có một không hai trong lịch sử Việt Nam từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay là: gần 2 triệu người Việt Nam bị bỏ tù mà không được đưa ra xét xử trong tổng số cả nước là gần 40 triệu dân, kể cả nam, phụ, lão, ấu – tức 1/30 dân số. Nếu kể cả tên gọi khác của nhà tù như các khu kinh tế mới; các nông trường, công trường, lâm trường, các trường Kim Đồng; các trường lao động nông nghiệp, các trường phục hồi nhân phẩm; các trại tâm thần… cũng như số người bị công an quản lý theo diện đặc biệt thì số tù nổi, tù chìm xấp xỉ con số 4 triệu. Nghĩa là 1/10 dân số. Ấy chưa kể đến những trại giam của quân đội cũng như các cái gọi là “đội thanh niên xung phong” mà thực chất là loại tù nhân được tổ chức cho lao động tự giác. Số người bỏ cả mồ mả, quê hương, anh chị em, cha mẹ, vợ con để vượt biển đi tìm tự do cũng ở con số gần 2 triệu cùng với hàng nhiều trăm ngàn người bị hải tặc và sóng biển vùi xuống Biển Đông!!! Về tinh thần dân tộc, cái hố chia rẽ Bắc Nam cực kỳ sâu rộng đến mức ở ngoài đời, ở trong tù, vượt biên ra nước ngoài vẫn còn hận thù, định kiến. Sự kỳ thị sâu sắc đến mức đáng sợ ngay trong cả một số những người hoạt động chính trị hay văn hóa, văn nghệ có tên tuổi. Thí dụ như người ta vẫn nghi kị hằn học Dương thu Hương, dù bà ta đã bị nhà nước cộng sản Việt Nam bỏ tù, bôi nhọ, tịch thu các tác phẩm, các bản thảo và cấm viết v.v… Các tác phẩm của bà đã dũng cảm đánh vào hẳn Hồ chí Minh và quan thầy trong hoàn cảnh bà bị nhà nước cộng sản kiềm tỏa. Nhưng người ta lại vẫn cứ đề cao một Trịnh công Sơn, tác giả của ca khúc “Đường tàu thống nhất”, tác giả những bài ca phản chiến đã giúp một cách hiệu quả cho tập đoàn cộng sản chóp bu hỉ hả về ngày 30-4-1975, đẩy nhiều triệu người dân miền Nam Việt Nam vào nhà tù, khiến cho gia đình tan nát, chết tức tưởi trong những nắm mồ hoang lạnh. Người “nghệ sĩ” con cưng của chế độ ấy đã và đang ngự tọa trong căn vila sang trọng ở đường Duy Tân, Sài-gòn, là con phố hầu như dành riêng cho giới quan lại đỏ. Các tác phẩm, cả nhạc cả họa đều được ưu ái phát hành, triển lãm ở trong và ngoài nước… Người được các báo chí đầu đàn kể cả “công an” và “quân đội” đăng bài hoặc phỏng vấn cả ngày thường lẫn những dịp lễ lớn. Người được là thành viên trong ban xét duyệt các kịch bản phim truyện (tức cán bộ kiểm duyệt) và còn giữ cả chức chấm các giải thi hoa hậu! Người được tự do đi nước ngoài xoành xoạch như đi chợ! Và nay lại còn có đủ tiền bỏ ra mở nhà hàng, hưởng ứng lời kêu gọi của Đỗ Mười là “đảng viên (cộng sản) cũng phải biết làm giàu”! Đáng sợ chưa? Đến thế hệ nào mới hàn gắn được vết thương kỳ thị đó để cho nhân dân hai miền Nam Bắc Việt Nam cảm thông với nhau chí ít cũng bằng thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh?

Thời tiết chính trị thế giới đã có những thay đổi cơ bản. Thành trì “xã hội chủ nghĩa” trên thế giới không còn nữa, cho nên “cái đuôi của phe xã hội chủ nghĩa” là Việt Nam (lời Tố Hữu phát biểu một cách hân hoan) cũng phải thay đổi. Vả chăng, cái mục tiêu chính yếu của những người nắm quyền trong đảng cộng sản Việt Nam về cơ bản đã được thực hiện. Đó là làm chủ một cách toàn diện và “hợp pháp” nước Việt Nam. Xây được cái lăng to đùng cho Hồ chí Minh ở ngay giữa thủ đô Hà-nội, vừa cầu kỳ vừa tốn kém gấp hàng triệu lần các triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam và bỏ cái tên Sài-gòn đã có từ lâu đời để nhét vào đó cái tên Hồ chí Minh, hy vọng khẳng định được lâu dài quyền chủ nhân ông của tầng lớp nắm quyền trong cộng đảng Việt Nam. Biến lực lượng vũ trang và công an thành công cụ riêng của tầng lớp nắm quyền trong cộng đảng. Xây dựng được một đội ngũ văn nô, bồi bút với mọi phương tiện hoạt động ngày càng tối tân. Đổi trắng thay đen, dựng tạo tài liệu giả trong các bảo tàng, thư viện, chương trình giáo khoa từ mẫu giáo đến đại học. Ghi vào hiến pháp (dù là rởm) rằng duy nhất cộng đảng có quyền lãnh đạo và quản lý toàn bộ đất nước và nhân dân Việt Nam. Ở thế thượng phong hoàn toàn như vậy, những người có quyền trong đảng cộng sản mới nêu ra đường lối “mở cửa” và “đổi mới”. Con tắc kè đổi màu cho phù hợp với màu sắc của môi trường để tiếp tục lừa con mồi. Tất nhiên vẫn có những con mồi vô tình hoặc tự nguyện dẫn xác đến.
Cộng sản hay mại bản
Nếu phân tích thành phần được Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh mở rộng cửa, cười rộng miệng, rộng vòng tay, thì thấy toàn là hình bóng các đối tượng đã từng bị các ông thề nguyền đánh đổ và tiêu diệt và thực tế đã hành động như vậy. Đó là những nhà tư sản ngoại quốc đem vốn vào kiếm lợi nhuận cao, cùng ăn chia với các ông qua cái gọi là đảng cộng sản của các ông. Họ được các ông “nhân danh” nhân dân Việt Nam bán cho tài nguyên, nhân lực… trinh tiết của con gái Việt Nam. Họ được các ông dùng bộ máy chuyên chính (lính và công an) bảo vệ cả tính mệnh, cả tài sản và cả khi đi hưởng thú “tứ khoái”. Họ còn được cả tổ chức công đoàn và bộ lao động của cộng sản tạo mọi thuận lợi cho việc bóc lột nhân công (tiền lương rẻ mạt, phải làm thêm giờ, thiếu bảo hộ lao động, lại còn bị đánh chửi, làm nhục như thời thuộc Pháp). Người công nhân đã được và đang được ru ngủ bằng luận điệu là giai cấp tiên phong, là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam nay lại phải luồn chôn chủ Tây như chuyện nghe kể vào cái thời còn nhỏ của Hồ chí Minh, khi theo cha vào Huế nhận chức “hựu nô lệ chi nô lệ” của Tây ban cho vậy. Những nhà tư sản nước ngoài đó chỉ lo cạnh tranh với nhau mà thôi, vì các nhà tư sản Việt Nam đã bị chính tay Đỗ Mười “thiến” gọn cả ngoài Bắc (1954) và trong Nam (sau tháng 4-1975) hệt như thiến lợn vậy.

Còn với những phái đoàn quốc tế muốn tìm hiểu về nhân quyền ở Việt Nam hay những người Việt Nam ở hải ngoại nhận lãnh trách nhiệm với Tổ quốc và dân tộc hoặc với những trào lưu văn hóa dân chủ và tiến bộ thì đường lối đóng cửa vẫn được duy trì nghiêm cẩn. Ở trong nước thì vẫn bỏ tù dài hạn những người khác chính kiến v.v… Ở ngoài nước về thì bị tống giam như với ông Lý Tống hoặc tử hình như ông Trần Văn Bá v.v… Còn những thứ gọi là Việt kiều yêu nước” về để ăn chơi xa đọa và lừa đảo thì cũng được mở cửa. Như vậy là “mở cửa” và “đổi mới” với ai, thật rõ ràng!!!

Đóng cửa” và “mở cửa” là hai đường lối ngược nhau 180 độ và đều là sản phẩm của Hồ chí Minh và các kẻ thừa kế, nay là những Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh…

Đóng cửa” để tiêu diệt tư sản mại bản, tư sản công thương v.v… Những thành phần đó bị xóa sổ rồi thì nay “mở cửa” để cho cái gọi là đảng cộng sản của các me-xừ Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh được độc quyền mại bản và kinh doanh. Cho nên mới có cái đặc thù kiểu “cộng sản Việt Nam” là cả bộ quốc phòng, bộ nội vụ (công an), hải quan, tòa án, viện kiểm sát, ủy ban nhân dân, văn phòng trung ương cộng đảng, văn phòng hội đồng chính phủ, văn phòng quốc hội v.v… đều bung ra làm nghề mại bản với các tổ hợp tư bản nước ngoài!!! Cho nên cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” được kết luận về tình hình Việt Nam hiện nay chỉ là hình ảnh con tắc kè đổi từ màu cộng sản sang màu mại bản, là hình ảnh riêng về con tắc kè vẫn no đủ và béo tốt, chứ đó không phải là “khởi sắc” và “tiến bộ” trong mọi mặt đời sống của đại đa số quần chúng nhân dân Việt Nam và đây là một sự thực rành rành.

Cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” đó là do việc các me-xừ Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh và cái đảng độc tài của họ giành sự độc quyền mại bản đã bán tài nguyên, sức lao động của nhân Việt Nam một cách rẻ mạt và bọn họ vay những món nợ khổng lồ mà sự thâm thủng vào túi riêng bọn họ và tay chân còn lớn hơn phần xử dụng cho công ích. Những thế lực bành trướng và bá quyền đang lợi dụng triệt để sự độc quyền mại bản của những Đỗ Mười, Lê đức Anh, Võ văn Kiệt, Nông đức Mạnh v.v… để dùng tiền mua đất đai và con người Việt Nam, một kiểu xâm lược không cần đến súng đạn.

Những món nợ khổng lồ vay của nước ngoài cũng như những giá trị đạo đức, tinh thần, bản sắc dân tộc bị đảo lộn, lịch sử bị bóp méo, tài nguyên bị phá hoại nghiêm trọng sẽ là gánh nặng đè lên đời sống vật chất và tinh thần của nhiều thế hệ con cháu của “đại đa số quần chúng Việt nam”.

Đó là thực trạng và viễn cảnh của cái giá trả cho cái gọi là “khởi sắc” và “tiến bộ” nếu không có một cuộc xây dựng dân chủ thực sự ở Việt Nam.

Năm 1992

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website