CHÍNH KHÍ VIỆT

Friday, November 17, 2017

(CHƯƠNG 13, 14, 15) Chuyện Thâm Cung Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh


Chuyện Thâm Cung Dưới Triều Đại Hồ Chí Minh
 
 

Chân Dung Các Tướng Việt Gian Cộng Sản
(Bài 13)

VIỆT THƯỜNG 
 
 
 Sau vụ bản báo cáo về tù binh Mỹ còn bị Hà-nội giam giữ vào thời điểm năm 1972 do tướng Trần Văn Quang, tổng tham mưu phó cộng quân Hà-nội, ký bị khui ra từ cục lưu trữ thuộc trung ương đảng cộng sản Nga-xô (cũ), thì dư luận đột nhiên quan tâm đến giới tướng lãnh của cộng sản Hà-nội, nhất là những viên tướng bị tình nghi đã xử dụng tù binh Mỹ trong đơn vị mình phụ trách mà không chịu trao trả cho phía Mỹ.

Cần nhớ rằng chế độ xã hội mà tập đoàn Hồ Chí Minh áp đặt ở Việt nam là mô hình ANAX của chế độ nô lệ thời trung cổ ở phương Tây. Dưới chế độ đó, vua là chủ của con người lẫn tài sản thiên nhiên của đất nước. Vua cũng là lãnh tụ tối cao của tôn giáo và thống lãnh quân đội. Vua tồn tại nhờ dựa vào các thủ lĩnh quân sự có nhiều đặc quyền, đặc lợi và tầng lớp thư lại (giống như cán bộ của cộng sản). Việt Nam dưới sự thống trị của Hồ Chí Minh cũng thế. Hồ vừa là chủ tịch nước (biến dạng của vua), vừa là chủ tịch hội đồng quốc phòng, vừa là chủ tịch đảng cộng - tức giáo chủ của quái giáo. Hồ ngang nhiên xưng là “bác” với toàn dân (biến dạng của chữ Trẫm); là “cha già của dân tộc”. Hồ công khai thừa nhận nào là “ruộng đất cụ Hồ”, “cơm gạo cụ Hồ”, “áo cụ Hồ”, “con cháu cụ Hồ”, “dân cụ Hồ”, “cán bộ cụ Hồ”, “bộ đội cụ Hồ” và v.v... Phần nghi lễ bao giờ cũng có “quốc ca”, “đảng ca” và “lãnh tụ ca” (tức ca ngợi Hồ) và kèm theo hô khẩu hiệu “Hồ chủ tịch muôn năm” (tức biến dạng của : hoàng đế vạn vạn tuế).

Để đạt được tham vọng đó, Hồ luôn căn dặn các đệ tử rằng :“Đảng (cộng sản) phải độc quyền nắm lực lượng vũ trang và không được chia xẻ quyền lãnh đạo đó với ai.” Cho nên ngay từ cuộc Nam tiến lần thứ nhất (1946), về công khai là giúp đồng bào miền Nam Việt Nam chống sự quay lại của thực dân Pháp, nhưng mục đích chính là dùng biện pháp quân sự để nhuộm đỏ miền Nam, thanh toán các cá nhân, các đoàn thể, đảng phái khác, tiêu diệt các lực lượng quân sự giáo phái; thu hút thanh niên vào các tổ chức vũ trang. Cuộc Nam tiến lần thứ nhất đã đào tạo cho Hồ các viên tướng trung thành từ phía Bắc vào như Phan Trọng Tuệ, Lê Hiến Mai v.v... và ngay tại miền Nam như Trần Văn Trà, Trần Quý Hai, Phạm Hùng v.v...

Chân dung Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ (1917–1991)

Lê Hiến Mai (Dương Quốc Chính)

ImageLê Hiến Mai (Dương Quốc Chính) (Mậu ngọ 1918 – Nhâm thân 1992)
Lê Hiến Mai (Mậu ngọ 1918 – Nhâm thân 1992). Tướng lãnh QĐNDVN, Thứ trưởng bộ Quốc phòng, quê xã Trạch Mĩ Lộc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tây.
.
Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.
Trần Văn Trà (1919-1996)Trần Văn Trà quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, sau vào cư ngụ tại Sài Gòn. Ông còn có bí danhTư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà. Xuất thân trong một gia đình làm nghề nông, thời trẻ học tiểu học tại Quảng Ngãi, năm 1936, ông tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế khi còn đang học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế; năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam hai lần.

Phạm Hùng (sinh 11 tháng 6 năm 1912 – mất 10 tháng 3 năm 1988)
Ông tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long.
Năm 16 tuổi, ông tham gia cách mạng, hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Hồ quan tâm giao cho các tướng lãnh nhiều ghế trong chính phủ, như
-đại tá Phạm Hùng, phó thủ tướng phụ trách tài mậu (tức tài chính và mậu dịch);
-đại tướng Võ Nguyên Giáp : bộ trưởng quốc phòng;

Chân dung Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ (1917–1991)
-thiếu tướng Phan Trọng Tuệ, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng giao thông và bưu điện;
-thiếu tướng Ngô Minh Loan : bộ trưởng công nghiệp nhẹ;
-thiếu tướng Lê Liêm, thứ trưởng kiêm bí thư đảng đoàn bộ văn hóa;
-thiếu tướng Đỗ Mười, phó thủ tướng;
-thiếu tướng Nguyễn Thanh Bình : bộ trưởng nội thương;
-thiếu tướng Trần Đại Nghĩa : chủ nhiệm ủy ban khoa học và kỹ thuật;
-đại tá Hà Kế Tấn : bộ trưởng thủy lợi;
-trung tướng Hoàng Văn Thái và
-đại tá Nguyễn Văn Quặn là chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban thể dục và thể thao;
-thiếu tướng Lê Hiến Mai núp dưới cái tên Dương Quốc Chính làm bộ trưởng thương binh và xã hội;
-thiếu tướng Trần Sâm : bộ trưởng bộ vật tư;
-thượng tướng Chu Văn Tấn : phó chủ tịch quốc hội;
-thiếu tướng Bằng Giang : chủ tịch khu tự trị Việt Bắc;
-thiếu tướng Lê Quảng Ba : chủ nhiệm ủy ban dân tộc;
-trung tướng Nguyễn Văn Vịnh : chủ nhiệm ủy ban thống nhất;
-đại tá Cẩn : bộ trưởng y tế;

Tướng Trần Tử Bình (1959)
-trung tướng Trần Tử Bình : đại sứ tại Tàu cộng;
thiếu tướng Thiết Hùng : đại sứ tại Bắc Hàn; và ngay thư ký riêng của họ Hồ cũng là tướng : thiếu tướng Vũ Kỳ !

Thực chất chính phủ Hồ Chí Minh là một chính phủ quân sự và nhiệm vụ chính của nó cũng là quân sự : bành trướng vào miền Nam và sang các lân bang, trước hết là Lào và Căm-Bốt.

Hồ đã nhiều lần khẳng định :”Quân đội là chỗ dựa vững chắc của đảng (cộng sản) và chính phủ. Quân đội cũng là trường học vĩ đại nhằm không ngừng đào tạo cán bộ, đảng viên, đoàn viên trung thành với sự nghiệp của đảng (cộng sản).” Cho nên, có thể nói rằng, những viên tướng cộng sản Hà-nội đều có bề dầy “thành tích” làm ra núi xương, biển máu của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và Căm-Bốt, vì sự nghiệp độc tài toàn chế của Hồ Chí Minh.
CHO HAY QUẢ BÁO NHỠN TIỀN
Kể từ ngày Hồ chết, quyền lực được chuyển qua tay hai anh chàng họ Lê : Lê Duẩn, tổng bí thư đảng cộng và Lê Đức Thọ, ủy viên bộ chính trị, bí thư trung ương phụ trách trưởng ban tổ chức trung ương kiêm ủy viên quân ủy trung ương. Lê Đức Thọ tuy xếp hàng thứ 6 trong bộ chính trị cộng đảng, nhưng lại là nhân vật nắm quyền lực thực sự, lấn át cả Lê Duẩn là nhân vật số 1 sau khi Hồ chết. Bởi vì, Lê Đức Thọ nắm toàn bộ công tác nhân sự chủ chốt : từ thành phần chính phủ, thành phần quốc hội, cấu tạo thành phần ban chấp hành trung ương, đề bạt nhân sự từ cấp giám đốc vế chính quyền đến bí thư đảng bộ các cấp. Lê Đức Thọ học đúng ngón nghề của Hồ là hết sức nâng đỡ các đệ tử thân cận, cháu rể là Nguyễn Thanh Bình, đeo lon thiếu tướng giữ ghế chủ nhiệm tổng cục hậu cần cộng quân (thay Trần Đăng Ninh chết), rồi về làm bộ trưởng bộ nội thương; làm bộ trưởng thủy lợi; vào bộ chính trị cộng đảng kiêm ủy viên thường trực ban bí thư trung ương. Một cháu rể khác là Nguyễn Văn Cừ, ủy viên dự khuyết trung ương kiêm bí thư tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn (đã chết). Cháu ruột là thiếu tướng, tổng cục phó tổng cục an ninh. Hai em ruột là đại tướng công an đầu tiên của cộng sản, Mai Chí Thọ; và trung tướng chủ nhiệm tổng cục hậu cần kiêm phó tổng tham mưu trưởng, kiêm bộ tr
ưỏng dầu khí Đinh Đức Thiện.


Ông Nguyễn Thanh Bình (tên khai sinh: Nguyễn Văn Huyên, bí danh: Giáo, Bình), sinh ngày 4-5-1920; quê quán: xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; nguyên bộ trưởng Bộ Nội thương, Bộ Thủy lợi; nguyên chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ; nguyên bí thư Thành ủy Hà Nội... do lâm bệnh nặng đã từ trần hồi 3g30 ngày 19-3-2008.

Chính viên tướng Đinh Đức Thiện này (họ trong khai sinh là Phan, quê ở Nam Định, xuất thân gia đình quan lại) có dư luận hành lang là đã nắm giữ một số tù binh Mỹ để phục vụ trong công tác nghiên cứu hậu cần quân đội.

Lê Đức Thọ và H. Kissinger

Lê Đức Thọ là loại hoạt đầu chính trị có hạng, vừa tàn bạo vừa tham quyền cố vị, không từ một thủ đoạn bẩn thỉu nào mà không dám làm; tính tình điềm đạm. Hai con mắt sắc lạnh lùng và cười với hàng răng xin xít, những cái răng to như răng ngựa. Có lẽ Lê Đức Thọ chỉ thực sự “sợ” có hai người là Hồ Chí Minh và bà vợ hai xinh đẹp của Lê Đức Thọ. Khi bà vợ hai này đẻ, nằm ở bệnh viện C (Hà-nội), dù bận trăm công nghìn việc, Lê Đức Thọ vẫn đều đặn ngày hai buổi vào bệnh viện thăm vợ, săn sóc trong hai bữa ăn chính.

Đại tướng CS Mai Chí Thọ

Mai Chí Thọ là em út trong gia đình nhà Lê Đức Thọ, được lôi từ cái ghế bí thư khu ủy khu 8 về lãnh đạo ngành công an ở khu vực miền Nam cùng với Lâm Văn Thê, sau này ở phiá Bắc bổ xung thêm Nguyễn Công Tài. Mai Chí Thọ trông tốt tướng hơn Lê Đức Thọ và cuộc đời tình ái cũng rất hoang đàng, bắt bồ phần lớn trong giới nghệ sĩ cả kim cả cổ, tuy chính thức chỉ một vợ chứ không đa thê như Lê Đức Thọ.
Thượng tướng Đinh Đức Thiện

Tướng Đinh Đức Thiện khác cả anh là Lê Đức Thọ và em là Mai Chí Thọ. Đây là viên tướng chửi tục, nói nhảm nhất trong binh lính của Hồ Chí Minh. Nếu Lê Đức Thọ và Mai Chí Thọ có tác phong quan cách như mẫu Võ Nguyên Giáp, ăn nói bay bướm văn vẻ bao nhiêu, thì ngược lại, Đinh Đức Thiện thô lỗ, cục cằn; về ăn mặc, đi đúng thì là mẫu của viên đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nghĩa là giản dị xuề xòa. Đinh Đức Thiện bắt chước tướng Nguyễn Chí Thanh cả thói quen giải quyết công việc, tính xục xạo xuống từng đơn vị. Như có lần tướng Đinh Đức Thiện đi kiểm tra đột ngột một số binh trạm, kho tàng ở vùng Quảng Trị, đến một binh trạm thì viên thượng úy phụ trách binh trạm đi sang một đơn vị nữ thanh niên xung phong chơi, ở nhà chỉ có một thượng sĩ trực. Đinh Đức Thiện hỏi tình hình và viên thượng sĩ báo cáo rành mạch các số liệu của binh trạm. Vừa lúc đó viên thượng úy đi chơi về. Đinh Đức Thiện đã nhân danh tổng tham mưu phó lột lon của viên thượng úy gắn cho viên thượng sĩ - nhảy một lúc bốn cấp -, và lấy lon của viên thượng sĩ gắn cho viên thượng úy - giáng bốn cấp. Câu chuyện này được truyền nhanh như điện vào suốt các binh trạm hậu cần từ Bắc đến Nam, đã khiến các hạ sĩ quan cố gắng nắm vững tình hình binh trạm, hy vọng có ngày gặp Đinh Đức Thiện để nhảy cấp. Còn các chỉ huy binh trạm thì ít ai dám rời binh trạm, tất cả đều sợ viên tướng mắt ốc nhồi râu quai nón này.

Vận dụng “tư tưởng Hồ Chí Minh” - đương nhiên được Hồ cho phép - tướng Đinh Đức Thiện đã có “sáng kiến” cất dấu vũ khí, xăng dầu, quân nhu v.v... vào đền chùa, nhà thờ, bệnh viện, trường học, khu chung cư của nhân dân. Như thế, nếu Mỹ tiến công vào đó thì dân sẽ bị chết theo và phiá cộng sản Hà-nội tha hồ tố cáo Mỹ ném bom bắn phá giết hại dân lành, trẻ em; phá hoại bệnh viện, trường học, đền chùa, nhà thờ v.v... Thí dụ như vụ ném bom vào bệnh viện Bạch Mai, vào trường mẫu giáo ở Trạm Chôi (Hà Nội) v.v... vì thật ra những chỗ đó đã được Đinh Đức Thiện để lẫn vũ khí, quân nhu. Bệnh viện Bạch Mai bị sập một bộ phận, nhiều người bị chết, trong đó có chị ruột của giáo sư khoa sử trường đại học tổng hợp Hà-nội, là Trần Quốc Vượng, một bồi bút hoạt đầu của cộng sản, đã bị Dương Thu Hương chửi khéo trong “Anh hùng tỉnh lẻ”. Còn ở trường mẫu giáo ở Trạm Chôi thì cả các cháu bé lẫn cô dạy trẻ, lẫn mẹ các cháu đi thăm con sơ tán bị chết gần hai chục mạng trong đó có em nhỏ vẫn hát trên đài (ở phiá Bắc trước 1975) bài :

“Bé bé bằng bông
Hai má hồng hồng
Bé đi sơ tán
Bế em đi cùng...”

Phóng viên nước ngoài đã đến quay phim, chụp ảnh những nơi đó và cả trong và ngoài nước Việt Nam đều chửi Mỹ, nhưng người ta đã quên chửi tướng Đinh Đức Thiện và các cấp lãnh đạo của hắn.

Đinh Đức Thiện là viên tướng ít về thăm vợ con. Những người không biết chuyện thì khen tướng Thiện mẫn cán, lo việc quân quên việc nhà. Sự thật không phải vậy. Nguyên nhân là do tính thô bạo, cục cằn nên có lần Đinh Đức Thiện đã đánh đứa con trai duy nhất của mình đến mức bị mù một mắt, điếc một bên tai và trở thành điên điên, khùng khùng. Từ đó Đinh Đức Thiện rất hãn hữu mới về nhà vì không dám nhìn đứa con tàn phế do chính mình gây ra.

Thô bạo, cục cằn nhưng Đinh Đức Thiện cũng rất ma giáo và biết lợi dụng người khác khá là tài tình. Thí dụ, sau 30-4-75 chính Đinh Đức Thiện đã biết gọi tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo làm cố vấn kinh tế cho mình. Trong ban cố vấn còn có cả Chung Đức Mai. Và, tướng Thiện đã bày trò mở lớp nghiên cứu chính trị cho trí thức miền Nam, có khả đủ các khuôn mặt sắc nước của miền Nam cũ như phó thủ tướng Nguyễn Văn Hảo, thẩm phán tối cao pháp viện Trần Thúc Linh, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, dân biểu Ngô Công Đức, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu (về sau là nhân tình của Xích Điểu - tức Trần Minh Tước, từng là tổng thư ký Hội nhà báo của cộng sản Hà-nội), Chung Đức Mai v.v..., làm như trí thức miền Nam sắp có chỗ đứng “khả ái” trong xã hội cộng sản ! Có biết đâu, đó là bài bản đầu tiên mà Đinh Đức Thiện biểu diễn để xem những trí thức đó “thức” hay “ngủ”, giữa lúc cộng sản còn chưa hoàn toàn làm chủ được về trị an. Cái lớp học mà một bên học sinh là các trí thức có hạng và “giáo sư” chính là me-xừ Vũ Khiêu mới học hết cấp hai phổ thông trung học; nguyên là giáo viên tiểu học của trường miền núi Lạng Sơn (trước 1945). Sau 1945 vớ được cái ghế chủ nhiệm Việt Minh của thị xã Lạng Sơn, và đến phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm (sau 1954) nhờ vào làm tà-lọt năng nổ ở cửa Tố Hữu nên được lôi cổ lên cái ghế Viện trưởng Viện mỹ học Marx-Lénine !!! Vậy mà cũng phải thảo luận, viết thu hoạch tự xỉ vả bản thân và xỉ vả lẫn nhau. Một số bản thu hoạch đầy ăn năn hối lỗi (đã chậm chấp nhận thân phận nô lệ cho cộng sản) được trích đăng trên báo Đại Đoàn Kết (Sài-gòn), như bài của thẩm phán Trần Thúc Linh, Kiều Mộng Thu, Lý Quý Chung. Lớp học kết thúc, Đinh Đức Thiện cho ra đời cái Hội trí thức yêu nước mà chủ tịch là vị tiến sĩ quê ở Sa-đéc, viết báo khoe thành phần lý lịch rằng bố đẻ làm nghề quét rác ở chợ thị xã Sa-đéc !!! Ô hô ! Thương hại quá thay cho ông tiến sĩ Lê Văn Thới !!!

Đinh Đức Thiện nổi tiếng nói tục và ngang bướng (chắc ỷ anh em, họ hàng làm lớn) đến độ có lần cùng đi công tác chung với Tố Hữu, ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư trung ương cộng đảng phụ trách ủy ban tuyên huấn trung ương, tướng Thiện vẫn chửi lính nói tục, khiến Tố Hữu quê với thuộc hạ. Tố Hữu lựa lời nói với tướng Thiện :”Bao giờ anh mới bớt nói tục hả anh Thiện ?” Tướng Thiện cười vào mặt Tố Hữu mà rằng :”Bao giờ anh thôi làm thơ thì tôi bớt nói tục”. Tố Hữu bẻ mặt, đánh bài lờ. Và để chứng minh tính cách độc đáo của mình, khi trở về qua Nam-Hà gặp một cuộc họp báo của tỉnh, tướng Thiện cười khà khà :- Tụi mày chỉ dám đăng thơ của anh Tố Hữu, còn thơ của tao có báo nào dám đăng không ?

Rồi Tướng Thiện đọc luôn :

“Thế gian nhất đẹp là l...
Nhất ngon là muối, nhất khôn là tiền.

Và thấy cái ảnh của lão nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp các nữ xã viên đang hái chè trên đồi chè Đào Giã (Phú Thọ) tướng Thiện đề nghị nên chú thích vào tấm ảnh đó như sau :

Em đi lên núi hái chè

Gặp thằng bỏ mẹ nó đè em ra

Nó bóp rồi nó lại xoa

Ngoảnh đi ngoảnh lại nó đút cái mả cha nó vào !”

Tất nhiên cả hội nghị cười hề hề, kể cả Lê Điền, bí thư tỉnh ủy Nam-Hà, người đang chủ trì cuộc họp báo.

“Nhất khôn là tiền”, quả thật đó là sự mơ ước của tất cả những tụi cộng sản chóp bu từ thời kỳ đó, cho đến sau này là các Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt v.v... Đương nhiên trong đó có ba anh em nhà Lê Đức Thọ, Mai Chí Thọ và Đinh Đức Thiện !

Thời gian ở Sài-gòn sau 30-4-1975, tướng Thiện đã thường xuyên đến tòa biệt thự của ông Đức Âm, ở đường Gia Long để “chiêm ngưỡng” kho tàng đồ cổ ở đó. Và, cuối cùng thì gần như trọn vẹn đồ cổ của nhà ông Đức Âm, chủ Đại-nam ngân hàng, lọt hết vào tay Đinh Đức Thiện !

Mặc thì xuề xòa, nhưng tướng Thiện ăn và chơi lại hết sức xa hoa, đúng kiểu của Hồ Chí Minh. Vốn tính thích đi săn, nên tướng Thiện ra lệnh cho Tổng cục hậu cần cộng quân sản xuất những loại đạn đặc biệt cho khẩu súng săn đặc biệt để đi săn ngỗng trời, vịt trời trên sông Hồng. Tướng Thiện hay đi săn với tướng Phan Trọng Tuệ, bộ trưởng giao thông và bưu điện. Nhà riêng trần thiết như cung điện của vua. Ăn thì ngọc dương, yến sào, bào ngư, gan gà thiến; rượu thì uống rượu ngâm nhung, sâm cắc kè, rắn hổ v.v... hoặc huyết chim sẻ.

Sau cái chết của đại tướng Lê Trọng Tấn ít tháng thì tướng Đinh Đức Thiện đột ngột lăn ra chết. Tin chính thống thì nói tướng Thiện ngộ nạn khi đi săn. Nghĩa là bị một viên đạn bắn vào đầu. Cách giải thích đó nghe có vẻ hợp lý vì tướng Thiện là người hay đi săn. Nhưng nó không đầy đủ ở chỗ ai bắn tướng Thiện ? Hay tự tướng Thiện bắn vào đầu mình ? Với cây súng săn dài gần hai mét đó sao ?

Ngót nghét bốn chục năm lăn lộn ngoài chiến trường mà không bị thương vì bom đạn, thế mà cuối đời, trung tướng Đinh Đức Thiện, bộ trưởng bộ dầu khí kiêm tổng tham mưu phó cộng quân; kiêm chủ nhiệm tổng cục hậu cần cộng quân; là ủy viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3 và đến khóa 4 là ủy viên trung ương chính thức trong số 101 ủy viên chính thức của ban chấp hành trung ương cộng đảng, lại chết vì đạn bắn... vịt trời.

Đúng là quả báo nhãn tiền. Bởi cái sự thật mà cộng đảng Việt Nam cố tình che dấu về cái chết của Đinh Đức Thiện cuối cùng cũng lộ ra ngoài. Kẻ bắn chết tướng Thiện chính là đứa con trai duy nhất của tướng Thiện. Đứa con bị tướng Thiện đánh mù mắt, hỏng một tai và trở thành khùng khùng đó đột nhiên lên cơn điên, xách khẩu súng săn mà Đinh Đức Thiện đang chuẩn bị đi săn vịt trời, bắn vào đầu Đinh Đức Thiện, viên tướng thân cận của họ Hồ, có bề dày tội ác với nhân dân và đất nước Việt Nam. Thiện mà ác nên phải chết thảm khốc như vậy, lẽ trời thật là công bằng.
T Ư Ớ N G C A O B Ồ I

Quy luật đối xứng dường như đúng trong mọi trường hợp, kể cả những trường hợp đặc biệt. Tỷ như, ở miền Nam trước 1975 có tướng cao bồi thì ở miền Bắc cũng có một tướng cao bồi. Có người cho rằng ở Việt Nam từ cổ chí kim, chưa bao giờ có người cỡi ngựa chăn bò đàn, nên chữ “cao bồi” đây không phải là anh chàng chăn bò theo tiếng Mỹ, mà là theo tiếng Việt hoàn toàn, nghĩa là “bồi cấp cao” hoặc “làm bồi cho cấp cao”. Cả hai nghĩa đều xử dụng được tùy hoàn cảnh cụ thể.

Tướng “cao bồi” ở miền Nam thì lừng danh trên báo chí trong và ngoài nước nhiều rồi. Cho nên bài này chỉ đề cập đến tướng “cao bồi” của miền Bắc cộng sản. Đó là thiếu tướng Phùng Thế Tài, từng giữ cùng một lúc các chức vụ : tư lệnh binh chủng phòng không - không quân, phó tổng tham mưu trưởng cộng quân Việt Nam kiêm tổng cục trưởng tổng cục hàng không dân dụng.

Tướng Phùng Thế Tài nguyên là người huyện Thường Tín (Hà-đông cũ), cách trung tâm Hà-nội khoảng 25 km. Trước năm 1945, chợ huyện Thường Tín rất là nhộn nhịp, sầm uất, có bán cả trâu, ngựa và cả voi, cũng như một số thú dữ khác. Ngay phố huyện cũng có một số nhà thổ, cô đầu. Cuối tuần, các ông tham ông phán thường trốn vợ rủ nhau đi chơi cô đầu ở chợ Thường Tín, an toàn hơn đi cô đầu ở Khâm Thiên, vì sợ các bà vợ đến đánh ghen. Nhà văn Nguyễn Tuân, khi còn trẻ, cũng hay lui tới cô đầu chợ Thường Tín giải sầu, gợi hứng.

Xuất thân trong một gia đình nghèo, không nông, không công, làm các nghề không rõ ràng ở xó chợ Thường Tín, cha mẹ Phùng Thế Tài đã sớm bỏ các con lớn lên lay lắt quanh chợ. Vì thế, Phùng Thế Tài là một dạng trẻ bụi đời ở chợ huyện. Hơn mười tuổi đầu, Phùng Thế Tài bỏ nhà ra Hà-nội, đến Ô quan chưởng ngồi xếp hàng chờ người đến mướn về làm thằng nhỏ. Người đến mướn Phùng Thế Tài là một bà vợ ông ký hỏa xa ở tỉnh Yên Bái. Máu bụi đời du đãng nên Phùng Thế Tài không ở trong nhà ông ký hỏa xa ở Yên Bái được bao lâu thì đã bỏ trốn lên tàu hỏa tìm đường sang Vân Nam, bên Tàu, bám vào một gia đình tiểu thương người Việt Nam có cửa tiệm ở thị trấn Mông Tự, thuộc tỉnh Vân Nam, bên Tàu. Nhưng rồi, cái tính ngỗ ngược nẩy mầm từ xó chợ huyện Thường Tín (Việt Nam) của Phùng Thế Tài khiến chỉ ít lâu sau là phải bỏ nhà chủ ra chợ Mông Tự ăn xin. Chính ở đây, Phùng Thế Tài đã gặp một người Việt Nam làm nghề hớt tóc dạo, tên là Vũ Anh cưu mang đem về nhà nuôi và nhận làm con nuôi. Thời kỳ đó nhà Vũ Anh đã có lần là chỗ mà Hồ Chí Minh tá túc, do Hoàng Văn Hoan giới thiệu đến. Hồ đã dạy cho Vũ Anh biết chữ quốc ngữ và đã có nhận xét rằng Vũ Anh là người dốt nhất nước Việt Nam. Bởi vì các bài vở Hồ viết để gửi vế Việt nam, như lời Hồ nhận xét, hễ mà Vũ Anh đọc mà hiểu thì cả nước Việt nam đều hiểu. Ấy thế mà sau này khi Hồ cướp được quyền cai trị ở Việt Nam, Hồ đã trả ơn những bữa ăn “Siếu mẫu” ở nhà Vũ Anh bằng cách cho Vũ Anh giữ chức thứ trưởng thứ nhất bộ công nghiệp nặng kiêm bí thư đảng đoàn của bộ !!!

Vũ Anh ngày ngày xách hòm đồ nghề đi khắp làng xóm ở Mông Tự hớt tóc dạo kiếm ăn, còn Phùng Thế Tài từ tin mơ đã ra chợ Mông Tự xem có ai mướn làm những việc vặt nhất thời thì làm, như quyét dọn chỗ bán hàng, khiêng hàng. Ngày nào không có việc thì cùng lũ trẻ bụi đời đánh đinh, đánh đáo, ăn cắp vặt ở các vườn hoặc ăn xin các khách quen. Năm tháng qua đi, Phùng Thế Tài đã trở thành một thanh niên vạm vỡ và nổi tiếng liều mạng, dám đâm thuê chém mướn. Một lần Hoàng Văn Hoan về Vân Nam phủ để tuyên truyền “cách mạng”, cần có người bảo vệ để đối phó với đàn em của ông Vũ Hồng Khanh (tức ông giáo Giảng) nên Vũ Anh sai Phùng Thế Tài đi bảo vệ Hoàng Văn Hoan. Sự quen biết mới này đã mở ra bước ngoặt mới cho số phận của Phùng Thế Tài. Được Hoàng Văn Hoan giới thiệu, Phùng Thế Tài vào họ trường quân sự Hoàng Phố của Tàu. Khi ra trường, Phùng Thế Tài được đeo lon trung úy, làm đặc vụ, vì Tài bắn súng rất giỏi. Với khẩu “pò-khoọc” trong tay, trong vòng 20 mét, Tài có thể bắn bách phát bách trúng.

Đúng thời kỳ đó, Hồ về biên giới Việt Nam để hoạt động. Và, Hồ thường xuyên đi từ Tàu về Việt Nam và ngược lại. Hoàng Văn Hoan đã giới thiệu cho Tài làm bảo vệ riêng cho Hồ, nhưng không cho Tài biết rõ Hồ là ai, chỉ gọi là “lão đồng chí”. Vì là trung úy đặc vụ của quân Tưởng nên Tài bảo vệ Hồ đi trên nước Tàu rất thuận lợi. Không những không bị lý dịch xét hỏi, mà Tài còn xách nhiễu các hào lý để lấy rượu thịt ăn nhậu và cướp cả ngựa cho Hồ cưỡi. Vốn máu du đãng, lại thấy Hồ chẳng có gì đáng kính phục, lại hay bị Hồ bắt bẻ, Tài thường vặc lại Hồ và cuối cùng Tài nhất định không chịu bảo vệ Hồ nữa.

Vào dịp năm 1945, khi chính quyền Việt Minh ở thị xã Làng Sơn hình thành, Vũ Khiêu được cử làm chủ nhiệm Việt Minh của Lạng Sơn, còn Phùng Thế Tài được cử giữ chức vụ ủy viên quân sự của tỉnh. Và cuối năm 1946, Tài được biên chế vào quân chính qui. Lần phong quân hàm đầu tiên, khi Võ Nguyên Giáp là đại tướng tổng tư lệnh thì Phùng Thế Tài được phong cấp đại tá. Máu du đãng, cao bồi vẫn vậy, Tài thường xách ba-toong đánh lính và chửi lính. Tài rất ghét lớp lính và sĩ quan có nguồn gốc học trò hoặc từ lớp trên trong xã hội. Cái mặc cảm đó làm Tài cực kỳ hung hăng, thô bạo với cấp dưới. Trong hội nghị quân sự năm 1951 ở Tuyên Quang, Hồ đã gọi Tài đến trước mặt và hỏi :

- Chú là Phùng Thế Tài phải không ?

- Thưa Bác, vâng.

Tài vừa dứt lời thì Hồ cho Tài một bạt tai. Bị đánh, Tài nổi khùng :

- Sao bác dám đánh tôi ?

Hồ nghiêm giọng :

- Chú chỉ mới đeo lon đại tá mà dám đánh chửi, hạ nhục các đồng chí sĩ quan kế cận và chiến sĩ trong đơn vị. Nay bác là chủ tịch nước, tát một đại tá như chú thì có gì là lạ. Phải không ?

Tài im lặng. Hồ tủm tỉm cười hỏi tiếp :

- Chú giận bác lắm hả ? hãy nói thực đi.

Tài gật đầu. Hồ nói :

- Chú tự ái và xấu hổ nên tức giận. Thế thì những anh em bị chú đánh chửi cũng có tâm trạng như chú bây giờ. Có đúng không ?

Tài lại gật đầu. Hồ lại nói :

- Vậy từ nay chú có hứa với bác là không đánh chửi cán bộ, chiến sĩ dưới quyền không ?

Tài đứng nghiêm :

- Thưa bác, tôi xin hứa.

Phùng Thế Tài chỉ hứa lèo cho qua chuyện. Máu cao bồi còn trong huyết quản nên Tài vẫn tiếp tục đánh và chửi thuộc cấp. Còn Hồ, tát tai Tài cũng chỉ là làm trò ảo thuật để tuyên truyền cho bản thân, đặt ra các huyền thoại về mình mà thôi. Cho nên Tài vẫn được Hồ giao cho những nhiệm vụ quan trọng, tuy không lên lon. Thí dụ, Trần Quý Hai, là thiếu tướng, lại là ủy viên dự khuyệt trung ương cộng đảng mà chỉ giữ chức phó tổng tham mưu trưởng mà thôi. Còn Phùng Thế Tài, tuy chỉ là đại tá, không nằm trong trung ương, nhưng lại vừa giữ chức phó tổng tham mưu trưởng kiêm tư lệnh và chính ủy binh chủng phòng không - không quân, một binh chủng cực kỳ hiện đại và quan trọng của cộng quân Việt Nam. Thật là một trời một vực so với loại đại tá “ba sao” cò mồi, đi đâu cũng khoe biết nhiều và quan trọng nhưng khổ nỗi chỉ là đệ tử kiêm lá bài của tướng an ninh Dương Thông ! (từ sau 1976, quân giai trong cộng quân Hà-nội bỏ cấp thượng tá “3 sao”, từ trung tá “hai sao” lên thẳng đại tá nhưng chỉ có 3 sao, vẫn bị lép vế với đại tá “4 sao”).

Thật quả Tài đã không uổng công Hồ và bộ chính trị cộng đảng tín nhiệm. Thí dụ trong vụ mấy thanh niên miền Nam bất mãn vì bị đối xử bất công, đã cướp tỉnh Ninh Bình, giữ bí thư và chủ tịch tỉnh cùng trưởng ty công an làm con tin. Tướng Tô Ký được lệnh đem quân “dẹp loạn”, đã thuyết phục số thanh niên đó đầu hàng và hứa sẽ khoan hồng cũng như sẽ xem xét những khiếu nại của họ. Trên đường về gặp Phùng Thế Tài. Tài cho đem tất cả số thanh niên đó ra bờ sông Đoan Vĩ (Phủ Lý) bắn chết hết. Tướng Tô Ký khiếu nại lên cấp trên. Nhưng bộ chính trị cộng đảng ra mặt ủng hộ quyết định cứng rắn của Phùng Thế Tài; và, cũng từ đó ngôi sao chiếu mệnh của tướng Tô Ký, tư lệnh quân khu Tây Bắc bị lu mờ; có lúc đã bị ngồi chơi xơi nước ở tòa biệt thự lộng lẫy được xây dựng mới ở thị xã Hà-đông.

Sau đó lại đến vụ tân binh gốc Hà-nội, năm 1970, cướp đoàn tàu hỏa trong dịp Tết nguyên đán, bắt nhân viên trên tàu làm con tin, đòi có công bằng trong thi hành luật nghĩa vụ quân sự. Vì khi đó con dân thì bị bắt lính, còn con em “lãnh đạo” thì không. Và, nếu như có bị bắt lính thì không phải đi làm bia đỡ đạn, mà để mặc áo lính đi học ở các trường quân sự cao cấp ở Nga-xô hoặc các nước Đông-âu, hoặc học các trường đại học khác ở nước ngoài theo học bỗng dành cho quân đội. Một lần nữa Phùng Thế Tài lại ra tay. Tài dùng trực thăng đổ quân xuống phục kích ở ga Việt Trì (Vĩnh Phú), dùng loa kêu gọi tân binh xuống sân ga đầu thú sẽ tha tội. Gần hai trăm tân binh gốc Hà-nội xin đầu thú. Phùng Thế tài khoan hồng như “đã hứa” bằng cách cho bắn chết hết ở bờ sông Bạch hạc (Việt Trì). Thuộc cấp kinh hoàng gợi ý rằng :
”Họ đã ra hàng ngay khi kêu gọi và lời hứa khoan hồng thì sao ? Vả chăng họ trẻ quá, dại dột mà thôi và giết như thế thì nhiều quá !”
Phùng Thế Tài đã đập gậy ba-toong xuống đất và quát thuộc hạ :
- Đây là ý trung ương. Khoan hồng con củ c... Đ...mẹ, thiếu gì lính mà không bắn cha nó đi cái lũ nứt mắt đã vô kỷ luật này. Đ... mẹ thằng nào còn nói nữa tao cũng cho bắn luôn !

Có người nghe chuyện đã vỗ đùi khen Phùng Thế Tài là “tướng ra tướng” vì đã hết sức nghiêm khắc trong kỷ luật quân sự. Nực cười rằng sự thực khác hoàn toàn. Đó là câu chuyện xẩy ra vào năm 1971, vừa đúng một năm sau ngày Phùng Thế Tài ra lệnh bắn chết gần hai trăm tân binh “vô kỷ luật” ở bến sông Bạch hạc (Việt Trì). Chẳng là con trai Phùng Thế Tài cũng vừa bị bắt lính, đeo lon binh nhì trong tiểu đoàn tên lửa đặt ở sân vận động Hàng Đẩy, ngay trung tâm Hà-nội, thuộc trung đoàn phòng không bảo vệ thủ đô Hà-nội, đang chờ lên đường sang Nga-xô học về quân sự. Có máu lưu manh, cao bồi, lại ỷ thế cha là tư lệnh binh chủng, hắn thường bỏ ra ngoài đơn vị la cà bia bọt, chọc ghẹo đàn bà con gái, đánh lộn. Một hôm giữa trưa hắn đòi ra trại đi “công chuyện”. Viên đại úy trực ban không cho phép. Thế là hắn về phòng lấy súng ra bắn chết gục viên đại úy trực ban trên bàn làm việc. Mọi người giữ hắn lại và điện thoại cho Phùng Thế Tài hay. Ngồi xe hơi đến sân vận động Hàng Đẩy, vừa thấy con, Phùng Thế Tài quất cho thằng con “vô kỷ luật bắn chết cấp trên” vài ba-toong và lôi lên xe hơi bỏ đi. Viên đại úy chết không nhắm được mắt. Còn thằng con vô kỷ luật của viên “tướng ra tướng” đó bị đẩy qua Nga-xô bằng chuyến máy bay của hãng Aéroflot sớm nhất để thả bộ trên bờ sông Volga ngắm mông và ngực các cô gái Nga phốp pháp, chờ ngày vào học một trường quân sự cao cấp để sau này nối nghiệp cha.

Còn Phùng Thế Tài, vẫn cứ là đại tá phó tổng tham mưu trưởng kiêm tư lệnh binh chủng phòng không - không quân. Và, đến sau 1976 thì được gắn lon thiếu tướng kiêm thêm chức tổng cục trưởng tổng cục hàng không dân dụng.

* *

Qua chân dung vài viên tướng cộng sản Hà-nội, có thể hiểu thêm phần nào về tội ác của tập đoàn Hồ Chí Minh đối với nhân dân và tổ quốc Việt Nam. Và, giữa cái lúc cộng sản Việt Nam đang tung hỏa mù chiêu thức “hòa hợp hòa giải”, chúng ta cần tỉnh táo ghi nhận ý kiến rằng :“đừng nghe cộng sản nói mà nhìn cộng sản làm” đến lúc này vẫn còn có giá trị là một lời khuyên sáng suốt để nhận diện các loại cò mồi thì thọt như các bóng ma ra hải ngoại, làm cái việc na ná như Đinh Đức Thiện và Phùng Thế Tài - nghĩa là làm lợi cho cộng sản độc tài bằng mọi giá và làm hại tất cả những người đã là hoặc may mắn chưa là nạn nhân của cộng sản.
VIỆT THƯỜNGTháng 6-1993
 
 
Thành Hoàng làng Vực

(Bài 14)

Cả tên làng là Phong vực, nhưng người ta quen gọi là Làng Vực.

Hai Làng Phong Vực và Đồng Lương họp thành tổng Phong Vực - Đến năm 1947 thì đổi tên thành xã Vạn Thắng.

Làng Vực là địa giới của huyện Cẩm Khê, qua phà Tứ Mỹ là đất của huyện Tam Nông và phía bên kia sông Hồng là các làng Quán giang, Lương Lỗ thuộc huyện Thanh Ba.

Cùng một tổng nhưng Làng vực nằm rải rác trên các đồi nhỏ dọc theo sông Hồng cho tới phà Tứ Mỹ. Còn làng Đồng Lương, trừ một xóm nhỏ nằm trên đồi gọi là xóm Đồi, tất cả trải dài theo sông Bứa - một nhánh của sông Hồng. Hàng năm, cánh đồng của làng Đồng Lương được phù sa của sông Hồng phủ cho một lớp đất màu mỡ - Cánh đồng này chung với làng Hùng-Đô. Đứng trên Gò Ngựa - quả đồi trọc của Làng Vực - nhìn xuống, sông Bứa như một giải lụa đào buộc vòng quanh cánh đồng của Đồng-Lương - Hùng-Đô.

Tổng Phong-Vực là đất bán sơn địa nên dân không thật giàu nhưng chẳng bao giờ bị chết đói. Ngay người nghèo nhất tổng, quanh năm đi ở đợ cho các nhà giàu, chí ít cũng có của riêng mình một căn nhà tranh, vách nứa; một vài sào vườn trồng trè xanh, cọ và cây sở. Phía trước nhà có vài cây cau, khóm mía để làm gậy thờ trong ngày Tết, vài bụi chuối, vài gốc đu đủ, một giàn hoa thiên lý hoặc trầu không. Còn sau nhà bao giờ cũng có vài cây xoan lấy gỗ, vài cây mít, khế và thị. Vài bụi tre, bương và hóp quanh nhà là nét chung của cả tổng. Đất vườn không đủ, người ta vào khai phá đất đồi thuộc quyền của các chủ đồn điền mà ruộng và đồi nối tiếp với xóm Đồi của làng Đồng-Lương, chạy dài cho tới chân núi Đọi Đèn, tiếp giáp với huyện Thanh-Sơn của tỉnh Sơn-La. Cho nên người nghèo cũng có, tùy theo nhân khẩu lao động, từ một đến vài mẩu sắn. Tuy là cơ ngơi phụ nhưng lại chiếm tới gần hai phần ba thời gian lao động của cả năm. Phần làm cho mình, phần làm cho chủ đồn điền bù vào công thuê đất làm rẫy hoặc nuôi rẽ trâu bò.

 
 Trong làng, các nhà giàu thì nhà gỗ mái ngói hoặc cọ. Cột nhà bằng gỗ mít hoặc vàng tâm. Nhà nghèo cũng cột gỗ xoan hoặc vàng tâm loại nhỏ, lợp gianh và vách nứa đan nong đôi. Còn đình làng thì khỏi nói, hầu như toàn bộ cột là gỗ lim to tày ôm, mái ngói nung vảy cá, vách gỗ, vì kèo đều trạm trổ cầu kỳ.

Hầu hết ruộng của cả tổng đều chỉ làm một vụ, hoặc chiêm một mùa. Lúa tẻ là loại "bồ cu", hạt gạo xay xong đỏ gần như gạo cẩm, giã cẩn thận thì màu vẫn hồng hồng, thổi trong nồi đồng điếu hoặc nồi đất nung, cơm thơm mà đậm, nước cơm màu hồng sẫm, húp béo ngầy ngậy. Lúa nếp cho hạt tròn và mẩy như ong non. Mở nắp chõ sôi, mùi thơm bay ra tận cổng vườn. Mới ngửi vào bụng đã kêu óc ách. Rượi cất từ thứ nếp này ngon chẳng kém gì rượu đầu của vùng Từ-Sơn, Bắc-Ninh. Ngô đất bãi mỗi cây ra hai bắp, to bằng cẳng tay. Sắn trồng đất đen gò Trầm Bún, củ lớn nhất bằng bắp chân, phải hôi lửa đã nở bung ra, mùi thơm phức. Loại sắn nếp trồng đất đỏ ăn dẻo như sôi nếp. Khoai môn củ to bằng trái bưởi lớn, chấm mật hoặc nấu chè nếp, muối ăn no luôn. Nếu lại chấm mật ong nữa thì thật là ..., nghĩ mà thèm!

Khác với dưới suối, vùng này củi đốt thả cửa. Nhà giàu cho chí nhà nghèo, bếp đỏ lửa quanh năm. Cả cây gỗ thật to cháy âm ỉ trong bếp, nối tiếp nhau năm này qua năm khác. Đặc biệt là bếp nhà ai cũng có một nồi trè tươi ở cạnh bếp, trè xanh nóng uống quanh năm. Hút thuốc lào, hăm với trè tươi nóng và đậm là cái thú của nam giới, từ tuổi lên mười trở đi. Còn nữ thì luôn mồm bỏm bẻm nhai trầu. Tất cả đều "cây nhà lá vườn", hoặc lấy ở rừng. Quần áo hầu hết nhuộm nâu, hoặc lá chàm, hoặc vỏ vây sim. Cụ già nhà giàu mặc áo lụa màu mỡ gà hoặc màu gụ. Trẻ con nhà giàu mặc áo đũi màu vàng. Còn nhà nghèo thì toàn nâu xồng cả già, trẻ, nam, nữ.

Rừng ở đây khá nhiều thú như hươu, nai, lợn lòi, nhím, chồn, cáo và cả hổ, báo nữa. Cho nên trai làng cũng lập phường săn, lâu lâu lại mang lưới đi lùa bắt hươu nai v.v... Khu vực chân núi Đọi Đèn, nhiều thú đến mức cả làng Văn Khúc ở dưới chân núi đều sống bằng nghề săn bắt thú rừng. Trẻ con làng này lên năm, lên sáu đã có nỏ riêng vừa với sức tay và đã là thiện xạ, bắn trăm phát trăm trúng.

Dân tổng Phong Vực có tục hát ví những khi lao động. Giữa rừng trè hoa trăng ngan ngát, thỉnh thoảng lại ngâm nga tiếng hát ghẹo:

"Nhà hai ơi ới!
Anh kia gánh thóc đường vòng
Tuy em không gánh nhưng lòng em thương
Nhà hai ơi ới!"

Ở đây có tục "thả cỏ", nghĩa là có những gia đình một ông, hai bà mà chẳng có con trai nối nghiệp. Thế là, ông chồng lựa một ông nào đó - Trong tổng hoặc ngoài tổng - có nhiều con trai, mời đến cơm rượu rồi nhờ họ "giúp" cho một trong các bà vợ coi là mắn đẻ, một ngày một đêm. Cái ông đi "giúp" này còn được quà biếu gánh theo về tận nhà.

Đất rộng người thưa. Rừng đầy chim, thú. Sông, đầm, phai (1) ê hề là cá. Tháng giáp hạt, các gia đình gọi là nghèo tuy không có gạo mà ăn, nhưng không đến nỗi đói vì có sắn, khoai ngoài rẫy và thịt cá, thú rừng. Cho nên ngay nạn đói năm Ất Dậu, miền Bắc Việt-Nam có gần 2 triệu người chết đói, mà ở tổng Phong Vực chẳng có người nào bị chết đói. Nhiều đoàn người ở nơi khác còn bồng bế nhau chạy đến tổng Phong Vực kiếm ăn.

Người ta bảo tổng Phong Vực được như vậy là nhờ Thành hoàng linh thiêng. Nghe nói cụ Tả Ao xưa có đi qua vùng này và phán rằng đây là "đất nghịch". Chẳng thế lính thực dân Pháp khi xâm lược Việt-Nam đã phải bỏ mạng ở vùng này không ít, trong đó có cả một tên trung úy, sau được chính phủ bảo hộ cho xây mả ở ngay quả đồi gần bến vực. Kẻ cướp các nơi bị lùng bắt thường bỏ trốn về vùng này vì ngay tàn bạo như tuần phủ Cung đình Vận cũng chẳng dám liều mạng đến đây bắt cướp.

Dân tổng Phong Vực ngang ngạnh, cứng đầu như vậy nhưng trong nội tổng họ lại tuân thủ nghiêm túc những lệ và tục của làng. Đối với họ, sự thiêng liêng nhất là Thành hoàng.

Chuyện kể rằng xa xưa, có một tên tướng cướp nổi tiếng tàn bạo, ưa hiếp dâm và giết gười như ngóe. Hắn đi đến đâu là máu đổ đến đấy. Hắn cướp của nhà giàu, hắn giết người nghèo; đàn bà con gái vừa mắt là hắn hiếp rồi giết luôn. Chẳng biết vì sao người ta không đặt tên hắn là hổ, báo, lang, sói hay cầy, cáo mà lại gọi là thằng Khỉ. Nghe đến cái tên Khỉ, trẻ con cả bốn huyện vùng này là Cẩm Khê, Thanh Ba, Tam Nông và Thanh Sơn đang khóc cũng phải nín bặt. Thế rồi một lần ăn cướp ở làng Văn Lang, hắn đã hiếp một cô gái mồ côi làm nghề cắt sơn và bị cô này dùng dao cắt sơn chém gần lìa đầu. Hắn bỏ chạy, qua đò Tứ Mỹ, đến giáp cầu Điêu Lương thì ngã xuống cánh đồng gần sông Cấm và chết ở đó, chưa đầy một trống canh mối đã xông lên thành mả. Đêm đêm, cùng với tiếng cú, hồn hắn gào thét đòi cơm, đòi rượu và gái. Chủ các ruộng ở đó sợ lắm đành bỏ đất hoang và gom nhau đem rượu thịt đến lễ. Chẳng bao lâu chỗ cánh đồng đó cây mọc thành rừng, cây leo bao chùm ngoài nhìn chẳng thấy gì, nhưng vào trong thì quang đãng. Người ta gọi là Rừng Cấm. Dân tứ xứ tụ về làm ăn khá giả hẳn lên. Bất kể ai mới đến nhập cư đều đem lễ cầu xin ở Rừng Cấm. Người ta cũng kiêng không gọi tiếng "Khỉ" là tên của thằng ăn cướp, mà đọc chệch đi là Khởi. Người lạ không biết, lỡ nói chữ Khỉ, không bị đánh thì cũng bị chửi và đuổi ra khỏi vùng. Đến khi vùng này được chính thức lập thành làng Phong Vực thì dân đã xin được lập đền thờ tên cướp ở rừng cấm làm Thành Hoàng của làng. Từ đó, hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp, người ta làm lễ tế Thành hoàng Khởi. Xuất thân là ăn cướp và hiếp dâm, nên trong lễ tế Thành hoàng, dân làng cũng tổ chức đi "ăn cướp giả" và "hiếp giả". Nghĩa là người ta chỉ định trước vài tráng đinh sẽ đóng vai đi ăn cướp và nhà bị ăn cướp là nhà được chỉ định nuôi lợn tế. Cũng có cuộc "chiến đấu giả" giữa hai bên, nhưng võ khí chỉ là gậy gộc và phải đánh nhau như thật.

Chuyển kể là trong cuộc đánh nhau đó, bên ăn cướp phải cố cướp được con lợn tế để mang ra đền lễ Thành hoàng. Và, nếu như có ai đó ở hai phía, lỡ chẳng may bị đánh chết giấc, chỉ cần khiêng ra đền được Thành hoàng phù hộ là khỏe lại ngay, chẳng cần thuốc men, chữa chạy gì cả. Lợn đặt lên tế độ một lúc thì tất cả mọi nhà, mọi chỗ phải tắt hết đèn, hết lửa. Đến lúc ấy, đàn ông, đàn bà; trai gái tha hồ "hiếp" và "được hiếp". Trong đêm tế cho đến gà gáy sáng ngày hôm sau, không có sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn. Có thể là ông chánh tổng ... hiếp vợ thằng mõ và bà chánh tổng lại ... hiếp thằng mõ cũng được. Chuyện cũng kể rằng, cũng trong ngày tế Thành hoàng, nhiều đôi nam nữ bị ép duyên đã được dịp an ủi tý chút vì tuy yêu nhau không được lấy nhau, nhưng mỗi năm lại có một đêm để ăn nằm với nhau. Chính nhờ cái "tục lệ" đó mà trai gái các nơi khác cũng kéo đến rất đông vào đêm tế Thành hoàng của làng Phong vực.

Năm 1945, được sự móc nối của Việt Minh, đội Phiên (đội lính Khố xanh giải ngũ) lúc đó đang làm quản lý đồn điền cho ông đốc Lương, đem tá điền ra phá nhà cửa ở tỉnh lỵ Phú Thọ, thực hiện khẩu hiệu "tiêu thổ kháng chiến", bỗng trở thành Chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh của tỉnh Phú Thọ, quyền lực át cả chủ tịch tỉnh là cựu tham tá tòa sứ Phú Thọ, Nguyễn hữu Chỉnh. Năm 1947, bà vợ già mù chữ của đội Phiên được lôi ra làm chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh, được phó chủ tịch Hội giúp việc là bà Phan thị An, nguyên hiệu trưởng trường Nữ học Hoài Đức (Hà-Nội). Con cả chánh tổng Phong Vực gia nhập Việt Minh được phong đại đội trưởng trong trung đoàn Lao-Hà-Yên dưới quyền trung đoàn trưởng Lô Giang. Đồn điền của ông đốc Lương "được" đội Phiên hiến cho chính phủ Hồ chí Minh, biến thành tập đoàn sản xuất đầu tiên của nước vào năm 1947 - và trao cho ban chỉ huy du kích huyện Cẩm Khê quản lý.

Năm 1947, Pháp nhảy dù Phú Thọ. Lính Pháp thực dân chiếm đóng trên quả đồi có mả thằng trung úy thực dân Pháp ở làng Vực. Lũ cướp thực dân này đã giết một số dân của tổng, có cả cụ già, đàn bà và trẻ nít. Nhưng chúng cũng bị thương vong một số và cuối cùng phải rút bỏ.

Tổng Phong Vực bị đổi tên thành xã Vạn Thắng. Các chức sắc trong làng gần như chỉ đổi chức danh theo cách xưng hô mới: ông tiên chỉ nay là chủ nhiệm Việt Minh; ông chánh hội là chủ tịch xã; vợ ông chánh tổng là hội trưởng hội mẹ chiến sĩ, và v.v... Làng, xã tiêu điều hẳn đi vì một số thanh niên sức vóc nhất đi bộ đội hoặc đi dân công. Số thanh niên còn lại vào du kích xã bận rộn tập quân sự và "rào làng kháng chiến". Thiếu lao động nên ruộng bỏ hoang hóa, nương rẫy lơ thơ. Tiếp đến là chiến dịch tiêu diệt hết chó và gà trống. Không còn gì buồn bằng một làng mà thiếu tiếng chó sủa và gà gáy.

Cuối năm 1951, sau khi đảng cộng sản hoạt động công khai trở lại dưới cái tên đảng Lao động thì toàn xã hầu như đã có cách sinh hoạt, xưng hô mới. Tất cả đều gọi nhau là "đồng chí": đồng chí cụ, đồng chí ông, đồng chí bà, đồng chí con v.v... Nam nữ tha hồ tụ họp, đi đêm về hôm. Nhiều cô mang bầu mà cũng chẳng dám quyết là chửa với ai: đồng chí cán bộ ở trên về hay đồng chí thanh niên trong xã? Nhưng vì là thực hiện "đời sống mới" do đảng Lao động phát động, nên chẳng ai dám bình phẩm. Thanh niên "vùng lên" trả thù lại các bậc cha, ông bằng cách dựa vào phong trào xóa nạn mù chữ mà bắt các cụ già không biết chữ quốc ngữ, khi đi chợ, qua đò v... phải chui qua dây, chui qua lỗ chó chui. Bảo rằng có làm nhục như vậy các cụ mới chịu học!!! Còn các chức sắc của chính quyền thì đi tiên phong trong trang phục. Nghĩa là dù có mặc quần áo nâu, chân đi đất nhưng nhất định phải có cái xa-cốt (túi da) đeo trên vai; phải mua bằng được chiếc bút máy "oe-rơ-vơ" mang ở vùng tề ra vùng Tây chiếm đóng); đầu đội mũ cát và quấn khăn bông trắng quanh cổ như ông Hồ chí Minh.

Kể từ người ta quên luôn Thành hoàng Khởi. Ngày 25 tháng Chạp cũng như mọi ngày. Chiến tranh bằng súng đạn rồi, cần gì phải "đi ăn cướp giả" và "đánh nhau giả" nữa. Những người thích nhau lợi dụng đi họp, đi canh gác hay dân công tha hồ vào bờ vào bụi mà ôm ấp nhau, nhiều lần, nhiều ngàn trong một năm chứ đâu phải chỉ một đêm. Nữ thanh niên bắt đầu cạo răng đen, tập bắt tay như Tây nhưng theo kiểu của cách mạng là bắt cả hai tay và lắc lâu, lắc mạnh đến muốn rụng tay luôn.

Cảnh quan cho đến con người của tổng Phong Vực đang thay đổi. Các cụ già lo lắng "rồi sẽ đi đến đâu với cái đà Mới này". Trâu bò ít đi, cót thóc vơi đi, người ra đi không về ngày càng nhiều. Tối tối cán bộ thông tin xã ngồi trên chòi cao bắc loa thông báo hết chỉ thị này đến nghị quyết kia của chính phủ.

Nhưng, vẫn còn một vài gia đình hầu như chẳng có gì thay đổi. Đó là "thẽm Thảo" (2), "bố cu Cống" (3), lão ký Khui. Họ là dân ngụ cư. Nghe đâu ở quê cũ là thứ cờ bạc bịp, ăn cắp ăn mảy, đi tù về phải bỏ làng phiêu bạt đến chốn này. Thẽm Thảo người xứ Nghệ, giọng nặng như người làng Văn Lang, huyện Tam Nông ở gần Phong Vực. Mặt trâu đực, mắt rắn ráo, cao lớn, được hút rượu vào là luôn mồm khoe có ngôi mộ tam đại chôn ở chân núi Hồng Lĩnh sắp phát quận công. Bố cu Cống người Hà-đông, người chắc nịch, tóc rễ tre, giọng khào khào như đang ăn vụng bột, có nghề hoạn lợn và cờ bạc, từ xóc đĩa, tổ tôm đến chắn, mà chược, cái gì cũng rành. Nghe đâu cũng từng là phó lý ở làng cũ, chỉ vì cờ gian bạc lận mà đi tù và phiêu bạt tới vùng này. Lão ký Khui quê cũ ở Nam định, nghe nói vì nấu rượu lậu mà vào tù mất hết sản nghiệp. Lão biết một ít chữ Nho và biết một số chuyện Tàu. Những khi đi làm ngoài đồng, nam nữ thanh niên hay cho lão ăn phần thêm để lão kể các chuyện như Chiêu quân cống Hồ, Hán-Sở tranh hùng. Đạo mạo như như vậy mà không biết sao nhân dịp một đêm tế Thành hoàng, vào trước 1945, lão lại tý toáy với cô Mập, vừa ngọng vừa khùng, làm cô này chết mê và theo không lão, đẻ cho lão một thằng con trai đặt tên là Xu. Từ đó lão ký Khui được đổi tên thành ký Xu.

Bước vào chiến dịch Điện-biên-phủ, xã hầu như chỉ còn ông bà già và trẻ con. Ruộng rãy lại càng bỏ hoang hóa hoặc cấy mà chẳng được làm cỏ. Lương thực thiếu thốn, nhà giàu xưa kia nay cũng ăn toàn khoai sắn, chẳng biết hột gạo là cái gì. Tất cả thóc gạo đều "được" ủng hộ, "được" trưng thu cho chiến dịch. Tất nhiên là của nhà có thóc gạo, chứ những gia đình như thẽm Thảo, bố cu Cống hay ký Xu thì lúa gạo đâu ra mà đóng góp. Đã lười lại còn hay rượu chè, ăn nhậu, đổi lấy rượu. Tối tối lẻn đi ăn cắp khoai, sắn của dân làng về ăn. Thỉnh thoảng gánh một gánh củi cà-phê hoặc trè hoặc sơn, chặt ẩu trong các đồn điền của tập đoàn du kích huyện mang lên chợ Cát trù bán để mua rượu. Cái đồn điền của ông đốc Lương từ khi bị viên quản lý, đội Phiên, hiến cho chính phủ làm thành tập đoàn sản xuất của du kích Cẩm Khê ngày càng tàn lụi vì tất cả chỉ chia nhau ăn mà chẳng ai chịu làm. Đàn bò hơn bốn ngàn con chỉ vài năm mà còn chưa được năm chục con gầy nhom. Vì nay ủng hộ huyện, mai ủng hộ tỉnh, rồi lại khu, thế là hết. Hàng ngàn mẫu cà-phê sơn, trè chẳng ai chăm sóc, cỏ tranh, cỏ bẽm, cây sặt mọc chen thành rừng hoang. Du kích cũng có dân trong xã ngoài xã cũng có, đua nhau đốt rừng để chặt những cây cà-phê xưa kia tươi tốt như thế làm củi. Lửa, súng và cạm bẫy đến mức chim và thú cũng bạt đi hết. Đêm đêm hãn hữu lắm mới được nghe một tiếng nai tác.

Cái trò đã đói thì sinh ra lười và xấu tính, ích kỷ, đố kỵ. Khẩu hiệu "đoàn kết" đầy đường, đầy nẽo mà ngày nào cũng lanh lảnh tiếng chửi nhau, réo đến mười đời nhau lên chỉ vì mất một con gà con, một quài chuối hay khóm sắn. Thậm chí còn dọa chém hoặc châm lửa đốt nhà của nhau, tháo nước ruộng, cắt mũi trâu! Nhiều cụ già trong xã, sợ đảng và chính phủ, sợ con cháu là đoàn viên thanh niên cứu quốc, là nhi đồng tháng tám hoặc thiếu niên tiền phong, chỉ dám thì thào với nhau: "Đúng là Thành hoàng trừng phạt rồi!"

Đền thờ Thành hoàng vắng ngoe, dây leo, bìm bìm mọc chắn cả lối đi, cửa thì bị mối xông như trát bùn. Rừng Cấm biến thành chợ, rồi thành chỗ ẩn cho dân công và kho gạo trung chuyển để tiếp tế cho chiến trường Điện-biên. Nam nữ dân công các tỉnh, tận Ninh-Bình, Thanh-hóa cũng có mặt ở đây. Nghe kể chuyện về tục lệ tế Thành hoàng Khởi, họ hùa theo nói chuyện nhảm nhí, tục tĩu và thực hiện luôn cái "lệ tế" đó, chẳng cần chờ đến đêm 25 tháng Chạp. Có cặp còn liều lĩnh lôi nhau vào bệ thờ trong đền mà hành lạc. Họ kháo nhau là Thành hoàng bạt vía rồi. Các cụ già trong xã nghe vậy càng thêm rầu rĩ, chờ đêm vắng bái vọng vào đền, chẳng nhang chẳng nến vì cái đó ở vùng "Tự do"chẳng ai bán mà cũng chẳng ai dám sản xuất. Cái kiểu bao nhang xanh xanh đỏ đỏ không khéo còn bị qui tội là Việt gian vì đó là những màu trong cờ tam tài của Pháp!

Cảnh đời sống mới nửa dơi nửa chuột đó đang cố lấn át những lối sống cổ truyền thì làn sóng cải cách ruộng đất ập tới. Tất cả hoạt động sản xuất hoàn toàn ngưng trệ vì tuổi nào, giới nào cũng được đội cải cách ruộng đất chiếu cố. Các rễ (4) được đội cải cách cho ra họp ở rừng Cấm, vào ngồi trong đền Thành hoàng cho kín đáo, thì thào cùng nhau, lên danh sách những người bị qui là "có nợ máu với nhân dân"; là địa chủ, phú nông và trung nông lớp trên; cường hào, ác bá; là Việt-Nam Quốc Dân Đảng là Đại Việt; là mật tthám cho Tây luồn sâu chèo cao trong bộ máy chính quyền nhân dân.

Có Trời mới lường được là cả bộ ba thẽm Thảo, bố cu Cống và ký Xu đều trở thành rễ của đội cải cách ruộng đất. Những kẻ mà suốt mấy năm chống Pháp chẳng tham gia chút công sức nào toàn trộm cắp, rượu chè; là thứ cặn bã của xã nay bỗng nhảy một bước như kiểu các cụ ta xưa thường nói là: "Chó nhảy bàn độc".

Kết quả của cải cách ruộng đất là: vợ chồng đội Phiên chồng giữ chức chủ nhiệm tổng bộ Việt Minh tỉnh; vợ chức chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh đều bị qui địa chủ có nợ máu. Vợ bị đưa về xét xử và bắn chết ở sân đồn điền đốc Lương. Chồng tự tử trong nhà giam. Chánh tổng Phong Vực có hai con trai đi quân đội; một người là đại đội trưởng thuộc Trung đoàn Lao-Hà-Yên, hy sinh ở mặt trận Thượng Lào; một người nữa ở quân giới cũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ chuyển vũ khí. Vợ chánh tổng Phong Vực là Hội trưởng mẹ chiến sỹ trong xã, đã quyên góp và tổ chức mang bao nhiêu là áo trấn thủ ủng hộ quân đội. Hai vợ chồng đều đứng đàu sổ cả xã về góp lúa gạo cho các chiến dịch biên giới và chiến dịch Điện-biên-phủ. Một con gái đi dân công bị bom na-pan vừa mù cả hai mắt, vừa bỏng nặng; còn con dâu thứ hai bị bom cụt chân. Ấy vậy mà cả hai vợ chồng đều bị tử hình vì cái tội là cường hào, ác bá có nợ máu với nhân dân (?) và là phần tử có cảm tình với Việt-Nam Quốc Dân Đảng vì sau năm 1945 đã treo ảnh nhà ái quốc Nguyễn Thái Học ngang với ảnh Hồ chí Minh!

Toàn bộ chức sắc chính quyền xã bị đào thải, nhà cửa bị tịch thu chia cho ... người nghèo là bần cố công! Hầu hết bị đưa đi "cải tạo lao động" ở trại giam tỉnh Hà-giang hoặc Tuyên-quang.

Chính quyền mới được thành lập, chi bộ mới của đảng lao động cũng ra mắt xã. Thầy bói hô danh nổi tiếng của Hà-Nội xưa là cụ Ất chắc cũng không thể nào đoán được rằng chủ tịch xã là thẽm Thảo kiêm chi ủy viên của đảng Lao động ở xã; bí thư chi bộ kiêm trưởng công an xã, kiêm chính trị viên du kích là ký Khui, tức ký Xu; còn bố cu Cống là chi ủy viên kiêm chủ tịch Mặt Trận Liên Việt của xã và phụ trách công tác tuyên huấn luôn.

Ngôi nhà của chánh tổng Vực biến thành trụ sở Ủy ban kháng chiến hành chính xã. Bộ ba Thảo, Khui, Cống được chia ba ngôi nhà khang trang nhất xã. Hôm "lãnh đạo" mới của đảng Lao động, chính quyền và mặt trận xã ra mắt nhân dân, Thảo, Khui, Cống đều ngượng nghịu trong bộ quần áo đại cán màu vàng nhạt. Thảo và Khui còn đeo thêm cặp kính lão tịch thu của "địa chủ bị nhức mắt vì không đúng độ số nên chốc lại phải bỏ kính ra lau nước mắt. Cống cắt lại tóc kiểu nồi đất úp, vai đeo xa-cốt màu đen, một bên hông có chiếc đèn pin hiệu Hồng Kỳ của Tàu lục địa, lòng thòng dây dù, một bên đeo bao da súng lục. Nhân dân theo đội trống ếch của thiếu nhi, rước ảnh Hồ chí Minh, Mao trạch Đông, Lê-nin và Xta-lin tuần hành quanh xã hô đủ loại khẩu hiệu rồi tập hợp ở rừng Cấm. Lễ đài là tiền sảnh của ngôi đền thờ Thành hoàng, đỏ chóe các khẩu hiệu, biểu ngữ, các cờ đỏ sao vàng của Việt Minh, cờ búa liềm của Nga-xô và cờ Trung cộng. Phía trong của đền là ảnh của Lê-nin, Xta-lin, Mao trạch Đông và Hồ chí Minh.

Hoàn thành việc cải tổ bộ máy đảng, chính quyền, mặt trận và ban chỉ huy du kích và công an, xã đi vào giai đoạn đầu của kế hoạch hợp tác hóa nông nghiệp. Nghĩa là trong cải cách ruộng đất, trâu bò, nhà cửa, ruộng rẫy của những người bị qui chụp là địa chủ, cường hào, phản động v.v... đều bị tịch thu chia cho bần cố nông thì nay tất cả bị tịch thu hồi lại dưới hình thức góp vào hợp tác xã. Để cho dễ hiểu là nạp lại toàn bộ tài sản đó cho đảng Lao động (tức cộng sản) và bần cố nông lại trở lại thân phận làm công và ở đợ cho "đảng" có khác là trong danh xưng rất kêu: "Xã viên hợp tác xã"!!! Nắm bộ máy tổ chức của đảng lao động ở xã, bộ ba Thảo, Khui, Cống trở thành ban quản lý cái "đồn điền Phong Vực" (tức xã Vạn Thắng) này cho ông chủ thực sự của đồn điền đang ngự trong dinh Toàn quyền Đông dương (cũ) ở Hà -Nội; hệt như vợ chồng Đội Phiên đã từng là quản lý đồn điền cho ông đốc Lương, có phòng mạch và bịnh viện tư ở Nam Vang vậy.

Là đại diện cho đảng Lao động quản lý mọi mặt của xã, Thảo, Khui, Cống thường họp nhau vừa là ăn nhậu vừa là bày mưu tính kế làm vừa lòng cấp trên, vừa có lợi cho bản thân và gia đình. Trong một bữa rượu thịt vào lời ra, Thảo nói: "
Chỉ có ba chúng mình đây với nhau, thú thật với các đồng chí là Thành hoàng làng ta thiêng thật, lậy Ngài mớ bái"
Cống ngẩn người ra suy nghĩ câu nói của Thảo thì Khui đã ề à: 

"Đồng chí Thảo nói có lý. Chúng mình ba thằng vẫn đều đặn lén cúng Ngài tất cả mọi lần chúng mình ăn trộm trong xã thoát hiểm. Còn bọn hào lý, đàn anh trong làng thì sau 1945 chúng theo đời sống mới bỏ tế lễ Ngài luôn".
Cống ngước đôi mắt có cặp chân mày cúp xuống và giọng khào khào: 

"Vậy là Ngài phù hộ cho chúng mình và trừng phạt bọn chúng?"
Thảo và Khui cùng gật đầu.

Đêm hôm đó, đúng là kiểu "ba anh thợ da bằng Gia Cát Lượng". Thảo, Khui và Cóng có sáng kiến là vẫn bí mật thờ Thành hoàng cũ của tổng Phong Vực mà vẫn che được mắt cấp trên và nhân dân trong xã. Chúng lấy lý do Rừng Cấm với ngôi đền thờ Thành hoàng là địa điểm chỉ huy của đội cải cách ruộng đất, làm nên cuộc cách mạng nông thôn long trời lỡ đất. Cũng tại ngôi đền mà chi bộ mới của đảng lao động ra đời. Cho nên, "lãnh đạo" xã quyết định biến Rừng Cấm thành di tích cách mạng và ngôi đền thành Nhà truyền thống của xã. Thế là ngôi đền được sửa sang sạch và đẹp có phần hơn xưa. Chỉ khác ở chỗ là trên bàn thờ chỗ đặt bái vị của Thành hoàng, phía trước bài vị là bức ảnh Hồ chí Minh lồng khung nhũ vàng. Trên cao là ảnh Mác, Ăng-ghen và Lê-nin và hai bên là ảnh Mao trạch Đông và Xta-lin. Xung quanh tường là ảnh Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp và Hoàng quốc Việt. Bàn thờ lúc nào cũng có hoa tươi, nhang nến. Những lần tiếp cấp trên về, hoặc họp hành có ăn nhậu đều có một cỗ thịnh soạn để trên bàn thờ. Tất nhiên, người đứng cúi đầu trước ảnh Hồ chí Minh đâu hiểu rằng bộ ba Thảo, Khui và Cống cũng cúi đầu như họ nhưng bọn chúng thầm khấn cả Thành hoàng lẫn Hồ chí Minh.

Người biết nhiều chuyện cổ của Tàu là Khui, bảo riêng với Thảo và Cống:
"Chúng ta có ngày nay là nhờ Thành hoàng phù hộ và Bác Hồ ban ơn. Khi bác Hồ trăm tuổi thì bác sẽ là đồng Thành hoàng làng ta vậy, và cũng là Thành hoàng của cả miền Bắc này nữa. Lạy Ngài và lạy bác mớ bái."

Chẳng biết có phải nhờ Thành hoàng nguyên là tên cướp và hiếp dâm phù hộ không mà cả ba Thảo, Khui và Cống đều lên như diều. Dần dà cả bộ ba đều được đều về trung ương. Thảo chuyển qua quân đội, năm 1976 đã đeo lon thiếu tướng và là ủy viên dự khuyết trung ương đảng cộng sản trong khóa 6. Thằng cu Xu ra đời nhờ lần ký Khui "hiếp" cô Mập trong đêm tế Thành hoàng, lớn lên được qua Mạc-tư-khoa học, đậu phó tiến sỹ triết học Mác-Lê, trở thành giáo sư trường Nguyễn ái Quốc. Bố cu Cống thì vượt ngưỡng, vọt lên tới bí thư ban chấp hành trung ương. Cả ba đều đặn viếng lăng Hồ chí Minh cũng như thăm Nhà truyền thống của xã Vạn Thắng, tức ngôi đền, thờ Thành hoàng của tổng Phong Vực cũ, mà mục đích chính là cầu xin Thành hoàng Khởi (Khỉ) phù hộ cho được phú quý lâu dài.

Dân trong xã quên tế lễ Thành hoàng nên ngày càng cùng cực. Đi lính chết cũng nhiều, buôn lậu, trộm cắp, bất mãn với chế độ bị đi tù cải tạo cũng nhiều. Số khác thì được qua Si-bê-ri lạnh buốt để làm nghĩa vụ hợp tác lao động.

Chuyện Trời, Đất thật là khó lường.

Việt Thường

Chú thích:

(1) Tiếng địa phương có nghĩa là "dòng suối"

(2) Có con gái đầu lòng, đệm chữ "thẽm" trước tên.
(3) Có con trai đều lòng, đệm chữ "bố cu" trước tên.
(4) Người được đội cải cách ruộng hợp tác làm việc đấu tố.



Phụ Nữ Việt Nam
Dưới Sự Thống Trị Của Việt Gian Cộng Sản
(Bài 15)

VIỆT THƯỜNG
Hàng năm, cứ đến ngày 8-3, chính quyền CSVN lại tổ chức “ngày hội” của phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam được đề cao trong thơ, văn, ca nhạc, điện ảnh... chính thống. Các giới chức cộng sản có thẩm quyền, từ ông Hồ Chí Minh đến Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh và nay là Đỗ Mười, đều có bài viết về vai trò quan trọng của phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Bởi vì lý luận kinh điển của chủ nghĩa cộng sản là chừng nào phụ nữ chưa được giải phóng (khỏi công việc gia đình) và chưa được quyền bình đẳng về chính trị với nam giới - tức quyền bầu cử và ứng cử, thì cách mạng vô sản dù có nắm được chính quyền cũng mới chỉ là thành công một phần mà thôị Tiếc thay, cái lý thuyết nghe đầy “nhân ái” như vậy nên đã lừa được không chỉ những người nghèo khổ, những phụ nữ đã từng là trung tâm cấu trúc gia đình mà ngay những trí thức, học giả uyên bác cũng bị lóa mắt. Thực tiễn của Việt Nam hiện nay đã cho thấy rằng người cộng sản hoặc đứng trên lập trường của người cộng sản thì trong mọi lĩnh vực của xã hội đều được giải quyết giữa lý luận và thực hành hoàn toàn trái ngược nhaụ Cứ xét năm mục tiêu mà ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta đề ra cho nhân dân và đất nước Việt Nam thì thấy :

1) Gọi là một nước Việt Nam dân chủ nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh chưa bao giờ nhân dân Việt Nam lại bị thống trị một cách độc tài, khát máu như dưới chế độ Hồ Chí Minh và những người thừa kế; ghê tởm hơn cả thời Minh thuộc và Pháp thuộc;

2) Gọi là cộng hòa nhưng thực tế ông Hồ Chí Minh và những kẻ thừa kế còn “vua hơn cả vua”;

3) Gọi là tự do nhưng thực tế người dân bị tước trọn vẹn mọi quyền tự do như tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, tự do lập hội v.v... mà ngay thời thực dân Pháp thống trị cũng không đến nỗi như vậy;

4) Gọi là độc lập nhưng thực tế cho thấy Việt Nam dưới sự thống trị của ông Hồ Chí Minh và những người thừa kế hoàn toàn bị lệ thuộc nước ngoài về mọi mặt, từ chính trị, ngoại giao, thương mại cho đến văn hóa tư tuởng. Ngay về đất đai, cũng chính quyền Hồ Chí Minh đã ký giấy nhượng các quần đảo Trường Sa cho Trung Cộng. Những điều khoản trong hiệp ước “hòa bình và hữu nghị” với Nga sô còn ràng buộc Việt Nam với Nga sô một cách ô nhục rất nhiều so với hiệp ước Patenôte mà vua nhà Nguyễn đã ký với thực dân Pháp;

5) Còn về hạnh phúc ư ? Năm 1945, khi ông Hồ Chí Minh nắm quyền thì dân số Việt Nam là 18 triệu dân. Hơn 40 năm cầm quyền và phát động chiến tranh, ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta đã làm chết khoảng 2 triệu 1 người, mất tích gần 300 ngàn người, thương tật các loại gần 5 triệụ Thuế và sưu dịch (núp dưới tên lao động xã hội chủ nghĩa và thanh niên xung phong) còn hơn thời Pháp thuộc. Miền Bắc Việt Nam thiếu ăn và chết đói thường trực mà ngay vựa lúa miền Nam, người dân cũng bị đói, như huyện Duyên Hải thuộc Sàigòn cũng cần cứu đói thường xuyên cho hàng trăm hộ; ở các thành phố lớn như Sài-gòn, Hà-nội, Hải-phòng v.v... nhiều gia đình công nhân, viên chức vẫn ngày bữa cơm, bữa cháọ Lịch sử Việt Nam dưới chế độ phong kiến, sau mỗi cuộc chiến tranh cứu nước, nông dân được “tha thuế” 3 năm, có nơi còn hơn thế. Nhưng dưới chế độ Hồ Chí Minh, chiến tranh kết thúc hơn 15 năm mà nông dân chỉ được “hứa lèo” tha thuế một năm!!! Ấy vậy mà bộ máy tuyên truyền của chính quyền cộng sản Việt Nam ra sức tô vẽ cho việc tha thuế đó như là nét đặc trưng của chế độ cộng sản, như là “tư tưởng” lấy dân làm gốc của ông Hổ Chí Minh ! (?) Cho nên, thử xét lại cái mà ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta tự hào rằng đã giải phóng cho thân phận người phụ nữ Việt Nam, rằng đã cho phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng trong mọi sinh hoạt xã hội, thực chất là cái gì ?

Tư bản được tăng gấp đôi

Chế độ xã hội chủ nghĩa (hay cộng sản) là một chế độ độc đảng trị, lấy đấu tranh giai cấp, xóa bỏ bất công xã hội làm bình phong; lấy đàn áp, khủng bố làm phương tiện để gò ép quần chúng dưới sự thống trị của một dúm nhân vật chóp bu của đảng cộng sản; dùng các hội đoàn để quản lý quần chúng nhân dân. Cho nên khái niệm “dân chủ” và “tự do” hoàn toàn xa lạ trong xã hội xã hội chủ nghĩạ Bởi vì ngay nội bộ đảng cầm quyền - tức đảng cộng sản - cũng không hề có dân chủ và tự dọ Từ việc bầu ra các cấp uỷ cho đến việc định ra đường lối chính sách và chỉ đạo thực hiện các chính sách ấy hoàn toàn nằm trong tay của các uỷ viên bộ chính trị có thực quyền - thường là kiêm thêm uỷ viên ban bí thự Tất cả nhân sự còn lại, kể cả uỷ viên ban bí thư cho đến dự khuyết trung ương chỉ là những kẻ thừa hành có quyền hạn ở các mức độ khác nhau tùy theo quan hệ “thân tình” với các uỷ viên bộ chính trị có thực quyền. Ngay cả một vài nhân vật tuy đã được vào bộ chính trị nhưng cũng chỉ là cái bóng, cái tay nối dài của các uỷ viên bộ chính trị có thực quyền và vẫn có thể bị quăng sọt rác nếu chót quên thân phận (như trường hợp Trần Xuân Bách...). Một thí dụ điển hình về hình ảnh “dân chủ” và “tự do” của nội bộ đảng CSVN là kỳ đại hội đảng lần thứ 4 (có ông Gorbachev của Nga-sô tham dự), các đại biểu được cho học tập để bầu ban chấp hành trung ương và phải bầu thử. Bầu thử đến lần thứ hai vẫn chưa vừa ý “lãnh đạo” nên Lê Đức Thọ (trưởng ban tổ chức trung ương) và Trần Quốc Hoàn (bộ trưởng công an) phải đến từng tổ hăm dọa là “ghi âm” các đại biểu khi phát biểu và lưu các phiếu bầu chuyển cho Ban bảo vệ đảng xem xét. Cho nên lần bầu thử thứ ba đã khớp với ý kiến chỉ đạo của “trên” nghĩa là Lê Duẩn được cao phiếu nhất để từ bí thư thứ nhất chuyển danh xưng thành Tổng bí thư, hoàn toàn thắng thế phe Trường Chinh. Hai triệu đảng viên cộng sản chỉ được phép bầu (có chỉ đạo) ra hơn một ngàn đại biểu đi dự đại hội đảng - cơ quan quyền lực cao nhất của đảng (như ghi trong điều lệ), mà còn không được hưởng cái quyền “tự do” và “dân chủ” chỉ trong gần một tuần lễ đại hội thì hỏi rằng làm sao quần chúng nhân dân Việt Nam (ngay cả công nhân và cốt cán lẫn đảng viên thường) lại được phép biết đến “tự do” và “dân chủ” trong cuộc đời mình, dưới sự thống trị của một dúm đảng viên chóp bu cầm quyền !!!

Phụ nữ Việt Nam nằm trong phạm trù “quần chúng nhân dân Việt Nam” nên đương nhiên cũng không thể biết được mùi vị của các khái niệm “tự do” và “dân chủ” chừng nào nước Việt Nam còn bị CS thống trị. Bởi lý thuyết kinh điển của CS coi “con người là tư bản quý nhất” (Lõhomme est le capital le plus précieux), nghĩa là so với các thứ khác như ruộng đất, trâu bò v.v... Còn Hồ Chí Minh giải thích thêm cho đệ tử rằng :”Nhân dân là vô tận”. Chính vì con người là “tư bản quý nhất”, vì đó là nguồn gốc sinh ra mọi loại tư bản khác, mọi giá trị khác cho nên người phụ nữ Việt Nam được ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta lôi ra khỏi vị trí “nội tướng” trong gia đình và được ban cho quyền bình đẳng như nam giới, nghĩa là làm cái việc như hiến pháp của nhà nước công sản ghi rằng :”Có nghĩa vụ và quyền lợi lao động”. Trong chế độ cộng sản, dù có tô màu bằng mọi uyển ngữ thì thực tế cho thấy thân phận người dân chỉ là “nô lệ” của tập đoàn cộng sản chóp bu cầm quyền. Mọi người chỉ được phép ước mơ và thực hiện cho sự hy sinh vì sự nghiệp của đảng và “bác” - tức một dúm chóp bu cầm quyền và Hồ Chí Minh, chứ không được phép bàn bạc việc nước, được ước mơ ngồi vào vị trí cầm lái con tàu tổ quốc, được xây dựng hạnh phúc cho đồng bào của mình, cho gia đình của mình và cho bản thân mình. Cho nên thực chất của cái mà Hồ Chí Minh và đảng của ông ta gọi là giải phóng phụ nữ chính là tước đoạt quyền xây dựng hạnh phúc gia đình và cá nhân của người phụ nữ, đưa lực lượng phụ nữ - chiếm ít ra là một nửa dân số - vào phạm trù “tư bản quý nhất” để tăng “tư bản quý nhất” đó lên gấp đôi một cách “nhẹ nhàng”. Như thế là chỉ cần một chữ ký ban bố sắc lệnh “giải phóng phụ nữ” và thi hành “luật hôn nhân và gia đình”, Hồ Chí Minh và các đệ tử đã nhân đôi được lực lượng có “nghĩa vụ và quyền lợi lao động” để “xây dựng và hoàn thiện chủ nghĩa xã hội”, nghĩa là Xây dựng và hoàn thiện lối hưởng thụ vương giả cho Hồ Chí Minh và đồng bọn (như xây lăng cho cả cha con Hồ Chí Minh; như bắt dân lục tỉnh đi lao động nghĩa vụ đào đất lấp sông xây biệt thự cho Lê Duẩn ở An Phú, Thủ Đức...). Còn một vấn đề nữa là cộng sản và chiến tranh như bóng với hình. Bởi chiến tranh là sức sống của cộng sản. Làm chiến tranh để cướp chính quyền, để củng cố chính quyền, để mở rộng bờ cõi thống trị. Cho nên lôi lực lượng phụ nữ ra khỏi tổ ấm gia đình, ra khỏi chức năng người mẹ, người vợ để trở thành lực lượng chủ yếu trong sản xuất và phục vụ sản xuất - tức là cấu thành nền tảng cho cuộc sống hưởng thụ của tập đoàn cộng sản cầm quyền - còn nam giới sẽ được xử dụng chủ yếu cho mục đích chiến tranh bành trướng, núp dưới cái tên mỹ miều là “cách mạng vô sản toàn thế giới”.

Phụ nữ tham chính

“Cơ cấu thành phần” là khái niệm về tổ chức, một quái thai “dân chủ” do chế độ xã hội chủ nghĩa (hay cộng sản) đẻ rạ Nghĩa là từ bộ máy của đảng (cộng sản) cho đến quốc hội (bù nhìn), chính phủ, các đoàn thể và thậm chí đến cả đoàn chủ tịch các hội nghị (kể cả cấp tổ!), các cuộc mít tinh v.v... thì về nhân sự phải đủ các thành phần nam, nữ, già, trẻ, người sắc tộc, quân sự, dân sự, công nhân, nông dân v.v... Nói theo ngôn từ của cán bộ tổ chức (cộng sản) là phải “đủ mâm đủ bát”. Trò hề này là sáng kiến của ông Hồ Chí Minh nhằm “cụ thể hóa” cái gọi là “sự đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân xung quanh đảng (cộng sản) và bác (Hồ)”! Và, phụ nữ bao giờ cũng được ông Hồ Chí Minh và những kẻ kế thừa ông ta quan tâm cho “ngồi cạnh”, cho “chụp ảnh chung” - biểu hiệu cho việc “giải phóng” và “được bình đẳng” của phụ nữ !(?) Đó cũng là sự cụ thể hóa cái gọi là “dân chủ tập trung” của chế độ xã hội chủ nghĩa của ông Hồ Chí Minh và những kẻ kế thừa ông tạ Người phụ nữ trong chế độ Hồ Chí Minh vì đã được “giải phóng” và được “bình đẳng” nên đương nhiên có đại biểu của giới mình tham chính, có đại biểu của mình trong cơ quan lãnh đạo của các đoàn thể được đặt tên là “đoàn thể quần chúng”. Điểm qua những nhân vật được cho nổi lên, ta thấy có :
-Nguyễn Thị Thập,
-Hà Thị Quế,
-Đinh Thị Cẩn,
-Trương Thị Mỹ,
-Nguyễn Thị Định,
-Nguyễn Thị Bình,
-Nguyễn Thị Hằng,
-Hồ Thị Bi,
-Nguyễn Thị Chiên,
-Cù Thị Hậu,
-Lê Thu Trà,
-Kim Hạnh...
Nếu tìm hiểu nguyên nhân sự nổi lên của những người đó thì thật là... buồn cho chị em phụ nữ. Bởi vì, không thiếu gì người vừa có lòng yêu nước vừa có trí thức nhưng chỉ được dùng có tính chất đối phó với thời cuộc, một thứ bù nhìn trong sân khấu “dân chủ, hòa hợp, hòa giải”. Đó là trường hợp của các bà như
-Trịnh Thục Viên, uỷ viên ban thường vụ của quốc hội khóa I;
-Phan Thị An (nguyên hiệu trưởng trường nữ học Hoài Đức, Hà-nội từ trước 1945) phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam;
-bác sỹ Vũ Thị Chín, phó chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ;
-bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, phó chủ tịch quốc hội (khóa 8);
các anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên, Hồ Thị Bi v.v... thì được dùng làm cái mồi “vinh hoa rởm” để lừa chị em cố mà hy sinh thật nhiều cho “đảng và bác”. Còn lại, số có quyền thực sự ở các mức độ khác nhau là ai ?
-Đó là Hà Thị Quế, uỷ viên trung ương đảng từ khóa 3, từng giữ các chức phó ban kiểm tra trung ương đảng, phó ban tổ chức trung ương đảng, hội trưởng hội liên hiệp phụ nữ xuất thân từ du kích Yên Thế, từng là giao liên đặc biệt và bộ hạ thân tín của Trường Chinh.
-Đó là Đinh Thị Cẩn, uỷ viên dự khuyết trung ương đảng khóa 3, đã giữ các chức thứ trưởng thứ nhất kiêm bí thư đảng đoàn bộ y tế (thời kỳ bác sỹ Phạm Ngọc Thạch làm bộ trưởng) rồi phó chủ nhiệm phụ trách thường trực uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em, xuất thân là cấp dưỡng (tức đầu bếp) của ông Hồ Chí Minh.
-Đó là Trương Thị Mỹ, phó chủ tịch tổng công đoàn Việt Nam (thời kỳ Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch), xuất thân là cần vụ (tức hầu phòng) của ông Hồ Chí Minh.
-Đó là Lê Thu Trà, phó chủ nhiệm thường trực uỷ ban thiếu niên và nhi đồng, vợ thiếu tướng Lê Liêm, từng là chủ nhiệm tổng cục chính trị (trước Nguyễn Chí Thanh), có bồ đỡ đầu là Nguyễn Côn, bí thư trung ương đảng kiêm phó thủ tướng (thời kỳ Phạm Văn Đồng làm thủ tướng).
-Đó là Nguyễn Thị Định, nhờ cặp bồ với trung tướng Trần Độ mà được thoát ra ẩn số, đẩy lên chức phó tư lệnh lực lượng vũ trang miền Nam (của CS trước 1975), được cho làm uỷ viên trung ương đảng từ khóa 4 và thay Hà Thị Quế trong chức chủ tịch hội phụ nữ.
-Đó là Nguyễn Thị Bình, vợ lẽ của một đốc phủ sứ, ngán cảnh “kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” nên được Nguyễn Thị Thập giác ngộ theo cộng sản, bỏ chồng có cưới xin lấy một đệ tử của Nguyễn Thị Thập và từ đó - nhờ có học - trở thành thư ký riêng của Nguyễn Thị Thập (chủ tịch đầu tiên của hội phụ nữ, luôn cặp bồ với ông Hồ và được ông ta cho chức uỷ viên trung ương đảng từ khóa 2); được bà Thập giới thiệu sang giữ chức vụ phó vụ lễ tân bộ ngoại giaọ Nhờ ở vị trí này bà Bình được bộ trưởng ngoại giao lúc đó là Xuân Thủy, bí thư trung ương đảng, để mắt tới, nên khi Xuân Thủy sang hội đàm Paris đã “lôi” bà Bình đặt vào cái ghế bộ trưởng ngoại giao của Mặt Trận Giải Phóng, đá Trần Bửu Kiếm về vườn, để được gần nhau bàn việc “thơ văn” và việc... nước. Từ đó bà Bình được lên như diều và nay là phó chủ tịch Hội đồng nhà nước! (mặc dù nhà xuất bản quân đội cộng sản có cho in một cuốn sách phơi bày toàn bộ mánh khóe và sự sa lầy của bà Bình trong mánh mung, tham nhũng khi giữ ghế bộ trưởng bộ giáo dục).
-Đó là Nguyễn Thị Hằng, xuất thân từ xã viên dệt chiếu ở hợp tác xã dệt chiếu cói thị xã Thanh Hóạ Đúng ngày máy bay Mỹ đánh phá thị xã Thanh Hóa, cô dân quân Nguyễn Thị Hằng bị thương ở ngực , cô dân quân Nguyễn Thị Tuyển mặc dù nhỏ yếu nhưng đã vác được những thùng đạn nặng hàng tạ tiếp tế cho pháo binh và được đơn vị pháo binh tuyên dương công trạng. Báo Tiền Phong (Hà-nội) nêu gương cô Nguyễn Thị Tuyển - Phóng viên ảnh của báo Tiền Phong là Mai Nam đi “thực tế” Thanh Hóa thấy cô Hằng cao đẹp, nét mặt như lai, cũng bị thương, chụp lên ảnh dễ “ăn khách” hơn nên đã chụp và đưa hình cô Hằng lên... các báọ Nhờ đó cô Hằng đã... lọt vào “mắt xanh” của bí thư trung ương đảng, phụ trách trưởng ban đối ngoại trung ương đảng, kiêm bộ trưởng, kiêm phó chủ tịch và tổng thư ký uỷ ban thường vụ quốc hội Xuân Thủỵ Thế là cô Hằng được ông Xuân Thủy đưa vào chức uỷ viên uỷ ban đối ngoại của quốc hội kiêm uỷ viên ban bí thư đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ Chí Minh; được Xuân Thủy đề cử vào danh sách ban chấp hành trung ương đảng khóa 4 (nhưng cô Hằng xin rút tên), được đưa sang giữ ghế thứ trưởng lao động và xã hội (thời kỳ này bị tố giác là buôn lậu thuốc lá ngoại) và khóa đại hội đảng kỳ 7 vừa xong được “trúng” uỷ viên trung ương đảng chính thức !!! Còn Kim Hạnh, cô sinh viên của trường đại học Sài-gòn nhờ chống quốc gia trốn vào bưng làm cấp dưỡng (tức đầu bếp) cho Mai Chí Thọ nên đã được giữ ghế tổng biên tập báo Tuổi Trẻ (Sài-gòn)! Nay thì Kim Hạnh mất chức vì cho đăng lại tin của báo Nhân Dân rằng ông Hồ Chí Minh từng có vợ (nghĩa là không phải trai tân như ông Hồ và đảng của ông ta tự hào), nhưng ở Việt Nam thì ai cũng biết đó là cái “cớ rẻ tiền” còn sự thực là phe Mai Chí Thọ lung lay thì loại tầm gửi như Kim Hạnh tất phải rụng.

Qua những dẫn chứng về “người thật việc thật” kể trên, có thể kết luận rằng số phụ nữ tham chính trong chế độ cộng sản ở Việt Nam từ trước đến nay, loại trừ một số bù nhìn chắp vá cho cái áo rách “dân chủ”, hầu hết là kẻ ăn người ở của vài viên chức công sản chóp bu hoặc là “nhân tình nhân ngãi” của những nhân vật cộng sản có thế lực.

Từ ông Hồ Chí Minh cho đến các đệ tử gần gũi của ông ta đều lớn tiếng kêu gào rằng trong chế độ cũ (phi xã hội chủ nghĩa), người phụ nữ là “đồ chơi”, là “đồ trang sức” cho đàn ông và giai cấp thống trị. Buồn thay, ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta đã “giải phóng” phụ nữ khỏi cái chế độ cũ ấy để bước vào chế độ Hồ Chí Minh với thân phận vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”.

Nữ nô lệ của thế kỷ 20

Ngày ban hành bộ luật “Hôn nhân và gia đình”, ông Hồ Chí Minh đắc ý tuyên bố rằng thể chế chính trị ở Việt Nam là tiến bộ nhất vì là nước đầu tiên ở khu vực Á-Phi đã xóa bỏ chế độ đa thệ Nhưng cũng chính ông Hồ Chí Minh đã giới thiệu (không qua bầu bán) Lê Duẩn thay ông ta giữ ghế bí thư thứ nhất của trung ương cộng đảng Việt Nam có lẽ vì... Lê Duẩn cùng lúc ba vợ. Cũng chính ông ta bổ nhiệm Lê Đức Thọ cùng lúc hai vợ, vào chức vụ trưởng ban tổ chức trung ương cộng đảng. Cũng chính ông ta đưa ra danh sách bộ chính trị trong đại hội đảng cộng khóa 3 (1960) những nhân vật có vợ lẽ hoặc bồ nhí như
-Phạm Hùng (2 vợ),
-Hoàng Văn Hoan (bồ nhí tên là Hoa, hiện ở Pháp);
những nhân vật trong ban bí thư như
-Tố Hữu (bồ nhí),
-Nguyễn Văn Trân (bồ nhí),
-Nguyễn Côn (bồ nhí),
-Văn Tiến Dũng (bồ nhí),
-Xuân Thủy (bồ nhí); chủ tịch tổng công đoàn, kiêm viện trưởng viện kiểm sát tối cao, kiêm chủ tịch đoàn chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc là Hoàng Quốc Việt (bồ nhí). Được phép bỏ vợ già lấy vợ trẻ như Trần Xuân Bách, Nguyễn Đức Lạc, Cù Huy Cận... Cho phép lấy thêm vợ lẽ như Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Hoàng Minh Giám... Phải chăng những đảng viên thân cận của ông Hồ vẫn được phép đa thê ? Và, thực sự trong con mắt của ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta, phụ nữ vẫn là “đồ chơi”... rẻ tiền nhất. Vì, ông ta cũng hay quất ngựa truy phong.

Sau khi được ăn hai cái bánh vẽ của ông Hồ Chí Minh là “được giải phóng” và “được bình đẳng”, người phụ nữ Việt nam bị khoác vào cổ một lô gông xiềng “3 đảm”, “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”.

Trong “3 đảm” có hai khoản là “đảm đang việc nước” và “đảm đang việc xã hội”, nghĩa là thay người đàn ông làm lính và nhận gánh nặng lao động sản xuất trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và kinh tế quốc phòng cũng như sức nặng của sưu dịch - tức một năm tự túc lương thực đi dân công 3 tháng hoặc gia nhập các đội thanh niên xung phong thường trực.

Người phụ nữ xưa kia làm nhiệm vụ thờ chồng, nuôi con, vun vén gia đình mình ở vị trí “nội tướng” thì nay được ông Hồ Chí Minh và đảng của ông ta cho làm cùng lúc vừa là lính vừa là nông hoặc công nhân, vừa là phu phen tạp dịch.

Không chỉ ở lãnh vực sản xuất mà ngay trong lãnh vực nghệ thuật, phụ nữ cũng được xử dụng như những nữ nô lệ của giới chức cầm quyền chóp bụ Các “cô văn công” tài sắc thường để mua vui cho “lãnh đạo” khi mệt mỏi, ốm đau và được dùng trong một số mưu đồ chính trị.
Thí dụ :
-nữ ca sỹ Khánh Vân được theo ông Hồ đi Ấn Độ chỉ vì nghe nói thủ tướng Nerhu và con gái là Indira Gandhi thích giọng ca của Khánh Vân. Xong việc, Khánh Vân đau ốm bị bịnh tâm thần cũng chẳng được chữa chạy và chết thật thảm khốc. Thúy Quỳnh (nay là giám đốc nhà hát nghệ thuật) là diễn viên múa, có chửa con so đã được năm tháng mà chỉ vì yêu cầu của Fidel Castro muốn có đoàn múa Việt nam (cộng sản) nhân quốc khánh Cuba nên chính quyền Hồ Chí Minh đã buộc Thúy Quỳnh phải “phá thai” và chỉ được nghỉ 10 ngày sau khi làm “đọa thai nhân tạo”, đã phải lên đường đi Cuba “phục vụ nước bạn”! Aí Loan (chị Aí Vân) một nghệ sỹ cải lương tài sắc, trước ngày cưới bị bắt đi vét bùn ở sông Tô Lịch do cống thành phố chảy ra nên bị chết vì uốn ván.
-Ca sỹ Tường Vi của đoàn văn công Tổng cục chính trị, người có giọng hát quyến rũ đã “được” anh chàng đại úy Koong-Le của Lào chết mê chết mệt. Mặc dù Tường Vi đã có chồng con, nhưng chính quyền cộng sản Hà-nội lúc đó cũng định “ghép đôi” để lợi dụng Koong-Lẹ May mắn sao đại úy một bước lên trung tướng Koong-Le bị ngã ngựa chính trị ! Nguyễn Thị Hằng (nay là ủy viên trung ương cộng đảng) được một đô đốc hải quân Nga-xô có “tình cảm đặc biệt” nên được bổ xung vào đoàn quân sự đi xin vũ khí về giết dân và đặc biệt là được “đi trước” và “về sau” đoàn.

Để chắp vá thêm cho tấm bình phong che đậy bộ mặt bán nước hại dân, ông Hồ Chí Minh đích thân viết thư mời bà Hoàng Thị Thế con gái cụ Đề Thám, ở Pháp về (1960). Sau khi chụp ảnh, quay phim, báo chí trong và ngoài nước đưa tin đã tới mức “quá đầy đủ” thì bà Hoàng Thị Thế bị đưa về “lưu đày” ở Bắc Giang. Cũng may chính quyền ở tỉnh và huyện hầu hết là binh lính hoặc con em binh lính cụ Đề Thám nên bà Thế không bị khó khăn lắm. Thế là ông Hồ cho lôi bà về Hà-nội, ở một phòng thuộc lầu 2 nhà tập thể trong ngõ Khâm Thiên, tháng tháng ra Mặt Trận Tổ Quốc lĩnh một số tiền vừa đủ khỏi chết đóị Bà Thế xin trở lại Pháp không được và đã chết già trong cô đơn và nghèo khổ.

Ngay “được” làm vợ của các “ông lớn” thì nhiều phụ nữ cũng vẫn chỉ như “con ở”; chẳng có chút bình đẳng nào trong quan hệ vợ chồng. Thí dụ như vợ chồng Trường Chinh, trong khi ông ta ngồi ăn cơm thì bà vợ mặc áo dài đứng hầu cơm. Hay như Lê Duẩn, bà vợ cả được cho qua “gánh việc nước” ở sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh (Trung cộng). Còn Xuân Thủy, ngự tọa trong tòa vi-la liền tường với trường Nguyễn Trãi (cũ) ở đường Lý Thường Kiệt, sang trọng tiếp các Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Hằng v.v... để bàn “việc nước” ở nhà trên; còn bà vợ già răng đen, ăn trầu thuốc, lấy ông ta từ khi Xuân Thủy còn thái dao cầu, tán thuốc bắc ở ga Đa Phúc thì... ăn ngủ ở nhà ngang, chỗ xưa chủ Tây cho bồi bếp và chị hai ở! Nữ ca sỹ Diệu Thúy, giọng hát trẻ đang lên, vừa tốt nghiệp trường đại học âm nhạc Hà-nội, trong chuyến đi Chili - thời kỳ A-gien-đê cầm quyền - với bí thư thứ nhất đoàn thanh niên lao động (cộng sản) Hồ Chí Minh là Vũ Quang, bị “ăn cơm trước kẻng” (tức ngủ trước khi cưới) khi ghé qua La Habana; về làm vợ Vũ Quang, không còn được

....

về làm vợ Vũ Quang, không còn được hát “phục vụ” nhân dân nữa mà ngày ngày cơm nước, giặt giũ và tưới nước cho những giỏ phong lan do các chi đoàn thanh niên trong quân đội và thanh niên xung phong ở Trường sơn gửi biếu. Bà vợ già của Trần Xuân Bách - là đảng viên “lão thành” - cùng hoạt động từ thời kỳ bí mật cho đến lúc bật mí, chồng làm chánh văn phòng trung ương đảng (cộng), chiếm một tòa vi-la đồ sộ tại Hà-nội, có kẻ hầu người hạ còn đông hơn của “tư sản mại bản”, lại có cả một cô “đầu bếp” mới 20 tuổi, đã tốt nghiệp trường trung cấp nấu ăn, phục vụ nhưng bà vợ già vẫn phải ở Nam Định làm “việc nước” và “xã hội”. Đùng một cái, từ bộ chính trị “phôn” về Nam Hà lệnh cho bí thư tỉnh uỷ là Lê Điền phải cho tòa án tỉnh xử ly hôn khẩn cấp cặp vợ chồng “vừa là đồng chí vừa là phu thê” ấy để ông Trần Xuân Bách kịp cưới cô đầu bếp 20 tuổi - bằng 1/3 tuổi của ông Bách - kẻo con biết bò vào dịp đầy năm cưới của mẹ.

Những thí dụ về “người thật việc thật” hay “con người mới xã hội chủ nghĩa” đó kể cả đời người cũng không hết. Trên đây tạm dẫn chứng như là nền của bức tranh của ngày hội được “giải phóng” và “bình đẳng” của phụ nữ Việt nam do “công ơn” ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ta ông đem lại.

Nhân dân là vô tận

Đầu đề trên là khẩu hiệu đầy “sáng tạo” của chính ông Hồ Chí Minh khi phát triển khái niệm kinh điển của chủ nghĩa cộng sản rằng “người là tư bản quí nhất”. Chính vì thế ông Hồ Chí Minh đã tung ra lệnh cho đảng của ông ta là “dù có phải đốt cháy Trường sơn” hay “tát cạn biển đông” - một dạng khác của tư bản (bình thường) thì cũng phải giải phóng (tức thôn tính) miền Nam Việt Nam (còn hàm ý cả Lào và Cam-bốt) để thu được “tư bản quí nhất” là “quần chúng nhân dân” trong đó bao gồm “quần chúng phụ nữ”. Biểu hiện thành chính sách cụ thể cái tư tưởng “tàn bạo, khát máu” đó của ông Hồ, trước năm 1975, phụ nữ ở cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam đều bị lợi dụng theo những phương thức khác nhau.

Ở miền Bắc, phụ nữ vừa là lính; vừa là lao động chính thay trâu cày bừa trên đồng ruộng, thay máy trong các công trường xí nghiệp; vừa là phu đi đắp đường, khẩn hoang, xây dựng các công trình phục vụ quân sự, hoặc có thời hạn - mỗi năm 3 tháng phải tự túc lương thực, hoặc phải thường trực - tức thanh niên xung phong. Người phụ nữ phải làm tất cả những việc nặng nhọc nhất, hoàn toàn không phù hợp với giới tính; bị bóc lột sức lao động tàn khốc dưới cái trò thi đua “làm thay cho đồng bào miền Nam”, làm thay cho anh “anh Trổi, chị Quyên” để phải lao động cả 3 ca/ngày và hoàn toàn không có ngày nghỉ trong suốt 3 tháng đi sưu như vậy trong mỗi năm. Còn nữ thanh niên xung phong ? Được nuôi cơm... độn, một năm 2 bộ quần áo, được đi phép 10 ngày/năm, được lương tháng đủ ăn... những 2 tô phở theo giá mậu dịch quốc doanh (nếu là nam giới thì chỉ đủ tiền một lần hớt tóc). Điều đáng nói là chị em phải lao động không kể giờ giấc, hoàn cảnh, địa hình, tình trạng sức khỏe. Nghĩa là ngày kinh nguyệt cũng phải lội sông, ngâm bùn, gánh nặng; ốm bệnh cũng phải lao động; lao động không kể ngày đêm : từ làm đường ở Trường Sơn cho đến phá bom nổ chậm; từ tải thương cho đến gánh vác súng đạn. Ấy thế mà trong thực tế người nào cũng phải làm đơn “xin hiến” 10 ngày phép năm cho “đảng” và “bác” cho đến khi “cách mạng thành công” và còn thi đua “mặc áo cũ không lãnh áo mới” để tiết kiệm tiền của vào việc “đánh Mỹ-Ngụy”! Mỗi tháng còn vài lần nhịn ăn lấy gạo “giúp đồng bào miền Nam ruột thịt” (vì như sách, truyện của đảng cho biết : miền Nam đói khổ đến nỗi lính Mỹ còn phải “cưỡi trực thăng đi cướp từng bao gạo” và nhà buôn thì trộn hạt ny-lông vào gạo để bán)!!! Bị chôn vùi cả tuổi trẻ trong rừng sâu, bị lừa đảo niềm tin, bị tước đoạt sức khỏe và hạnh phúc, bị làm “trò giải khuây” cho những người lính “sinh Bắc tử Nam” trên đường hành quân... nên hầu hết nữ thanh niên xung phong bị bệnh phụ khoa, bị rong kinh, bị sốt rét rừng, bị bệnh đường ruột, bị tâm thần... mà không được chữa chạy, bị... phá thai chôn gốc cây rừng v.v... Có ai thoát về làng thì cũng... quá lứa lỡ thì ! Ông Hồ Chí Minh kêu gọi thanh niên rằng :“Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” cũng như bài “Thanh niên xung phong ca” có câu :

“Bác Hồ dạy chúng ta
Không có việc gì khó
Đào núi và lấp biển
Quyết chí cũng làm nên”

Nhưng chỉ có “thơ ghế đá” mới nói đúng số phận của nữ thanh niên xung phong :

Em là thanh niên xung phong
Đắp đường, tải đạn, long đong tháng ngày
Đảng nuôi hai bữa một ngày
Cơm độn ba bát, muối đầy lòng tay
Aó quần hai bộ đổi thay
Một năm đi phép mười ngày... “có lương”
Cho nên chẳng có người thương
Xuân tình chợt gặp giữa đường với nhau
Nói ra bảo kể khổ đau
Thời gian thấm thoát bước mau về già
Sốt rừng da mái, mắt lòa
Đảng cho giải ngũ về nhà ăn rơm !
Tuổi xuân chôn chốn Trường sơn
Nhiều cô thai nạo vứt chân cây rừng
Về làng chân bước ngập ngừng
Tương lai mờ mịt, gối trùng, lưng cong
Biết khôn đã chót vào tròng !!!”

Hai chính sách nữa rất tàn bạo của ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta đối với phụ nữ miền Bắc Việt Nam (kể cả một số vùng trong Nam gọi là “vùng giải phóng”) là đem phụ nữ làm cái mồi câu, làm vật khen thưởng mua bán (nhất là phụ nữ ở nông thôn): một là tổ chức theo lối cưỡng bức để buộc nữ thanh niên lấy chồng là thương bệnh binh - nhất là những người lính bị tàn phế nặng - làm chồng mà còn phải làm đơn tình nguyện “lao động nuôi chồng” không nhận một thứ trợ cấp nào. Chính sách tàn bạo này đã là nguyên nhân của biết bao vụ “vợ đầu độc chồng” cho thoát nợ đời hoặc người vợ đành... tự tử chết mà không nhắm được mắt. Hai là tổ chức cưới cho những thanh niên bị bắt lính trước khi nhập ngũ vài ngày nhằm trút gánh nặng lao động bên gia đình người tân binh lên đầu người phụ nữ, nhằm lấp lỗ hổng trong luật nghĩa vụ quân sự về khoản “miễn đi lính cho những thanh niên là con một trong gia đình”. Chính quyền Hồ Chí Minh tổ chức lấy vợ cho thanh niên đến tuổi bắt lính và lý luận rằng “khi người thanh niên con một có vợ thì không còn là con một nữa vì vợ cũng là con trong gia đình nên không được miễn lính như luật nghĩa vụ quân sự qui định”!!! Còn nữa, đó là ràng buộc tình cảm người lính với “quê hương” để yên tâm đi chiến đấu cho “sự nghiệp của đảng và bác” vì cha mẹ đã có vợ “đảm đang” (khoản thứ ba trong đường lối “3 đảm” của phụ nữ), hệt như ngón võ “tập kết ra Bắc” của năm 1954. Người phụ nữ vừa kịp hưởng tuần trăng mật với chồng nay sống trong sự chờ đợi còn nhức nhối hơn Pénéllope chờ chồng sau cuộc chiến thành Troie, bị cột cho sợi dây “vợ bộ đội cụ Hồ” để trói vào guồng máy “lao động quên mình” vì nước vì chồng ! Chính nó là nguyên nhân đẻ ra bao chuyện “bi hài” của xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ Hồ Chí Minh, cứ tưởng “như đùa”. Một thí dụ : bệnh viện C (bệnh viện phụ sản đầu ngành của miền Bắc Việt Nam) ở Hà-nội được một bệnh nhân từ Hà Bắc chuyển tới. Bác sỹ Thìn phó giám đốc bệnh viện - đã sống từ chế độ Bảo Đại, không thể nào ngạc nhiên hơn được khi biết nguyên nhân bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng “chỗ kín” là do người chồng bệnh nhân, một tân binh lấy vợ được 3 ngày thì phải “ra trận”, vì quá ghen đã lấy kim chỉ khâu “chỗ ấy“ của vợ lại (chắc vì chưa biết đến loại “thắt lưng trinh tiết” của nước Nga xưa)!!!

Điều đáng lưu ý nữa là chính cái cảnh “chồng Nam vợ Bắc” khổ hơn cả vợ chồng ngâu (ít ra một năm được gặp nhau một lần) cộng với đời sống kinh tế khó khăn cùng cực và quyền sinh quyền sát của các cấp uỷ đảng nên chị em vắng chồng trở thành đàn gà con trước cấp uỷ đảng quạ. Nạn chửa hoang, phá thai từ nông thôn đến thành thị là chuyện “quá bình thường”. Người phụ nữ đi phá thai được “đảng và bác” bảo vệ tuyệt đối bí mật (như bí mật quốc phòng). Các cơ sở nạo thai chỉ biết nạo thai theo yêu cầu của người nạo, không cần một giấy giới thiệu nào, không được hỏi họ tên và “tác giả“ của thai nhi. Sáng vào nạo, chiều ra về, cứ như đi lao động “thông tấm”, hàng xóm có tọc mạch cũng đành chịu. Các bào thai nạo ra được chế biến thành thuốc bổ, nghe nói còn hơn “lợn hà nàm”. Đó cũng là nguồn “lấy thu bù chi” của cơ sở nạo thai, tất cả trực thuộc uỷ ban bảo vệ bà mẹ và trẻ em do chính ông thủ tướng Phạm Văn Đồng làm chủ nhiệm và bà Đinh Thị Cẩn, uỷ viên dự khuyết trung ương cộng đảng từ khóa 3, xuất thân là đầu bếp của ông Hồ Chí Minh, làm phó chủ nhiệm phụ trách thường trực. Thế là dưới chế độ Hồ Chí Minh, tục “người ăn thịt người” được khuyến khích như quốc sách và phụ nữ ngoài chức năng là “đồ chơi”, là “đồ trang sức”, là “nô lệ” lại còn có nhiệm vụ “sản xuất” thêm “chất đạm” - tức thai nhi - cho xã hội !

Còn phụ nữ ở miền Nam thì sao ? Tất nhiên ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a đã triệt để lợi dụng thể chế chính trị ở miền Nam trước 1975 có lỏng lẻo và nhiều sơ hở, nghĩa là có việc độc tài độc diễn, có việc dân chủ quá trớn, cùng với sự “nhẹ dạ” và “lòng yêu nước” của phụ nữ để lập ra những đội quân “tóc dài”. Những chị Quyên (vợ anh Trổi mà nhà thơ cung đình Tố Hữu “lộn” tên làm thơ khi gọi là Trôi lúc gọi là Trổi !). chị Tạ Thị Kiều, Chị Trần Thị Lý v.v... được đề cao, đến mức Tố Hữu hạ bút vẽ tàu bay... giấy cho chị Lý :

“Em là cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi ?
Tóc của em hay là mây là suối?...”

Nhưng cũng chị Lý ấy sau 1975 về ở Đà-nẳng đến tận 1991 vẫn khổ như ăn mày vì bệnh tật, lương thấp, chồng cũng là thương binh. Đảng bận hưởng thụ quên đã đành, ngay chính nhà thơ kiêm chính trị và kinh tế gia (loại 3 xu) Tố Hữu cũng quên luôn sau khi lĩnh một đống tiền nhuận bút về bài thơ. Chỉ có chị Quyên, nhờ được vào “bưng” ở với “chú” Nguyễn Hữu Thọ và “chú“ Trần Bạch Đằng, nên được phóng viên báo Cứu Quốc (Hà-nội) là Thái Duy đi công tác B (tức xâm nhập miền Nam) đổi tên thành nhà văn giải phóng Trần Đình Vân, phỏng vấn viết một truyện ngắn “người thực việc thực” được đích thân Tố Hữu đặt tên truyện là “Sống như anh”, nên sau 1975, vào lúc anh Trổi được tạc tượng và được đặt tên cho đường phố Sài-gòn, chị Quyên được các chú kiếm cho một tấm chồng khác và được cho ngồi ghế giám đốc nhà hàng Vĩnh Lợi (đường Hàm Nghi, quận nhất, Sài-gòn). Đúng là có số “quý nhân phù trợ”, mệnh “giáp thọ giáp đằng”!

Còn số phận đội quân tóc dài ? Xin giành để bạn đọc tìm trong truyện ngắn “Tượng đài” của Hoàng Thiếu Phủ đăng trên tờ “Tuổi trẻ cười” hiện nay của Sài-gòn, rất đầy đủ.

Ngoài cái số đội quân tóc dài đó ra, phụ nữ miền Nam Việt Nam có chồng là sỹ quan, binh lính, nhân viên chính quyền Việt Nam Cộng Hòa v.v... bị lừa đi tù (học tập cải tạo) cũng bị đảng ma-phi-a của ông Hồ theo đúng sách của đảng trưởng để lợi dụng “triệt để”. Đó là đem chị em ra làm phần thưởng cho tù nhân. Tất cả các trại tù của cộng sản Việt Nam đều áp dụng chính sách rằng tù nhân nào “cải tạo tiến bộ” sẽ được phép “ngủ với vợ mình 24 giờ, 48 giờ hoặc hơn” - tùy theo mức độ tiến bộ hoặc số lượng tiền đút lót công an. Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ chỉ có cái đảng ma-phi-a của Hồ Chí Minh mới đủ vô liêm sỷ là đem vợ tù ra làm phần thưởng cho tù, chưa kể sự bẩn thỉu thú vật của lũ công an là chọc tường để rình xem vợ chồng tù ngủ với nhau để kháo thành chuyện cười của bọn chúng và trêu chọc người tù được ngủ với vợ của mình !..

Sau sự “đứt phim” năm 1975, miền Nam được “hoàn toàn giải phóng” nên phụ nữ miền Nam được đi vào vết xe đổ của phụ nữ miền Bắc, nghĩa là vừa là “đồ chơi” vừa là “đồ trang sức” vừa là “nô lệ”. Nam thanh niên cũng được vét vào lính để “giải phóng Cam-bốt”, để khi trở về hoặc “lê trên nạng gỗ” hoặc nằm trong bệnh viện “chờ” một chị em nào đó dại dột nghe lời đảng “cõng về làm chồng...hờ”, may mắn lắm thì được hỏa thiêu cho vào lọ sành đem về cho gia đình, hoặc thất nghiệp đi lang thang ngoài phố “chiêm ngưỡng” các anh chị hải quan, thủy thủ tàu viễn dương, công an các loại và con cái giới quan lại đỏ nhậu nhẹt và khoe bộ cánh hợp thời trang ! Và, phụ nữ lại gánh toàn bộ sức nặng của mọi loại hình sản xuất và phục vụ sản xuất của xã hội.

Con đường phụ nữ miền Nam phải đi sau lá cờ đỏ sao vàng hệt như phụ nữ miền Bắc trước đây, đã ai oán rằng :

“Chồng bị bắt lính phương xa
Mẹ cha cải tạo chết già rừng sâu
Ngày cày thay kiếp ngựa trâu
Đêm làm cái nệm để hầu quan viên :
- Đảng uỷ, chủ tịch ưu tiên
Trưởng công an xã tiếp liền theo sau
Ơn đảng, nghĩa bác dày sâu
Nhân dân thành đĩ, thành trâu hết đời
Thấu tình chăng, hỡi Đất, Trời ?”

Nhiều chị em, chồng bị lừa đi tù (cải tạo), đã phải chịu sự cưỡng ép bán thân cho quan lại đỏ để yên thân nuôi con và có thể đi thăm nuôi chồng, như trong vụ án Hai Hiệp ở Đồng Nai, hay như bà chủ tiệm phở “Thủy tiên” ở phố Tự Do (Đồng khởi) Sài-gòn với tên Ngọc, chủ tịch phường... Ngay một diễn viên điện ảnh nổi tiếng, từng bị ghép là nhân viên CIA của Mỹ, cũng đành đến nhà riêng “chú“ Cao Đăng Chiếm (thứ trưởng công an, phụ trách khu vực miền Nam) cho nên mới được “chú Chiếm” viết lá thư tay cầm ra Hà-nội gặp riêng “chú” Phạm Hùng (bộ trưởng công an), nhờ vậy cô diễn viên có cái phận “Thuý Kiều” đó mới được Hồ Tôn Hiến (của cộng sản chứ không phải của cụ Nguyễn Du) đặc cách cho thăm cả chồng sau và... chồng trước. Hơn thế, ông chồng sau còn được thả sớm hơn cả thượng sỹ canh cửa sân bay Tân Sơn Nhất và được... vào cả quốc hội làm đại biểu của dân (may thiệt).

Đau khổ của phụ nữ Việt Nam còn phải nhắc đến những người ra đi phải bỏ xác ngoài biển, phải chịu cảnh cưỡng hiếp của hải tặc, phải nằm chôn năm tháng trong các trại với bao nhục nhằn. Mà, tác giả những bất hạnh đó của phụ nữ vẫn là ông Hồ Chí Minh và cái đảng ma-phi-a của ông ta. Còn phải kể đến biết bao chị em bị bán làm nô lệ (dưới cái uyển ngữ “hợp tác lao động”) sang Nga, Trung Đông v.v... trong cảnh mang con bỏ chợ. Được sự “chỉ đạo” của đảng ma-phi-a tác giả các văn tự bán nô lệ đó chính là Trần Đình Hoan và Nguyễn Thị Hằng - cô bồ tỉnh Thanh của ông lang cách mạng Xuân Thủy. Cho nên đến đại hội đảng ma-phi-a lần 7, cả Hoan lẫn Hằng đều được là trung uỷ chính thức !

Phụ nữ với “mở cửa” và “đổi mới”

Năm 1986, vở hài kịch “mở cửa” và “đổi mới” được quảng cáo rùm beng. Những màn đầu tiên là các khách sạn, nhà hàng xưa kia bị đảng ma-phi-a đổi cho tên mới, nay lại “đổi mới” thành tên cũ, như ở Sài-gòn : Đồng Khởi trở lại Continental, Hữu Nghị trở lại Palace, 147 Đồng Khởi trở lại Brodard v.v... và, ngay đó là các cuộc thi đủ loại hoa hậu được tổ chức với sự đỡ đầu của thương nhân nước ngoài. Kinh doanh đĩ điếm là nét đặc trưng của ma-phi-a. Cho nên cái đảng ma-phi-a của ông Hồ Chí Minh cũng không ra ngoài qui luật của trò chơi ma-phi-a thông thường. Chỉ có điều nó được công khai hóa với “mở cửa” và “đổi mới”. Nếu xưa kia - trước 1975 - ở cảng Hải-phòng có những tổ chiêu đãi viên là nữ để phục vụ thủy thủ nước ngoài, kể cả thân xác, do cơ quan an ninh quản lý với lý do vừa thu ngoại tệ (dùng cho công tác gián điệp) vừa moi tin tình báo và tìm cộng sự viên (tức điệp viên) ở nước ngoài, thì nay lực lượng “chiêu đãi viên” nhiều gấp bội lần và công khai hóa, thí dụ như quán Lan Thành ở phố Nguyễn Thiệp, Sài-gòn (phố nối liền Đồng Khởi - Nguyễn Huệ). Nếu xưa kia ở khu họp hành và nghỉ ngơi của trung ương đảng cộng ma-phi-a gồm những căn nhà kiểu “cottage” của Anh trên dẻo Hồ Tây có những nữ thanh niên được chọn lọc để mua vui cho lãnh đạo đỡ “buốt đầu” thì nay ở ngành nào, bộ nào cũng có nhà khách ở Sài-gòn, Đà-lạt và người phụ trách nhà khách kiêm việc “kiếm gái” cho lãnh đạo. Nhiều nhân vật nổi lên từ nghề ma-cô quốc doanh này, điển hình là tay Trường, hiện là giám đốc Culturimex của Sài-gòn - cơ quan thuộc bộ văn hóa thông tin của nhạc sỹ cung đình Trần Hoàn (quan thầy của Trịnh Công Sơn).

Trong chính sách “mở cửa” và “đổi mới”, phụ nữ trở thành mặt hàng có thể nói là quan trọng của giới ma-phi-a cầm quyền. Chẳng có thế mà ngay giữa Sài-gòn, một cơ quan gọi là “tìm việc cho thanh niên” thuộc thành đoàn thanh niên do Lê Văn Nuôi làm bí thư, và do thành uỷ quản lý với Võ Trần Chí, uỷ viên bộ chính trị ma-phi-a, đứng đầu, đã công khai tuyển các nữ thanh niên và đánh lừa cho ra các khách sạn ven biển như Vũng-tàu “làm đĩ”. Giám đốc cái cơ sở ma-cô ma-phi-a quốc doanh đó là Nguyễn Anh Dũng. Sự bung ra làm kinh tế đĩ điếm lan sang đến cả các ngành như đường sắt, thư viện, tòa án, bệnh viện v.v... đều lấy mặt bằng làm nhà hàng và tuyển người đẹp, trẻ, nhẹ dạ để làm chiêu đãi viên (tức đĩ). Phụ nữ được từ Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười; Võ Văn Kiệt dùng làm mồi câu “Việt kiều yêu nước” và thương nhân nước ngoài. Nhiều “Việt kiều yêu nước” đã “áo gấm về làng” lấy vợ lẽ (vừa là lẽ vừa ít tuổi) ở quê hương để tỏ rõ lòng yêu nước mặn nồng. Chính quyền chắc nhớ đến trường hợp ông tổng bí thư quá cố Lê Duẩn, 3 vợ, nên không gây phiền hà gì cho các “Việt kiều yêu... đa thê”. Phải chăng những người cầm quyền nhớ câu “trai anh hùng năm thê, bảy thiếp” và “bác” Hồ đã phong cho nhân dân Việt Nam là anh hùng, nghĩa là “sấm” cho đệ tử phải dùng võ “phục hồi đa thê” để phục hồi kinh tế, củng cố chính quyền... độc đảng cộng sản ?

Nhiều “Việt kiều yêu nước” thăm quê hương trở ra hải ngoại không ngớt lời khen Hà-nội, Sài-gòn... thay đổi nhiều lắm ! Nhưng, thay đổi cái gì ? Bộ mặt các thành phố, thị xã ở Việt nam hiện nay nhiều màu sắc chói chang là nhờ lực lượng phụ nữ bị chính sách “mở cửa” và “đổi mới” của cộng sản lôi từ nông thôn ra để nhập vào đạo quân thần Bạch Mi, với áo quần hợp thời trang do... buôn lậu nhập vào, đã giết chết hàng nội địa. Số liệu công khai của chính quyền Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt dự đoán có khoảng 600 ngàn điếm ở Việt Nam, hiện nay. Con số đó còn rất xa với sự thật. Nó có thể xấp xỉ số lượng đảng viên của tổng bí thư Đỗ Mười hiện nay, nhưng có điều tốc độ phát triển của nó nhanh gấp rất nhiều lần tốc độ phát triển đảng (cộng sản), bởi nó được sự quan tâm của cả “ba giòng thác cách mạng” là đảng cộng sản Việt nam, thương nhân nước ngoài và Việt kiều “yêu nước”.

T h a y k ế t l u ậ n

Người dân miền Bắc Việt Nam đã thấy các trò hề về các ngày lễ từ trước 1975. Cho nên đã lưu hành trong dân thơ ghế đá về các ngày “hề” của cộng sản, rằng :

Nhớ ngày mùng 3 tháng 2
Liềm búa lễ đài máu đỏ mưa sa
Nhớ ngày mùng 8 tháng 3
Đàn ông đi lính, đàn bà đi phu
Nhớ ngày 26 tháng 4
Thanh niên chết trận hoặc tù quanh năm
Nhớ ngày mùng 1 tháng 5
Công nhân đào đất xây lăng “bác Hồ”
Hai mươi tháng 7 lập lờ
Thương binh, tử sĩ được tờ “vẻ vang”
Bước sang tháng 8 rõ ràng
Phất cờ khởi nghĩa, xóm làng mừng vui
Nào ngờ vận nước còn xui
Mùng 2 tháng 9 ngậm ngùi Việt Nam
Aí quốc lại hóa Việt gian
Chiến tranh huynh đệ tương tàn từ đây
Con côi, vợ góa, mẹ gầy
Rừng xanh tàn úa, máu đầy biển Đông...”

Chừng nào còn là chế độ cộng sản độc đảng trị thì nhân dân Việt nam, nhất là phụ nữ, không thể nào có tự do, hạnh phúc được. Cái gọi là “mở cửa” là mở cửa cho khách tìm hoa lạ và “đổi mới” là đổi mới đối tượng đi tàu bay giấy : khi chiến tranh thì nam thanh niên là những anh hùng “Phù đổng”, và bây giờ với “kinh tế thị trường” (có chỉ đạo) là đạo quân hàng triêu phụ nữ phấn son trong các vũ trường, khách sạn, nhà hàng.

Với Việt Nam lúc này có hai cách nhìn khác nhau : một của những người có ngoại tệ mạnh nhằm hưởng thụ “tứ khoái” và hai là của đại đa số nhân dân Việt Nam còn nghèo khổ, không có tự do, không có hạnh phúc. Caí thứ nhất nhìn từ ánh đèn vũ trường, bàn tiệc nhà hàng, qua đôi vai trần của người phụ nữ phải bán thân xác. Cái thứ hai nhìn qua những túp lều chắp vá, qua bãi rác, qua đồng ruộng bùn lầy, qua rừng hoang tàn, qua bờ hè v.v... Cho nên nghe một người “bàn” về chuyện Việt nam - dù người nước ngoài hay Việt kiều yêu nước hay cò mồi cơ hội hay bồi bút văn nô - đều dễ dàng nhận ra chỗ họ đứng để ngắm con tàu Việt nam.

Còn đại đa số nhân dân Việt Nam, những người dân đen bất hạnh bị thống trị bởi cái đảng ma-phi-a của ông Hồ Chí Minh thì vẫn sáng suốt thấy rằng :

Ông Anh, ông Kiệt, ông Mười
Dở khóc, dở cười biết chọn ông nao
Ông nào ông nảo ông nao
Một đồng một cốt làm sao bây giờ
“Cửa mở” ra phải giấy tờ
“Đổi mới” nhìn lại vẫn thờ mấy ông
Đèn cù cứ chạy lòng vòng
Dân chủ cái còng, tự do đói ăn
Hạnh phúc chú cuội cung trăng !!!
VIỆT THƯỜNG
Tháng 2-1993



 
 

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website