Bài 8: Website Chính Khí Việt LONG TRỌNG Tưởng Niệm Huý Nhật Lãnh Tụ Anh Minh Ngô Đình Diệm Lần Thứ 54
NẾU CÒN SỰ TỒN TẠI CỦA ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỚI TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CHẮC CHẮN KHÔNG BAO GIỜ CÓ NGÀY QUỐC HẬN 30 THÁNG 04, 1975.
Website Chính Khí Việt
LONG TRỌNG
Tưởng Niệm Huý Nhật Lãnh Tụ Anh Minh Ngô Đình Diệm Lần Thứ 54
Thư Trả Lời Anh DV HOÀNG
http://www.chinhkhiviet.net/2017/09/thu-tra-loi-anh-dv-hoang.html
https://www.facebook.com/josephluat.pham/posts/412400009162390
https://www.facebook.com/RFIvi/posts/2097293180296114
https://www.facebook.com/groups/chinhkhiviet/permalink/769681743235815/
https://www.facebook.com/groups/1731198680528933/permalink/1868938890088244/
(Thân Hữu facebook "THÍCH" Joseph Luat Pham)
https://www.facebook.com/DanOanVietNam/posts/911323399021760
https://www.facebook.com/DangDanChuViet/posts/1722140494748978
https://www.facebook.com/BaoSV/posts/1551747954881460
https://www.facebook.com/nguyhiemnhughetphandong/posts/1639795222731480
https://www.facebook.com/VietNamThongTanXa/posts/1175796635855321
10
https://www.facebook.com/kyniemcuatoi/posts/1670296083001756 (447 ngàn người)
https://www.facebook.com/amthucdoday/posts/1645646215507976 (720 ngàn người)
https://www.facebook.com/stts.tamtrang/posts/1369795196475919 (1 Triệu 700 Ngàn)
https://www.facebook.com/stronger.psmcg/posts/1691222060929712 (460 ngàn người)
https://www.facebook.com/kosaoemonma/posts/1645334612151523 (240 ngàn người)
https://www.facebook.com/emvandoianhve11/posts/1697499763633709 (213 ngàn người)
https://www.facebook.com/NgheThuatQuyenRu/posts/1543912568999965 (240 Ngàn người)
https://www.facebook.com/NgheThuatQuyenRu/posts/1543912568999965
https://www.facebook.com/hoibatchot/posts/2107191205973556 (79 ngàn người)
https://www.facebook.com/nhungcauchuyentinhcam/posts/750269881847123 (270 ngàn người)
20
https://www.facebook.com/josephluat.pham/posts/412400009162390
https://www.facebook.com/RFIvi/posts/2097293180296114
https://www.facebook.com/groups/chinhkhiviet/permalink/769681743235815/
https://www.facebook.com/groups/1731198680528933/permalink/1868938890088244/
(Thân Hữu facebook "THÍCH" Joseph Luat Pham)
https://www.facebook.com/DanOanVietNam/posts/911323399021760
https://www.facebook.com/DangDanChuViet/posts/1722140494748978
https://www.facebook.com/BaoSV/posts/1551747954881460
https://www.facebook.com/nguyhiemnhughetphandong/posts/1639795222731480
https://www.facebook.com/VietNamThongTanXa/posts/1175796635855321
10
https://www.facebook.com/kyniemcuatoi/posts/1670296083001756 (447 ngàn người)
https://www.facebook.com/amthucdoday/posts/1645646215507976 (720 ngàn người)
https://www.facebook.com/stts.tamtrang/posts/1369795196475919 (1 Triệu 700 Ngàn)
https://www.facebook.com/stronger.psmcg/posts/1691222060929712 (460 ngàn người)
https://www.facebook.com/kosaoemonma/posts/1645334612151523 (240 ngàn người)
https://www.facebook.com/emvandoianhve11/posts/1697499763633709 (213 ngàn người)
https://www.facebook.com/NgheThuatQuyenRu/posts/1543912568999965 (240 Ngàn người)
https://www.facebook.com/NgheThuatQuyenRu/posts/1543912568999965
https://www.facebook.com/hoibatchot/posts/2107191205973556 (79 ngàn người)
https://www.facebook.com/nhungcauchuyentinhcam/posts/750269881847123 (270 ngàn người)
20
Tôi đã đọc bài anh viết gởi cho tôi về chuyện anh cho rằng: “hơi nặng tay phang anh BP Đặng Văn Âu một cách oan uổng” (sic).
Trước hết tôi cần giúp anh khi đặt bút viết thì phải viết cho trung thực một chút, bởi vì tôi viết bài hẳn hoi để phê phán BP Đặng Văn Âu trên giấy trắng mực đen những điều BP Đặng Văn Âu viết ra. Và tôi đã chứng minh với những chứng cớ cụ thể mà ai ai cũng có thể tìm hiểu được dễ dàng.
Cho nên trong bài anh gởi cho tôi, THÌ CHÍNH ANH đã coi BP Đặng Văn Âu là cái gì, hay là con gì cho nên anh mới bịa ra câu chuyện là tôi PHANG ông BP Đặng Văn Âu hơi nặng tay và oan uổng.
Xin có những nhận xét sau đây về bài viết của anh gởi tôi:
1/ Khi anh khẳng định là BP Đặng Văn Âu bị oan uổng, thì có nghĩa anh đồng quan điểm với BP Đặng Văn Âu và mặc nhiên anh cho rằng bài viết của BP Đặng Văn Âu là ĐÚNG.
Vậy tại sao tôi đặt ra cho BP Đặng Văn Âu một số vấn đề thì anh lại chỉ nêu ra được hai điểm, còn những điểm khác sao lại đánh bài lờ để bảo vệ cho BP Đặng Văn Âu?
Đó là:
1/ Thành ngữ “thay ngựa giữa dòng”:
Tôi phải nói rằng, đầu óc của anh và BP Đặng Văn Âu đúng là cùng một giuộc. Bởi vì giữa người Việt Nam với nhau mà lại phải dùng tiếng Pháp, đấy có phải là óc VỌNG NGOẠI không?
Khi tôi phê phán BP Đặng Văn Âu sử dụng cụm chữ “thay ngựa giữa dòng” là vì tôi hiểu rất rõ toàn bộ ý kiến của BP Đặng Văn Âu. Ông ta, trước khi dùng cụm chữ “thay ngựa giữa dòng” thì đã viết trên giấy trắng mực đen rằng: “Sự kiện ông Diệm không đồng ý theo lề lối chiến tranh kiểu Mỹ mới phải bị người Mỹ dung biện pháp ‘thay ngựa giữa dòng’”. (sic)
Ngay trong câu anh tra cứu bằng tiếng Pháp thì anh có thấy rằng cụm chữ “thay ngựa giữa dòng” (sic) bao giờ cũng được sử dụng trong những trường hợp TIÊU CỰC. Thí dụ: trong một cuộc chiến như việc Đức Lý Thường Kiệt thay đổi vị trí chỉ huy cho các tướng lãnh dưới trướng, thì có bao giờ người ta lại gọi Đức Lý Thường Kiệt đã “thay ngựa giữa dòng” hay không? Không chỉ đối với lịch sử Việt Nam xa xưa, mà ngay thời Đệ Nhất VNCH, việc Tổng thống Anh Minh Ngô Đình Diệm thay đổi sự chỉ huy của các tướng lãnh ở cấp Quân Khu chẳng hạn, có ai nghe nói Tổng Thống Diệm “thay ngựa giữa dòng”, hoặc báo nào, người nào đã viết rằng TT Ngô Đình Diệm “thay ngựa giữa dòng” không?
Nếu anh DV Hoàng không hiểu nổi được chuyện này thì cũng chẳng có gì là lạ, vì tôi tin rằng anh là kẻ chính cống “da vàng mũi tẹt” lại phải đi sử dụng mấy câu tiếng Pháp, hy vọng rằng người ta sẽ nghĩ mình là học hành giỏi giang chăng!!!
2/ Cho rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm không thức thời:
Anh DV Hoàng hãy kể cho tôi nghe xem trong lịch sử Việt Nam từ 1930 cho đến giờ phút này đã có một người nào được như Tổng Thống Ngô Đình Diệm không???
Việc Cụ Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại của Triều Nguyễn năm 1933, đã được Cụ Phan Khôi lúc đó ca ngợi như thế nào, không biết anh có biết không??? (việc này nếu anh chưa biết, thành khẩn xin được chỉ dẫn tôi sẵn sàng cung cấp cho anh tài kiệu khả tín.)
Cụ Diệm khi sang Nhật đã nhanh chóng thấy rằng KHÔNG THỂ ĐI THEO Cường Để cứu nước được. Cho nên đến khi đại tội đồ Hồ Chí Minh trân trọng mời Cụ tham gia chính phủ, Cụ cũng từ chối. Cụ Diệm đã nhiều lần từ chối việc về nắm quyền tại Việt Nam. Cho đến khi vì lòng yêu nước và thấy thời cơ, dù rằng rất nhỏ bé nhưng Cụ đã nắm lấy chính cái thời cơ đó để trở về GIÚP NƯỚC. Trong một hoàn cảnh cực kỳ khó khăn có thể nói là độc nhất vô nhị trong lịch sử Việt Nam, thế mà Cụ đã dựng nên một nền ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HOÀ, VỚI NHỮNG KHẨU HIỆU HÀNH ĐỘNG VÀ KẾ SÁCH LÀM CHO ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HOÀ đã có UY TÍN ĐỐI VỚI QUỐC TẾ như thế nào, anh cố gắng tìm tài liệu mà đọc, cả tài liệu của Nước Ngoài lẫn Việt Nam với rất nhiều những hình ảnh cụ thể. Nếu anh không có khả năng tìm kiếm và không biết đến những chuyện đó, thực lòng cầu thị tôi sẽ gởi để anh đọc hòng chữa bệnh “thẳng ruột ngựa” (sic) và gặp đâu nói đó, KHÔNG PHÂN BIỆT NỔI ĐÚNG SAI.
Trong phần phê phán Cụ Diệm “không thức thời” của BP Đặng Văn Âu và ngay chính cả anh nữa, rằng: “b2) Biến cố dội bom dinh Độc Lập năm 1960 do hai sĩ quan KQ Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Tôi vẫn cứ nghĩ nếu phải chi tổng thống Diệm; sau vụ này lên đài hiệu triệu quốc dân và xin từ chức thì cả nước sẽ xúc động và chắc chắn là sẽ cùng nhau xin ông ở lại lãnh đạo quốc gia. Nhưng than ôi ! âu cũng là tai trời ách nước.” (sic). (người ta nói là “tai trời NẠN NƯỚC” chứ không ai nói kiểu “ÁCH nước” đâu)
Tôi nghĩ rằng anh đang sống tại nước Pháp, nếu như không phải vậy mà đang sống ở các nước khác thì chắc anh cũng biết, tại nước Pháp một số tướng lãnh cao cấp của Pháp đã làm loạn trong vụ Algérie, anh có thấy chính phủ Pháp thời kỳ đó xin từ chức không hay họ nhanh chóng tóm cổ lũ tướng phản loạn và nhốt chúng trong tù dài dài? Nếu anh cũng không biết chuyện này, tôi sẽ chẳng ngạc nhiên chút nào đâu!!!
Trong phần b3 bài viết của anh, tôi trích nguyên văn:
“b3) Còn bao nhiêu lãnh tụ các quốc gia nhược tiểu khác trong quá khứ vì không thức thời hoặc không nghe lời người Mỹ đã bị lật đổ hoặc ám sát chết một cách oan uổng.” (sic)
Ngay từ đầu dòng khi thấy anh làm tên bảo vệ cho BP Đặng Văn Âu thì tôi đã biết và đã viết rằng: “óc anh và óc BP Đẳng Văn Âu giống hệt nhau”! Đấy là đầu óc của những tên VIỆT GIAN chỉ thích LÀM NGỰA CHO NGOẠI BANG!!! Đối với anh cũng như BP Đặng Văn Âu coi “thức thời” là PHẢI NGHE LỜI NGƯỜI MỸ CHĂNG??? Oh là la là la…!!!!
Kết Luận:
Tôi viết thẳng cho anh biết rằng tôi không phải là loại “thẳng ruột ngựa”. Cho nên tôi viết cho anh để anh biết: nếu anh may mắn gặp được tôi thì hãy cố mà né vì tôi KHÔNG BAO GIỜ THÈM BẮT TAY CÁI LOẠI NHƯ ANH cho dù “người Mỹ” của anh KHÔNG HÀI LÒNG thì cũng phải RÁNG MÀ CHỊU.
Anh rất giống BP Đặng Văn Âu ngay cả chuyện cứ khoe ông anh mình Đặng Văn Việt, còn với anh thì khoe có cha đẻ là “Phó trưởng ty hành chánh CSQG tỉnh Quảng Trị” (sic) và “bị bọn cộng sản xử tử”!? nên anh khuyên: “đừng ai ngu dại gì để chụp cho tôi cái nón cối cả” (sic). Lại một lỗ hổng to bằng bàn chân trong kiến thức của anh về Việt Nam. Nếu anh chỉ cần có một chút suy nghĩ và có kiến thức thực thì làm sao anh lại không biết nhạc nô Phạm Tuyên của VGCS, kẻ suốt đời chỉ làm nhạc ca ngợi thằng đại tội đồ Hồ Chí Minh và cái Đảng VGCS của nó. Trong vụ 30-4-1975 thằng nhạc nô Phạm Tuyên là tác giả của bài: “Như Có Bác Hồ Trong Ngày Vui Đại Thắng” đấy!!! Và tôi chỉ cho anh biết rằng nó là CON ĐẺ CỦA HỌC GIẢ PHẠM QUỲNH VÀ ANH CẢ CỦA NÓ LÀ PHẠM GIAO. Cả hai ĐỀU BỊ BẮN CHẾT CHỈ VÌ LÝ DO THẰNG VGCS TRẦN HUY LIỆU MÊ VỢ CỦA PHẠM GIAO CHO NÊN NÓ QUYẾT LẤY MỤ NÀY BẰNG ĐƯỢC VỚI LỜI HỨA SẼ CHĂM SÓC DẠY DỖ CHO HAI ĐỨA EM CỦA PHẠM GIAO mà đứa lớn chính là thằng Phạm Tuyên đấy.
Vậy theo anh DV Hoàng thì thằng Phạm Tuyên tự nguyện đội nón cối, chứ có ai đội cho nó đâu? Còn khi viết bài gởi cho tôi, anh dư biết, chắc chắn sẽ bị mọi người mắng cho, vì anh cũng thế, đã tự nguyện đội nón cối để bảo vệ một kẻ việt gian thờ nước ngoài là Bằng Phong Đặng Văn Âu!!!
Chính Khí Việt
Ngày 24 Tháng 9, 2017
Thư của DV Hoàng gởi cho Chính Khí Việt
Thưa anh Joe Pham,
Đọc xong bài anh viết tôi thấy anh hơi nặng tay phang anh BP Đặng Văn Âu một cách oan uổng vì những lẽ sau đây:
A. Thành ngữ THAY NGỰA GIỮA DÒNG:
Một người bình tâm thì không thể và không bao giờ nên hiểu thành ngữ nào đó theo nghĩa từng chữ một (mot à mot)
Nguyên văn định nghĩa thay ngựa giữa dòng của Webster:
Change Horses In Midstream. To change horses in midstream refers to someone literally trying to move from one horse to another while crossing a stream. Over time, it has also come to mean to make major changes after something has already begun.
Xin diễn "Nôm" như sau: Thay ngựa giữa dòng. Thay ngựa giữa dòng nói cách văn vẻ ám chỉ người nào đó đổi ngựa từ con này sang con khác khi đang vượt qua dòng nước. Về sau này thì câu đó có nghĩa là người ta làm chuyện đổi thay nào đó rất quan trọng sau khi sự việc đã khởi đầu.
Phê bình và nhất là kết tội anh BP Đặng Văn Âu gọi cố tổng thống Ngô Đình Diệm là con ngựa của người Mỹ thì quả tình - không riêng gì cá nhân tôi - mà mọi độc giả đều thấy không những đầu óc hẹp hòi mà còn đến cái trí trá và lòng dạ độc ác của anh.
B. Cho rằng tổng thống Ngô Đình Diệm không thức thời.
Sau cuộc đảo chánh 1963 - Tôi không hề gọi biến cố này là Cách Mạng - lúc bọn loạn tướng miền Nam tham tiền của Mỹ giết anh em nhà Ngô - tuy thời đó chỉ mới hơn 14 tuổi và còn tu trong DCCT Huế - tôi cũng đã thấy và biết rằng tổng thống Ngô Đình Diệm không thức thời vì những lẽ sau đây:
b1) Vào những năm chấp chánh đầu tiên (1954-1960) theo ngu ý của tôi; việc suy tôn lãnh tụ trong các nước mới giành độc lập (trong lễ chào cờ ban sáng và trước các buổi chiếu phim trong mọi rạp hát) còn tạm thời được chấp nhận nhưng càng về lâu nghe càng nhàm chán.
Đã có lần theo chân thân phụ tôi, lúc đó người làm chi trưởng CSCA Huế , vào rạp xem ciné (tôi nhớ là phim Cóc thần báo thù hay Sữa rừng thay sữa mẹ gì đó) lúc đứng dậy chào quốc kỳ và hát đến khúc Ngô Tổng Thống muôn năm thì tôi đã to mồm hỏi "có ai sống muôn năm hả ba ?" Làm ông lẹ tay bịt mồm tôi ngay. Há tổng thống NĐD hoặc cận thần của tổng thống không biết đến việc suy tôn này hay sao ?.
Chị ruột của kế mẫu tôi là dì Quyên vợ của ông Trần Sử (RIP) - bí thư tổng thống Diệm từ ngày đầu tiên đến sau đảo chánh - nên tôi gọi ông Trần Sử là dượng ; nhưng thuở ấy tôi thuộc lớp con nít chỉ biết khoanh tay đứng nghe.
Mãi đến hồi còn tu tập trong DCCT ở Giáo Hoàng Chủng Viện 223 Nguyễn Tri Phương Chợ Lớn, mỗi cuối tuần khi được dịp về thăm nhà - vì Huế quá xa - tôi ghé ngụ tại nhà Dì Dượng Sử trong Cư Xá Kiến Thiết dưới chân cầu Công Lý SGN và được nhiều dịp hầu chuyện với ông Trần Sử . Chính Dượng ấy, một người trong cuộc và là tay chân thân tín cũng đã nhìn nhận rằng tổng thống Diệm không thức thời về nhiều việc kể cả vụ suy tôn này.
b2) Biến cố dội bom dinh Độc Lập năm 1960 do hai sĩ quan KQ Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Tôi vẫn cứ nghĩ nếu phải chi tổng thống Diệm; sau vụ này lên đài hiệu triệu quốc dân và xin từ chức thì cả nước sẽ xúc động và chắc chắn là sẽ cùng nhau xin ông ở lại lãnh đạo quốc gia. Nhưng than ôi ! âu cũng là tai trời ách nước.
b3) Còn bao nhiêu lãnh tụ các quốc gia nhược tiểu khác trong quá khứ vì không thức thời hoặc không nghe lời người Mỹ đã bị lật đổ hoặc ám sát chết một cách oan uổng.
Không thấy những điều kể trên để tránh hoặc bảo vệ tính mạng của mình há chẳng phải được gọi là người không thức thời hay sao ?
Cá nhân tôi chưa từng được dịp gặp mặt hoặc bắt tay anh Joe Pham hay anh Bằng Phong Đặng Văn Âu nên tôi nghĩ mình sẽ không bị kết tội thiên vị.
Thời trước 63 thân phụ tôi là phó trưởng ty Hành Chánh CSQG tỉnh Quảng Trị - một người từng chịu ơn mưa móc của chính phủ Ngô Đình Diệm - nên có chăng tôi cũng đành chịu mang tiếng hoài Ngô. Sau 1975, thân phụ tôi bị bắt đi cải tạo tại Hoàng Liên Sơn và bị bọn CS xử tử nơi đây nên đừng ai ngu dại gì để chụp cho tôi cái nón cối cả.
Là người trực tính (mà thiên hạ cho là dân thẳng ruột ngựa) có sao nói vậy nên thấy điều gì mà không dám nói hay viết ra cho kịp thì tôi sợ mình lại mang mặc cảm "esprit de l'escalier" về sau. Chỉ có vậy thôi !
Thân mến chào anh,
D V Hoàng
Thành Lã Vệ 09/24/2017.
Chính Khí Việt trân trọng cám ơn các bạn netters đã có những lời góp ý và phổ biến bài “Thư gởi cho anh DV Hoàng” và “Thư Ngỏ Gởi Ông BP Đặng Văn Âu”.
LGT: Chính Khí Việt trân trọng cám ơn các bạn netters đã có những lời góp ý và phổ biến bài “Thư gởi cho anh DV Hoàng” và “Thư Ngỏ Gởi Ông BP Đặng Văn Âu”. Chính Khí Việt xin trân trọng giới thiệu đến quý netters khác những lời góp ý đó, đặc biệt là bài của Netter Quan Truong, một bài viết đã dùng những tài liệu lịch sử rất trung thực, có nguồn gốc rất đáng tin cậy, của những nhà bình luận thời cuộc; của những chính khách cao cấp; của các sử gia cả người Việt Nam lẫn người nước ngoài. Cũng xin quý bạn đọc đặc biệt chú ý đến bài "Cho Đàn Em Xin Can" của tác giả Phạm Trung Kiên mà CKV vừa nhận được lúc 4:00PM California.
CKV
Ngày 27 Tháng 9, 2017
Quan Truong
XIN ĐỪNG CÓ LẦM MÀ NGHE THEO BỌN CHÚNG
Theo sách lược đấu tranh tiêu diệt kẻ thù của VGCS, thì việc kẻ thù chịu đầu hàng tư tưởng mới chỉ là bước đầu. Bước kế tiếp và là bước quan trọng...là việc kẻ thù bị khuất phục bằng hành động, nghĩa là đối phương phải tự nguyện làm những gì mà VGCS muốn.
Việc DV Hoàng đã tự nguyện đội nón cối, để bảo vệ quan điểm chính trị việt gian cho chủ...mà không phân biệt được đúng-sai hay chọn lọc tốt-xấu, thì cũng tương tự như loài vật nuôi...chỉ trung thành duy nhất với người chủ nuôi nó, chứ chẳng ai chụp mũ.
Thế nhưng DV Hoàng và chủ nuôi là ông Bằng Phong Đặng Văn Âu đã lầm. Mưa phùn không dập tắt được cháy rừng, thì việc lươn lẹo chữ nghĩa, và tung ra nhiều thông tin giả đủ loại...cũng không bôi xóa được Chính Nghĩa Quốc Gia của nền Đệ I Cộng Hòa.
_ _ _
Người Quốc Gia vốn trọng danh dự, giữ tiết tháo, và yêu nước, nên không bao giờ chấp nhận những kẻ ôm chân ngoại bang, dựa vào ngoại bang mà vươn lên để tìm kiếm danh vọng, quyền lực, và tiền bạc.
Vì mang một tinh thần vọng ngoại, mất ý chí đấu tranh, mất ý thức độc lập và sẵn sàng làm nô lệ, nên DV Hoàng và ông Bằng Phong Đặng Văn Âu đã tự nguyện chôn kiến thức lịch sử của mình, và ngụy biện để lừa gạt độc giả:
1/ Thành ngữ “thay ngựa giữa dòng”
2/ Cho rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm không thức thời?
Nguồn Chính Khí Việt: http://www.chinhkhiviet.net/…/09/thu-tra-loi-anh-dv-hoang.h…
NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA QUA CHÂN DUNG NGÔ TỔNG THỐNG
- Năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh Thụy sau thời gian du học tại Pháp đã trở về nước lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, nhà vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang làm Tuần Vũ Phan Thiết đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại.
Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đã đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, nhưng Toàn Quyền Pasquier đã bác bỏ. Vì không muốn Pháp lợi dụng danh nghĩa và uy tín của mình để lừa phỉnh dân chúng, ông đã nhất quyết từ bỏ chức vụ ra đi vào ngày 1 tháng 9 năm 1933.
Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường và đi dạy học truờng Thiên Hựu (Providence). Việc từ quan của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.
- Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bộ Tư Lệnh Nhật ở Đông Dương tổ chức đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền Pháp. Đại sứ Nhật Yokohama yêu cầu vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam Độc Lập trong khối Đông Nam Á.
Để đối phó với tình hình mới, nhà vua lại mời ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng, nhưng vì không muốn làm vật hy sinh, nên ông đã từ chối, và nhà vua đã mời cụ Trần Trọng Kim lúc đó 62 tuổi thành lập nội các.
– Ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Việt Minh khai thác sự đột biến hoang mang của quần chúng, đã tổ chức cướp chính quyền trong một cuộc biểu tình ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội. Sau đó, Cựu Hoàng cũng tuyên bố thoái vị.
Còn ông Diệm trên đường từ Sàigòn về Huế đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hoà và biệt giam tại Quảng Ngãi. Để củng cố địa vị, Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm hợp tác với chính phủ nhưng ông đã cương quyết từ chối.
Khi bị giam tại Tuyên Quang, ông bị bệnh nặng, và được đưa về điều trị tại bệnh viện Saint Paul Hà Nội, nhưng ông đã được ông Nhu...lúc đó đang làm việc tại Thư Viện Trung ương Hà Nội tìm cách cứu thoát.
- Đến năm 1948, một lần nữa ông Ngô Đình Diệm lại từ chối lời mời của Cựu Hoàng thành lập chính phủ trong Liên Hiệp Pháp. Từ đó ông xuất ngoại, đi vận động ngoại giao tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ và được Đức Giáo Hoàng Piô XII tiếp kiến tại La Mã.
Tình hình chiến sự suy sụp mau chóng sau khi thất thủ tại Điện Biên Phủ, Chính Quyền Pháp muốn rút lui trong danh dự nên đã đồng ý trao trả độc lập thực sự cho Việt Nam.
Trước tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị cắt làm đôi, Cựu Hoàng Bảo Đại đã kêu gọi lòng ái quốc và trách nhiệm trước sự tồn vong của dân tộc, Cựu Hoàng Bảo Đại đã yêu cầu ông Diệm nhận lãnh sứ mạng.
*** Vì nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng, ông có thể đứng ra lập chính phủ để cứu nước nên ông đã nhận lời, bất chấp sự can ngăn của các chính khách thân hữu. (Bọn bồi bút đã thất bại trong việc ngụy biện "không thức thời"...tại điểm này).
Sự kiện lịch sử này xảy ra vào ngày 19.06.1954, trước khi Hiệp Định Genève chia cắt hai miền Nam Bắc đất nước theo sông Bến Hải ngày 20.07.1954, đúng sau 31 ngày.
- Ngày 24 tháng 06 năm 1954 Thủ Tướng Diệm rời Ba Lê về nước thành lập chính phủ.
Sau đó cuộc Trưng Cầu Dân Ý được tổ chức ngày 23 tháng 10 năm 1955 và Đệ Nhất Cộng Hoà được thiết lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, khởi đầu cho Thể Chế Tự Do Dân Chủ đầu tiên trên quê hương Việt Nam.
_ _ _
Trên đây, chúng tôi đã trích dẫn lại vài nét đại cương về nền Đệ I Cộng Hòa qua Chân Dung của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nhiều sách báo và sử liệu cũng đã nói về cuộc đời chính trị cũng như đời sống riêng tư của ông, một lãnh tụ cương trực, khí khái và chống cộng quyết liệt. Ông cũng là một nhà lãnh đạo bướng bỉnh với các đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ...
Tuy nhiên Tổng Thống có cái uy riêng phát xuất từ một khuôn mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, và một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. Phong cách của ông khiến cho những ai có dịp tiếp xúc với ông đều phải kính nể.
Bài học lịch sử quan trọng nhất mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại cho chúng ta: Đó là lập trường cương quyết Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia.
Tổng Thống Diệm là con người...đã hy sinh cả cuộc đời để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Đối với ông, đó là những thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, và không thể dùng để đổi chác với bất cứ điều gì.
Với ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, chính nghĩa cuộc tranh đấu chống VGCS cũng sẽ mất.
Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm cũng đã bày tỏ quan điểm rằng: chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ.
* Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam, ông đã cương quyết từ chối và nói:
- "Nếu Quý Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn Chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ.
- Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng tôi mất chính nghĩa"
Và như chúng ta cũng đã biết...thái độ cương quyết từ chối này đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963 của một nhóm tướng lãnh phản loạn, và là cái chết thê thảm của chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu.
Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm...đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở:
- “Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Ngô Đình Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy”.
Cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon:
- “Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ”.
Câu nói này của Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan...đã đập tan cụm từ: "thay ngựa giữa dòng" trong đầu óc của những tên VIỆT GIAN chỉ thích LÀM NGỰA CHO NGOẠI BANG.
Theo sách lược đấu tranh tiêu diệt kẻ thù của VGCS, thì việc kẻ thù chịu đầu hàng tư tưởng mới chỉ là bước đầu. Bước kế tiếp và là bước quan trọng...là việc kẻ thù bị khuất phục bằng hành động, nghĩa là đối phương phải tự nguyện làm những gì mà VGCS muốn.
Việc DV Hoàng đã tự nguyện đội nón cối, để bảo vệ quan điểm chính trị việt gian cho chủ...mà không phân biệt được đúng-sai hay chọn lọc tốt-xấu, thì cũng tương tự như loài vật nuôi...chỉ trung thành duy nhất với người chủ nuôi nó, chứ chẳng ai chụp mũ.
Thế nhưng DV Hoàng và chủ nuôi là ông Bằng Phong Đặng Văn Âu đã lầm. Mưa phùn không dập tắt được cháy rừng, thì việc lươn lẹo chữ nghĩa, và tung ra nhiều thông tin giả đủ loại...cũng không bôi xóa được Chính Nghĩa Quốc Gia của nền Đệ I Cộng Hòa.
_ _ _
Người Quốc Gia vốn trọng danh dự, giữ tiết tháo, và yêu nước, nên không bao giờ chấp nhận những kẻ ôm chân ngoại bang, dựa vào ngoại bang mà vươn lên để tìm kiếm danh vọng, quyền lực, và tiền bạc.
Vì mang một tinh thần vọng ngoại, mất ý chí đấu tranh, mất ý thức độc lập và sẵn sàng làm nô lệ, nên DV Hoàng và ông Bằng Phong Đặng Văn Âu đã tự nguyện chôn kiến thức lịch sử của mình, và ngụy biện để lừa gạt độc giả:
1/ Thành ngữ “thay ngựa giữa dòng”
2/ Cho rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm không thức thời?
Nguồn Chính Khí Việt: http://www.chinhkhiviet.net/…/09/thu-tra-loi-anh-dv-hoang.h…
NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA QUA CHÂN DUNG NGÔ TỔNG THỐNG
- Năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh Thụy sau thời gian du học tại Pháp đã trở về nước lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng, nhà vua đã mời ông Ngô Đình Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang làm Tuần Vũ Phan Thiết đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại.
Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đã đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, nhưng Toàn Quyền Pasquier đã bác bỏ. Vì không muốn Pháp lợi dụng danh nghĩa và uy tín của mình để lừa phỉnh dân chúng, ông đã nhất quyết từ bỏ chức vụ ra đi vào ngày 1 tháng 9 năm 1933.
Sau khi dứt khoát từ bỏ quan trường, ông Diệm lui về nhà làm dân thường và đi dạy học truờng Thiên Hựu (Providence). Việc từ quan của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm đã làm chấn động Triều Đình Huế và Chính Phủ Pháp thời đó.
- Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Bộ Tư Lệnh Nhật ở Đông Dương tổ chức đảo chánh lật đổ nhà cầm quyền Pháp. Đại sứ Nhật Yokohama yêu cầu vua Bảo Đại tuyên cáo Việt Nam Độc Lập trong khối Đông Nam Á.
Để đối phó với tình hình mới, nhà vua lại mời ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ Tướng, nhưng vì không muốn làm vật hy sinh, nên ông đã từ chối, và nhà vua đã mời cụ Trần Trọng Kim lúc đó 62 tuổi thành lập nội các.
– Ngày 15 tháng 8 năm 1945, khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng, Việt Minh khai thác sự đột biến hoang mang của quần chúng, đã tổ chức cướp chính quyền trong một cuộc biểu tình ngày 18 tháng 8 năm 1945 tại Hà Nội. Sau đó, Cựu Hoàng cũng tuyên bố thoái vị.
Còn ông Diệm trên đường từ Sàigòn về Huế đã bị Việt Minh bắt tại Tuy Hoà và biệt giam tại Quảng Ngãi. Để củng cố địa vị, Hồ Chí Minh đã mời ông Diệm hợp tác với chính phủ nhưng ông đã cương quyết từ chối.
Khi bị giam tại Tuyên Quang, ông bị bệnh nặng, và được đưa về điều trị tại bệnh viện Saint Paul Hà Nội, nhưng ông đã được ông Nhu...lúc đó đang làm việc tại Thư Viện Trung ương Hà Nội tìm cách cứu thoát.
- Đến năm 1948, một lần nữa ông Ngô Đình Diệm lại từ chối lời mời của Cựu Hoàng thành lập chính phủ trong Liên Hiệp Pháp. Từ đó ông xuất ngoại, đi vận động ngoại giao tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ và được Đức Giáo Hoàng Piô XII tiếp kiến tại La Mã.
Tình hình chiến sự suy sụp mau chóng sau khi thất thủ tại Điện Biên Phủ, Chính Quyền Pháp muốn rút lui trong danh dự nên đã đồng ý trao trả độc lập thực sự cho Việt Nam.
Trước tình thế rất bi đát, đất nước có thể bị cắt làm đôi, Cựu Hoàng Bảo Đại đã kêu gọi lòng ái quốc và trách nhiệm trước sự tồn vong của dân tộc, Cựu Hoàng Bảo Đại đã yêu cầu ông Diệm nhận lãnh sứ mạng.
*** Vì nghĩ rằng đây là cơ hội cuối cùng, ông có thể đứng ra lập chính phủ để cứu nước nên ông đã nhận lời, bất chấp sự can ngăn của các chính khách thân hữu. (Bọn bồi bút đã thất bại trong việc ngụy biện "không thức thời"...tại điểm này).
Sự kiện lịch sử này xảy ra vào ngày 19.06.1954, trước khi Hiệp Định Genève chia cắt hai miền Nam Bắc đất nước theo sông Bến Hải ngày 20.07.1954, đúng sau 31 ngày.
- Ngày 24 tháng 06 năm 1954 Thủ Tướng Diệm rời Ba Lê về nước thành lập chính phủ.
Sau đó cuộc Trưng Cầu Dân Ý được tổ chức ngày 23 tháng 10 năm 1955 và Đệ Nhất Cộng Hoà được thiết lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, khởi đầu cho Thể Chế Tự Do Dân Chủ đầu tiên trên quê hương Việt Nam.
_ _ _
Trên đây, chúng tôi đã trích dẫn lại vài nét đại cương về nền Đệ I Cộng Hòa qua Chân Dung của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Nhiều sách báo và sử liệu cũng đã nói về cuộc đời chính trị cũng như đời sống riêng tư của ông, một lãnh tụ cương trực, khí khái và chống cộng quyết liệt. Ông cũng là một nhà lãnh đạo bướng bỉnh với các đế quốc, bất luận Pháp, Tàu hay Mỹ...
Tuy nhiên Tổng Thống có cái uy riêng phát xuất từ một khuôn mặt phúc hậu, một tác phong cương nghị, một giọng Huế ấm áp, và một lối nhìn thẳng vào người đối thoại. Phong cách của ông khiến cho những ai có dịp tiếp xúc với ông đều phải kính nể.
Bài học lịch sử quan trọng nhất mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã để lại cho chúng ta: Đó là lập trường cương quyết Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia.
Tổng Thống Diệm là con người...đã hy sinh cả cuộc đời để tranh đấu cho độc lập và chủ quyền quốc gia. Đối với ông, đó là những thứ thiêng liêng nhất, không thể bị hy sinh, và không thể dùng để đổi chác với bất cứ điều gì.
Với ông, nếu để người Mỹ can thiệp vào nội bộ Việt Nam, thì chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm, chính nghĩa cuộc tranh đấu chống VGCS cũng sẽ mất.
Trong cuộc viếng thăm chính thức Việt Nam ngày 9 tháng 5 năm 1961, Phó Tổng Thống Mỹ Johnson đã đề nghị việc gửi Quân Đội Mỹ sang tham chiến tại Việt Nam. Tổng Thống Diệm cũng đã bày tỏ quan điểm rằng: chính phủ Việt Nam rất biết ơn sự viện trợ quân sự và cố vấn Mỹ.
* Nhưng với việc gửi Quân Đội Mỹ đến Việt Nam, ông đã cương quyết từ chối và nói:
- "Nếu Quý Vị mang Quân Đội Mỹ vào Việt Nam, tôi phải giải thích thế nào đây với dân tộc tôi? Với người dân Việt, hình ảnh hãi hùng của Quân Đội Viễn Chinh Pháp còn hằn sâu trong tâm trí họ.
- Sự hiện diện của Quân Đội Mỹ sẽ làm cho dân chúng dễ dàng tin theo những lời tuyên truyền của cộng sản. Sự can thiệp của bất cứ quân đội ngoại quốc nào vào Việt Nam cũng đem lại sự bất lợi cho Việt Nam, vì làm cho cuộc chiến đấu của chúng tôi mất chính nghĩa"
Và như chúng ta cũng đã biết...thái độ cương quyết từ chối này đã là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chính biến ngày 1 tháng 11 năm 1963 của một nhóm tướng lãnh phản loạn, và là cái chết thê thảm của chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu.
Sự vĩnh viễn ra đi của Tổng Thống Ngô Đình Diệm...đã gây xúc động sâu xa và niềm thương cảm lớn lao nơi các lãnh tụ Á Châu thời đó. Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã than thở:
- “Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề vụ ám sát xấu xa này. Trung Hoa Dân Quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp. Tôi khâm phục ông Ngô Đình Diệm. Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất 100 năm nữa mới tìm được một nhà lãnh tụ cao quý như vậy”.
Cái chết của Cố Tổng Thống Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á Châu, đồng minh của Mỹ phải giật mình và đặt vấn đề. Chính Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan, đã nói thẳng với Tổng Thống Nixon:
- “Cuộc thảm sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á Châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Hoa Kỳ”.
Câu nói này của Tổng Thống Hồi Quốc, Ayub Khan...đã đập tan cụm từ: "thay ngựa giữa dòng" trong đầu óc của những tên VIỆT GIAN chỉ thích LÀM NGỰA CHO NGOẠI BANG.
Quan Truong.

| ![]() | ![]() ![]() | ||
CHO ĐÀN EM XIN CAN!
Kính nhị vị đàn ANH; Joe Phạm Chính Khí Việt và Dương Văn Hoàng
Xin cho đàn em TK miễn bình luận về "lấy phép lịch sự làm đầu". Bởi vì không thể nói rằng; "tôi giữ phép lịch sự, nhưng vì hắn bốc đất ném tôi nên tôi bốc bùn ném lại"... Do vậy, em xin mời nhị vị "sit down", bình tĩnh nhâm nhi ly trà và cùng nhau "đối ẩm tiêu sầu"!
Thú thực, đàn em rất vui khi ông Bằng Phong Đặng Văn Âu, trong bài "Đem tâm tình viết sử" đã can đảm nói ra sự thật rằng; trước đây ông "chỉ vì nghe" người ta nói về cụ Diệm...để rồi oán ghét cụ một cách vô dzuyên lãng nhách!
Mãi cho đến sau khi cụ Diệm bị sát hại...và những biến cố tệ hại xảy ra sau đó, đã khiến ông suy nghĩ, và ân hận, vì đã tỏ ra vui mừng khi cụ Diệm bị đảo chánh và bị giết!
Khốn nạn thế đấy! Cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nó đã giết người gián tiếp...bằng cách nói bậy, phun nọc độc để những người nhẹ dạ cả tin...xúi dục họ oán ghét, hận thù một ai đó...mà nó không ưa!
Câu hỏi của đàn em nêu ra rằng; "Trong lịch sử cận đại, kể từ ngày Thượng Thư Bộ Lại Ngô Đình Diệm rũ áo từ quan để phản đối Pháp, đến nay đã 84 năm, và từ khi cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh và sát hại hôm 2/11/1963 đến hôm nay là ngày 27/9/2017 đã gần 54 năm.
Thế nhưng, tất cả những chính khách đã xuất hiện trên chính trường Việt Nam, (kể từ Nam chí Bắc) đã có được một trự nào có đủ tài năng, đức độ và nhân cách như cụ Diệm và chính phủ của ông (?).
Những chính khách xôi thịt, lãnh đạo đảng phái đối lập, trước kia to miệng đả kích Tổng Thống Diệm dữ dội, nhưng rồi họ đã "lòi mặt mẹt" ra...là những kẻ vô tài thất đức, chính vì vậy mà chính trường miền Nam bị bỏ trống gần 4 năm dài...đến nỗi Mỹ phải dàn xếp, sắp đặt ... và họ đã nắm quyền điều hành chiến tranh đưa đến ngày 30/4/1975"
Đến nay đã cả năm rồi...nhưng những kẻ già mồm chống cụ Diệm vẫn cứng miệng ú lưỡi, không thể trả lời được!
Trở lại đề tài thảo luận, thôi thì đàn em (TK) xin dùng lại câu kinh;"lấy lời lành mà khuyên người", để thưa chuyện với nhị vị đàn ANH! ... và nếu nhị vị cũng là dân Công giáo, thì em xin nhắc nhở câu "Khiêm nhường chớ kếu ngạo" (đừng khinh bỉ, phỉ báng nhau).
Còn câu "mở dạy kẻ mê muội" thì em xin giữ lại để thủ thân, xử dụng khi bị... SáuGió độc, PH-GoVấp, và +++ đối thụi!
Theo suy nghĩ của đàn em thì; A) Thành ngữ "Thay ngựa giữa dòng" và B) Cố tổng thống Ngô Đình Diệm có thức thời hay không ? ...hu hu hu đều không phù hợp trong trường hợp của cụ Diệm!
A) Bởi vì cụ Diệm không phải là "ngựa của Mỹ" ! Vì vậy, dùng từ này không chỉ là "ôm đít ngoại bang", mà còn là miệt khinh chính người VN của mình, nhất là một vị Tổng Thống như cụ Diệm. (dùng từ này là thừa nhận ...VN đã mất chủ quyền, kẻ làm tay sai)
TK tin rằng; ông ĐVÂ không cố ý, và cũng thiếu suy nghĩ khi dùng "thành ngữ" này! Thiển nghĩ, Quý đàn ANH đem ra mổ xẻ như vậy là đủ rồi! Có thể ông ĐVÂ sẽ lên tiếng, và có lời giải thích, hay sẽ rút lại "từ ngữ"này!
B) Từ "Thức thời" => (biết nhìn thời thế và có hành động thích hợp)...Trong trường hợp cụ Diệm cũng rất khó nói!
Bởi vì "thức thời" (lúc đó) là phải để cho Mỹ đổ quân vào VN?
Nếu làm như thế thì cụ Diệm sẽ được Mỹ ca ngợi, một số kẻ ăn theo cũng sẽ lớn miệng tung hô "cụ Diệm thức thời"...Cụ Diệm cũng tránh được cái chết bi thảm như đã xảy ra...!
Thế nhưng "VNCH sẽ mất chính nghĩa lẫn chủ quyền" (như nền Đệ Nhị VNCH). Thêm nữa, nếu Mỹ sau khi đạt được mục đích, họ phản bội để VN xảy ra như kịch bản 30/4/1975... thì, cụ Diệm sẽ bị nguyền rủa suốt đời rằng; ..."rước ngoại bang về giày mả tổ!"
Khốn nạn ở chỗ; ở miền Bắc, ông Hồ và đảng csvn rước 320'000 quân Tầu, cộng thêm quân Nga, quân Bắc Hàn vào VN! Thế nhưng người dân không dám há miệng => https://hoangtran204.wordpress.com/2014/01/04/nam-1989-trung-quoc-lan-dau-tien-thua-nhan-goi-320-000-quan-qua-tham-chien-o-viet-nam-trong-nam-1965-1968-va-vien-tro-ha-noi-20-ty-do-la/
Ngược lại, ở Miền Nam là xứ DÂN CHỦ - TỰ DO cho nên không thể "bịt mịêng" dân được, kể cả những KẺ XẤU lợi dụng tung tin giả dối và xuyên tạc! (csvn đã lạm dụng và tận tình khai thác ở điểm này)
Quý đàn ANH hãy đặt mình vào thế của cụ Diệm (lúc đó) để hiểu và cảm thông cho CỤ! Kẻ đứng ngoài thì nói thánh, nói tướng gì cũng được!
Đám chính trị xôi thịt thời đó cũng đã từng vỗ ngực nói hay, và chúng đả kích cụ Diệm không tiếc lời! Thế nhưng khi cờ đến tay thì...hu hu hu... như Quý đàn ANH đã thấy...tất cả đều vô dụng, nhũn như con chi chi ???
1) Huynh DV Hoàng viết; "Vào những năm chấp chánh đầu tiên (1954-1960) theo ngu ý của tôi; việc suy tôn lãnh tụ trong các nước mới giành độc lập (trong lễ chào cờ ban sáng và trước các buổi chiếu phim trong mọi rạp hát) còn tạm thời được chấp nhận nhưng càng về lâu nghe càng nhàm chán".
Hì hì hì, như đã nói ở trên, ở miền Nam thì tha hồ phê bình, phản bác! Thiển nghĩ, việc "suy tôn lãnh tụ" (cụ Diệm thời đó) ...một phần vì còn ảnh hưởng thời phong kiến!
Mặt khác, phiá cs-Bắc Việt tìm mọi cách tô son trét phấn, tôn sùng lãnh tụ Hồ Chí Minh, thì ở miền Nam cũng phải làm tương tự như thế, để cụ Diệm có thế đứng tương xứng để đương đầu với phía CS (TK trộm nghĩ như vậy)!
b2) "Biến cố dội bom dinh Độc Lập năm 1960 do hai sĩ quan KQ Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Tôi vẫn cứ nghĩ nếu phải chi tổng thống Diệm; sau vụ này lên đài hiệu triệu quốc dân và xin từ chức thì cả nước sẽ xúc động và chắc chắn là sẽ cùng nhau xin ông ở lại lãnh đạo quốc gia. Nhưng than ôi ! âu cũng là tai trời ách nước."
Trời ạ! chỉ vì hai sĩ quan làm loạn, mà một vị Tổng Thống (dân cử) phải xin từ chức (?)... Một vị Tổng Thống hèn yếu, tắc trách như vậy mà huynh nghĩ rằng;..."cả nước sẽ xúc động và chắc chắn là sẽ cùng nhau xin ông ở lại lãnh đạo quốc gia"...thì hu hu hu ...TK tôi không biết nên cười hay khóc đây? (liệu có ai thương tiếc, níu kéo một kẻ hèn nhát tham sanh úy tử như thế, hay chỉ làm bia miệng cho đời mỉa mai, phỉ báng, nguyền rủa)
3) Còn bao nhiêu lãnh tụ các quốc gia nhược tiểu khác trong quá khứ vì không thức thời hoặc không nghe lời người Mỹ đã bị lật đổ hoặc ám sát chết một cách oan uổng.
Hu hu hu...Đọc đến đây thì đàn em TK không thể kiên nhẫn được nữa rồi huynh DV Hoàng ơi! Nhân cách và suy nghĩ khác biệt rất lớn giữa cụ Ngô Đình Diệm và huynh là ở điểm này đấy!
Cũng chính vì suy nghĩ như huynh (DV Hoàng) mà đám loạn tướng đã bị Mỹ bỏ tiền xỏ mũi dắt đi như trâu, đứng lên làm loạn, giết hại cụ Diệm (không nghe lời người Mỹ đã bị lật đổ hoặc ám sát chết một cách oan uổng)!
Hu hu hu...một người phát biểu như huynh (DV Hoàng) mà nói là yêu mến cụ Diệm, thì hu hu... khiến đàn em bị dị ứng, ngứa ngáy!
Thôi thì đành muợn lời ông Bùi Kiến Thành để kết thúc bài viết này; => https://www.youtube.com/watch?v=xah-pPpGhio
Trích đoạn;..."Cái tội của những anh đảo chính Ngô Đình Diệm là tội ngu dốt không biết tình hình kinh tế, tình hình chính trị, tình hình chiến lược trên thế giới nó như thế nào, họ làm cái việc tự mình sát hại mình, đi đến chỗ 10 năm sau phải chắp tay đầu hàng cộng sản. [...] Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Việt Nam đi vào cuộc chiến tranh tàn khốc do sự thiếu hiểu biết của một số người nông cạn của phía Mỹ cũng như Việt Nam".
Chúc nhị vị đàn ANH cùng toàn thể Quý vị vui khoẻ
Trân trọng
3 bình luận
Bình luận
Võ Hồng Ái Washington đã gửi cho Đại sứ Cabot Lodge 24/ 8/ 1963.
« Nếu ông đã làm hết cách mà ông Diệm vẫn còn ngoan cố từ chối thì chúng ta buộc phải đối diện với một phương cách giải quyết, đó là bản thân ông Diệm không thể được tồn tại .»
Nguyên văn. « If,in...Xem thêm
« Nếu ông đã làm hết cách mà ông Diệm vẫn còn ngoan cố từ chối thì chúng ta buộc phải đối diện với một phương cách giải quyết, đó là bản thân ông Diệm không thể được tồn tại .»
Nguyên văn. « If,in...Xem thêm
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
· Trả lời ·
11
0 comments:
Post a Comment