


Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa treo hình vợ trước ngực trên Quân Phục VNCH trông dị hợm vô cùng.
Bài phân tích của Ngô Kỷ về quyển "Hồi Ký chính trị 1963-1975
của "Đại tá" Phạm Bá Hoa dưới đây. Chữ "màu đen" là của Ngô Kỷ,
màu xanh, đỏ là của "Đại tá" Phạm Bá Hoa.
Bây giờ xin tiếp tục câu chuyện. Tôi hỏi Trung Tá Lê Hoàng Thao:
“Anh có chắc là Trung Tướng Khánh bị bắt rồi không?
“Chắc chắn mà. Nói thiệt anh nghe, nếu không xong thì 2 trái lựu đạn này đủ giải quyết rồi anh”.
Trung Tá Thao vừa nói vừa đưa 2 tay nắm vào 2 trái lựu đạn móc ở giây thắt lưng. Mặc dù anh Thao quả quyết việc Thiếu Tướng Lâm Văn Phát đã bắt được Trung Tướng Nguyễn Khánh nhưng tôi chưa dám tin, vì bắt Trung Tướng Khánh không phải dễ dàng đâu, bởi ông có toán an ninh cận vệ xứng đáng với sự tin cậy của ông.
Tôi lên xe với ý định xuống nhà Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Đổng lý Văn Phòng Bộ Tổng Tư Lệnh. Vừa ra cổng Bộ Tổng Tư Lệnh, trông thấy xe của bác sĩ Trung Úy Nguyễn Đức Thành (em ruột của Thiếu Tướng Nguyễn Đức Thắng. Cấp bậc lúc ấy), bác sĩ riêng của Trung Tướng Khánh, từ hướng phi trường xuống, tôi ngoắc lại:
“Anh Thành. Anh có biết Trung Tướng ở đâu không?
“Trung Tướng lên phi cơ đi rồi Thiếu Tá”.
“Chắc không anh, vì tôi nghe ông Trung Đoàn Trưởng đang chiếm giữ Bộ Tổng Tư Lệnh nói là Trung Tướng bị bắt rồi?
“Chắc chắn vì tôi đưa đi mà. Lúc phi cơ cất cánh có 2 chiếc Thiết Giáp chạy ra đường băng cản lại nhưng không kịp”.
“Trung Tướng đi đâu anh biết không?
“Tôi không rõ lắm, nhưng có thể là bay xuống Sư Đoàn 21 Bộ Binh (Bạc Liêu)”.
“Bây giờ tôi xuống nhà Thiếu Tướng Vỹ, anh có đi với tôi không?
“Tôi bận chút việc, nếu tiện thì tôi đến sau”.
“Vâng. Chào anh”.Vào nhà Thiếu Tướng Vỹ, hai ông bà rất thản nhiên chừng như không có việc gì xảy ra hết trơn.
“Lâu quá mới gặp anh. Anh chị mạnh khỏe chớ? Bà Vỹ thật vui khi nói với tôi như vậy.
“Cám ơn chị, tụi tôi vẫn thường thôi”.
“Hôm nay anh ở đây dùng cơm với vợ chồng tôi à nghe. Đây này, anh điện thoại về cho chị đi”. Vừa nói chị vừa đưa ống nói điện thoại cho tôi.
“Rất cám ơn chị và xin lỗi chị, chúng tôi có thân nhân từ Vĩnh Long lên thăm, nên chốc nữa phải quay về dùng cơm trưa chị à”.
Tôi vào chuyện nóng bỏng luôn:
“Thưa Thiếu Tướng, chắc Thiếu Tướng biết tin Trung Tướng Khánh đã xuống miền Tây rồi?
“Có. Tôi có biết”.
Lúc ấy tôi nghĩ mãi không ra là do đâu mà Thiếu Tướng Vỹ biết nhanh như vậy. Tôi thuật lại những gì tôi với bác sĩ Thành nói chuyện với nhau cho ông bà Vỹ nghe, sau đó tôi chào ông bà và trở lại Bộ Tổng Tư Lệnh, tìm gặp Trung Tá Thao:
“Anh Thao, Trung Tướng Khánh đã rời Sài Gòn bằng phi cơ lúc sáng, điều đó là xác thực. Tôi nghĩ là anh nên trình với Thiếu Tướng Phát mà cẩn thận, vì Trung Tướng Khánh nhiều thủ đoạn lắm, tôi e là không ổn đâu nghe”.
“Thiếu Tướng Phát nói với tôi là bắt ông Khánh rồi mà”.
“Tôi không nói Thiếu Tướng Phát nói không đúng, nhưng anh nên nghe tôi vì tin tôi nhận được là chính xác. Tùy anh”.
Tôi vào văn phòng và chờ xem nội vụ mà tôi tin là thất bại. Buổi trưa hôm ấy, các vị Tướng Lãnh họp trong căn cứ Không Quân để tìm biện pháp giải quyết. Các vị nhiệt tình nhất là Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, và Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi. Kết quả buộc Thiếu Tướng Lâm Văn Phát phải rút quân. (61)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là trong khi phe Tướng Lâm Văn Phát tạo loạn đảo chánh Tướng Nguyễn Khánh, thì cùng lúc đó Tướng Nguyễn Khánh lại gọi điện thoại cho hắn để tìm số điện thoại Đại Sứ Mỹ. Một điều cần lưu ý là cũng trong lúc này thì thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa cũng đang liên lạc kết thân với phe Tướng Lý Tòng Bá là phe đang nổi loạn đảo chánh Tướng Nguyễn Khánh, điều này nói lên là thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa là một thằng "hai mặt," đi "chàng hảng hai hàng, bắt cá hai tay. Thật đáng khinh!
Khi biết mình bị loại ra khỏi Hội Đồng Quân Đội, Trung Tướng Khánh gọi về văn phòng:
“Anh Hoa, anh tìm xem ông Đại Sứ Mỹ ở điện thoại nào và trình tôi ngay”.
“Trung Tướng đang ở đâu vậy?
“Vũng Tàu”.
“Vâng. Tôi thi hành”.
Sau khi tìm mãi không được, tôi điện thoại trình Thiếu Tướng Vỹ thì ông cho biết là Trung Tướng Khánh vừa liên lạc với ông Đại Sứ Mỹ rồi. Và theo Thiếu Tướng Vỹ biết thì ông Đại Sứ cho rằng, người Mỹ không can thiệp vào vấn đề chính trị nội bộ của Việt Nam Cộng Hòa. Điều này được hiểu là Trung Tướng Khánh không còn lối nào để thoát. Vậy là con đường lưu vong mà Trung Tướng Khánh thiết lập cho Đại Tướng Khiêm "khánh thành", kế đó là Trung Tướng Dương Văn Minh trong chức "đại sứ lưu động", và bây giờ chính ông là người lữ hành đơn độc trên con đường mà chính ông chỉ muốn dành riêng cho những vị Tướng mà ông xem như “kẻ thù”. Tôi nghĩ, Trung Tướng Khánh không ngờ rằng, tên ông cũng có trong danh sách những vị một thời là “nạn nhân quyền lực” của chính ông! (62)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là "bà" vợ Tướng Trần Thiện Khiêm từng viết thư cho hắn dài tới 8 trang giấy vào năm 1965, chẳng lẽ chức vụ "Chánh Văn Phòng" của hắn là để liên lạc thư từ qua lại với các "bà" vợ tướng lãnh hay sao? Mất nước là phải, thật nhục nhã cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có một thằng quân nhân bẩn thỉu, nhớp nhúa như thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này. Thế mà cũng đem ra khoe tài "bưng bô" các "bà" vợ tướng tá nữa.
Xin nói thêm là cuối năm 1965, tôi nhận được bức thư dài 8 trang viết tay của Bà Trần Thiện Khiêm, 8 trang nhưng không có nghĩa là bức thư dài vì chữ viết của Bà rất to rất dễ đọc. Có đoạn Bà cho biết, dù đối xử không tốt với gia đình Bà, nhưng Đại Tướng Khánh cùng với Trung Tướng Đỗ Cao Trí, (đã tử nạn trực thăng trong cuộc hành quân vượt biên năm 1970) đã đến Washington D.C. sống trong gia đình Bà hằng tháng trời dù Bà không mời, khi Bà viết câu:
"khách không mời mà cứ đến cứ ở".
Đến đây tôi xin mở ngoặc để thuật lại câu chuyện liên quan mà tôi đã trao đổi với cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm trong cuộc điện đàm tối 21 tháng 10 năm 2003. Sau khi ông hỏi tôi những chi tiết trong cuộc đảo chánh này, tôi liền hỏi lại ông: (trong câu chuyện, cựu Đại Tướng Khiêm xưng là anh Tư và ông gọi tôi là chú, tôi thì xưng em) (63)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có gọi điện thoại cho hắn nhờ hắn ở lại để giúp đở cho Bộ TổngTham Mưu của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Ý hắn muốn khoe là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1965 cũng có hắn liên hệ, nghĩa là chỗ đứng hắn không hề bị suy suyển dù rằng có thay đổi chính phủ, vì bất cứ tướng tá nào lên chấp chính cũng đều phải dùng hắn. Hắn là thằng biết hết ngõ ngách, đường đi lối về của các tướng tá, ưu điểm, khuyết điểm của từng người.
Quân Đội Lãnh Đạo Quốc Gia
ngày 19 tháng 6 năm 1965
Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia theo thành phần nói trên là 11 vị, nhưng vì Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, và Thủ Tướng Kiêm Tư Lệnh Không Quân, nên thực tế chỉ có 9 vị. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia chọn ngày 19 tháng 06 năm 1965 ra mắt tân chánh phủ, với danh xưng “Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương”. Đó cũng là ngày đánh dấu Quân Đội nhận trách nhiệm lãnh đạo quốc gia. Cũng vì vậy mà ngày 19 tháng 6 được Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia chọn làm “Ngày Quân Lực”. Còn “Quốc Khánh” vẫn giữ ngày 1 tháng 11 hằng năm. Sau khi bàn giao chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II xong, Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có điện thoại cho tôi:
“Anh Hoa, anh ở lại đó phụ tá cho anh Tài nghe”.
“ Vâng. Cám ơn Thiếu Tướng”.
“Anh phụ trách về hồ sơ công văn của Bộ Tổng Tham Mưu, anh Tài (Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tài) sẽ là chánh văn phòng và có những công tác đặc biệt. Bây giờ anh chuẩn bị lễ bàn giao giữa Trung Tướng Minh với tôi vào ngày 15 tháng 7 (năm 1965). Anh trình Trung Tướng Minh rồi điện thoại cho tôi biết ngay”.
“Tôi nghĩ là Thiếu Tướng nên nói chuyện trực tiếp với Trung Tướng Minh thảo luận nhanh hơn, thưa Thiếu Tướng”.
“Anh trình với Trung Tướng Minh là được rồi”.
“Vâng. Tôi trình Trung Tướng Minh và sẽ trình lại Thiếu Tướng sau”.
Tôi vào trình cho chánh văn phòng là Trung Tá Trần Văn Quiền (không phải tôi viết sai đâu mà tên của ông là như vậy đó), Trung Tá Quiền bảo tôi vào trình trực tiếp với Trung Tướng Minh. Tôi thi hành:
“Thưa Trung Tướng, Thiếu Tướng Có từ Pleiku điện thoại về bảo tôi trình Trung Tướng là ngày bàn giao chức vụ Tổng Tư Lệnh sẽ tổ chức vào ngày 15 tháng 07 thưa Trung Tướng”.
Xin giải thích. Bộ Tổng Tham Mưu do Trung Tướng Khánh cải danh thành Bộ Tổng Tư Lệnh, khi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia hình thành thì Ủy Ban quyết định sử dụng lại danh xưng Bộ Tổng Tham Mưu, trong lúc giao thời này Thiếu Tướng Có gọi là Bộ Tổng Tham Mưu nhưng Trung Tướng Minh vẫn gọi Bộ Tổng Tư Lệnh.
“Vous cứ nói với ông Có là ngày nào cũng được. Hôm đó tôi mặc quân phục đại lễ”.
“Vâng. Tôi sẽ trình lại Thiếu Tướng Có như vậy”.
Trung Tướng Trần Văn Minh (không phải là Trung Tướng Trần Văn Minh mà sau này là Tư Lệnh Không Quân, cũng không phải là Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô), thường dùng tiếng chữ “vous” (Pháp ngữ) khi tiếp chuyện hay khi ra lệnh, lời của ông chậm rãi, từ tốn, rõ ràng, chẳng mấy khi tôi thấy ông nổi giận. Tôi điện thoại lên Pleiku:
“Thưa Thiếu Tướng, Trung Tướng Minh đồng ý ngày bàn giao 15 tháng 7, và buổi lễ hôm đó Trung Tướng Minh mặc quân phục đại lễ 4 túi”.
“Không được. Anh trình với Trung Tướng Minh là tôi mặc quân phục tác chiến. Mình đang trong tình trạng chiến tranh mà”.
Tôi vào trình Trung Tá Quiền, ông vẫn bảo tôi vào trình Trung Tướng Minh.
“Thưa Trung Tướng, Thiếu Tướng Có sẽ mặc quân phục tác chiến và Thiếu Tướng Có xin Trung Tướng cũng mặc như vậy”.
“Vous nói với Thiếu Tướng Có mặc gì thì tùy ông ấy. Còn tôi, tôi sẽ mặc 4 túi”.
Trình qua trình lại, cuối cùng thì hai vị mặc quân phục theo ý riêng của mình. Một vị mặc quân phục tác chiến màu xanh lá cây, một vị mặc quân phục đại lễ màu trắng. Phải chăng vì Trung Tướng Minh đang Quyền Tổng Tư Lệnh (chữ “quyền” đồng nghĩa với tạm thời), một chức vụ mà ông thừa biết là Hội Đồng Quân Đội dùng ông để tạm thời trám vào cái khoảng trống đó trong khi tìm người chánh thức, nên ông không chấp nhận ảnh hưởng của vị Tướng nào cả? Cũng có thể vì ông là vị Tướng thâm niên, mà ông không sẵn lòng chịu sự ngang hàng với vị Tướng cấp nhỏ mà lại ít thâm niên, cho dù lời yêu cầu của Thiếu Tướng Có không có gì là kém trang trọng? (64)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe hắn được làm Phụ Tá cho Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, tức hắn không hề bị sa thải. Ý hắn muốn chứng tỏ thời nào hắn cũng được trọng dụng cả. Hắn sẵn sàng làm đầy tớ cho bất cứ ai miễn ném cho hắn cục xương là được.
Giao nhận xong, Bộ Tổng Tư Lệnh trở lại với danh xưng “Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”. Giải tán Nha Đổng Lý và tổ chức lại “văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng” như trước. Thiếu Tá Nguyễn Hữu Tài giữ chức Chánh văn phòng, tôi phụ tá cho anh. (65)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là hắn từng đươc "bà" vợ Tướng Trần Thiện Khiêm sai treo cái kính soi mặt thật lớn nhằm chận hướng cây đòn dông, đây là một lời tự thú vô cùng "khốn nạn" và "bẩn thỉu. Ai đời mang danh là "Chánh Văn Phòng" cho vị Tổng Tham Mưu Trưởng Trần Thiện Khiêm lại đi lo treo tấm kính tránh cây đồng dong đâm thẳng vào. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đâu có tệ hại và xuống dốc như vậy, hắn đã làm xấu mặt Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa quá đi thôi. Qua sự xác nhận này của hắn, việc tôi cho hắn là "bưng bô" các "bà" vợ tướng tá có oan ức gì không, thưa quý vị?! Không mất nước là chuyện lạ.
Nhận chức xong, ngoài công tác ở bàn giấy và những lần đi thăm các đại đơn vị, Thiếu Tướng Có cho xây tấm vách chắn ngang “cây đòn dông” của Trung Tâm Hành Quân, theo đường thẳng tưởng tượng chỉa thẳng vào giữa văn phòng ông Tổng Tham Mưu Trưởng. Cũng vì “cây đòn dông” này mà khi Trung Tướng Trần Thiện Khiêm nhận chức Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng vào ngày 31 tháng 1 năm 1964, bà Khiêm bảo tôi nhờ người treo cái kính soi mặt thật lớn dóng hướng và treo lên đó, nhằm làm cho “cây đòn dông” nếu kéo dài theo đường thẳng tưởng tượng sẽ đụng vào tấm kiếng mà “không vào” bên trong được. Và việc thứ hai là Thiếu Tướng Có cho dời hai ngôi mộ của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông cố vấn Ngô Đình Nhu ra nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi, nơi đã dự trù hạ huyệt ngày 5 tháng 11 năm 1963 nhưng đã không thực hiện được. Thiếu Tướng Có cho rằng, “cây đòn dông và hai ngôi mộ” đã là những điều không may cho Bộ Tổng Tham Mưu trong thời gian qua. Đúng hay không thì sau đó mới rõ, nhưng có điều là thêm một vị Tướng mang cả lòng tin về tướng số, tử vi, địa lý vào chức vụ cao nhất của quân đội.
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa hắn muốn nhấn mạnh hắn vẫn còn ngồi ghế trong hàng ngũ của Tướng Nguyễn Hữu Có thuộc Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia của Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu là vị hắn là người khó có thể thay thế được.
Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có kiêm nhiệm chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng đúng 3 tháng. Ngày 15 tháng 10 năm 1965, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu lại chủ tọa buổi lễ Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có bàn giao chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng cho Thiếu Tướng Cao Văn Viên. (66)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe rằng Thiếu Tướng Cao Văn Viên muốn tiếp tục xử dụng hắn. Một điều xấu hỗ và đê tiện khi hắn kể lại là hắn cám ơn rối rít "bà" vợ của Tướng Cao Văn Viên khi bà điện thoại báo tin cho hắn biết là chồng bà đồng ý cho hắn được tiếp tục Chánh Văn Phòng. Lại một lần nữa thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là con đường quan lộ của hắn được mấy "bà" vợ các ông tướng tá che chở, giúp đỡ. Thật là nhục nhã, hắn là "nam nhi" mà phải đi liếm đáy quần của đàn bà như hành động của thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này.
Nhận bàn giao xong, Thiếu Tướng Cao Văn Viên cho dọn sang văn phòng mới vừa xây dựng xong, và kiến trúc này do Trung Tướng Khánh cho khởi công từ tháng cuối năm 1964. Thiếu Tướng Viên có quyết định dọn ngay trong ngày bàn giao, một phần cũng vì Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có không chịu dời văn phòng của ông sang Bộ Quốc Phòng. Đây cũng là một hành động kỳ cục của Thiếu Tướng Có. Ông có hai chức vụ mà cả hai chức vụ đều thuộc loại nhất nhì đối với quân đội, và sau khi bàn giao cho Thiếu Tướng Viên chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng, ông còn lại chức Tổng Trưởng Quốc Phòng chớ có phải “ngồi chơi xơi nước” đâu mà ông lại tranh chỗ ngồi của ông Tổng Tham Mưu Trưởng mới nhận chức do chính ông bàn giao. Điều kỳ cục này dẫn đến sự cãi cọ giữa hai phu nhân của hai vị Tướng. Tuy chưa phải là lớn chuyện, nhưng cũng là “thành tích chẳng đáng khuyến khích” chút nào trong ngũ lãnh đạo!
Tôi, với chức vụ phụ tá chánh văn phòng khi Thiếu Tướng Có là Tổng Tham Mưu Trưởng, tôi chuẩn bị bàn giao cho Thiếu Tá Vĩnh Thái vì tôi phụ trách toàn bộ hồ sơ văn phòng, còn Thiếu Tá Thái là chánh văn phòng Tư Lệnh Quân Đoàn III, theo Thiếu Tướng Viên về Bộ Tổng Tham Mưu. Trong lúc chúng tôi giao nhận từng thành phần hồ sơ nhất là hồ sơ xếp vào loại mật và tối mật mà tôi giữ trong tủ sắt ngay sau lưng tôi, Thiếu Tướng Cao Văn Viên bước vào:
“Chú Hoa không bàn giao gì hết. Tôi cử chú vào chức vụ chánh văn phòng. Còn chú Thái sẽ nhận nhiệm vụ khác”.
Thật ra thì hai ngày trước đó, bà Cao Văn Viên có điện thoại tôi:
“Chú Hoa, Thiếu Tướng cử chú làm chánh văn phòng đó nghe”.
“Còn anh Vĩnh Thái thì sao Chị? Em ngại sẽ mích lòng với anh ấy”.
“Chú không lo. Thiếu Tướng nói chú Thái thuyên chuyển sang Bộ Quốc Phòng”.
“Vậy thì em nhận, và cám ơn Chị”.
Sau đó, Thiếu Tá Vĩnh Thái được cử vào chức vụ Tùy Viên Quân Sự tại tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Đại Hàn Dân Quốc. (67)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là nhờ "cầm chim" cho Tướng Cao Văn Viên, và nhờ vào tài "bưng bô" cho "bà" vợ Tướng Cao Văn Viên mà hắn được tiếp tục được bổ nhiệm vào chức "Chánh Văn Phòng" cho Thiếu Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng.
Thiếu Tá Vĩnh Thái, năm 1960 đang dạy tại Trường Sinh Ngữ Quân Quân Đội. Sau ngày 11/11/1960, thuyên chuyển sang Lữ Đoàn Nhẩy Dù, giữ chức chánh văn phòng Tư Lệnh mà lúc đó Đại Tá Viên vừa nhận chức Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù. Lần lượt theo Thiếu Tướng Viên về văn phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, rồi lên Quân Đoàn III. Vì gắn bó như vậy mà tôi rất thận trọng không dám nhận lời khi Thiếu Tướng Viên điện thoại cho tôi trước khi bà Viên giải thích. Anh Thái cũng là người thường đến Viện Đại Học nhận giùm bài học đem về cho Thiếu Tướng Viên, đang là sinh viên của Đại Học Văn Khoa. Tôi nghĩ, việc Thiếu Tướng Viên cử tôi vào chức vụ chánh văn phòng, rất có thể là do tôi quen việc nơi đây, cũng có thể là ông nghĩ đến ngày 01/11/1963 khi tôi nhận trách nhiệm đưa ông từ “phòng tạm giữ” lên ngồi trong văn phòng tôi. Thật ra thì lúc bấy giờ hành động của tôi chỉ nhằm giúp Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm (cấp bậc đến ngày 01/11/1963), tránh được điều khó xử với bạn của ông thôi.
Vậy là tôi với Đại Úy Nguyễn Hữu Có, trước đây là chánh văn phòng và tùy viên của Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, nhưng giữa năm 1964 Đại Úy Có thuyên chuyển sang Nhẩy Dù làm sĩ quan tùy viên cho Thiếu Tướng Cao Văn Viên. Bây giờ, sau hơn một năm, hai chúng tôi ráp lại trong chức vụ chánh văn phòng và tùy viên của Thiếu Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. (68)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận lần nữa hắn được thăng cấp từ thiếu tá lên trung tá cũng chỉ nhờ cái tài "cầm chim" Tướng Cao Văn Viên, và nhờ "bưng bô" cho "bà" vợ Tướng Cao Văn Viên. Thấy cái cảnh này mà thương hại và tộii nghiệp cho các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu ngoài mặt trận, hy sinh máu xương, cả phần thân thể mà chưa chắc gì được thăng cấp, thế mà thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này chỉ dùng ba tấc lưỡi thôi mà khuynh lác cả Hội Đồng Quân Lực, đâm người này thọc người kia để "vinh thân phì gia" cho bản thân hắn mà thôi. Ôi, còn nỗi buồn thấm thía nào hơn!
Ngày 01/11/1965, Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hòa, Thiếu Tướng Cao Văn Viên được thăng cấp Trung Tướng. Cùng thăng cấp Trung Tướng với ông còn có nhiều vị nữa, và trong số đó có Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có, Thiếu Tướng Nguyễn Chánh Thi, Thiếu Tướng Đặng Văn Quang.
Tháng sau đó, tôi được thăng cấp Trung Tá. (69)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận lại được chỉ thị lo phần tiếp tân, tiệc tùng nữa. Chả lẽ "Chánh Văn Phòng" cho Tổng Tham Mưu để làm mấy cái chuyện bếp núc hay sao? TổngTham Mưu để hoạch định đánh giặc chứ đâu phải để ăn với uống, thế mà "Chánh Văn Phòng" Phạm Bá Hoa chỉ biết làm cái phần hành đó thôi, nhục nhã quá sức!
Nhân lễ Giáng Sinh 1965, Trung Tướng Viên chỉ thị tôi tổ chức buổi tiếp tân trọng thể ngay tại võ đình trường trước tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu. Khách mời:
Ngoại quốc, gồm: Các vị trong Ngoại Giao đoàn, kể cả các vị Tùy Viên quân sự. Các vị Tư Lệnh lực lượng Đồng Minh đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, các đơn vị trưởng cùng các sĩ quan tham mưu trực thuộc lực lượng này.
Nội bộ, gồm: Các vị trong Chánh Phủ, trong Quốc Hội. Tất cả các vị Tướng Lãnh đang phục vụ tại thủ đô và lân cận, các vị Chỉ Huy Trưởng binh chủng, Tổng Cục Trưởng, Cục Trưởng, và các sĩ quan cao cấp phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tổng số gần 500 vị.
Đây là lần đầu tiên các cấp chỉ huy lực lượng Đồng Minh, gồm: Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi, Thái Lan, và Hoa Kỳ, với các cấp chỉ huy của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, có cơ hội tiếp xúc tìm hiểu nhau về cá nhân cũng như về kiến thức quân sự. Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ đều có mặt. Chương trình tổng quát với lời chúc Giáng Sinh ngắn gọn của Trung Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, của Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia, và của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương. Tiếp đó là chương trình văn nghệ với những bài hát Giáng Sinh bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Buổi tiếp tân diễn ra trong bầu không khí thân hữu và trang trọng. (70)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là Đại Tá Ngô Quang Trưởng đến văn phòng hắn nhờ cậy hắn theo dõi nội bộ để chận đứng đảo chánh. Trời ơi, "Chánh Văn Phòng" Phạm Bá Hoa này làm như hắn là "linh hồn" của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Buồn quá đi thôi!
Trong hệ thống điều hành thông thường, chẳng có qui định nào buộc Cảnh Sát phải thông báo những tin tức về các hoạt động chính trị cho Bộ Tổng Tham Mưu cả, nhưng có thể là do mối liên hệ mật thiết giữa Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ -Thủ Tướng- với Trung Tướng Cao Văn Viên -Tổng Tham Mưu Trưởng- mà hậu thuẫn của Trung Tướng Viên là lực lượng Nhẩy Dù và Thủy Quân Lục Chiến để chống đảo chánh, nên Tổng Giám Đốc Cảnh Sát -rất được Thiếu Tướng Kỳ tin cậy- mới có những thông báo như vậy. Ngay sau ngày Thiếu Tướng Viên (hai tuần sau đó ông mới thăng cấp Trung Tướng) nhận chức Tổng Tham Mưu Trưởng, Đại Tá Ngô Quang Trưởng -dường như lúc bấy giờ ông là Tư lệnh Phó Nhẩy Dù- đến văn phòng tôi, ông nói:
“Anh Hoa, để kịp thời đối phó với những biến động quân sự về phía nội bộ, bất cứ là giờ nào trong ngày nếu như anh thấy có điều gì nghi ngờ về một cuộc đảo chánh hay tương tự như vậy, thì anh báo tin cho tôi ngay, vì lúc nào tôi cũng có một đơn vị túc trực tại căn cứ Hoàng Hoa Thám (tên doanh trại của Lữ Đoàn Nhẩy Dù, khỏi ngã tư Bảy Hiền, trên đường Sài Gòn-Tây Ninh)”
Khi tôi bổ túc đoạn ngắn này thì cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đã từ trần. Xin cắm nén hương tưởng nhớ đến Ông, một Tướng Lãnh khi xuôi tay yên nghỉ, nhận được lòng ngưỡng mộ và thương cảm của hầu hết các thành phần trong Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn cộng sản tại hải ngoại! (71)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa lại khoe là tiếp tay trong việc cách chức Tướng Nguyễn Chánh Thi, lại một cuộc thanh trừng nội bộ tướng tá nữa mà hắn có nhúng tay. Hắn đang làm "Chánh Văn Phòng" mà phải xuống nhà hàng Thanh Thế xa 40 phút để mua đồ ăn về cho các tướng lãnh ăn mà thanh toán nhau.
Cách chức Trung Tướng Thi.
Ngày 08/03/1966, buổi họp thu hẹp của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia gồm Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Trung Tướng Cao Văn Viên, và Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi. Buổi họp có mục đích giải quyết trực tiếp vụ Trung Tướng Thi đã nhiều lần tỏ ra chống lại lệnh của trung ương.
Tôi nói thu hẹp, vì Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đầy đủ gồm 11 vị, nhưng buổi họp hôm nay chỉ có 4 vị thuộc trung ương nhưng lại không có vị Tổng Thư Ký, mà lại có vị Tư Lệnh Quân Đoàn I kiêm Đại Biểu Chánh Phủ Miền Trung. Có thể nói đây là buổi họp thu hẹp đặc biệt.
Địa điểm họp là văn phòng cũ dành cho vị Tổng Tham Mưu Trưởng, hiện đang trống. Trung Tướng Viên dặn tôi trước khi ông vào phòng họp:
“Đây là họp tối mật, chỉ khi nào cần thì tôi gọi chú. Bất cứ ai khác đều không được vào”.
“Vâng, tôi hiểu”.
Đúng là tôi hiểu mục đích của buổi họp, vì chiều hôm qua, Trung Tướng Viên có nói với tôi tuy là không nói rõ. Đến 1 giờ trưa, Trung Tướng Viên bước ra với nét mặt đầy ưu tư:
“Chú lo ăn trưa ngay và mang vào ăn tại chỗ”.
“Sớm lắm cũng phải 40 phút, vì phải xuống nhà hàng Thanh Thế thưa Trung Tướng”.
“Thì xong lúc nào mang vào lúc ấy”.
“Vâng”. (72)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa kể lại việc hắn chứng kiến các tướng lãnh "thanh toán" nhau, hắn chỉ lo phần cơm trưa thôi.
Tôi nhờ Đại Úy Có xuống nhà hàng Thanh Thế (gần chợ Sài Gòn) mua ngay 15 phần ăn trưa đựng trong hộp, chỉ có vậy mới nhanh thôi. Tuy có 5 vị họp nhưng tôi phải mua 15 phần, vì mỗi vị Tướng đều có sĩ quan tùy viên và cận vệ đi theo.
Khi mang thức ăn vào, tôi trông thấy không một vị nào có nét mặt cũng như dáng vẻ bình thường hay vui tươi như những buổi họp quan trọng trước đó, điều này cho phép tôi suy đoán là vấn đề cần giải quyết, chẳng những chưa đạt được mà trái lại có thể càng trở nên rắc rối hơn.
Từ lúc bắt đầu họp cho đến lúc chấm dứt khi trời tối hẳn, không một vị nào bước ra ngoài, ngoại trừ trường hợp Trung Tướng Viên bảo tôi lo ăn trưa. Với nét mặt đăm chiêu qua những nếp nhăn trên vầng trán của các vị, tôi đoán là cả ngày họp chẳng đạt được kết quả nào. Riêng Trung Tướng Thi có vẻ như tức giận thì phải.
Trước khi ra về, Trung Tướng Viên hỏi tôi về công tác chuẩn bị cho ông thăm Sư Đoàn 2 Bộ Binh tại Quảng Ngãi và Sư Đoàn 23 Bộ Binh tại Ban Mê Thuột vào ngày mai 9 tháng 3 năm 1966.
“Thưa Trung Tướng, mọi việc tôi đã chuẩn bị xong”.
Chuyện thế này. Buổi sáng, ngay khi đến văn phòng, ông gọi tôi:
“Ngày mai, chú tổ chức cho tôi ra Quảng Ngãi gắn huy chương cho Sư Đoàn 2. Sau đó lên Ban Mê Thuột gắn huy chương cho Sư Đoàn 23. Cơm trưa tại đây. Lúc 1 giờ trưa, rời Ban Mê Thuột về Sài Gòn. Có gì trở ngại chú trình tôi ngay”.
“Có cần sĩ quan Tổng Quản Trị tháp tùng không, thưa Trung Tướng?
“Không cần. Chú giao cho chú Có là được”.
Chương trình của Trung Tướng Viên, tôi đã liên lạc với Không Quân cung cấp phi cơ, cất cánh lúc 7 giờ sáng tại bãi đậu VIP, theo không trình Sài Gòn-Quảng Ngãi-Ban Mê Thuột-Sài Gòn. Cũng đã thu xếp chương trình với Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 23 Bộ Binh xong lúc sáng. Bây giờ chỉ cần xác nhận giờ là xong. Tôi điện thoại ra Quảng Ngãi xin tiếp chuyện với Chuẩn Tướng Hoàng Xuân Lãm:
“Tôi Phạm Bá Hoa, thưa Chuẩn Tướng. Ngày mai, Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng sẽ đến phi trường Quảng Ngãi khoảng 8 giờ 45. Không có sĩ quan cao cấp nào tháp tùng. Sau khi dự thuyết trình tại bộ tham Sư Đoàn và trao gắn huy chương xong, Trung Tướng sẽ rời Quảng Ngãi lên Ban Mê Thuột chớ không dùng cơm trưa theo ý kiến của Chuẩn Tướng. Xin được xác nhận điều này với Chuẩn Tướng”.
“Anh trình với Trung Tướng, Sư Đoàn có tiệc trà sau khi gắn huy chương, nếu vậy tôi sẽ mời Trung Tướng dùng tiệc trà trong khi thuyết trình. Nếu có gì khác, anh cho ông Tham Mưu Trưởng của tôi biết hỉ”.
“Nếu tôi không điện thoại lại có nghĩa là Trung Tướng đồng ý, thưa Chuẩn Tướng”.
Tôi điện thoại lên Ban Mê Thuột gặp ngay Chuẩn Tướng Võ Văn Cảnh, Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh:
“Thưa Chuẩn Tướng, xin xác nhận về chương trình ngày mai. Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng sẽ từ Quảng Ngãi đến Ban Mê Thuột khoảng 11 giờ. Giờ chính xác tôi sẽ xác nhận kịp thời. Sau lễ gắn huy chương và dùng cơm trưa tại Sư Đoàn, Trung Tướng sẽ rời Ban Mê Thuột lúc 1 giờ để về Sài Gòn kịp buổi họp với MACV, thưa Chuẩn Tướng”. (MACV, dịch sang Việt ngữ là Bộ Tư Lệnh Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng Hòa).
“Nếu có gì khác, anh gọi tôi ngay nghe anh Hoa. Này, có bao nhiêu sĩ quan tháp tùng với Trung Tướng?
“Dạ không có vị nào cả, ngoài sĩ quan tùy viên của Trung Tướng, thưa Chuẩn Tướng”. (73)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa kể lại chuyện hắn được giao nhiệm vụ canh giữ Tướng Nguyễn Chánh Thi, hắn lại dính vào một trận "thanh toán" nội bộ tướng lãnh nữa. Chả lẽ bổn phận của một "Chánh Văn Phòng" chỉ để làm tay sai cho các tướng tá thanh trừng nhau hả trời?! Mất nước là phải!
Sau khi công tác chuẩn bị chuyến đi ngày mai của Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng được xác nhận với các nơi liên hệ, tôi ra về. Lúc ấy chẳng còn ai trong tòa nhà chánh ngoài sĩ quan trực và nhân viên an ninh. Vừa về đến nhà thì chuông điện thoại reo:
“Trung Tá Hoa tôi nghe”.
“Chú liên lạc tìm Trung Tướng Thi (Nguyễn Chánh Thi) và mời ông ấy ngày mai cùng đi chung phi cơ với tôi ra Quảng Ngãi, còn phi cơ của Trung Tướng Thi chờ tại Quảng Ngãi để đón ông Thi ra Đà Nẳng sau khi lễ xong. Phi cơ cất cánh tại Sài Gòn lúc 6 giờ sáng chớ không phải 7 giờ. Chú rõ chưa?
“Thưa Trung Tướng, tôi nghe rõ”.
Tôi liên lạc và chuyển được lời mời của Trung Tướng Viên đến Trung Tướng Thi đang có mặt tại nhà ông ở đường Gia Long, và được Trung Tướng Thi chấp nhận dễ dàng. Tiếp đến là liên lạc với Bộ Tư Lệnh Không Quân xác nhận lại giờ cất cánh và không trình chuyến bay. Lại phải cấp tốc liên lạc xác nhận với Chuẩn Tướng Lãm (Quảng Ngãi) và Chuẩn Tướng Cảnh (Ban Mê Thuột).
Lúc 5 giờ sáng ngày 9/3/1966, điện thoại reo vang:
“Trung Tá Hoa tôi nghe”.
“Chú tìm xem Trung Tướng Có ở đâu và cho tôi biết ngay”.
“Vâng”.
Đó là lệnh của Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng. Tôi điện thoại đến tư dinh Trung Tướng Có trong cư xá Bộ Tổng Tham Mưu, nghe tiếng phụ nữ:
“Chào bà. Tôi là Trung Tá Hoa. Xin bà vui lòng cho tôi tiếp chuyện với Trung Tướng”.
“Nhà tôi lên xe đi rồi anh Hoa”.
“Dạ, cám ơn bà”.
Tôi điện thoại đến toán gác cổng số 1 Bộ Tổng Tham Mưu, được biết xe của Trung Tướng Có đã ra cổng và quẹo lên hướng phi trường Tân Sơn Nhất. Tôi gọi lên phòng VIP trong phi trường:
“Tôi, Trung Tá Hoa. Xin lỗi có Trung Tướng Tổng Trưởng Quốc Phòng ở đó không à?
“Tôi đây anh Hoa. Có việc gì không?
“Dạ, Trung Tướng Viên bảo tôi tìm biết Trung Tướng ở đâu thì trình lại Trung Tướng Viên chớ không có gì, thưa Trung Tướng”.
Sau đó tôi trình Trung Tướng Viên. Và ông ra lệnh:
“Chú vào văn phòng ngay, báo cho các nơi hủy bỏ chuyến đi của tôi ra Quảng Ngãi với Ban Mê Thuột. Yêu cầu hai vị Tư Lệnh trao gắn huy chương cho các quân nhân trực thuộc, vì tôi bận vào giờ chót”.
“Vâng. Chào Trung Tướng”.
Trời hãy còn tối. Sĩ quan trực cũng như các nhân viên an ninh tòa nhà chánh, trong mấy năm gần đây đã quen với những trường hợp đèn đuốc sáng choang trong văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng, nên không ai tò mò lên văn phòng tôi. Tôi gọi Đại Úy Có và chính anh gọi các nhân viên trực thuộc vào văn phòng làm việc. Sau khi liên lạc xong với Bộ Chỉ Huy Không Chiến, với Chuẩn Tướng Hoàng Xuân Lãm và Chuẩn Tướng Võ Văn Cảnh xác nhận lệnh của Trung Tướng Viên, nghe tiếng xe bên dưới tôi đến cửa sổ nhìn xuống lầu thấy xe Trung Tướng Viên vừa ngừng ở thềm tầng trệt. Trung Tướng Viên vào một lúc thì xe của Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, rồi xe của Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đến. Cả hai vị, một cách im lặng, lần lượt vào phòng Trung Tướng Viên. Rồi Trung Tướng Viên vào phòng tôi ra lệnh có vẻ vội vàng:
“Chú xuống lầu đón Trung Tướng Có và Trung Tướng Thi, hướng dẫn vào phòng họp hôm qua. Chỉ một mình Trung Tướng Thi vào đó thôi, sĩ quan tùy viên và cận vệ của Trung Tướng Thi ngồi ở phòng chú và chú trách nhiệm”.
Tôi xuống lầu. Trời vẫn chưa sáng. Xe Trung Tướng Nguyễn Hữu Có dừng trên thềm tầng trệt, trong khi sĩ quan tùy viên chưa mở cửa xe thì toán cận vệ của Trung Tướng Có từ xe Jeep phía sau nhảy xuống, súng cầm tay trong tư thế sẳn sàng sử dụng. Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi xuống xe, toán cận vệ kèm hai bên, và sau lưng Trung Tướng Thi một khoảng ngắn là Trung Tướng Có.
Đến đây thì tôi hiểu việc gì đang xảy ra. Trung Tướng Có bảo tôi đi trước, như là dẫn đường lên phòng họp hôm qua. Ông nói khẽ:
“Vào xong, anh khóa cửa lại và cho Quân Cảnh gác cẩn thận”.
“Vâng”.
Tôi nói riêng với Đại Úy Có:
“Anh thay tôi trách nhiệm canh giữ anh tùy viên với cận vệ của Trung Tướng Thi nghe. Lệnh của Trung Tướng đó. Tốt hơn hết là mình "ngăn cản khéo" không cho các anh ấy đi đâu hết, ngoại trừ vào phòng vệ sinh thì bảo Quân Cảnh theo giữ”.
Đại Úy Có hơi ngập ngừng một chút vì chưa biết nguyên nhân nhưng anh không hỏi, vì chúng tôi đã qui ước với nhau rằng, nếu một bên không nói thì bên kia không hỏi và hiểu rằng đó là lệnh mật.
Vẫn chưa đến giờ làm việc. Trung Tướng Thiệu, Thiếu Tướng Kỳ, và Trung Tướng Viên, cùng vào phòng họp, mà trong đó đã có Trung Tướng Thi, cũng là Đại Biểu Chánh Phủ tại Miền Trung.
Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau đó, tôi vào trình Trung Tướng Viên về vấn đề ăn sáng. Đây là tôi cố tình vào và sự cố tình này cũng có lý của nó, vì lúc ấy gần 9 giờ (sáng) mà các vị chưa ăn sáng. Trước đây, thỉnh thoảng có những buổi họp đặc biệt trước giờ điểm tâm, các vị thường gọi tôi vào lo các phần ăn sáng. Tôi nghe các vị nói chen kẻ và qua đó tôi hiểu phần nào mục đích của các vị thuộc trung ương, nhằm thuyết phục Trung Tướng Thi chấp nhận giải pháp sang Hoa Kỳ chữa bệnh một thời gian, nhưng Trung Tướng Thi không đồng ý. Âm thanh của Trung Tướng Thi rất rõ ràng và không kém phần mạnh mẽ, cho phép suy đoán là ông không dễ dàng chịu áp lực của bốn vị Tướng đứng đầu chánh phủ và quân đội.
Trong khi các vị ăn trưa ngay trong phòng họp, tất cả các sĩ quan tùy viên và cận vệ của các vị cũng đang dùng bữa tại phòng tôi. Sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Thi nói với tôi là anh cần về nhà Trung Tướng Thi có việc cần, tôi mời anh ngồi xuống và tiếp tục ăn trưa:
“Anh thông cảm cho tôi nghe. Cái nghiệp chánh văn phòng và tùy viên của tụi mình là không có quyền ra lệnh cho ai hết, mà chỉ có nhận lệnh và chuyển lệnh thôi. Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng dặn tôi là tất cả các bạn không nên rời khỏi đây cho đến khi các vị họp xong. Vậy, mời anh hãy tự nhiên với chúng tôi như lúc nào. Thông cảm nghe anh”.
Tôi nghĩ, anh tùy viên muốn ra khỏi đây để báo về nhà Trung Tướng Thi và báo ra Đà Nẳng cho Quân Đoàn biết tình trạng của Trung Tướng Thi, vì rõ ràng là Trung Tướng Thi "bị cưỡng bách" trước mắt anh chớ không phải đến đây để họp như ngày hôm qua.
Cuối cùng cũng không đạt kết quả, nên Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thu hẹp quyết định "quản thúc" Trung Tướng Thi, lúc đầu dự trù tại câu lạc bộ Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng sau đó đưa về quản thúc tại nhà ông với sự canh giữ của An Ninh Quân Đội và Quân Cảnh. (74)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là Tướng Trần Thiện Khiêm giao phó trách nhiệm sắp xếp buổi họp Đại Hội Dồng Quân Lực, lại một lần nữa hắn tiếp tay cho việc thanh trừng nội bộ tướng tá, chứ chẳng làm gi ích nước lợi dân cả. Thế thì thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa lãnh lương "Chánh Văn Phòng" như vậy có xứng đáng và đúng đắn hay không?
Lúc bấy giờ là buổi chiều, trong phòng làm việc của Trung Tướng Viên, cả 4 vị Tướng đều mệt mỏi với nét mặt đăm chiêu, và trong nhiều phút không vị nào lên tiếng, chừng như mỗi vị có cách nghĩ riêng của mình thì phải? Riêng Trung Tướng Thiệu, mặt ông hơi đỏ lên với những giọt mồ hôi lấm tấm hai bên thái dương mặc dù ông vừa từ phòng lạnh bên kia sang phòng lạnh này, chứng tỏ là không khí buổi họp rất căng thẳng. Trước khi ra về, Trung Tướng Viên tạt vào phòng tôi:
“Chú mời "Đại Hội Đồng Quân Lực" họp lúc 10 giờ sáng mai (10/3/1966). Không mời Tư Lệnh Sư Đoàn 1 (Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân, tại Huế) và Sư Đoàn 2 (Chuẩn Tướng Hoàng Xuân Lãm, tại Quảng Ngãi). Lý do sẽ cho biết khi họp”.
“Phòng họp nào, thưa Trung Tướng?
“Bên phòng họp số 2”.
“Vâng”.
Đại Hội Đồng Quân Lực có 36 vị, gồm: Tất cả các vị trong Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Các vị Tướng Lãnh. Chỉ Huy Trưởng binh chủng Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Truyền Tin, Quân Vận, và Biệt Động Quân. Các vị Tư Lệnh Quân Chủng, Tư Lệnh Nhẩy Dù, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, đều là Tướng Lãnh, đương nhiên trong thành phần trên rồi. Mỗi lần mời họp đều sử dụng điện thoại, và phải mời các vị ở xa trước để quí vị ấy kịp chuẩn bị phương tiện về Sài Gòn, sau đó mới mời các vị trong Quân Trấn Sài Gòn và lân cận.
Mời xong, chưa kịp thu xếp ra về. Lúc ấy màn đêm xuống khá lâu, điện thoại lại reo:
“Trung Tá Hoa tôi nghe”.
“Chú mời xong chưa?
“Dạ vừa xong, thưa Trung Tướng”.
“Chú xác nhận lại với các vị là họp lúc 8 giờ sáng, tức sớm hơn 2 tiếng đồng hồ. Chú ráng làm ngay trong đêm nay”.
“Vâng. Tôi sẽ lần lượt xác nhận lại, thưa Trung Tướng”.
Khi trả lời câu hỏi đầu tiên của Trung Tướng Viên, tôi cứ tưởng sẽ nhận được lời khen của ông, nào ngờ chẳng khen mà lại nhận thêm công tác. Vậy là bắt đầu làm lại. Và cứ theo "bổn cũ" mà làm. Mãi đến gần nửa đêm mới rời văn phòng! (75)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa lại kể hắn tiếp tay trong việc cách chức Tướng Nguyễn Chánh Thi và sắp xếp máy bay cho Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận thay thế bay ra Đà Nẳng. Lại một dịp thanh trừng nữa mà hắn nhúng tay.
Thế là quyết định cách chức Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I và Đại Biểu Chánh Phủ tại miền Trung của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thu hẹp ngày hôm qua, trở thành quyết định chung cuộc của Đại Hội Đồng Quân Lực hôm nay, mà Đại Hội Đồng Quân Lực trên nguyên tắc là thay mặt toàn quân.
Ngay lúc buổi họp vừa chấm dứt, đa số quí vị thành viên Đại Hội Đồng Quân Lực vừa từ từ ra cửa vừa bàn luận tình hình chiến sự gần như là chuyện bên lề, không biết có phải quí vị muốn chuyển sang bầu không khí trách nhiệm thường xuyên để làm nhẹ đi hoặc quên đi cái không khí căng thẳng trong tình đồng đội chen lẫn trong lãnh vực chính trị vừa rồi hay không, nhưng rõ ràng là không khí rộn ràng vui vẻ hẳn lên chớ không nặng nề như lúc ngồi trong phòng họp. Trung Tướng Viên gọi tôi về văn phòng gặp ông:
“Chú tìm Chuẩn Tướng Nhuận và mời đến gặp tôi ngay”.
“Hy vọng là tôi tìm được vì nhà Chuẩn Tướng Nhuận ở trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu, thưa Trung Tướng”.
Đó là Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận, là một trong chín Đại Tá được thăng cấp Chuẩn Tướng hồi tháng 7/1964 ngay khi Trung Tướng Nguyễn Khánh vừa thiết lập cấp bậc Chuẩn Tướng. Ông đang là Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân.
Rất may, Chuẩn Tướng Nhuận có mặt tại nhà. Vào văn phòng Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng một lúc, khi trở ra ông tạt vào phòng tôi và nói là ông hy vọng tôi giúp ông cho kịp. Nói xong, ông vội vàng đi ngay chừng như thời gian gấp rút lắm. Tôi nói vói theo là tôi "sẽ cố gắng", nhưng thật ra tôi chưa hiểu việc gì tôi phải làm liên quan đến "hy vọng" mà Chuẩn Tướng Nhuận vừa nói, cho đến khi Trung Tướng Viên bấm chuông gọi tôi:
“Chú làm ngay mấy việc. Thứ nhất, chú thu xếp lấy chiếc C47 đưa Chuẩn Tướng Nhuận và các sĩ quan tháp tùng ông ra Huế ngay chiều nay (10/3/1966). Thứ hai, điện thoại ra Huế yêu cầu Thiếu Tướng Chuân (Nguyễn Văn Chuân) chuẩn bị và thực hiện công tác bàn giao chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh cho Chuẩn Tướng Nhuận ngay khi ông Nhuận đến Huế. Sáng ngày mai (11/3/1966), Thiếu Tướng Chuân vào Đà Nẳng nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I. Thứ ba, điện thoại Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I, đón Thiếu Tướng Chuân và trình bày tình hình mới nhất để ông Chuân nắm vững tình hình. Và thứ tư, gởi công điện "hỏa tốc" xác nhận lệnh đó với Quân Đoàn I/Quân Khu I và Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Chú có gì cần hỏi thêm không?
“Dạ không, thưa Trung Tướng”. (75)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu gọi điện thoại cho hắn, và hắn đã bẩm thưa đàng hoàng. Thế mà trong các sách hồi ký của hắn, hắn phỉ nhổ, lên án, nhục mạ, chê bai, lên án, phỉ báng, khinh bỉ cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu quá chừng. Ngay cả lúc hắn gặp tôi tại tòa soạn Việt Báo, Little Saigon, Nam California năm 2009, hắn cũng bày tỏ thái độ chống đối cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mạnh mẽ. Hắn quả là một thằng vô liêm sỉ, trước năm 1975 thị dạ, bẩm cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, nhưng rồi sau 1975 thì "dậu đổ bìm leo," hắn nói, hắn viết những lời thất lễ về cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Hắn quá hèn!
Một Thông Cáo của Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được phổ biến trên các làn sóng phát thanh vào buổi tối, theo đó, Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã chấp thuận cho Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư Lệnh Quân Đoàn I/Quân Khu I, xuất ngoại chữa bệnh mũi một thời gian. Thông Cáo đơn giản chỉ có thế, nhưng đoạn văn này lại là khởi đầu cho một cuộc khủng hoảng chính trị trong nội tình Việt Nam chúng ta. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia xem như giải quyết được sự chống đối của Trung Tướng Thi, nhưng lại phát sinh vấn đề khác, giống như nhiều loại thuốc trị bệnh có kèm theo tác dụng phụ của nó vậy. Vấn đề của Trung Tướng Thi là vấn đề lớn, vì nếu không lớn hà tất phải triệu tập Đại Hội Đồng Quân Lực, nhưng vấn đề phát sinh thì lớn hơn nhiều và lâu hơn nhiều.
Tuy có được những công điện mật mã thường xuyên của nhóm an ninh tình báo, cùng với những tờ trình của tổng đài điện thoại Cộng Hòa, nhưng trong những cuộc đàm thoại giữa Trung Tướng Thiệu, Thiếu Tướng Kỳ, Trung Tướng Có từ Sài Gòn với Thiếu Tướng Chuân tại Đà Nẳng, thì không thể nào hiểu được tình hình thật sự khi nhìn từ Bộ Tổng Tham Mưu. Trung Tướng Thiệu gọi tôi:
“Chú liên lạc với Thiếu Tướng Chuân, hỏi tình hình hôm nay ra sao rồi cho tôi biết”.
“Vâng. Tôi gọi ngay, thưa Trung Tướng”.
Tôi điện thoại ra Đà Nẳng và Thiếu Tướng Chuân đang có mặt tại văn phòng:
“Tôi Hoa đây thưa Thiếu Tướng. Trung Tướng Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia muốn biết sự thật của tình hình bây giờ ra sao. Hoặc là Thiếu Tướng tiếp chuyện trực tiếp với Trung Tướng, hoặc tôi sẽ chuyển trình lại Trung Tướng, thưa Thiếu Tướng”.
“Anh trình với Trung Tướng Chủ Tịch là tình hình không có gì đáng ngại đâu. Như thế là được rồi, tôi khỏi phải trình nữa”.
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chuân, những tháng cuối năm 1954 là Trung Tá, Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, lúc ấy tôi là sinh viên sĩ quan trừ bị của Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trong số hơn 200 sinh viên gởi lên đây học, vì Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức không đủ cơ sở. Từ đó, tôi thường liên lạc với ông trong tình thầy trò.
Tôi trình lại Trung Tướng Thiệu thì Trung Tướng Có bảo tôi gọi cho ông nói chuyện trực tiếp với Thiếu Tướng Chuân. Kết quả cuộc đàm thoại đó cũng là những thông tin mà tôi nhận lúc nảy thôi. (76)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa lại khoe hắn có liên hệ với văn phòng Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.
Biện pháp quân sự.
Ngày 14/4/1966, trung ương quyết định chuyển quân ra Đà Nẳng để giải quyết tình hình. Nói cho thật đúng là Thiếu Tướng Kỳ quyết định sử dụng biện pháp mạnh. Trung Tướng Thiệu không phản đối nhưng cũng không hẳn là đồng ý, Trung Tướng Viên vẫn như từ ngày đầu đến giờ là không tham gia quyết định nào cả vì ông cho rằng đây là vấn đề chính trị, vấn đề của chánh phủ mà ông chỉ thi hành lệnh thôi. Trước khi ra về, Trung Tướng Viên gọi tôi vào phòng:
“Sáng sớm mai tôi và bộ chỉ huy hành quân ra Đà Nẳng, chú lo mấy việc sau đây: Chuẩn bị giường xếp và lương thực 7 ngày cho 10 người ăn. Chú Có và vài chú trong toán an ninh theo tôi. Chú tìm ngay Trung Tá Mã Sanh Nhơn cùng đi với tôi. Trung Tá Nhơn sẽ là Thị Trưởng Đà Nẳng thay cho Bác Sĩ Mẫn đã theo phía chống đối. Chú liên lạc với văn phòng Thiếu Tướng Kỳ để biết giờ phi cơ Caravelle cất cánh. Chú lo ngay cho kịp”.
Giao công tác lo gường xếp với lãnh lương khô cho Đại úy Có xong, tôi liên lạc với chánh văn phòng của Thủ Tướng Kỳ được biết, bộ chỉ huy hành quân sẽ đi bằng phi cơ Caravelle của Hàng Không Việt Nam và cất cánh lúc 3 giờ sáng trước phòng VIP. Điều tôi lo nhất là không biết có tìm được Trung Tá Mã Sanh Nhơn hay không vì gần đây tôi ít có dịp liên lạc với anh, nhưng cuối cùng tôi cũng tìm được. Khi ra sân bay, tôi thấy có một cô gái người Huế cùng đi với Trung Tá Nhơn, và theo lời Trung Tá Nhơn thì cô này có khả năng giúp anh thuyết phục thanh niên học sinh Đà Nẳng. (77)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là sĩ quan tùy viên của Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Tổng Tham Mưu Trưởng gọi về báo cáo cho hắn biết tình hình miền Trung, làm như hắn nắm quyền lực lắm không bằng.
Trong cuộc chuyển quân này, Không Quân Hoa Kỳ dứt khoát không cho mượn phi cơ vận tải hạng nặng C130 để chở chiến xa, họ nêu lý do phương tiện chiến đấu chỉ sử dụng trong chiến tranh chớ không can dự vào cuộc khủng hoảng chính trị nội bộ, nhất là đàn áp đồng bào. Họ nói rất đúng, nhưng liệu lý do đó còn có mặt trái của nó hay không? Hãy chờ.
Tại phi trường, tôi được biết Chuẩn Tướng Trần Thanh Phong, Trưởng Phòng 3/Tổng Tham Mưu, đã điều động Thủy Quân Lục Chiến và Nhẩy Dù vào cuộc hành quân này. Ngoài Thủ Tướng Kỳ, Trung Tướng Viên, còn có Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang, Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến và Chuẩn Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Nhẩy Dù.
Từ căn cứ Không Quân Đà Nẳng, Đại Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng, điện thoại về tôi:
“Trung Tướng và bộ chỉ huy đã đến nơi và trú đóng trong căn cứ Không Quân. Theo tin tức thì ngoài đường phố đầy nghẹt bàn thờ và người của phía chống đối khi họ biết lực lượng tổng trừ bị ra đây giải quyết tình hình. Có vẻ rắc rối lắm. Trung Tướng Có (tại bộ tư lệnh Quân Đoàn I) tức giận về việc Nhẩy Dù với Thủy Quân Lục Chiến có mặt ngoài này đó anh. Có gì lạ tôi sẽ gọi về anh”. (78)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận lần nữa hắn từng phục vụ và tuân lệnh Trung Tướng Nguyễn văn Thiệu, thế mà sau 1975, hắn chửi cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tắt bếp. Quả thật là thằng vô liêm sỉ.
Vậy là "không khí chiến tranh" giữa trung ương với địa phương rất sẳn sàng xảy ra, nếu như phía trung ương có một hành động nào đó mà phía chống đối cho là khiêu khích. Trong ngày đầu tiên, lực lượng trung ương án binh bất động, phía chống đối củng cố công tác bố trí lực lượng trên đường phố trong tư thế "nghênh chiến". Cái đau ở chổ "cả hai phía đều là phe ta cả!"
Trung Tướng Có điện thoại về phòng Tổng Tham Mưu Trưởng nói chuyện với Trung Tướng Thiệu:
“Tại sao trong khi tôi đang dàn xếp với bên kia thì anh lại đưa quân ra thế này? Bây giờ không còn cách nào nói chuyện với họ được vì họ không tin tôi nữa!
“Ông Kỳ đó”.
“Anh cho rút về ngay đi. Nếu không thì tình hình sẽ nguy hiểm lắm”.
“Được. Tôi sẽ cho lệnh rút về”.
Trung Tướng Thiệu ngồi tại bàn viết của Trung Tướng Viên, tự ông viết công điện ra lệnh chuyển lực lượng tổng trừ bị về Sài Gòn và ký ngay trên bản thảo đó. Ông gọi tôi:
“Chú đánh máy xong, trình Trung Tướng Viên ký và gởi đi ngay cho tôi. Xong, trình lại tôi”.
“Vâng, tôi làm ngay thưa Trung Tướng”. (79)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa lại một lần nữa xác nhận hắn vâng vâng, dạ dạ với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, thế mà sau năm 1975 hắn chê bai cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hết lời.
Ngay đêm hôm đó (15/4/1966), Thủ Tướng Kỳ và Trung Tướng Viên về lại Sài Gòn, giao cho Chuẩn Tướng Trần Thanh Phong chỉ huy. Lệnh này gây rắc rối, vì Chuẩn Tướng Phong kém cấp bậc và kém thâm niên, nên Thiếu Tướng Khang và Chuẩn Tướng Đống cũng trở về Sài Gòn và trao quyền chỉ huy cho hai vị Tư Lệnh Phó của hai ông.
Tôi thuật lại cuộc nói chuyện giữa Trung Tướng Thiệu với Trung Tướng Có, đồng thời trình công điện "hỏa tốc" (có nghĩa là phải gởi ngay) cho Trung Tướng Viên mà tôi đã đánh máy xong. Ông không nhìn vào mà nói:
“Chú để trên bàn cho tôi”.
Sáng hôm sau, Trung Tướng Thiệu đến sớm trong khi Trung Tướng Viên chưa đến, khi đi ngang bàn tôi ông ra hiệu tôi theo ông vào phòng:
“Chú làm xong chưa?
“Thưa Trung Tướng, xong rồi, nhưng Trung Tướng Viên chưa ký”.
“Tại sao?
“Tôi không rõ, thưa Trung Tướng”.-
“Khi Trung Tướng Viên tới là chú trình ngay cho tôi”.
“Vâng”. (80)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là hắn có thể liên lạc với Tướng Mỹ Westmoreland để xin máy bay chở Tướng Cao Văn Viên đi Đà Nẳng, oai chưa?
Khi Thiếu Tướng Cao từ phòng Trung Tướng Viên bước ra, chẳng những ông không có được nụ cười như lệ thường mà trái lại nét mặt của ông chứng tỏ rằng ông rất lo âu về chức vụ mà Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia vừa giao cho ông. Nếu nhận xét cho thật đúng thì Thiếu Tướng Cao sợ hãi!
Đây là lần thứ tư tôi được lệnh lo phi cơ đưa vị Tướng ra Đà Nẳng nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn I trong một tình hình rối ren nội bộ.
Chỉ vài ngày sau khi Thiếu Tướng Cao có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I, sau giờ làm việc chiều trở về, điện thoại nhà tôi reo:
“Trung Tá Hoa tôi nghe”.
“Chú liên lạc tìm sĩ quan tùy viên của Thống Tướng Westmoreland hỏi xem giờ nào phi cơ cất cánh và bãi đậu ở đâu?
“Thưa Trung Tướng, tôi chưa rõ việc này, xin Trung Tướng cho lệnh rõ hơn”.
“Tôi cần đi Đà Nẳng ngay bây giờ. Ông Westmoreland cho tôi mượn chiếc phi cơ U 21 của ổng. Chú hỏi rồi cho tôi biết ngay”. (81)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn gọi điện thoại "bà" vợ Tướng Cao Văn Viên để hỏi tình hình Tướng Huỳnh Văn Cao. Tại sao hắn là quân nhân dưới quyền các ông tướng lãnh, mà không tìm hiểu nơi các ông tướng lãnh mà lại đi liên lạc hỏi ý "bà" vợ Tướng Cao Văn Viên? Sao mà hèn và tào lao thế? Ông Tướng Cao Văn Viên là người chỉ huy của hắn chứ đâu phải "bà" vợ Tướng Cao Văn Viên đâu?
Một điều vô liêm sỉ, vô đạo đức, không có văn minh là thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này lại vô lễ mở lá thư của Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao gởi cho vợ, do Tướng Cao Văn Viên nhờ hắn trao lại cho vợ Tướng Cao. Ai cho phép hắn khui bức thơ của Tướng Cao ra để đọc và sao chép? Hắn bào chữa là hắn làm vậy để sau này viết hồi ký có bằng chứng, thử hỏi hành động vô tư cách đó có đáng phỉ nhổ hay không? Thấy hắn kể mà buồn cười, hắn đang làm việc mà lại cứ lo nghĩ đến chuyện sau này viết hồi ký, điều đó chứng minh đầu óc thằng này chỉ nghĩ đến cá nhân hắn thôi, chứ chẳng quan tâm gì đến đạo đức, liêm sỉ và đất nước hết. Quý vị đọc phần giải thích của hắn ở dưới thì quý vị sẽ thất vọng về hắn hoàn toàn.
Trước khi lên phi cơ, Trung Tướng Viên dặn tôi:
“Chú chờ tôi ở đây và rất có thể là tôi về khuya lắm”.
Tôi muốn biết chuyện gì xảy ra, nên điện thoại hỏi bà Viên vì tôi tin là bà biết. Và đúng như vậy, bà Viên cho biết:
“Thiếu Tướng Cao nói ổng bị ông Loan (Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan) cho người mưu sát ổng ngay tại văn phòng, nên ổng đã bỏ Quân Đoàn chạy sang tị nạn bên Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đệ Tam Thủy Bộ Hoa Kỳ. Trung Tướng ra đó giải quyết ngay trong đêm”.
Bỗng dưng tôi có dịp quan sát căn cứ Không Quân về đêm. Dưới ánh sáng như ban ngày do hệ thống đèn pha cực mạnh, những bộ phận chuyên viên bảo trì phi cơ và chuẩn bị bom đạn với hỏa tiển để phi cơ sẳn sàng cất cánh lên đường ra trận. Những toán quân nhân làm đêm, không phân biệt Việt Nam hay Hoa Kỳ, đều hoạt động liên tục. Cứ độ nửa tiếng đồng hồ là chiếc xe bán thức ăn nước uống của Hoa Kỳ đến để bán cho các quân nhân Việt Mỹ. Làm việc ban đêm là một nhiệm vụ cấp trên giao phó, nhưng nhìn vào cung cách và thái độ của những quân nhân chuyên viên đó, tôi nhận thấy tấm lòng của họ, tấm lòng của “Người Lính Không Quân” đối với “Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm”. Xứng đáng biết bao hỡi những chiến sĩ Không Quân âm thầm trong đêm tối.
Trung Tướng Viên về đến lúc 3 giờ sáng. Trước khi lên xe, ông đưa tôi cái thơ không niêm, và nói:
“Tôi về nhà luôn. Chú ghé đưa thư này cho bà Cao và nói rằng, Thiếu Tướng Cao nhờ trao tận tay. Ngoài ra ông Cao không có dặn gì thêm”.
Nhà Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao trong cư xá Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng tôi không ghé ngay mà tôi vào luôn văn phòng. Tôi muốn biết tình hình xảy ra như thế nào và tôi nghĩ là thư của Thiếu Tướng Cao có thể có những thông tin liên quan đến. Thế là tôi sao chụp một bản trước khi ghé nhà Thiếu Tướng Cao trao cho bà ấy. Sỡ dĩ tôi hành động như vậy là vì từ cái đêm Tổng Thống Diệm ra lệnh thiết quân luật 20/8/1963 để lùng bắt Thượng Tọa Thích Trí Quang cho đến nay, tôi ghi chép những sự kiện xảy ra, và đồng thời sao chụp các bản tài liệu kèm theo bản văn ghi chép theo câu “nói có sách mách có chứng”, để sau này cung cấp cho những sử gia hoặc giả tôi sẽ đăng báo hoặc viết thành sách. Một phần những bản văn ghi chép cùng những bản sao chụp có được, tôi đã thiêu hủy trước khi vào tù tháng 6/1975, chỉ còn lại “tài sản” lưu giữ trong ký ức và một bao đựng những trang giấy viết tay do quân cộng sản lục soát khám xét và xé bỏ tung tóe trước khi bọn họ rời khỏi nhà tôi.
Năm 1986, tôi thuật lại cho các bạn trong phòng giam số 1 trại tù Nam Hà nghe trong 9 đêm liền. Thuật lại như vậy, tôi nghĩ, sự lưu giữ trong ký ức sẽ được dài lâu vì phát ra cũng có nghĩa là thu lại, và mặt khác, trong số các bạn trong phòng giam có những bạn chứng kiến tận mắt hoặc đã tham gia một số sự kiện tại địa phương trong thời ấy như Đại Tá Đàm Quang Yêu chẳng hạn, xác nhận những gì tôi thuật. Có lẽ nhờ vậy mà những gì “tồn trữ trong ký ức” của tôi đã giúp tôi hoàn thành quyển “Đôi Dòng Ghi Nhớ”, góp mặt trong hằng loạt sách hồi ký xuất bản tại hải ngoại.
Trở lại thư của Thiếu Tướng Cao. Tôi biết hành động như vậy là không đúng, nhưng tôi muốn có dữ kiện ghi chép chính xác. Tôi không biện minh cho việc tôi làm, nhưng rõ ràng là tôi không hề có ý định gì ngoài điều tôi vừa trình bày. Thư ông chưa đầy trang giấy, chỉ vắn tắt rằng :
“..... Vì có người ám hại nên ông phải ra ngoại quốc tìm kế mưu sinh và sẽ gởi tiền về giúp đỡ gia đình. Cuối cùng, ông cầu xin Đức Mẹ che chở cho vợ con ông”.
Ngày hôm sau, tôi được bà Viên cho biết thêm như thế này:
“Nhận chức xong, Thiếu Tướng Cao duyệt lại tình hình từng nơi, đặc biệt là ông chú trọng đến Đà Nẳng và Huế. Ông thấy cần ra Huế để nắm vững tình hình tại đây về lực lượng dưới quyền ông cũng như lực lượng của phía chống đối. Thiếu Tướng Cao đến Huế bằng trực thăng của Hoa Kỳ, khi chuẩn bị đáp thì từ đám đông phía dưới có người bắn lên và xạ thủ trên trực thăng đã bắn chết người đó. Ông quay về Đà Nẳng. Rồi ngay trong phòng làm việc của ông tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, bất ngờ ông phát hiện kịp thời một sĩ quan của ông Loan (Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan) dí súng vào đầu ông từ phía sau, nhưng đúng lúc có một sĩ quan Hoa Kỳ bước vào nên hắn không hành động được. Ông Cao quá tức giận và nói cho ông Loan biết là ông sẽ rời bỏ Quân Đoàn. Ông Loan quì xuống ôm chân Thiếu Tướng Cao và nói trong vội vàng: 'Thiếu Tướng hiểu lầm rồi, không có chuyện mưu sát gì đâu. Tôi lạy Thiếu Tướng, xin Thiếu Tướng đừng bỏ Quân Đoàn. Ngay sau đó, ông Cao sang Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đệ Tam Thủy Bộ Hoa Kỳ xin Tướng Waltz -Tư Lệnh- giúp cho ông sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị. Thiếu Tướng Cao viết thư đó tại văn phòng Tướng Waltz”. (82)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn có tiếp tay cho ngày "xử tội" các tướng của Hội Đồng Kỷ Luật vào 2 ngày 8 và 9 tháng 7 năm 1966. Và hắn cũng được giao nhiệm vụ "lo thức ăn trưa" nữa. Ôi cái chức "Chánh Văn Phòng" lại cứ lo ăn với uống hoài vậy sao?
Đầu tháng 7 năm 1966, Trung Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, gọi tôi vào văn phòng và ra lệnh:
“Chú mời các vị trong Hội Đồng Kỷ Luật Đặc Biệt về họp trong hai ngày 8 và 9 (7/1966) tại phòng họp số 2 (tức phòng họp Tân Sinh Nông Thôn). Chú liên lạc với An Ninh Quân Đội tổ chức thu băng để làm biên bản. Không một ai được vào phòng khi đang họp. Chú lo thức ăn trưa tại chỗ”.
“Thưa Trung Tướng, về an ninh phòng họp có cần tổ chức đặc biệt hay như thường lệ?
“Không cần đặc biệt lắm đâu, tùy chú xem tình hình mà thích ứng. Chú mời các vị Tướng bị giữ vào phòng bên cạnh, chú phải luôn luôn có mặt tại chỗ và lo ăn sáng ăn trưa cho các ổng. Chú lần lượt mời từng vị vào phòng họp của Hội Đồng mỗi khi tôi thông báo”.
Thành phần Hội Đồng Kỷ Luật Đặc Biệt, không phải là thành phần của Hội Đồng Quân Lực, vì chỉ gồm các Tướng Lãnh mà thôi.
Ngày họp. Bàn ghế trong phòng họp được xếp theo hình chữ U, đáy chữ U là bàn của chủ tọa đoàn, gồm: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Trung Tướng Cao Văn Viên, và Trung Tướng Linh quang Viên trong chức vụ Thư Ký của Hội Đồng, phụ trách đọc các bản cáo trạng. Còn trên đầu chữ U có bục gỗ dành cho vị Tướng “bị cáo”, tạm gọi là “vành móng ngựa”. Bên góc trái cuối phòng họp có cái phòng nhỏ được thiết trí máy thu băng và máy khuếch đại âm thanh. Chỉ có chuyên viên truyền tin và sĩ quan An Ninh được ra vào phòng này. Trước cửa có Quân Cảnh gác. Phía sau lưng phòng họp là một phòng khá rộng dành cho 5 vị Tướng “bị cáo” ngồi chờ đến lượt, đồng thời cũng là nơi mà văn phòng tôi lo ăn sáng ăn trưa cho quí vị ấy. Tôi được ra vào phòng họp lẫn phòng thu băng. (83)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là hắn được lệnh cho phát lại cuốn băng của Chuẩn Tướng Nhuận tại Hế để xử tội Tướng Nhuận. Hắn còn khoe là viết cả 1,600 trang hồi ký, như vậy cuộc đời thằng này chỉ quan tâm đến việc viết "hồi ký" chứ đâu lo đánh giặc, chống cộng đâu.
Lúc bấy giờ tôi được lệnh cho phát lại đoạn băng thu cuộc đàm thoại giữa Chuẩn Tướng Nhuận (tại Huế) với vị Thượng Tọa tại chùa Ấn Quang (Sài Gòn). Trong đoạn băng đó có lời của Chuẩn Tướng Nhuận rằng: “..... Thưa Thầy, con quyết tâm đấu tranh đến khi nào ba tên Thiệu, Kỳ, Có từ chức mới thôi .....”. Nghe xong, Chuẩn Tướng Nhuận òa khóc. (84)
Thật lòng mà nói, tôi không hiểu tiếng khóc của ông có nghĩa là thú nhận lời của ông, hay đó lại là nước mắt kêu oan chỉ vì ông muốn lợi dụng những vị lãnh đạo Phật Giáo để giải quyết tình hình, chớ những lời đó không phải là thật lòng? Cho dù là như thế nào đi nữa, rõ ràng là phong cách của Chuẩn Tướng Nhuận không xứng đáng với cấp bậc mà Trung Tướng Nguyễn Khánh, với chức năng Quốc Trưởng trao gắn cho ông một năm trước đó.
Ngày hôm sau, Hội Đồng Kỷ Luật thảo luận gần như suốt ngày để đạt đến một kết luận thống nhất, kết luận đó trở thành “bản án” và bản án này làm cho “một loạt những vì sao rơi rụng”. Bản án trừng phạt mỗi vị “60 ngày trọng cấm” và giải ngũ bắt buộc. Riêng Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận bị giáng xuống cấp Đại Tá, và giải ngũ. Trong khi thảo luận, Trung Tướng Cao văn Viên và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, có nhắc lại lời viết của Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao trong một phúc trình trình lên Tổng Thống Ngô Đình Diệm sau vụ thất bại trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) đầu năm 1963. Lời viết đó là “....... Khi tôi (tức Thiếu Tướng Cao) giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh, tôi đã từng trăm trận trăm thắng ......” Và đối với Chuẩn Tướng Nhuận, Thiếu Tướng Kỳ cho là chỉ xứng đáng làm một Thượng Sĩ thôi.
Hình phạt “trọng cấm” là hình phạt cao nhất đối với sĩ quan mà quy chế qui định. Thông thường một sĩ quan khi bị phạt một lần hay nhiều lần cộng lại lên đến 60 ngày trọng cấm thì bị giải ngũ, vì xem như sĩ quan đó có thành tích xấu, không xứng đáng là sĩ quan nữa. Hình phạt nhẹ hơn là hình phạt “khinh cấm”.
Một tuần sau ngày họp nói trên, một biên bản được hoàn thành với 157 trang đánh máy quay ronéo một mặt, cở 21x27 phân, bìa màu xanh, được mang tay đến các vị thành viên của Hội Đồng Kỷ Luật Đặc Biệt. Xem xong, phải hoàn lại Cục An Ninh Quân Đội. Riêng tôi được “tặng” một bản ngoài số bản quay ronéo, nhưng cuối cùng tôi phải đốt một phần cùng với nhiều tập tài liệu mà tôi đã ghi chép từ tháng 8 năm 1963. Khi tôi vào tù, nhà tôi bị lục soát một tuần lễ nên ban đêm vợ tôi đã lén đốt một phần nữa. Và phần còn lại thì bị quân cộng sản lục soát khám xét, chúng xé từng mảnh hoặc vứt từng trang tung toé khắp nhà. Sau cuộc lục soát này, vợ tôi lượm lại từng trang từng mảnh cho vào bao, đến khi tôi ra tù mới góp nhặt dán lại, cũng bổ túc được một số chi tiết khi tôi lén lút viết lại và lần lượt nhờ người mang qua Mỹ. Phần viết lại này được 1600 trang giấy học trò. (85)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa kể tiểu sử của hắn.
Tôi rời chức vụ chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng vào những ngày cuối năm 1966 để nhận chức tại tỉnh Phong Dinh (Cần Thơ), nên không có điều kiện theo dõi những sự kiện chính trị từ trong căn phòng nhỏ hẹp của Đại Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (Trung Tướng Viên thăng cấp Đại Tướng nhân lễ Quốc Khánh năm 1967), nơi mà các vị lãnh đạo với tất cả quyền lực trong tay thường hội họp và quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia trong năm 1965 và 1966. Giữa năm 1968, tôi thuyên chuyển trở lại Bộ Tổng Tham Mưu, phục vụ trong bộ tham mưu Tổng Cục Tiếp Vận với chức vụ Chánh Sở Kế Hoạch Chương Trình. Năm 1972, nhận chức Cục Trưởng Cục Mãi Dịch. Năm 1974, nhận chức Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Trong thời gian này cho đến giờ thứ 25 của cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, tôi có cơ hội trực tiếp lẫn gián tiếp, theo dõi được tình hình quốc gia qua một số sự kiện quan trọng trong phần này và những phần tiếp sau. (86
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa kể chuyện thân thiết với Trung Tướng Đồng Văn Khuyên.
Tỉnh Darlac thất thủ
ngày 13 tháng 3 năm 1975.
Tết Nguyên Đán đầu năm 1975, quân nhân và công chức nghỉ chiều Ba Mươi Tết và trọn ngày Mồng Một Tết, thay vì nghỉ 3 ngày rưỡi như mọi năm, vì tình hình nghiêm trọng sau khi toàn tỉnh Phước Long vào tay quân cộng sản ngày 7 tháng 1 năm 1975.
Trưa Mồng Hai Tết, nếu như ngày thường thì rất đông sĩ quan nhà xa dùng cơm trưa tại câu lạc bộ Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng bữa ăn trưa hôm nay, chỉ có Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, tôi -lúc bấy giờ là Tham Mưu Trưởng/Tổng Cục Tiếp Vận- và Thiếu Tá Nguyễn Văn Tấn, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Khuyên. Vì dù cho tình hình có thế nào đi nữa, trong mái ấm gia đình vẫn còn hương vị ngày Xuân, nên hầu hết các sĩ quan về nhà dùng cơm với gia đình.
Với nét mặt thật buồn, Trung Tướng Khuyên lên tiếng phá tan sự yên ắng trong khoảng không gian trống rỗng của câu lạc bộ:
“Tôi nghĩ, chắc mình mất nước thật quá anh!
“Tại sao Trung Tướng nghĩ vậy?
“Anh nghĩ coi, có vấn đề hạ tuổi hoãn dịch trong các tôn giáo để có thêm một số thanh niên nhập ngũ, mà Thủ Tướng trình lên Tổng Thống, rồi Tổng Thống đẩy xuống Thủ Tướng, không vị nào dám nhận trách nhiệm vì sợ đụng chạm đến tôn giáo”.
Ngưng một lúc, ông tiếp với giọng thật nhỏ:
“Đã không đặt vấn đề thì không nói làm chi, mà khi đã thành vần đề thì phải thực hiện đến nơi đến chốn vì là vấn đề quốc gia mà, chớ dở dang như vậy chỉ làm mất uy tín của người lãnh đạo thôi”. (88)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là hắn nắm vững tình hình rút bỏ Cao Nguyên.
Rút bỏ Cao Nguyên
ngày 17 tháng 3 năm 1975.
Lúc bấy giờ các vị lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo quân đội, và vài cấp chỉ huy liên quan đến những phản ứng sau đó, là: (1) Tổng Thống: Nguyễn Văn Thiệu (Trung Tướng). (2) Thủ Tướng: Trần Thiện Khiêm (Đại Tướng). (3) Tổng Tham Mưu Trưởng: Đại Tướng Cao Văn Viên. (4) Tham Mưu Trưởng Bộ Tổng Tham Mưu, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận: Trung Tướng Đồng Văn Khuyên. Ông được phép đưa thân phụ sang Tokyo chữa bệnh ung thư, nên ông vắng mặt trong những ngày đầu cuộc rút quân. (5) Tư Lệnh Quân Đoàn II/Quân Khu II: Thiếu Tướng Phạm Văn Phú. (6) Tư Lệnh hành quân triệt thoái: Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất. (7) Xử lý thường vụ Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận: Đại Tá Phạm Kỳ Loan. (8) Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy 2 Tiếp Vận (Qui Nhơn): Đại Tá Bửu Khương. (9) Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Lê Khắc Lý. (10) Tôi, Đại Tá Phạm Bá Hoa, Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Ngày 14/3/1975, một buổi họp quan trọng tại Cam Ranh dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống, nhưng người bạn tôi ở Phủ Thủ Tướng không rõ nội dung mà chỉ áng chừng là vạch kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột. Rất tiếc là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa về, nên tôi với Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó, không biết gì hơn.
Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
“Đại Tá Hoa tôi nghe”.
“Có ai ngồi gần anh không?
“Dạ không, thưa Đại Tướng”.
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông tiếp:
“Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách nhiệm thi hành”.
“Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng”.
“Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng?
“Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không Quân và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng”.
“Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu chiếc thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ. Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rõ chưa?
“Thưa Đại Tướng, tôi rõ”.
“Phần anh, anh chuyển các quân dụng đắt tiền ra khỏi Pleiku và muốn đem về đâu thì tùy anh”.
“Vâng. Tôi thi hành, thưa Đại Tướng”. (89)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa khoe là hắn được thông báo nộp danh sách di tản đi Mỹ, nhưng hắn chưa quyết định. Lý do không phải vì hắn không muốn di tản, nhưng vì "xếp" của hắn là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa đi nên làm sao hắn dám đi được, hắn đâu muốn ở lại Việt Nam.
Di tản!
Tối 23 tháng 4 năm 1975, Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó Tổng Cục Tiếp Vận, điện thoại đến nhà tôi, ông nói:
“Đại Tá Pelosky, yêu cầu các sĩ quan Tổng Cục đưa tên gia đình sang bên đó (tức Văn Phòng Tùy Viên Quốc Phòng Hoa Kỳ=DAO) để ghi vào danh sách chuyến bay, và gia đình có thể rời Việt Nam vào tối mai hoặc đêm sau đó. Sĩ quan sẽ đi sau. Vậy anh liên lạc đưa danh sách gia đình ngay trong đêm nay cho tôi hoặc đưa thẳng cho Đại Tá Pelosky cũng được”.
Tuy đã biết về lời của Tướng Smith, cùng theo dõi chặt chẻ tình hình chiến sự và tình hình chính trị quốc nội quốc ngoại, nhưng tôi vẫn cảm thấy tin này quá đột ngột, tôi đáp:
“Đây là vấn đề rất quan trọng đối với cuộc sống gia đình tôi và ảnh hưởng đến thân quyến tôi nữa, nên tôi cần thảo luận với gia đình mới quyết định được anh à. Nghĩa là tôi chưa thể trả lời trong đêm nay, và dù sao thì tôi cũng cám ơn anh”.
Thế là từ đêm hôm sau, những gia đình của các sĩ quan trong ngành lần lượt lên phi cơ Hoa Kỳ rời Sài Gòn để đến đảo Guam tạm trú, chờ làm thủ tục và cũng là chờ người thân đến trước khi vào lục địa Hoa Kỳ định cư. Tôi xin nói thêm rằng, không phải gia đình của tất cả sĩ quan trong ngành Tiếp Vận đều ra đi, vì lệnh này không được phổ biến cho nên sĩ quan nào biết thì liên lạc với các sĩ quan trách nhiệm của Tổng Cục Tiếp Vận, các vị này giới thiệu với Đại Tá Pelosky và được ghi vào danh sách lên phi cơ rời Việt Nam vào đêm sau đó.
Sáng 24 tháng 4 năm 1975, tôi lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, ông nói:
“Gia đình tôi không đi mặc dù danh sách đã đưa cho Đại Tá Pelosky rồi”.
“Sao vậy Trung Tướng?
“Anh nghĩ coi, gia đình tôi đâu có tiền, sang bên đó làm sao mà sống. Với lại tình hình quốc gia như thế này mà lại tính chuyện ra đi thì còn mặt mũi gì nữa!
Ngưng một lúc, ông tiếp:
“Mất nước đến nơi mà các ông cứ tranh nhau chức vụ quyền hành (ý nói đến chức vụ Tổng Thống!) Buồn quá!
“Tôi thì chưa tính gì (Thật ra tôi giấu Trung Tướng Khuyên), nhưng nếu Trung Tướng có tính đi thì nên cho gia đình đi ngay kẻo muộn, vì gia đình các anh đơn vị trưởng và các anh Chánh Sở tại Tổng Cục Tiếp Vận mình đã đi rồi”.
“Tôi cũng chưa dứt khoát”. Lời của Trung Tướng Khuyên. (90)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa trách móc là Trung tướng Đồng Văn Khuyên lại cho gia đình di tản trước, vào ngày 25 tháng 4 năm 1975 mà không báo cho hắn biết để hắn cho gia đình hắn di tản cùng. Hắn tỏ ra tức giận và thù hận Trung Tướng Đồng Văn Khuyên từ lúc này.
Nói thì nói vậy, nhưng đêm sau đó -25 tháng 4 năm 1975- gia đình của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cũng lên đường đi Guam. Theo lời Trung Tướng Khuyên thì Thiếu Tướng Smith thúc giục ông đưa gia đình đi càng sớm càng tốt. (91)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa chua cay khi thấy thiên hạ di tản, nhưng vì Trung Tướng Đồng Văn Khuyên là "xếp" của hắn chưa đi nên hắn phải chờ. Hơn nữa hắn tin tưởng là nếu mà Trung Tướng Đồng Văn Khuyên di tản thì sẽ mang theo hắn và gia đình hắn được cùng đi, do đó hắn chờ quyết định di tản của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, cho nên hắn không nộp danh sách cho Mỹ để di tản.
Thật ra thì hành khách trên các phi cơ C130 và C141 rời phi trường Tân Sơn Nhất vào mỗi tối kể từ 24 tháng 4 năm 1975, không phải chỉ có gia đình sĩ quan mà còn có mặt của nhiều người nhiều giới trong xã hội nữa, vì bất cứ ai có bạn bè quen biết với Đại Tá Pelosky, thì họ giới thiệu hay gởi gắm không có gì khó khăn cả.
Từ ngày bắt đầu di tản với những chuyến bay đêm, thì mỗi sáng tôi đều lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, thảo luận về chiến sự và thời sự trong tính cách tâm tình hơn là ra lệnh và nhận lệnh giữa Tổng Cục Trưởng với Tham Mưu Trưởng Tổng Cục. Tấm bản đồ trên vách trái bàn giấy của ông, những ước hiệu hình dáng như cái phong bì màu đỏ tượng trưng đơn vị cộng sản bao quanh Sài Gòn, và tương tự như vậy nhưng màu xanh lá cây tượng trưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phòng thủ thủ đô, thì màu đỏ nhiều hơn màu xanh. Thật ra đó chưa chắc là thực lực của quân cộng sản đến như thế, bởi chúng thường ngụy tạo bằng các sóng truyền tin loại trang bị cho đại đơn vị đặt ở đâu đó, để các sóng tình báo kỹ thuật của mình ghi nhận và ghi lên bản đồ vị trí các đại đơn vị của chúng. Trong số lực lượng cộng sản do Phòng 2/Bộ Tổng Tham Mưu ghi nhận trên bản đồ, có thể một số là có thật, số khác rất có thể là chúng ngụy tạo thêm. Tôi nhận định như vậy, vì phi đoàn tình báo kỹ thuật của Phòng 7/Bộ Tổng Tham Mưu đã từng ghi nhận và phát giác sự kiện này.
Lệnh di tản không cho phổ biến đã gây nhiều phẫn nộ ngay trong hàng sĩ quan cao cấp đang phục vụ trong Quân Trấn Sài Gòn, và nhiều vị trong số này đều cho là Bộ Tổng Tham Mưu tắc trách, hoặc có ý gì khác. Tắc trách thì chắc chắn là không, nhưng có ý gì khác hay không thì tôi không rõ, nhưng hiển nhiên là có lời nặng tiếng nhẹ đối với Tổng Cục Tiếp Vận. Chẳng hạn như Y Sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân, Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y là trường hợp điển hình khi ông đẩy cửa thật mạnh và sừng sững trước mặt tôi:
“Tại sao Đại Tá không thông báo cho chúng tôi biết kế hoạch di tản? Như vậy là ý gì?
“Anh đừng nóng, tôi trả lời anh đây. Chúng tôi không thông báo cho bất cứ ai, vì đó là lệnh mà chúng tôi cũng chỉ là cấp thừa hành thôi. Ngoài ra, không có ý gì hết. Bây giờ xin anh cho biết là anh cần gì?
“Tôi cần đưa gia đình di tản”.
“Có gì khó đâu mà anh phải to tiếng. Mời anh sang gặp Đại Tá Tổng Cục Phó để cung cấp danh sách, và tối mai là gia đình anh đi thôi”. (92)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là cho đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, hắn lên văn phòng trung Tướng Đồng Văn Khuyên để theo dõi động tỉnh, thì ông ta vẫn còn đó, do đó hắn yên trí là không sao. Hắn viết những lời trách móc cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, cố Đại Tướng Cao Văn Viên đã bỏ nước ra đi mà lại để hắn ở lại.
Tối 23 tháng 4 năm 1975, Đại Tá Phạm Kỳ Loan, Tổng Cục Phó Tổng Cục Tiếp Vận, điện thoại đến nhà tôi, ông nói:
“Đại Tá Pelosky, yêu cầu các sĩ quan Tổng Cục đưa tên gia đình sang bên đó (tức Văn Phòng Tùy Viên Quốc Phòng Hoa Kỳ=DAO) để ghi vào danh sách chuyến bay, và gia đình có thể rời Việt Nam vào tối mai hoặc đêm sau đó. Sĩ quan sẽ đi sau. Vậy anh liên lạc đưa danh sách gia đình ngay trong đêm nay cho tôi hoặc đưa thẳng cho Đại Tá Pelosky cũng được”.
Tuy đã biết về lời của Tướng Smith, cùng theo dõi chặt chẻ tình hình chiến sự và tình hình chính trị quốc nội quốc ngoại, nhưng tôi vẫn cảm thấy tin này quá đột ngột, tôi đáp:
“Đây là vấn đề rất quan trọng đối với cuộc sống gia đình tôi và ảnh hưởng đến thân quyến tôi nữa, nên tôi cần thảo luận với gia đình mới quyết định được anh à. Nghĩa là tôi chưa thể trả lời trong đêm nay, và dù sao thì tôi cũng cám ơn anh”.
Thế là từ đêm hôm sau, những gia đình của các sĩ quan trong ngành lần lượt lên phi cơ Hoa Kỳ rời Sài Gòn để đến đảo Guam tạm trú, chờ làm thủ tục và cũng là chờ người thân đến trước khi vào lục địa Hoa Kỳ định cư. Tôi xin nói thêm rằng, không phải gia đình của tất cả sĩ quan trong ngành Tiếp Vận đều ra đi, vì lệnh này không được phổ biến cho nên sĩ quan nào biết thì liên lạc với các sĩ quan trách nhiệm của Tổng Cục Tiếp Vận, các vị này giới thiệu với Đại Tá Pelosky và được ghi vào danh sách lên phi cơ rời Việt Nam vào đêm sau đó.
Sáng 24 tháng 4 năm 1975, tôi lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, ông nói:
“Gia đình tôi không đi mặc dù danh sách đã đưa cho Đại Tá Pelosky rồi”.
“Sao vậy Trung Tướng?
“Anh nghĩ coi, gia đình tôi đâu có tiền, sang bên đó làm sao mà sống. Với lại tình hình quốc gia như thế này mà lại tính chuyện ra đi thì còn mặt mũi gì nữa!
Ngưng một lúc, ông tiếp:
“Mất nước đến nơi mà các ông cứ tranh nhau chức vụ quyền hành (ý nói đến chức vụ Tổng Thống!) Buồn quá!
“Tôi thì chưa tính gì (Thật ra tôi giấu Trung Tướng Khuyên), nhưng nếu Trung Tướng có tính đi thì nên cho gia đình đi ngay kẻo muộn, vì gia đình các anh đơn vị trưởng và các anh Chánh Sở tại Tổng Cục Tiếp Vận mình đã đi rồi”.
“Tôi cũng chưa dứt khoát”. Lời của Trung Tướng Khuyên. (90)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa trách móc là Trung tướng Đồng Văn Khuyên lại cho gia đình di tản trước, vào ngày 25 tháng 4 năm 1975 mà không báo cho hắn biết để hắn cho gia đình hắn di tản cùng. Hắn tỏ ra tức giận và thù hận Trung Tướng Đồng Văn Khuyên từ lúc này.
Nói thì nói vậy, nhưng đêm sau đó -25 tháng 4 năm 1975- gia đình của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cũng lên đường đi Guam. Theo lời Trung Tướng Khuyên thì Thiếu Tướng Smith thúc giục ông đưa gia đình đi càng sớm càng tốt. (91)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa chua cay khi thấy thiên hạ di tản, nhưng vì Trung Tướng Đồng Văn Khuyên là "xếp" của hắn chưa đi nên hắn phải chờ. Hơn nữa hắn tin tưởng là nếu mà Trung Tướng Đồng Văn Khuyên di tản thì sẽ mang theo hắn và gia đình hắn được cùng đi, do đó hắn chờ quyết định di tản của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, cho nên hắn không nộp danh sách cho Mỹ để di tản.
Thật ra thì hành khách trên các phi cơ C130 và C141 rời phi trường Tân Sơn Nhất vào mỗi tối kể từ 24 tháng 4 năm 1975, không phải chỉ có gia đình sĩ quan mà còn có mặt của nhiều người nhiều giới trong xã hội nữa, vì bất cứ ai có bạn bè quen biết với Đại Tá Pelosky, thì họ giới thiệu hay gởi gắm không có gì khó khăn cả.
Từ ngày bắt đầu di tản với những chuyến bay đêm, thì mỗi sáng tôi đều lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, thảo luận về chiến sự và thời sự trong tính cách tâm tình hơn là ra lệnh và nhận lệnh giữa Tổng Cục Trưởng với Tham Mưu Trưởng Tổng Cục. Tấm bản đồ trên vách trái bàn giấy của ông, những ước hiệu hình dáng như cái phong bì màu đỏ tượng trưng đơn vị cộng sản bao quanh Sài Gòn, và tương tự như vậy nhưng màu xanh lá cây tượng trưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phòng thủ thủ đô, thì màu đỏ nhiều hơn màu xanh. Thật ra đó chưa chắc là thực lực của quân cộng sản đến như thế, bởi chúng thường ngụy tạo bằng các sóng truyền tin loại trang bị cho đại đơn vị đặt ở đâu đó, để các sóng tình báo kỹ thuật của mình ghi nhận và ghi lên bản đồ vị trí các đại đơn vị của chúng. Trong số lực lượng cộng sản do Phòng 2/Bộ Tổng Tham Mưu ghi nhận trên bản đồ, có thể một số là có thật, số khác rất có thể là chúng ngụy tạo thêm. Tôi nhận định như vậy, vì phi đoàn tình báo kỹ thuật của Phòng 7/Bộ Tổng Tham Mưu đã từng ghi nhận và phát giác sự kiện này.
Lệnh di tản không cho phổ biến đã gây nhiều phẫn nộ ngay trong hàng sĩ quan cao cấp đang phục vụ trong Quân Trấn Sài Gòn, và nhiều vị trong số này đều cho là Bộ Tổng Tham Mưu tắc trách, hoặc có ý gì khác. Tắc trách thì chắc chắn là không, nhưng có ý gì khác hay không thì tôi không rõ, nhưng hiển nhiên là có lời nặng tiếng nhẹ đối với Tổng Cục Tiếp Vận. Chẳng hạn như Y Sĩ Đại Tá Hoàng Cơ Lân, Chỉ Huy Trưởng Trường Quân Y là trường hợp điển hình khi ông đẩy cửa thật mạnh và sừng sững trước mặt tôi:
“Tại sao Đại Tá không thông báo cho chúng tôi biết kế hoạch di tản? Như vậy là ý gì?
“Anh đừng nóng, tôi trả lời anh đây. Chúng tôi không thông báo cho bất cứ ai, vì đó là lệnh mà chúng tôi cũng chỉ là cấp thừa hành thôi. Ngoài ra, không có ý gì hết. Bây giờ xin anh cho biết là anh cần gì?
“Tôi cần đưa gia đình di tản”.
“Có gì khó đâu mà anh phải to tiếng. Mời anh sang gặp Đại Tá Tổng Cục Phó để cung cấp danh sách, và tối mai là gia đình anh đi thôi”. (92)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là cho đến ngày 28 tháng 4 năm 1975, hắn lên văn phòng trung Tướng Đồng Văn Khuyên để theo dõi động tỉnh, thì ông ta vẫn còn đó, do đó hắn yên trí là không sao. Hắn viết những lời trách móc cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, cố Đại Tướng Cao Văn Viên đã bỏ nước ra đi mà lại để hắn ở lại.
Tổ quốc tôi, đất nước tôi, dân tộc tôi, đến thời mạt vận rồi sao!
Sau ngày cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm lên phi cơ sang Đài Bắc (Đài Loan), đến Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng một quân đội hơn 1.100.000 người, cũng lên phi cơ rời bỏ Việt Nam! Ông ra đi trong khi Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, đang quần thảo với khoảng 2 Sư Đoàn quân cộng sản tại Xuân Lộc và chung quanh. Với những tổn thất nặng nề nhưng quân cộng sản không hạ nỗi Sư Đoàn 18, nên chúng rời chiến trường Xuân Lộc để chuyển quân xuống tấn công căn cứ Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Quân từ Đà Nẳng, Sư Đoàn 2 Không Quân từ Plei Ku, Sư Đoàn 6 Không Quân từ Qui Nhơn và Nha Trang, tập trung về căn cứ Không Quân Biên Hòa, lại chuyển xuống Sư Đoàn 4 Không Quân ở Cần Thơ, sau khi tham gia đánh chận lực lượng bộ binh và phòng không của địch.
Chiều 28 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Khuyên gọi tôi lên văn phòng. Đúng lúc ông bận điện thoại, tôi đứng cửa sổ văn phòng, nhìn toàn cảnh khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, theo con đường chánh về phía phải là ra cổng số 1 tại giao lộ Võ Tánh nối dài với đường Cách Mạng 1/11, về phía trái là cổng số 3 ra đường Võ Di Nguy. Ngay trước tòa nhà chánh là võ đình trường rộng lớn, uy nghi, chính giữa là cột cờ cao vời vợi với lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đang tung bay trong gió. Vẫn những tòa nhà 2 tầng khang trang với dáng vấp kiến trúc Châu Âu, dùng làm văn phòng cho các Tổng Cục và Phòng Sở của Bộ Tổng Tham Mưu. Vẫn những hàng cây trang điểm màu xanh, cũng là buồng phổi của căn cứ quân sự đầu não mà tôi nhìn thấy gần như liên tục hơn 12 năm qua. Vẫn những chiếc quân xa trên những con đường ngang dọc đầy bóng mát. Và vẫn thấp thoáng những quân nhân qua lại giữa các tòa nhà, nhưng tôi tưởng như mình đang trơ trọi giữa khoảng trống mênh mông của một nghĩa trang chiến tranh nào đó! Vì rằng những vị Tướng Lãnh cùng nhiều sĩ quan cao cấp của cơ quan đầu não này đã ra đi, số còn lại cũng đang nói chuyện ra đi, chẳng còn ai nói đến chuyện chiến đấu nữa! Cho đến lúc này thì hầu hết những vị đầy quyền lực của chúng tôi nơi đây, đã cao bay (trực thăng) xa chạy (ra Hạm Đội 7 Hoa Kỳ) hết rồi!
Phải chăng, đây là giờ hấp hối của Bộ Tổng Tham Mưu, cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa?
Ôi! Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một quân lực vì lý tưởng tự do mà chiến đấu, nhưng lại bất hạnh bởi những vị lãnh đạo quyền lực đã không thi hành trách nhiệm khi tổ quốc thật sự lâm nguy! (93)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa kể lại chuyện là vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên "xếp" của hắn tâm sự là ông ta bị Mỹ áp lực phải di tản vào giờ thứ 25, chính vì vậy thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm bá Hoa này in tưởng là hắn cũng sẽ được Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cho đi cùng vào giờ thứ 25, nên hắn yên tâm ở lại mà chưa di tản.
Từ sau ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, hằng ngày, trước đầu giờ và sau cuối giờ làm việc, tôi thường lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên để theo dõi và trao đổi tình hình. Qua câu chuyện trao đổi mang tính cách tâm tình với nhau hơn là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Xin mời quí vị quí bạn vui lòng trở lại ngày 27 tháng 4 năm 1975 trước khi vào giờ thứ 25. Tại tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, đã hết giờ làm việc buổi chiều từ lâu, tôi vẫn còn ngồi trong văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, nghe ông tâm sự:
“Anh biết không, Thiếu Tướng Smith nói với tôi là cấp chỉ huy của ông ta từ Pentagon (lầu năm góc, tức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) nói ổng đang ủng hộ một Trung Tướng cộng sản ngay tại Sài Gòn”.
“Ông ta muốn ám chỉ Trung Tướng phải không?
“Tôi cũng nghĩ vậy”.
“Trung Tướng có nói gì không?
“Không”.
“Đến lúc này, Trung Tướng có quyết định ra đi chưa?
Tôi hỏi như vậy là vì lúc sáng, Y Sĩ Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục Trưởng Cục Quân Y, lên hỏi thăm tình hình, Trung Tướng Khuyên yêu cầu Chuẩn Tướng Thanh cho ông 2 chai thuốc độc, và tôi cũng xin 2 chai (1 chai để trong túi và 1 chai trong cặp xách tay). Khi ông xin thuốc độc, điều đó cho thấy có thể là ông không bỏ chạy, hoặc xin thì xin nhưng chạy vẫn chạy. Nhưng tôi nghĩ, ít ra thì Trung Tướng Khuyên đang có hai giải pháp trong đầu. Im lặng một lúc, chừng như ông đang xúc động nên lời nói của ông thật nhỏ:
“Tôi đã hứa với ổng (tức Thiếu Tướng Smith), vì tôi cảm thấy sẽ không an toàn nếu như tôi khước từ di tản”.
“Thiếu Tướng Smith có nói bao giờ thì đi không, thưa Trung Tướng?
“Ổng được lệnh từ Pentagon là sẽ đưa tôi đi”.
“Thiếu Tướng Smith có nói là sẽ đi vào lúc nào không Trung Tướng?
Trung Tướng Khuyên buông thỏng: “Giờ thứ 25”.
“Ổng có nói với Trung Tướng giờ đó là giờ nào không?
“Giờ đó sẽ được quyết định từ Pentagon”. (94)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa cay đắng kể lại chuyện vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên "xếp" hắn đã bỏ hắn di tản qua Mỹ mà không nói lời từ biệt với hắn, mà cũng không cho hắn di tản cùng. Chính hắn cũng không nắm rõ chuyện Trung Tướng Đồng Văn Khuyên được Thiếu Tướng Smth đưa ra khỏi Việt Nam, cho đến khi hắn được Thiếu Tá Tấn báo cáo cho hắn biết như vậy. Qua lời lẽ hắn viết trong quyển hồi ký này, quý vị thấy hắn đắng cay, tức tối chửi bới tất cả vị lãnh đạo chính phủ miền Nam Việt Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ nước ra đi mà không mang hắn di tản theo.
Bây giờ tôi đọc tận tường quyển hồi ký của hắn thì tôi nghĩ là nhân vật hắn chửi và lên án trước mặt tôi vào năm 2009 vì đã "bỏ rơi" hắn, không ai khác hơn là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, vì ông ta là "xếp" trực tiếp của hắn trong thời điểm di tản vào cuối tháng 4 năm 1975. Trong bài viết trước đây, tôi không nhớ rõ chính xác là hắn trách móc, chửi bới tướng nào đã "bỏ rơi" hắn, nên tôi mới viết là "một trong 3 tướng, đó là Tướng Viên, Tướng khiêm, Tướng Khuyên," nhưng nay qua những gì hắn thố lộ trong quyển hồi ký thì tôi tin là hắn lên án và nguyền rủa Trung Tướng Đồng Văn Khuyên vì ông ta đã "bỏ rơi" hắn ở lại mà không cho hắn được tháp tùng di tản theo vào giờ thứ 25.
Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh cho phổ biến bản tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn, theo đó thì Tổng Thống yêu cầu Hoa Kỳ lập tức rút toàn bộ các cơ quan và nhân viên Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa trong vòng 24 tiếng đồng hồ..
Trong khi cảnh di tản bằng trực thăng trong khuôn viên phi trường Tân Sơn Nhất ở phần đối diện với khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu vẫn diễn tiến, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên đẩy cửa vào phòng tôi, nhưng tôi bận điện thoại cung cấp nhiên liệu cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đã từ Biên Hòa rút về Gò Vấp. Thấy tôi bận, ông quay trở ra và sang phòng vệ sinh. Điện thoại xong, tôi ra đứng cạnh lan can chờ ông. Dĩ nhiên là khi trở ra, Trung Tướng Khuyên trông thấy tôi, ông đi ngang tôi, rồi đi thẳng đến xe Jeep cách tôi chừng 5 bước. Ông lên xe, ngồi xuống, nhìn thẳng phía trước như có gì thu hút ông, và im lặng. Chưa bao giờ tôi thấy thái độ của ông như vậy, do vậy mà tôi nghĩ: "Phải chăng giờ thứ 25 bắt đầu?".
Ông không nói một tiếng nào trong khoảng 5 phút. Ông ra hiệu bằng tay, anh Hạ Sĩ Quan tài xế cho xe lăn bánh. Tôi đứng thẳng người, đưa tay lên trán, chào ông, rồi khoa tay từ biệt để ông hiểu là tôi đoán được chuyện gì đang xảy ra. Nếu tôi không lầm, Trung Tướng Khuyên sẽ rất xúc động nếu như ông nói với tôi bất cứ lời nào, vì vậy mà tôi không chút phiền muộn đối với Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cho dù ông đã không một lời từ biệt, một lời từ biệt với biết bao nguy hiểm cho người đi lẫn người chưa đi!
Lúc đó là 11 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, và tôi xem đây là giây đầu tiên trong 3.600 giây của Giờ Thứ 25! (95)
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau đó, Thiếu Tá Tấn, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, điện thoại tôi:
“Trình Đại Tá, Trung Tướng đã vào gặp Thiếu Tướng Smith rồi”.
“Anh đang ở đâu vậy?
“Tôi đang ở nhà tôi”.
“Ủa, anh không đi sao?
“Dạ không Đại Tá”.
“Anh có thể cho tôi biết là sau khi rời chỗ tôi thì Trung Tướng đi những đâu không?
“Rời văn phòng Đại Tá, Trung Tướng hướng dẫn tài xế lái xe trên nhiều con đường trong Tổng Tham Mưu, rồi ra cổng số 3 (cổng số 3 ra đường Võ di Nguy) và quanh vào cổng sau phi trường. Tại đây có sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Smith đón và hướng dẫn vào. Đi được một khoảng thì lính gác Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gọi tôi lại, bảo tôi tháo khẩu súng lục để lại cổng. Đi bộ vào đến Văn phòng Tùy Viên Quốc Phòng thì Thiếu Tướng Smith đứng chờ ở đó, cả hai ông vào văn phòng, tôi chào Trung Tướng rồi trở về nhà”.
“Anh trông thấy nhiều người trong đó chớ?
“Đông lắm Đại Tá ơi! Đông nghẹt người lận”.
“Cám ơn anh, và mong là anh em mình còn liên lạc nhau được ngày nào mừng ngày ấy thôi. Chào anh nhé”.
Vậy là, quí vị lãnh đạo nước Việt Mam Cộng Hòa vừa bàn giao chức vụ lãnh đạo quốc gia lẫn quí vị đương kiêm chức vụ lãnh đạo quân đội, đã lần lượt rời bỏ quê hương và dân tộc gần như theo hệ thống quân giai cho dù là hệ thống quân giai ngẫu nhiên cũng vậy:
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vị Tướng đã hai lần đặt tay lên Hiến Pháp tuyên thệ "bảo vệ quốc gia dân tộc, bảo vệ Hiến Pháp" khi nhận chức Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội, lên phi cơ đi ngoại quốc!
Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, hơn 5 năm trong chức vụ Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng, lên phi cơ đi ngoại quốc!
Đại Tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 15 tháng 10 năm 1965, lên phi cơ đi ngoại quốc!
Đầu giờ thứ 25, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, cũng lên phi cơ đi ngoại quốc!
Và khi vị Tổng Tham Mưu Trưởng và Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, rời bỏ chức vụ để đi ngoại quốc, thì quí vị Tướng Lãnh cùng nhiều vị Trưởng Phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, cũng ra đi!
Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc 12 giờ trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975, không còn một vị nào có thẩm quyền quyết định bất cứ vấn đề gì hết, ngay cả công tác phòng thủ trại Trần Hưng Đạo -tức Bộ Tổng Tham Mưu- cũng không ai trách nhiệm. Quân nhân và công chức quốc phòng của Bộ Tổng Tham Mưu trên dưới 2.000 người, không còn cấp chỉ huy, nên đành phải quyết định: Tự động tan hàng! (96)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn liên lạc thường xuyên với Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, con rễ của Đại Tướng Dương Minh. Điều này đã chứng minh là hắn có cảm tình với Đại Tướng Dương Văn Minh và muốn gần gũi, thân tình , làm việc với Đại Tướng Dương Văn Minh. Thế mà trong phần trên số 44 hắn lạ chỉ trích, chê bai, lến án Đại Tướng dương Văn Minh. Thằng này quả thật "tiền hậu bất nhất.
Tôi điện thoại cho Đại Tá Nguyễn Hồng Đài (con rể của Tổng Thống Dương Văn Minh), nguyên là Chánh Sở Kế Hoạch/ Tổng Cục Tiếp Vận biệt phái về Phủ Tổng Thống:
“Anh Đài. Anh vui lòng trình với Tổng Thống là cho đến lúc này, trong Bộ Tổng Tham Mưu không còn vị Tướng Lãnh nào hết, cũng không ai trách nhiệm bảo vệ bản doanh Tổng Tham Mưu nữa. Tôi trình xin Tổng Thống cử người vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Nếu hôm nay không có vị nào vào đây thì bộ tham mưu nhẹ của Tổng Cục Tiếp Vận chúng tôi sẽ sang Biệt Khu Thủ Đô làm việc, vì khách hàng mà tôi yểm trợ chỉ còn Biệt Khu Thủ Đô và một phần lực lượng của Quân Đoàn III thôi”.
“Được rồi, tôi trình "Ông Già" ngay và sau đó sẽ điện thoại anh”.
Một lúc sau, Đại Tá Đài gọi tôi:
“Ông Già" cho biết, lúc 3 giờ chiều nay sẽ có phái đoàn Tướng Lãnh vào nhận chức trong Bộ Tổng Tham Mưu. Anh yên tâm”. (97)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa làm ra vẻ "yêu nước" lắm. Vì hắn di tản không được nên làm ra vẻ muốn tiếp tục phục vụ đất nước vào giờ cuối trong chính phủ Dương Văn Minh.
Lúc 3 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Vînh Lộc -đã một thời là Tư Lệnh Quân Đoàn II, rồi Chỉ Huy Trưởng Trường Cao Đẳng Quốc Phòng- vào nhận chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Cùng lúc, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhận chức Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu. Và một vài Đại Tá nhận chức Trưởng Phòng. Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân, chánh văn phòng Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Đại Tá Tuân gọi tôi lên trình diện Trung Tướng tân Tổng Tham Mưu Trưởng:
“Chào Trung Tướng”.
“Chào anh. Những vị Tướng cầm quyền đã chạy hết rồi. Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau cố gắng nhiệm vụ trọng đại của Quốc Gia. Vào giờ phút lâm nguy này mới thấy được giá trị của mỗi người như thế nào đối với Tổ Quốc”.
“Thưa Trung Tướng, giờ này tôi có mặt ở đây và đang trình diện Trung Tướng, trong khi các cấp chỉ huy trên tôi đã rời khỏi nhiệm sở, và các cấp chỉ huy dưới tôi cũng vậy, có nghĩa là tôi vẫn tiếp tục trách nhiệm của tôi, thưa Trung Tướng”.
“Nhiệm vụ yểm trợ Tiếp Vận cho các đơn vị phòng thủ Sài Gòn, tôi trông cậy vào anh”.
“Vâng. Tôi đã và đang làm tất cả những gì thuộc về trách nhiệm của tôi, và tôi vẫn tiếp tục như vậy. Và nếu không có vị nào khác thì xin Trung Tướng cử Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức vào chức vụ Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, vì tôi được biết Chuẩn Tướng Chức sẳn sàng nhận chức vụ này, thưa Trung Tướng”.
“Anh sẽ có vị Tổng Cục Trưởng ngay hôm nay”.
“Vâng. Chào Trung Tướng”. (98)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là hắn liên lạc thường xuyên với Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, con rễ của Tổng thống một ngày Dương Văn Minh để lấy tin tức. Hắn xác nhận là hắn và Đại Tá Nguyễn Hồng đài vào phi trường Tân Sơn Nhất để lấy phi cơ di tản, nhưng hắn tính sai nước cờ vì Việt cộng chiếm phi trường Tân Sơn Nhất sớm hơn hắn tiên liệu, do đó hắn không thể lấy máy bay đi được.
Quý vị đọc phần hắn viết trong hồi ký ở dưới, hắn thố lộ là từ năm 1973 là hắn đã đặt kế hoạch di tản rồi, do đó chuyện di tản luôn nằm trong đầu hắn. Hắn viết "Vậy tôi chuẩn bị" khi hắn nói với Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, nghĩa là hắn "chuẩn bị di tản," xui cho hắn là cộng quân chiếm phi trường Tân Sơn Hất sớm hơn hắn dự tính. Điều này kết luận thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này muốn di tản, hắn hoàn toàn không muốn ở lại Việt Nam. Bây giờ hắn khoe khoang là hắn yêu nước thương nòi, thương đồng đội, quan tâm đế thương phế binh nên hắn ở lại Việt Nam mà không di tản, các lời nói đó là ngụy biện, giả nhân giả nghĩa và hoàn toàn láo khoét, sai sự thật.
Tiếp đó điện thoại lại reo:
“Đại Tá Hoa tôi nghe”.
“Đài đây anh (Đại Tá Nguyễn Hồng Đài). Lúc 10 giờ sáng nay (tức 30/4/1975) "Ông Già" sẽ công bố giải pháp chính trị, anh theo dõi trên đài phát thanh Sài Gòn nghe”.
“Nhưng mà nội dung giải pháp là gì?
“Trung lập, như tôi nói với anh đó”.
“Vậy là tôi chuẩn bị. Cám ơn anh”.
Đến đây tôi xin mở ngoặc để nói đến 2 điều cho vấn đề được rõ thêm.
Điều thứ nhất. Khoảng năm 1998, tôi có dịp gặp anh Nguyễn Hồng Đài tại thành phố Houston, tiểu bang Texas. Sau khi thăm hỏi nhau, anh xác nhận lời anh đã nói với tôi là đúng như trong quyển Đôi Dòng Ghi Nhớ, nhưng về thời gian thì sai. Anh nói không phải rạng sáng 30 tháng 4 mà là rạng sáng 29 tháng 4, vì tối 29 tháng 4 anh đang trên tàu ra biển. Trí nhớ của tôi vẫn ghi nhận lời anh nói vào rạng sáng 30 tháng 4, vì đây là đêm đầu tiên tôi “bị” ngủ tại nhà sau 3 tuần cắm trại ngủ tại văn phòng tôi (Tổng Cục Tiếp Vận) trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu, và tôi tiếp chuyện điện thoại với anh lúc tôi từ cửa sổ nhà tôi nhìn lên bầu trời với những âm thanh gào thét của những chiếc phản lực cơ Hoa Kỳ bao vùng yểm trợ cho trực thăng đưa người di tản. Vì vậy tôi vẫn viết lại đây theo trí nhớ của tôi.
Và điều thứ hai. Khi tôi nói "tôi chuẩn bị", tức là tôi chuẩn bị rời khỏi Việt Nam ngay sau khi Tổng Thống Minh tuyên bố trung lập. Nghĩa là tôi và gia đình dự trù rời khỏi Việt Nam nhưng không đi trước khi có giải pháp chính trị, mà ra đi trong lúc giao thời dù chỉ trong ngắn ngủi. Chúng tôi dự trù 6 gia đình, trong số này có 2 gia đình thuộc phi hành đoàn C130, dùng chiếc C130 sang Singapore để đi Australia, vì tôi được sự giúp đỡ của người bạn gốc Trung Hoa trong công ty INTRACO tại Singapore, nối liên lạc với cơ quan ngoại giao Australia tại đó và đã được đồng ý. Xin đóng ngoặc. (99)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa nói lên cái hèn của hắn, sợ chết mà đổ thừa cho vợ. Từ đây có thể thấy rõ được bộ mặt hèn mọn, vô liêm sỉ của hắn.
Chốc chốc tôi sờ vào chai độc dược trong túi, dự định của tôi khi xin Y sĩ Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh là tôi sẽ sử dụng nếu như tôi bị cộng sản bắt hoặc chưa bắt nhưng chúng sỉ nhục tôi. Nhưng, chiều hôm ấy, tôi đã ném nó vào thùng rác và với khẩu súng lục 9 ly (do ông Johnson, trưởng toán tình báo vùng đồng bằng Cửu Long tặng tôi tại Cần Thơ năm 1968) vào cái giếng ngay sau nhà cô tôi ở đường Thành Thái, sau khi vợ tôi ngồi dưới chân tôi vừa khóc vừa nói như van lơn:
"Anh ơi, trong mọi trường hợp, anh đừng bỏ em và các con nghe anh!".
Tôi tin là vợ tôi không biết gì về chai độc dược trong túi tôi, nhưng có lẽ do cảm tính đặc biệt của người vợ thấu hiểu tính chồng trong hoàn cảnh nghiệt ngã mà nói với chồng bằng cả tâm hồn người vợ người mẹ! (100) (Bài chấm dứt tại đây)
Tiểu sử "Đại tá" Phạm Bá Hoa
Phạm Bá Hoa, sinh năm 1930 tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nhập ngũ ngày 12 tháng 5 năm 1954 vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thuộc tài nguyên sĩ quan trừ bị khóa 5. Vì không đủ cơ sở, được gởi lên học Trường Võ Bị Liên Quân/Đà Lạt. Trở về Thủ Đức dự lễ tốt nghiệp khóa Vì Dân cuối tháng 1 năm 1955, với cấp bậc Thiếu Úy.
Lần lượt giữ các chức vụ:
Trung Đội Trưởng/Tiểu Đoàn 510 Khinh Quân.
Đại Đội Trưởng/Tiểu Đoàn 510 Khinh Quân.
Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 35/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến.
Trưởng Ban 3 Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 35/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến.
Trưởng Ban Hành Quân, rồi Phó Phòng 3/Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Chánh Văn Phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Chánh Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu.
Chánh Văn Phòng Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Chánh Văn Phòng Tổng Trưởng Quốc Phòng.
Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh (Cần Thơ).
Chánh Sở Kế Hoạch/Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu .
Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận.
Cục Trưởng Cục Mãi Dịch.
Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
Thăng cấp:
Trung Úy, tháng 2 năm 1957.
Đại Úy, tháng 11 năm 1961.
Thiếu Tá, tháng 11 năm 1963.
Trung Tá, tháng 12 năm 1965.
Đại Tá, tháng 9 năm 1969.
Theo học:
Khóa Đại Đội Trưởng, chi nhánh Trường Võ Bị Liên Quân/Đà Lạt 1956.
Khóa Tham Mưu, Trường Đại Học Quân Sự/Sài Gòn 1960.
Khóa Chỉ Huy&Tham Mưu Cao Cấp, Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp/Đà Lạt 1970.
Tham dự các khóa hội thảo:
Tiếp Vận Miền Tây Thái Bình Dương 1971, Okinawa, Nhật Bản.
Quản Trị Quốc Phòng 1971, Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Sài Gòn.
Phát Triển Quốc Gia 1973, Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Sài Gòn.
Công du:
Nhật Bản và Đại Hàn 1963, Thái Lan 1966, Đài Loan 1970, Okinawa 1971, và Singapore 1973.
Tù chính trị:
Từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 9 năm 1987, trong các trại tù Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, và Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh.
Định cư.
Tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, từ tháng 4 năm 1991 trong đợt HO 5.
Sinh hoạt Cộng Đồng:
Tham gia Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tại Houston từ năm 1995 đến năm 2000.
Tham gia Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Hải Ngoại: Nhiệm kỳ 1 (2000-2002) họp tại Houston, Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ 2 (2002-2004) họp tại Toronto, Canada. Nhiệm kỳ 3 (2004-2006) họp tại Brisbane, Australia. Và nhiệm kỳ 4 (2006-2008+2009) họp tại San Jose, Hoa Kỳ.
Tham gia nhóm phát thưởng học sinh giỏi từ lớp 5 đến lớp 12 từ năm học 1997-1998 đến năm học 2003-2004, do Hội HO Hoa Kỳ tại Houston tổ chức.
Tham gia ban phát thanh Phật Giáo/Houston từ tháng 4 năm 1998 đến tháng 1 năm 2008, trong thời gian đó đã đọc trên làn sóng đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam (VOVN) hơn 80 bài của các tác giả viết về Phật Giáo trong đời sống.
Phụ trách chương trình thời sự “Những Vấn Đề Hôm Nay” trên làn sóng đài TNT/Houston từ tháng 9 năm 2001 đến cuối tháng 1 năm 2006, đã viết và đọc 349 bài với chủ đề hỗ trợ công cuộc dân chủ hóa chế độ chính trị trên quê hương Việt Nam.
Tham gia sinh hoạt trên NET với 79 bài viết về lập trường chính trị dân chủ tự do, đối nghịch với chế độ cộng sản độc tài đã và đang cai trị Việt Nam.
Tham gia hội Ái Hữu Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sa Đéc tại Houston, từ năm 2005 .....
Tham gia chương trình “Tản Mạn Lịch Sử 1960-1975” trên đài truyền hình VAN TV 55.2 Houston từ tháng 07/2009 đến tháng 02/2011.
Từ tháng 1/2010, bắt đầu chuyển những bài thời sự Việt Nam về trong nước ngang qua Diễn Đàn Nước Việt Quốc Nội.
Tác phẩm:
“Đôi Dòng Ghi Nhớ”, hồi ký chính trị Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1963 đến năm 1975. Nhà xuất bản Ngày Nay ấn hành lần 1 năm 1994, lần hai năm 1995, lần 3 năm 1998, và lần 4 năm 2007. Dài 386 trang (cở chữ 11).
“Ký Sự Trong Tù”, tâm sự và nhận thức của Một Tù Nhân Chính Trị trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 9 năm 1987, và trong thời gian ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Ấn hành tháng 7 năm 2008, dài 534 trang (cở chữ 11).
“Tôi là Một H.O.”, tâm sự của Một H.O. và đóng góp nhỏ nhoi vào sinh hoạt Cộng Đồng tị nạn cộng sản từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 5 năm 2010, dài 679 trang (cở chữ 10). Ấn loát lưu giữ trong gia đình. Chưa ấn hành.
“Quê Hương & Quân Ngũ”, tâm sự một Người Lính gắn liền với quê hương & quân ngũ trong giai đoạn chiến tranh giữ nước từ năm 1954 đến năm 1975. Dài 463 trang (cở chữ 10). Ấn loát lưu giữ trong gia đình. Chưa ấn hành.
“Thời Sự Việt Nam 2001-2006”, nỗi lòng của người H.O. chưa tròn trách nhiệm với dân với nước, nhờ làn sóng phát thanh tại Houston từ tháng 9/2001 đến tháng 1/2006 chuyển tải chủ đề hỗ trợ dân chủ hóa Việt Nam. Sách dài 627 trang (cở chữ 10). Ấn loát lưu giữ trong gia đình. Chưa ấn hành.
Tình trạng gia đình đến cuối năm 2010: Vợ và năm con (4 trai 1 gái) có gia đình, với chín cháu Nội Ngoại (5 cháu gái và 4 cháu trai). Đầu năm 2010, kỷ niệm 52 năm hôn lễ.
Sau ngày cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm lên phi cơ sang Đài Bắc (Đài Loan), đến Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng một quân đội hơn 1.100.000 người, cũng lên phi cơ rời bỏ Việt Nam! Ông ra đi trong khi Chuẩn Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh, đang quần thảo với khoảng 2 Sư Đoàn quân cộng sản tại Xuân Lộc và chung quanh. Với những tổn thất nặng nề nhưng quân cộng sản không hạ nỗi Sư Đoàn 18, nên chúng rời chiến trường Xuân Lộc để chuyển quân xuống tấn công căn cứ Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Không Quân từ Đà Nẳng, Sư Đoàn 2 Không Quân từ Plei Ku, Sư Đoàn 6 Không Quân từ Qui Nhơn và Nha Trang, tập trung về căn cứ Không Quân Biên Hòa, lại chuyển xuống Sư Đoàn 4 Không Quân ở Cần Thơ, sau khi tham gia đánh chận lực lượng bộ binh và phòng không của địch.
Chiều 28 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Khuyên gọi tôi lên văn phòng. Đúng lúc ông bận điện thoại, tôi đứng cửa sổ văn phòng, nhìn toàn cảnh khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, theo con đường chánh về phía phải là ra cổng số 1 tại giao lộ Võ Tánh nối dài với đường Cách Mạng 1/11, về phía trái là cổng số 3 ra đường Võ Di Nguy. Ngay trước tòa nhà chánh là võ đình trường rộng lớn, uy nghi, chính giữa là cột cờ cao vời vợi với lá quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ đang tung bay trong gió. Vẫn những tòa nhà 2 tầng khang trang với dáng vấp kiến trúc Châu Âu, dùng làm văn phòng cho các Tổng Cục và Phòng Sở của Bộ Tổng Tham Mưu. Vẫn những hàng cây trang điểm màu xanh, cũng là buồng phổi của căn cứ quân sự đầu não mà tôi nhìn thấy gần như liên tục hơn 12 năm qua. Vẫn những chiếc quân xa trên những con đường ngang dọc đầy bóng mát. Và vẫn thấp thoáng những quân nhân qua lại giữa các tòa nhà, nhưng tôi tưởng như mình đang trơ trọi giữa khoảng trống mênh mông của một nghĩa trang chiến tranh nào đó! Vì rằng những vị Tướng Lãnh cùng nhiều sĩ quan cao cấp của cơ quan đầu não này đã ra đi, số còn lại cũng đang nói chuyện ra đi, chẳng còn ai nói đến chuyện chiến đấu nữa! Cho đến lúc này thì hầu hết những vị đầy quyền lực của chúng tôi nơi đây, đã cao bay (trực thăng) xa chạy (ra Hạm Đội 7 Hoa Kỳ) hết rồi!
Phải chăng, đây là giờ hấp hối của Bộ Tổng Tham Mưu, cơ quan đầu não của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa?
Ôi! Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một quân lực vì lý tưởng tự do mà chiến đấu, nhưng lại bất hạnh bởi những vị lãnh đạo quyền lực đã không thi hành trách nhiệm khi tổ quốc thật sự lâm nguy! (93)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa kể lại chuyện là vào ngày 27 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên "xếp" của hắn tâm sự là ông ta bị Mỹ áp lực phải di tản vào giờ thứ 25, chính vì vậy thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm bá Hoa này in tưởng là hắn cũng sẽ được Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cho đi cùng vào giờ thứ 25, nên hắn yên tâm ở lại mà chưa di tản.
Từ sau ngày Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, hằng ngày, trước đầu giờ và sau cuối giờ làm việc, tôi thường lên văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên để theo dõi và trao đổi tình hình. Qua câu chuyện trao đổi mang tính cách tâm tình với nhau hơn là Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu ra lệnh cho Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Xin mời quí vị quí bạn vui lòng trở lại ngày 27 tháng 4 năm 1975 trước khi vào giờ thứ 25. Tại tòa nhà chánh Bộ Tổng Tham Mưu, đã hết giờ làm việc buổi chiều từ lâu, tôi vẫn còn ngồi trong văn phòng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, nghe ông tâm sự:
“Anh biết không, Thiếu Tướng Smith nói với tôi là cấp chỉ huy của ông ta từ Pentagon (lầu năm góc, tức Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) nói ổng đang ủng hộ một Trung Tướng cộng sản ngay tại Sài Gòn”.
“Ông ta muốn ám chỉ Trung Tướng phải không?
“Tôi cũng nghĩ vậy”.
“Trung Tướng có nói gì không?
“Không”.
“Đến lúc này, Trung Tướng có quyết định ra đi chưa?
Tôi hỏi như vậy là vì lúc sáng, Y Sĩ Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh, Cục Trưởng Cục Quân Y, lên hỏi thăm tình hình, Trung Tướng Khuyên yêu cầu Chuẩn Tướng Thanh cho ông 2 chai thuốc độc, và tôi cũng xin 2 chai (1 chai để trong túi và 1 chai trong cặp xách tay). Khi ông xin thuốc độc, điều đó cho thấy có thể là ông không bỏ chạy, hoặc xin thì xin nhưng chạy vẫn chạy. Nhưng tôi nghĩ, ít ra thì Trung Tướng Khuyên đang có hai giải pháp trong đầu. Im lặng một lúc, chừng như ông đang xúc động nên lời nói của ông thật nhỏ:
“Tôi đã hứa với ổng (tức Thiếu Tướng Smith), vì tôi cảm thấy sẽ không an toàn nếu như tôi khước từ di tản”.
“Thiếu Tướng Smith có nói bao giờ thì đi không, thưa Trung Tướng?
“Ổng được lệnh từ Pentagon là sẽ đưa tôi đi”.
“Thiếu Tướng Smith có nói là sẽ đi vào lúc nào không Trung Tướng?
Trung Tướng Khuyên buông thỏng: “Giờ thứ 25”.
“Ổng có nói với Trung Tướng giờ đó là giờ nào không?
“Giờ đó sẽ được quyết định từ Pentagon”. (94)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa cay đắng kể lại chuyện vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên "xếp" hắn đã bỏ hắn di tản qua Mỹ mà không nói lời từ biệt với hắn, mà cũng không cho hắn di tản cùng. Chính hắn cũng không nắm rõ chuyện Trung Tướng Đồng Văn Khuyên được Thiếu Tướng Smth đưa ra khỏi Việt Nam, cho đến khi hắn được Thiếu Tá Tấn báo cáo cho hắn biết như vậy. Qua lời lẽ hắn viết trong quyển hồi ký này, quý vị thấy hắn đắng cay, tức tối chửi bới tất cả vị lãnh đạo chính phủ miền Nam Việt Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ nước ra đi mà không mang hắn di tản theo.
Bây giờ tôi đọc tận tường quyển hồi ký của hắn thì tôi nghĩ là nhân vật hắn chửi và lên án trước mặt tôi vào năm 2009 vì đã "bỏ rơi" hắn, không ai khác hơn là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, vì ông ta là "xếp" trực tiếp của hắn trong thời điểm di tản vào cuối tháng 4 năm 1975. Trong bài viết trước đây, tôi không nhớ rõ chính xác là hắn trách móc, chửi bới tướng nào đã "bỏ rơi" hắn, nên tôi mới viết là "một trong 3 tướng, đó là Tướng Viên, Tướng khiêm, Tướng Khuyên," nhưng nay qua những gì hắn thố lộ trong quyển hồi ký thì tôi tin là hắn lên án và nguyền rủa Trung Tướng Đồng Văn Khuyên vì ông ta đã "bỏ rơi" hắn ở lại mà không cho hắn được tháp tùng di tản theo vào giờ thứ 25.
Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Dương Văn Minh cho phổ biến bản tuyên bố trên đài phát thanh Sài Gòn, theo đó thì Tổng Thống yêu cầu Hoa Kỳ lập tức rút toàn bộ các cơ quan và nhân viên Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam Cộng Hòa trong vòng 24 tiếng đồng hồ..
Trong khi cảnh di tản bằng trực thăng trong khuôn viên phi trường Tân Sơn Nhất ở phần đối diện với khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu vẫn diễn tiến, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên đẩy cửa vào phòng tôi, nhưng tôi bận điện thoại cung cấp nhiên liệu cho Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh đã từ Biên Hòa rút về Gò Vấp. Thấy tôi bận, ông quay trở ra và sang phòng vệ sinh. Điện thoại xong, tôi ra đứng cạnh lan can chờ ông. Dĩ nhiên là khi trở ra, Trung Tướng Khuyên trông thấy tôi, ông đi ngang tôi, rồi đi thẳng đến xe Jeep cách tôi chừng 5 bước. Ông lên xe, ngồi xuống, nhìn thẳng phía trước như có gì thu hút ông, và im lặng. Chưa bao giờ tôi thấy thái độ của ông như vậy, do vậy mà tôi nghĩ: "Phải chăng giờ thứ 25 bắt đầu?".
Ông không nói một tiếng nào trong khoảng 5 phút. Ông ra hiệu bằng tay, anh Hạ Sĩ Quan tài xế cho xe lăn bánh. Tôi đứng thẳng người, đưa tay lên trán, chào ông, rồi khoa tay từ biệt để ông hiểu là tôi đoán được chuyện gì đang xảy ra. Nếu tôi không lầm, Trung Tướng Khuyên sẽ rất xúc động nếu như ông nói với tôi bất cứ lời nào, vì vậy mà tôi không chút phiền muộn đối với Trung Tướng Đồng Văn Khuyên cho dù ông đã không một lời từ biệt, một lời từ biệt với biết bao nguy hiểm cho người đi lẫn người chưa đi!
Lúc đó là 11 giờ 30 phút sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, và tôi xem đây là giây đầu tiên trong 3.600 giây của Giờ Thứ 25! (95)
Khoảng hai tiếng đồng hồ sau đó, Thiếu Tá Tấn, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, điện thoại tôi:
“Trình Đại Tá, Trung Tướng đã vào gặp Thiếu Tướng Smith rồi”.
“Anh đang ở đâu vậy?
“Tôi đang ở nhà tôi”.
“Ủa, anh không đi sao?
“Dạ không Đại Tá”.
“Anh có thể cho tôi biết là sau khi rời chỗ tôi thì Trung Tướng đi những đâu không?
“Rời văn phòng Đại Tá, Trung Tướng hướng dẫn tài xế lái xe trên nhiều con đường trong Tổng Tham Mưu, rồi ra cổng số 3 (cổng số 3 ra đường Võ di Nguy) và quanh vào cổng sau phi trường. Tại đây có sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Smith đón và hướng dẫn vào. Đi được một khoảng thì lính gác Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ gọi tôi lại, bảo tôi tháo khẩu súng lục để lại cổng. Đi bộ vào đến Văn phòng Tùy Viên Quốc Phòng thì Thiếu Tướng Smith đứng chờ ở đó, cả hai ông vào văn phòng, tôi chào Trung Tướng rồi trở về nhà”.
“Anh trông thấy nhiều người trong đó chớ?
“Đông lắm Đại Tá ơi! Đông nghẹt người lận”.
“Cám ơn anh, và mong là anh em mình còn liên lạc nhau được ngày nào mừng ngày ấy thôi. Chào anh nhé”.
Vậy là, quí vị lãnh đạo nước Việt Mam Cộng Hòa vừa bàn giao chức vụ lãnh đạo quốc gia lẫn quí vị đương kiêm chức vụ lãnh đạo quân đội, đã lần lượt rời bỏ quê hương và dân tộc gần như theo hệ thống quân giai cho dù là hệ thống quân giai ngẫu nhiên cũng vậy:
Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vị Tướng đã hai lần đặt tay lên Hiến Pháp tuyên thệ "bảo vệ quốc gia dân tộc, bảo vệ Hiến Pháp" khi nhận chức Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội, lên phi cơ đi ngoại quốc!
Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, hơn 5 năm trong chức vụ Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng, lên phi cơ đi ngoại quốc!
Đại Tướng Cao Văn Viên, vị Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 15 tháng 10 năm 1965, lên phi cơ đi ngoại quốc!
Đầu giờ thứ 25, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, cũng lên phi cơ đi ngoại quốc!
Và khi vị Tổng Tham Mưu Trưởng và Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu, rời bỏ chức vụ để đi ngoại quốc, thì quí vị Tướng Lãnh cùng nhiều vị Trưởng Phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, cũng ra đi!
Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc 12 giờ trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975, không còn một vị nào có thẩm quyền quyết định bất cứ vấn đề gì hết, ngay cả công tác phòng thủ trại Trần Hưng Đạo -tức Bộ Tổng Tham Mưu- cũng không ai trách nhiệm. Quân nhân và công chức quốc phòng của Bộ Tổng Tham Mưu trên dưới 2.000 người, không còn cấp chỉ huy, nên đành phải quyết định: Tự động tan hàng! (96)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn liên lạc thường xuyên với Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, con rễ của Đại Tướng Dương Minh. Điều này đã chứng minh là hắn có cảm tình với Đại Tướng Dương Văn Minh và muốn gần gũi, thân tình , làm việc với Đại Tướng Dương Văn Minh. Thế mà trong phần trên số 44 hắn lạ chỉ trích, chê bai, lến án Đại Tướng dương Văn Minh. Thằng này quả thật "tiền hậu bất nhất.
Tôi điện thoại cho Đại Tá Nguyễn Hồng Đài (con rể của Tổng Thống Dương Văn Minh), nguyên là Chánh Sở Kế Hoạch/ Tổng Cục Tiếp Vận biệt phái về Phủ Tổng Thống:
“Anh Đài. Anh vui lòng trình với Tổng Thống là cho đến lúc này, trong Bộ Tổng Tham Mưu không còn vị Tướng Lãnh nào hết, cũng không ai trách nhiệm bảo vệ bản doanh Tổng Tham Mưu nữa. Tôi trình xin Tổng Thống cử người vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng và Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận. Nếu hôm nay không có vị nào vào đây thì bộ tham mưu nhẹ của Tổng Cục Tiếp Vận chúng tôi sẽ sang Biệt Khu Thủ Đô làm việc, vì khách hàng mà tôi yểm trợ chỉ còn Biệt Khu Thủ Đô và một phần lực lượng của Quân Đoàn III thôi”.
“Được rồi, tôi trình "Ông Già" ngay và sau đó sẽ điện thoại anh”.
Một lúc sau, Đại Tá Đài gọi tôi:
“Ông Già" cho biết, lúc 3 giờ chiều nay sẽ có phái đoàn Tướng Lãnh vào nhận chức trong Bộ Tổng Tham Mưu. Anh yên tâm”. (97)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa làm ra vẻ "yêu nước" lắm. Vì hắn di tản không được nên làm ra vẻ muốn tiếp tục phục vụ đất nước vào giờ cuối trong chính phủ Dương Văn Minh.
Lúc 3 giờ chiều ngày 29 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Vînh Lộc -đã một thời là Tư Lệnh Quân Đoàn II, rồi Chỉ Huy Trưởng Trường Cao Đẳng Quốc Phòng- vào nhận chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Cùng lúc, Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh nhận chức Tham Mưu Trưởng/Bộ Tổng Tham Mưu. Và một vài Đại Tá nhận chức Trưởng Phòng. Đại Tá Nguyễn Khắc Tuân, chánh văn phòng Trung Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Đại Tá Tuân gọi tôi lên trình diện Trung Tướng tân Tổng Tham Mưu Trưởng:
“Chào Trung Tướng”.
“Chào anh. Những vị Tướng cầm quyền đã chạy hết rồi. Bây giờ chúng mình hãy cùng nhau cố gắng nhiệm vụ trọng đại của Quốc Gia. Vào giờ phút lâm nguy này mới thấy được giá trị của mỗi người như thế nào đối với Tổ Quốc”.
“Thưa Trung Tướng, giờ này tôi có mặt ở đây và đang trình diện Trung Tướng, trong khi các cấp chỉ huy trên tôi đã rời khỏi nhiệm sở, và các cấp chỉ huy dưới tôi cũng vậy, có nghĩa là tôi vẫn tiếp tục trách nhiệm của tôi, thưa Trung Tướng”.
“Nhiệm vụ yểm trợ Tiếp Vận cho các đơn vị phòng thủ Sài Gòn, tôi trông cậy vào anh”.
“Vâng. Tôi đã và đang làm tất cả những gì thuộc về trách nhiệm của tôi, và tôi vẫn tiếp tục như vậy. Và nếu không có vị nào khác thì xin Trung Tướng cử Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức vào chức vụ Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận, vì tôi được biết Chuẩn Tướng Chức sẳn sàng nhận chức vụ này, thưa Trung Tướng”.
“Anh sẽ có vị Tổng Cục Trưởng ngay hôm nay”.
“Vâng. Chào Trung Tướng”. (98)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là hắn liên lạc thường xuyên với Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, con rễ của Tổng thống một ngày Dương Văn Minh để lấy tin tức. Hắn xác nhận là hắn và Đại Tá Nguyễn Hồng đài vào phi trường Tân Sơn Nhất để lấy phi cơ di tản, nhưng hắn tính sai nước cờ vì Việt cộng chiếm phi trường Tân Sơn Nhất sớm hơn hắn tiên liệu, do đó hắn không thể lấy máy bay đi được.
Quý vị đọc phần hắn viết trong hồi ký ở dưới, hắn thố lộ là từ năm 1973 là hắn đã đặt kế hoạch di tản rồi, do đó chuyện di tản luôn nằm trong đầu hắn. Hắn viết "Vậy tôi chuẩn bị" khi hắn nói với Đại Tá Nguyễn Hồng Đài, nghĩa là hắn "chuẩn bị di tản," xui cho hắn là cộng quân chiếm phi trường Tân Sơn Hất sớm hơn hắn dự tính. Điều này kết luận thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này muốn di tản, hắn hoàn toàn không muốn ở lại Việt Nam. Bây giờ hắn khoe khoang là hắn yêu nước thương nòi, thương đồng đội, quan tâm đế thương phế binh nên hắn ở lại Việt Nam mà không di tản, các lời nói đó là ngụy biện, giả nhân giả nghĩa và hoàn toàn láo khoét, sai sự thật.
Tiếp đó điện thoại lại reo:
“Đại Tá Hoa tôi nghe”.
“Đài đây anh (Đại Tá Nguyễn Hồng Đài). Lúc 10 giờ sáng nay (tức 30/4/1975) "Ông Già" sẽ công bố giải pháp chính trị, anh theo dõi trên đài phát thanh Sài Gòn nghe”.
“Nhưng mà nội dung giải pháp là gì?
“Trung lập, như tôi nói với anh đó”.
“Vậy là tôi chuẩn bị. Cám ơn anh”.
Đến đây tôi xin mở ngoặc để nói đến 2 điều cho vấn đề được rõ thêm.
Điều thứ nhất. Khoảng năm 1998, tôi có dịp gặp anh Nguyễn Hồng Đài tại thành phố Houston, tiểu bang Texas. Sau khi thăm hỏi nhau, anh xác nhận lời anh đã nói với tôi là đúng như trong quyển Đôi Dòng Ghi Nhớ, nhưng về thời gian thì sai. Anh nói không phải rạng sáng 30 tháng 4 mà là rạng sáng 29 tháng 4, vì tối 29 tháng 4 anh đang trên tàu ra biển. Trí nhớ của tôi vẫn ghi nhận lời anh nói vào rạng sáng 30 tháng 4, vì đây là đêm đầu tiên tôi “bị” ngủ tại nhà sau 3 tuần cắm trại ngủ tại văn phòng tôi (Tổng Cục Tiếp Vận) trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu, và tôi tiếp chuyện điện thoại với anh lúc tôi từ cửa sổ nhà tôi nhìn lên bầu trời với những âm thanh gào thét của những chiếc phản lực cơ Hoa Kỳ bao vùng yểm trợ cho trực thăng đưa người di tản. Vì vậy tôi vẫn viết lại đây theo trí nhớ của tôi.
Và điều thứ hai. Khi tôi nói "tôi chuẩn bị", tức là tôi chuẩn bị rời khỏi Việt Nam ngay sau khi Tổng Thống Minh tuyên bố trung lập. Nghĩa là tôi và gia đình dự trù rời khỏi Việt Nam nhưng không đi trước khi có giải pháp chính trị, mà ra đi trong lúc giao thời dù chỉ trong ngắn ngủi. Chúng tôi dự trù 6 gia đình, trong số này có 2 gia đình thuộc phi hành đoàn C130, dùng chiếc C130 sang Singapore để đi Australia, vì tôi được sự giúp đỡ của người bạn gốc Trung Hoa trong công ty INTRACO tại Singapore, nối liên lạc với cơ quan ngoại giao Australia tại đó và đã được đồng ý. Xin đóng ngoặc. (99)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa nói lên cái hèn của hắn, sợ chết mà đổ thừa cho vợ. Từ đây có thể thấy rõ được bộ mặt hèn mọn, vô liêm sỉ của hắn.
Chốc chốc tôi sờ vào chai độc dược trong túi, dự định của tôi khi xin Y sĩ Chuẩn Tướng Phạm Hà Thanh là tôi sẽ sử dụng nếu như tôi bị cộng sản bắt hoặc chưa bắt nhưng chúng sỉ nhục tôi. Nhưng, chiều hôm ấy, tôi đã ném nó vào thùng rác và với khẩu súng lục 9 ly (do ông Johnson, trưởng toán tình báo vùng đồng bằng Cửu Long tặng tôi tại Cần Thơ năm 1968) vào cái giếng ngay sau nhà cô tôi ở đường Thành Thái, sau khi vợ tôi ngồi dưới chân tôi vừa khóc vừa nói như van lơn:
"Anh ơi, trong mọi trường hợp, anh đừng bỏ em và các con nghe anh!".
Tôi tin là vợ tôi không biết gì về chai độc dược trong túi tôi, nhưng có lẽ do cảm tính đặc biệt của người vợ thấu hiểu tính chồng trong hoàn cảnh nghiệt ngã mà nói với chồng bằng cả tâm hồn người vợ người mẹ! (100) (Bài chấm dứt tại đây)
Tiểu sử "Đại tá" Phạm Bá Hoa
Phạm Bá Hoa, sinh năm 1930 tại làng Đại Ngãi, quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Nhập ngũ ngày 12 tháng 5 năm 1954 vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, thuộc tài nguyên sĩ quan trừ bị khóa 5. Vì không đủ cơ sở, được gởi lên học Trường Võ Bị Liên Quân/Đà Lạt. Trở về Thủ Đức dự lễ tốt nghiệp khóa Vì Dân cuối tháng 1 năm 1955, với cấp bậc Thiếu Úy.
Lần lượt giữ các chức vụ:
Trung Đội Trưởng/Tiểu Đoàn 510 Khinh Quân.
Đại Đội Trưởng/Tiểu Đoàn 510 Khinh Quân.
Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 2/Trung Đoàn 35/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến.
Trưởng Ban 3 Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 35/Sư Đoàn 12 Khinh Chiến.
Trưởng Ban Hành Quân, rồi Phó Phòng 3/Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Chánh Văn Phòng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh.
Chánh Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân/Bộ Tổng Tham Mưu.
Chánh Văn Phòng Tư Lệnh Quân Đoàn III.
Chánh Văn Phòng Tổng Trưởng Quốc Phòng.
Chánh Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.
Tỉnh Trưởng/Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh (Cần Thơ).
Chánh Sở Kế Hoạch/Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu .
Chỉ Huy Phó Bộ Chỉ Huy 4 Tiếp Vận.
Cục Trưởng Cục Mãi Dịch.
Tham Mưu Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận/Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH.
Thăng cấp:
Trung Úy, tháng 2 năm 1957.
Đại Úy, tháng 11 năm 1961.
Thiếu Tá, tháng 11 năm 1963.
Trung Tá, tháng 12 năm 1965.
Đại Tá, tháng 9 năm 1969.
Theo học:
Khóa Đại Đội Trưởng, chi nhánh Trường Võ Bị Liên Quân/Đà Lạt 1956.
Khóa Tham Mưu, Trường Đại Học Quân Sự/Sài Gòn 1960.
Khóa Chỉ Huy&Tham Mưu Cao Cấp, Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp/Đà Lạt 1970.
Tham dự các khóa hội thảo:
Tiếp Vận Miền Tây Thái Bình Dương 1971, Okinawa, Nhật Bản.
Quản Trị Quốc Phòng 1971, Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Sài Gòn.
Phát Triển Quốc Gia 1973, Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Sài Gòn.
Công du:
Nhật Bản và Đại Hàn 1963, Thái Lan 1966, Đài Loan 1970, Okinawa 1971, và Singapore 1973.
Tù chính trị:
Từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 9 năm 1987, trong các trại tù Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, và Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh.
Định cư.
Tại thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, từ tháng 4 năm 1991 trong đợt HO 5.
Sinh hoạt Cộng Đồng:
Tham gia Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tại Houston từ năm 1995 đến năm 2000.
Tham gia Tổng Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức Hải Ngoại: Nhiệm kỳ 1 (2000-2002) họp tại Houston, Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ 2 (2002-2004) họp tại Toronto, Canada. Nhiệm kỳ 3 (2004-2006) họp tại Brisbane, Australia. Và nhiệm kỳ 4 (2006-2008+2009) họp tại San Jose, Hoa Kỳ.
Tham gia nhóm phát thưởng học sinh giỏi từ lớp 5 đến lớp 12 từ năm học 1997-1998 đến năm học 2003-2004, do Hội HO Hoa Kỳ tại Houston tổ chức.
Tham gia ban phát thanh Phật Giáo/Houston từ tháng 4 năm 1998 đến tháng 1 năm 2008, trong thời gian đó đã đọc trên làn sóng đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam (VOVN) hơn 80 bài của các tác giả viết về Phật Giáo trong đời sống.
Phụ trách chương trình thời sự “Những Vấn Đề Hôm Nay” trên làn sóng đài TNT/Houston từ tháng 9 năm 2001 đến cuối tháng 1 năm 2006, đã viết và đọc 349 bài với chủ đề hỗ trợ công cuộc dân chủ hóa chế độ chính trị trên quê hương Việt Nam.
Tham gia sinh hoạt trên NET với 79 bài viết về lập trường chính trị dân chủ tự do, đối nghịch với chế độ cộng sản độc tài đã và đang cai trị Việt Nam.
Tham gia hội Ái Hữu Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Sa Đéc tại Houston, từ năm 2005 .....
Tham gia chương trình “Tản Mạn Lịch Sử 1960-1975” trên đài truyền hình VAN TV 55.2 Houston từ tháng 07/2009 đến tháng 02/2011.
Từ tháng 1/2010, bắt đầu chuyển những bài thời sự Việt Nam về trong nước ngang qua Diễn Đàn Nước Việt Quốc Nội.
Tác phẩm:
“Đôi Dòng Ghi Nhớ”, hồi ký chính trị Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1963 đến năm 1975. Nhà xuất bản Ngày Nay ấn hành lần 1 năm 1994, lần hai năm 1995, lần 3 năm 1998, và lần 4 năm 2007. Dài 386 trang (cở chữ 11).
“Ký Sự Trong Tù”, tâm sự và nhận thức của Một Tù Nhân Chính Trị trong các trại tập trung Long Giao tỉnh Long Khánh, Tam Hiệp tỉnh Biên Hòa, Yên Bái tỉnh Hoàng Liên Sơn, Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh, từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 9 năm 1987, và trong thời gian ở Sài Gòn chờ xuất ngoại. Ấn hành tháng 7 năm 2008, dài 534 trang (cở chữ 11).
“Tôi là Một H.O.”, tâm sự của Một H.O. và đóng góp nhỏ nhoi vào sinh hoạt Cộng Đồng tị nạn cộng sản từ tháng 4 năm 1991 đến tháng 5 năm 2010, dài 679 trang (cở chữ 10). Ấn loát lưu giữ trong gia đình. Chưa ấn hành.
“Quê Hương & Quân Ngũ”, tâm sự một Người Lính gắn liền với quê hương & quân ngũ trong giai đoạn chiến tranh giữ nước từ năm 1954 đến năm 1975. Dài 463 trang (cở chữ 10). Ấn loát lưu giữ trong gia đình. Chưa ấn hành.
“Thời Sự Việt Nam 2001-2006”, nỗi lòng của người H.O. chưa tròn trách nhiệm với dân với nước, nhờ làn sóng phát thanh tại Houston từ tháng 9/2001 đến tháng 1/2006 chuyển tải chủ đề hỗ trợ dân chủ hóa Việt Nam. Sách dài 627 trang (cở chữ 10). Ấn loát lưu giữ trong gia đình. Chưa ấn hành.
Tình trạng gia đình đến cuối năm 2010: Vợ và năm con (4 trai 1 gái) có gia đình, với chín cháu Nội Ngoại (5 cháu gái và 4 cháu trai). Đầu năm 2010, kỷ niệm 52 năm hôn lễ.
Vợ chồng thằng khốn nạn "đạ tá" Phạm Bá Hoa đang sống tại Houston, Texas.
Quý vị bấm vào Link này để nghe thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa đọc toàn bộ
Hồi ký chính trị 1963-1975 / Đại Tá Phạm Bá Hoa

Vợ chồng thằng khốn nạn "đạ tá" Phạm Bá Hoa đang sống tại Houston, Texas.
Quý vị bấm vào Link này để nghe thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa đọc toàn bộ
Hồi ký chính trị 1963-1975 / Đại Tá Phạm Bá Hoa
0 comments:
Post a Comment