CHÍNH KHÍ VIỆT

Thursday, July 13, 2017

Ngô Kỷ: (Phần 4) Phân tích sự bất trung, đốn mạt của "Đại tá" Phạm Bá Hoa

Image result for Phạm Bá Hoa  Image result for Phạm Bá Hoa Image result for Phạm Bá Hoa
 
Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa treo hình vợ trước ngực trên Quân Phục VNCH trông dị hợm vô cùng.


Bài phân tích của Ngô Kỷ về quyển "Hồi Ký chính trị 1963-1975 
của "Đại tá" Phạm Bá Hoa dưới đây. Chữ "màu đen" là của Ngô Kỷ,
màu xanh, đỏ là của "Đại tá" Phạm Bá Hoa.
 
Các chức vụ quan trọng tại trung ương ngay sau cuộc đảo chánh thành công, như sau:

Trung Tướng Dương Văn Minh, Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, tức Quốc Trưởng.

Trung Tướng Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng.

Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, vẫn Tham Mưu Trưởng Liên Quân.

Trung Tướng Tôn Thất Đính, Tổng Trưởng Bộ An Ninh kiêm Tư Lệnh Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật.

Các chức vụ quan trọng tại địa phương, như sau:
Trung Tướng Đỗ Cao Trí, từ Đà Nẳng lên Plei Ku nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn II/Vùng II Chiến Thuật , hoán chuyển với Trung Tướng Nguyễn Khánh.
Trung Tướng Nguyễn Khánh, từ Plei Ku xuống Đà Nẳng nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn I/Vùng I Chiến Thuật, hoán chuyển với Trung Tướng Trí.
Trong khi cuộc đảo chánh chưa phân thắng bại, Thiếu Tướng Khánh chần chừ trong quyết định ủng hộ bên nào, đến gần sáng 02/11/1963 mới lên tiếng ủng hộ Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, và khi thành công ông cũng được thăng cấp Trung Tướng.
Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, Tư Lệnh Quân Đoàn IV/Vùng IV Chiến Thuật. Đại Tá Nhơn nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh từ trung tuần tháng 12/1962 do Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm bàn giao lại, và chuyển Sư Đoàn từ Cần Thơ xuống Bạc Liêu. Đảo chánh thành công, Đại Tá Nhơn được thăng cấp Thiếu Tướng và nhận chức Tư Lệnh Quân Đoàn IV thay Thiếu Tướng Huỳnh Văn Cao bị cách chức.
Các chức vụ Tư Lệnh Hải Quân (Đại Tá Hồ Tấn Quyền), Tư Lệnh Không Quân (Đại Tá Huỳnh Hữu Hiền), Tư Lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh (Đại Tá Bùi Đình Đạm), Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh (Đại Tá Bùi Dzinh), Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù (Đại Tá Cao Văn Viên), Tư Lệnh Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (Đại Tá Lê Nguyên Khang), Chỉ Huy Trưởng Sở Khai Thác Địa Hình (Đại Tá Lê Quang Tung, bị giết trong ngày đảo chánh), ..... và Trưởng Phòng Nhì Bộ Tổng Tham Mưu (Đại Tá Nguyễn Văn Phước), đều bị thay thế. Riêng Đại Tá Cao Văn Viên, chỉ vài ngày sau được trở lại chức vụ Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhẩy Dù.
Ngày 08/11/1963, tôi chuyển lệnh của Trung Tướng Trần Thiện Khiêm sang Bộ Tư Lệnh Không Quân, cấp 1 chiếc trực thăng lên Gò Dầu Hạ (tỉnh Tây Ninh) đón Đại Tá Nguyễn Chánh Thi về Sài Gòn. Trực thăng về đáp ngay trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi dùng xe của Trung Tướng Khiêm ra đón Đại Tá Thi và đưa vào phòng Trung Tướng Khiêm. Hai vị, sau cái bắt tay đã ôm nhau với nụ cười ròn rã. Nhưng liệu đằng sau hai nụ cười đó có phải xuất phát từ tình cảm chân thành hay chỉ là đầu môi? Bởi vì 3 năm trước đây, một vị lãnh đạo cuộc đảo chánh (Đại Tá Thi) và một vị chỉ huy đánh dẹp cuộc đảo chánh đó (Trung Tướng Khiêm), giờ đây lại gặp nhau, bắt tay nhau, cùng nhau cười, nhưng cười vui hay cười gượng!   (21)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa dính máu trong cuộc đảo chánh anh em cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, thế mà trong phần này hắn lại lên mặt phân tích, dạy dỗ, khuyên răn, và còn lên giọng "đạo đức giả" khen ngợi và tiếc nuối cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong khi hắn nằm trong thành phần "chủ lực" đảo chánh cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Quả là một thằng điếm đàng, môi mép, nước mắt "cá sấu."
Cũng theo tôi, Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị lãnh đạo có bản lãnh chính trị. Ông là người thấy trước sự suy yếu trên chính trường quốc tế của Việt Nam Cộng Hòa nếu như chấp thuận cho Hoa Kỳ thiết lập các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, và như vậy cuộc chiến tranh chống cộng sản sẽ mất thế chính trị, trong khi thế chính trị rất là quan trọng nếu không nói là có tính cách quyết định đối với cuộc chiến mà Việt Nam Cộng Hòa đang lâm trận (và điều này đã thật sự xảy ra). Nhưng rất có thể cũng vì ông có tầm nhìn xa như vậy mà ông đã bị lật đổ và bị giết chết? Vì thế mà cái chết của ông vẫn còn là một nghi vấn về người ra lệnh giết ông. Nhất thiết người đó phải là người Việt Nam có thẩm quyền lúc bấy giờ, nhưng liệu có phải chính người ấy tự mình quyết định hay người ấy cũng chỉ là người thi hành lệnh của ai đó đằng sau nữa? Nghi vấn cao nhất của tôi về người duy nhất ra lệnh giết Tổng Thống Diệm ông Nhu vẫn là cựu Đại Tướng Dương Văn Minh. Giả thuyết rằng, nếu Đại Tướng Minh tự nhận ra lệnh cho Đại Úy Nhung giết ông Diệm, điều đó đúng hay sai tốt hay xấu còn tùy thuộc nhiều yếu tố mà những sử gia sẽ dẫn đến sự phán xét sau này, nhưng nếu Đại Tướng Minh cho là ông thi hành lệnh của Hoa Kỳ chẳng hạn, chúng ta có thể phán xét ngay bây giờ chớ không cần chờ đợi sự phán xét sau này của lịch sử. Nhưng năm 2003, cựu Đại Tướng Dương Văn Minh đã từ trần, xin để ông yên nghỉ!    
Mặt khác, Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong hơn 9 năm cầm quyền, vừa chiến đấu chống du kích cộng sản, vừa xây dựng được nền kinh tế non trẻ bước đầu, và năm 1962 đã cân bằng được ngân sách quốc gia. Tổng Thống cũng là người lãnh đạo trong sạch, nhưng ông phải chịu trách nhiệm về mọi tác hại do anh em ông gây ra cho dân tộc, bởi vì ông là Tổng Thống, ông đã không ngăn chận, hoặc ông không đủ can đảm ngăn chận hành động của anh em ông, hoặc là ông xem thường thái độ chính trị của đồng bào dưới quyền ông nên để mặc anh em của ông thao túng!
Phải chăng ưu điểm của Tổng Thống Ngô Đình Diệm dù có nhiều, nhưng không bù được khuyết điểm của ông, vì khuyết điểm từ trong trách nhiệm của ông mới thật là cốt lõi của lãnh đạo! 
Khi thăm đơn vị quân đội, Tổng Thống Ngô Đình Diệm thường nhắc nhở người lính "chiến thắng ở mặt trận nhưng không nên tỏ ra kiêu căng ở hậu phương, vì như vậy là kiêu binh, mà kiêu binh thì mất lòng dân, mất lòng dân thì không thắng được cộng sản trong cuộc chiến tranh toàn diện này".
Vậy, có phải là Tổng Thống đã vấp phải điều mà ông răn dạy quân đội không?
Nhưng dù sao thì cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm -và chỉ riêng Tổng Thống Ngô Đình Diệm thôi- tôi nghĩ, đã để lại nhiều luyến tiếc, thương cảm, thậm chí là ngưỡng mộ, trong các thành phần xã hội, kể cả quân nhân các cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (22)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn được Trung Tướng Trần Thiện Khiêm cho đi "du lịch" Nam Hàn vào đầu tháng 12 năm 1963, chớ chẳng phải đi cho công tác đất nước, hay sứ mệnh nào cho quân đội cả, thế mà trong phần tiểu sử hắn lại khai là hắn từng "công du" Nam Hàn năm 1963. Ngân sách quốc gia chi phí cho hắn đi "du lịch" như vậy có đúng hay không? Hắn quả là đã lợi dung tiền của quốc gia để đi du hí, đáng trị tội vì đã phí phạm  ngân quỹ quốc gia cho việc cá nhân. Điều này khiến từ đây có quyền suy ra việc hắn khai trong tiểu sử là hắn từng "công du" các nước Nhật Bản, Đại Hàn 1963, Thái Lan 1966, Đài Loan 1970, Okinawa 1971, Singapore 1973, tất cả đều là "dỏm," hắn được đi ngoại quốc là vì giỏi tài"cầm chim" các Tướng nên được thưởng cho đi "du lịch" hay để buôn lậu, chứ hắn chẳng phải đi công du, công tác gì cả. Chính hắn tự thú như vậy mà, chứ tôi không đặt điều. Tư cách hắn như vậy có đáng khinh bỉ hay không?
Công du Nam Hàn (South Korea)
Đầu tháng 12/1963, Trung Tướng Trần Thiện Khiêm gọi tôi vào văn phòng:

“Chú thích đi du lịch không?”
“Rất thích, nhưng chưa có cơ hội thưa Trung Tướng”.
“Bây giờ có rồi. Chú liên lạc sang văn phòng Trung Tướng Đôn (Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng) làm thủ tục đi Đại Hàn (South Korea) với tôi”.
Không ngờ là cơ hội tốt đến với tôi trong hoàn cảnh đang vui, nên tôi xúc tiến ngay. Sau đó, tôi mới biết đây là phái đoàn thay mặt chánh phủ sang Đại Hàn (Nam Triều Tiên) dự lễ nhậm chức của Tổng Thống Pak Chung Hi vào ngày 17 tháng 12 năm 1963 tại thủ đô Seoul. Phái đoàn chánh thức gồm: (1) Ông Phạm Đăng Lâm, Tổng Trưởng Ngoại Giao, Trưởng phái đoàn. (2) Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng Liên Quân, thành viên. (3) Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, thành viên. (4) Đại Tá Linh Quang Viên, Bộ Quốc Phòng, thành viên. (5) Và tôi, Thiếu Tá Phạm Bá Hoa, Chánh Văn Phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, thành viên.
  
Ngoài ra còn có gia đình của Trung Tướng Khiêm và gia đình của Thiếu Tướng Thiệu, thêm Đại Úy Nguyễn Hữu Có, sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Khiêm, và Đại Úy Nhan Văn Thiệt, sĩ quan tùy viên của Thiếu Tướng Thiệu.
Trong nhóm đi đầu là Đại Tá Linh Quang Viên, và tôi. Chúng tôi rời Sài Gòn ngày 08/12/1963, dừng lại Tokyo 5 ngày chuẩn bị nơi ăn chốn ở cho hai gia đình của Trung Tướng Khiêm và Thiếu Tướng Thiệu, sẽ ngoạn cảnh và mua sắm  trong khi chờ các vị dự lễ bên Seoul trở lại. Chúng tôi đến Seoul trưa ngày 13/12/1963 khi nhiệt độ nơi đây xuống đến 5 độ dưới không độ C. Tạm thời chúng tôi ở khách sạn Bando tại trung tâm thủ đô Seoul. Với sự giúp đỡ của tòa đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại đây, chúng tôi hoàn thành công tác chuẩn bị: Đại Tá Viên đã xong bản tường trình về tình hình chính trị trước và sau ngày bầu cử Tổng Thống Đại Hàn. Và tôi đã có đầy đủ tin tức cũng như chương trình chi tiết trong ngày lễ, cùng những ngày sau đó dành cho phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa.   (23)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là hắn qua Nam Hàn để chạy đôn chạy đáo kiếm mua cho được "cặp lon 3 sao" cho Tướng Khiêm đeo dự lễ . Trời ơi, làm Thiếu Tá "Chánh Văn Phòng" chỉ để đi làm mấy cái chuyện nhỏ nhoi như vậy hay sao? Đúng ra nên gọi hắn là thằng "nô dịch" hay là "osin" mới đúng công việc của hắn đang làm. Hãnh diện gì mà đem khoe cái tài "cầm chim" hả "Đại tá" Phạm Bá Hoa? Thế mà khai trong tiểu sử là "công du" Nam Hàn, thật "bó tay"!
Đến nơi, vừa mang hành lý vào phòng là Trung Tướng Khiêm gọi tôi:

“Mấy giờ bắt đầu lễ vậy chú?”

“Dạ 3 giờ chiều, thưa Trung Tướng”.

Ông nhìn đồng hồ:

“Ngay bây giờ, chú chạy đi tìm mua cho tôi "cặp lon 3 sao", vì trong cặp tôi chỉ có "3 sao" cho một bên áo thôi”.
“Vâng”.
Chẳng hiểu Đại Úy Nguyễn Hữu Có ở Tokyo, khi chuẩn bị hành lý cho "sếp" lại  gấp gáp thế nào mà chiếc áo đại lễ của Trung Tướng Khiêm  chỉ có một bên 3 ngôi sao, nghĩa là thiếu 3 ngôi sao cho cầu vai bên kia (cấp hiệu Trung Tướng biểu hiện bằng 3 ngôi sao mỗi bên cầu vai).
Nhận lệnh của Trung Tướng Khiêm là như vậy, nhưng tôi chưa biết phải làm sao mua cho kịp. Chợt nhớ anh sĩ quan Công Binh tại Bộ Quốc Phòng Đại Hàn, Thiếu Tá Choi, sĩ quan tùy viên cho phái đoàn chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa và anh ta trình diện Đại Tá Linh Quang Viên tại sân bay trước khi phái đoàn chánh thức đến. Ra phòng khách, tôi nói với anh về nhu cầu gấp rút đó và hy vọng anh ta giúp tôi được.

Anh ta hỏi: “Anh sẳn sàng chưa?”

“Sẳn sàng”.

Thế là chúng tôi lên xe của phái đoàn có cắm cờ Việt Nam Cộng Hòa và cờ Đại Hàn, do xe Cảnh Sát của Đại Hàn dẫn đường chạy xuống Seoul. Quanh co một lúc, cả hai xe đậu ngoài đường cái, tôi theo Thiếu Tá Choi trên con đường hẽm vào gian hàng nhỏ ơi là nhỏ nằm sâu trong con đường thưa vắng người qua lại. Mua ngay "cặp lon 3 sao" mà không cần trả giá. Chúng tôi về đến Walker Hill vừa vặn cùng phái đoàn lên xe xuống Seoul dự lễ.    (24)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa "khoe" là quen với Trung Tướng Trần Văn Đôn, và biết tin tức nội bộ là Tướng Khiêm bị thanh trừng, bị "đẩy" ra Vùng III Chiến Thuật rồi. Dù hắn là "đệ tử ruột" của Tướng Khiêm, nhưng khi biết tin như vậy, hắn chẳng tỏ ra xúc động hay ưu tư, trái lại hắn liền trở mặt ngay lập tức, nên hắn "hồ hởi" hỏi ngay Trung Tướng Trần Văn Đôn rằng: "Thưa Trung Tướng, trường hợp này hồ sơ Trung Tướng Khiêm bàn giao cho vị nào để tôi chuẩn bị cho kịp?" Câu hỏi này đã chứng tỏ hắn muốn bày tỏ sự tuân phục mệnh lệnh của Trung Tướng Trần Văn Đôn một cách ngoan ngoãn để lấy lòng "chủ mới," dù Tướng Trần Văn Đôn "nhẫn tâm" đi hạ bệ "chủ cũ" của hắn là Tướng Trần Thiện Khiêm. Thêm cái lý do nữa mà hắn muốn biết gấp Tướng nào thế chỗ Tướng Trần Thiện Khiêm là vì hắn muốn có cơ hội "cầm chim" sớm cho Tướng Lê Văn Kim mà thôi. Quả thật trên đời này khó có ai "mặt dày mày dạn" như cái thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này.
Về đến Sài Gòn là tôi vào văn phòng ngay, vì chánh văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng gọi tôi vào gặp Trung Tướng Trần Văn Đôn dù hôm nay là ngày nghỉ.

“Thưa Trung Tướng, tôi vừa về đến”.

“Anh ngồi đi. Công du có vui không?”

“Rất vui, thưa Trung Tướng”.

“Anh có hay tin về chức vụ mới của Trung Tướng Khiêm chưa?”

“Dạ chưa, thưa Trung Tướng”

“Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đã cử Trung Tướng Khiêm giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn III/Vùng III Chiến Thuật rồi”.

“Thưa Trung Tướng, trường hợp này hồ sơ Trung Tướng Khiêm bàn giao cho vị nào để tôi chuẩn bị cho kịp?”

“Trung Tướng Khiêm bàn giao cho Trung Tướng Kim (Lê Văn Kim). Anh chuẩn bị cần thiết để Trung Tướng Khiêm khi về đến là bàn giao ngay và sang nhận Quân Đoàn III”.

“Lệnh này Trung Tướng Khiêm có biết chưa, thưa Trung Tướng?”

“Tôi chắc là chưa, nhưng dù sao thì anh cũng nên trình với Trung Tướng Khiêm khi anh đón ổng. Mà hôm nào Trung Tướng Khiêm về?

“Rạng sáng ngày 1 tháng 1 (1964) về đến, thưa Trung Tướng”.

“Anh liên lạc với chánh văn phòng Trung Tướng Kim và chánh văn phòng Trung Tướng Đính để thu xếp chương trình lễ bàn giao. Mọi việc đều diễn tiến trong phạm vi nội bộ thôi. Anh có điều gì cần hỏi nữa không?”

“Dạ không. Tôi sẽ thi hành, thưa Trung Tướng”.   (25)

Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là hắn biết chuyện nội bộ các tướng lãnh đảo chánh thanh toán lẫn nhau. Một mặt trước mặt hắn tỏ ra ngoan ngoãn thi hành lệnh của Trung Tướng Trần Văn Đôn "đá đít" Trung Tướng Trần Thiện Khiêm, "chủ cũ" của hắn, trong khi đó "mặt khác" thì hắn lại viết là hắn trách móc cấp trên sao lại đối xử tệ bạc với Tướng Trần Thiện Khiêm. Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này quả là một thứ "đòn xóc nhọn hai đầu." Ngoài mặt thì hèn nhát vâng lời răm rắp mệnh lệnh của "chủ mới," nhưng lại bày đặt "nước mắt cá sấu" binh vực cho "chủ cũ.' 

Tôi rất thắc mắc là tại sao không chờ Trung Tướng Khiêm về hãy đưa ra quyết định này. Phải chăng Trung Tướng Dương Văn Minh cử Trung Tướng Trần Thiện Khiêm vào phái đoàn công du ngoại quốc để các vị ở nhà không gặp trở ngại khi quyết định như vậy? Trung Tướng Khiêm có nói với tôi rằng, ông là một trong rất ít vị  (nếu tôi nhớ không lầm là 4 vị) vị lãnh đạo cuộc đảo chánh ngày 01/11/1963), với lại chỉ riêng những lệnh tối mật mà Trung Tướng Khiêm chỉ thị cho tôi vào sáng sớm ngày đảo chánh, cũng đủ nói lên vị trí quan trọng của ông đến mức nào trong cuộc đảo chánh đó. Sao lại xử sự như vậy? Bởi đây là một cách mà trong giới cầm quyền thường nửa đùa nửa thật là "hạ tầng công tác". Dù đúng hay không đúng thì rõ ràng là từ chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân tại Bộ Tổng Tham Mưu đến chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn, nhìn từ bên ngoài là xuống một bậc rồi còn gì!   (26)   
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn từng làm "tà lọt" cho Trung Tướng Trần Thiện Khiêm nay hắn lại muối mặt làm "tà lọt" cho Trung Tướng Trần Văn Đôn "đá đít" Trung Tướng Trần Thiện Khiêm. Với cái tư cách hèn hạ, điếu đóm của hắn thì Tướng nào cũng được, miễn hắn được "no cơm ấm cật" là được rồi.
Tôi chuẩn bị bàn giao, kể cả xin lệnh thuyên chuyển 6 nhân viên văn phòng sang Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, đồn trú trong khuôn viên trại Lê văn Duyệt, tọa lạc đường Lê văn Duyệt, Quận 3 Sài Gòn (về sau là bản doanh Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô).
Tuy Trung Tướng Khiêm đã dặn tôi và nhắc lại một lần trước khi tôi rời Tokyo ngày 25/12/1963, khi ông và gia đình về đến Tân Sơn Nhất, chỉ một mình tôi cùng mấy nhân viên trong tư dinh đón mà thôi, vì ông cho rằng đây chẳng qua là chuyện gia đình chớ không phải là phái đoàn công du trở về. Chính vì vậy mà ông chọn chuyến phi cơ về đến thủ đô khi Sài Gòn còn chìm trong giấc ngủ.
Đúng 3 giờ sáng ngày 01/01/1964, Trung Tướng Khiêm, Thiếu Tướng Thiệu và hai gia đình về đến. Phi cơ dừng hẳn lại. Tắt máy. Tôi ra tận cầu thang đón ông. Chỉ vài bước rời khỏi cầu thang:

“Xin Trung Tướng đi chậm một chút vì tôi có nhận lệnh của Trung Tướng Đôn, thưa Trung Tướng”.

“Chuyện gì vậy?”

“Trung Tướng có được tin gì về lệnh cử Trung Tướng giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn III chưa?”

“Chưa. Mà ai nói với chú vậy?”

“Dạ, Trung Tướng Đôn”.


“Dạ ngay khi tôi về đến Sài Gòn. Và Trung Tướng Đôn có nói là công tác bàn giao sau khi Trung Tướng về đến. Tôi đã chuẩn bị hồ sơ bàn giao xong rồi thưa Trung Tướng”.

Trung Tướng Khiêm đứng hẳn lại và im lặng một lúc:


“Dạ không”.

“Sáng mai tôi gặp mấy ổng”.

Trung Tướng Khiêm nhìn vào nhà ga bên khu vực dành riêng cho các nhân vật quan trọng:

“Ai đón mà đông vậy?”
 
“Dạ các vị Trưởng Phòng/Tổng Tham Mưu. Tôi xin lỗi Trung Tướng, vì các vị ấy nói quá nên tôi không thể nói dối ngày giờ Trung Tướng về. Với lại tôi nghĩ là không nên cứng nhắc quá với các vị "tay phải tay trái" của Trung Tướng, e không có lợi”.   (27)

Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn tiết lộ những chuyện bí mật quân sự cho "bà" vợ Tướng Trần Thiện Khiêm, như vậy có đúng nguyên tắc của một quân nhân hay không? Tại sao chuyện công việc quân sự giữa đàn ông với nhau mà lại đi tiết lộ cho "bà" vợ của Tướng Trần Thiện Khiêm? Điều này chứng minh điều tôi nói là thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa "bưng bô" cho các "bà" vợ tướng lãnh là chính xác chứ không có oan ức gì cả. Suôt đời hắn là vậy thôi.

Đi được mấy bước, bà Khiêm quay lại:

“Chú Hoa. Bộ có chuyện hả?”
Tôi thuật tóm tắt cho bà Khiêm nghe, bà có ý trách:

“Sao mấy ổng kỳ vậy?”

“Tôi cho là điều không bình thường, dù rằng Trung Tướng Đính cần giảm bớt chức vụ Tư Lệnh Đoàn III để chu toàn chức vụ Tổng Trưởng An Ninh”.

“Chú biết ai thay "nhà tôi" không?”

“Dạ Trung Tướng Kim”.

Bà Khiêm buột miệng: Họ hàng với ông Đôn rồi.    (28)

Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận hắn là người thực hiện các công tác bàn giao giữa các tướng lãnh với nhau. Hắn giữ nguyên tắc là "ngậm miệng ăn tiền," sẵn sàng "cầm chim" cho bất cứ ông Tướng nào, cho bất cứ "bà" vợ Tướng nào, miễn là hắn được "no cơm ấm cật" là được rồi. Thằng khốn nạn!

Sáng ngày 02/01/1964, Trung Tướng Khiêm từ phòng Trung Tướng Đôn trở về, ông gọi tôi:

“Chú tổ chức bàn giao chức vụ Tham Mưu Trưởng Liên Quân với chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III ngay chiều nay. Không có ai chủ tọa hết”.

Lời nói và giọng nói của ông cho phép tôi suy đoán là ông đang tức giận.

“Vâng. Tôi thi hành ngay thưa Trung Tướng”.
Ngay chiều hôm ấy, Trung Tướng Khiêm bàn giao cho Trung Tướng Lê Văn Kim tại Bộ Tổng Tham Mưu, sau đó sang Quân Đoàn III nhận quân kỳ tiêu biểu chức vụ Tư Lệnh từ tay Trung Tướng Tôn Thất Đính. Cả hai lễ bàn giao đều tổ chức trong văn phòng mỗi nơi một cách nhanh chóng.
Từ ngày Trung Tướng Trần Văn Đôn nhận chức Tổng Trưởng Quốc Phòng kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng (02/11/1963), giờ làm việc trong quân đội được ấn định từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều, được nghỉ nửa giờ để ăn trưa tại chỗ, nhưng tại văn phòng chúng tôi thông thường là phải đến 6 giờ chiều mới ra về.   (29)
Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận Trung Tướng Nguyễn Khánh gọi điện thoại cho hắn, và hắn dùng xe của Tướng Trần Thiện Khiêm đi đón Tướng Nguyễn Khánh. Ý hắn muốn "khoe" hắn là người đầu tiên dính vào cuộc "chỉnh lý"năm 1964. Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa này lãnh lương chính phủ để lo chuyện chiến đấu chộng cộng, thế mà tất cả thời gian, đầu óc, công việc của hắn chỉ dùng để "cầm chim" cho các tướng la4nh đảo chánh, chỉnh lý, thanh toán quyền lực lẫn nhau mà thôi. Đáng buồn!
Nhưng tôi lầm, vì cuộc đảo chánh quân sự lại xảy ra khá đột ngột.  
Ngày gần cuối tháng 01/1964, Trung Tướng Khánh từ Đà Nẳng điện thoại bảo tôi cho xe đón ông trong căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất (thường thì đón ông bên nhà ga dân sự) và tuyệt đối không cho ai biết là ông về Sài Gòn. Tôi trình Trung Tướng Khiêm và dùng xe của Trung Tướng Khiêm đi đón Trung Tướng Khánh. Lúc ấy đã hết giờ làm việc trong ngày. Sau đó, hai vị cùng ngồi chung xe đi đâu đó mà tôi không rõ vì xe an ninh không được chạy theo như lệ thường. Điều này làm cho tôi tự hỏi:

"Liệu có cuộc đảo chánh nữa hay không, vì sự vắng mặt bất thường này giống như những ngày cuối tháng 10/1963 vậy?"   (30)

Chú thích của Ngô Kỷ: Thằng khốn nạn "Đại tá" Phạm Bá Hoa xác nhận là hắn dùng vườn chuối sau nhà hắn để dấu xe truyền tin kéo về làm "chỉnh lý." Một quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà ăn rồi đi làm những chuyện tồi bại, tư riêng như thế này có xứng đáng hay không? Hắn còn khoe là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Thiệu liên lạc với hắn nữa, thật là thằng khốn nạn!

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website