CỘNG HÒA VANUATU,QUỐC ĐẢO
NAM THÁI BÌNH DƯƠNG
[Viết để
tưởng niệm bạn tri kỷ Elwood McKee, Trưởng toán CIA Cố Vấn Lượng Cảnh Sát Đặc
Biệt. Bộ Chỉ Huy CSQG/Thừa Thiên-Huế trước 1975, và Giám đốcProject IRIRIKI,
Republic of Vanuatu]
Cộng Hòa Vanuatu
Quốc Kỳ Vanuatu
PORT VILA, THỦ ĐÔ CỘNG HÒA
VANUATU
Đây
là câu chuyện xảy ra vào năm 1987, liên quan đến nước Cộng Hòa Vanuatu(Republic
of Vanuatu) ở nam Thái Bình Dương, hướng
đông bắc của Úc Châu.
Năm
1980 Anh, Pháp trao trả thuộc địa cho dân bản xứ thuộc hải đảo New Hebris. Từ đó New Hebris trở
thành Cộng Hòa Vanuatu.
Thủ tướng Vanuatu là linh mục Anh giáo
Walter Hadye Lini, một nhà cai trị độc tài.Báo chí và đối lập bị cấm hoạt
động.Một chính phủ tham nhũng từ thượng đến hạ tầng. Thế nhưng điều quan trọng
và nguy hiểm nhất là vấn dề an ninh của khu vực nam Thái Bình Dương gồm có các
quốc gia : Úc, New Zealand, Fiji, Papua New Ginea, Solomon Islands, Tonga, New
Calidonia bởi lẽ Thủ tướng cộng hòa Vanuatu thân với Trung cộng và Liên Bang Số
Viết, và rất thân thiết với nhà độc tài Đại tá Muammar Gaddafi. Thời gian đó
Gaddafi là một tay khủng bố quốc tế. Thủ tướng Vanuatu Walter Hadye Lini nhận
viện trợ của Tàu cộng, cho Gaddafi đặt bộ chỉ huy khủng bố tại Vanuatu, cho Nga
mở xưởng sửa chữa và tiếp tế nhiên liệu cho các tàu đánh cá của Nga vào Port
Vila, thủ đô của Vanuatu.Thực chất của những tàu đánh cá nầy là các tàu tình
báo do thám.
Cơ quan tình báo Hoa kỳ, Úc, và New
Zealand biết rõ điều này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Papua New Ginea gặp Thủ Tướng
Walter Hadye Lini vàyêu cầu ông ta đóng cửa, không cho bộ chỉ huy nhẹ của
Gaddafi và hảng sửa chữa tàu đánh cá của
Nga hoạt động nữa.Nếu không chịu, thì Hoa Kỳ buộc lòng phải gửi USMC đến đểtống
cổ đám nầy ra khỏi Port Vila, Vanuatu.
Walter Hadye Lini không còn cách nào
khác hơn là phải làm theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Nhưng ngay sau đó ông ta tuyên bố
cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.Có thể nói mọi hoạt động của các cơ quan
tình báo Tâyphương tại Vanuatu đều bị tê liệt.
Vanuatu
ở vào vị trí quan trọng về phương diện chiến lược.Nếu để Vanuatu rơi vào tay
Tàu Cộng, Liên Bang Số Viết và trùm khủng bố Gaddafi thì nền an ninh của Úc,
New Zealand, và 7 nước nhỏ quanh Vanuatu sẽ bị đe dọa. Bằng mọi giá Vanuatu
phải có một chính phủ thân tây phương và thủ tướng phải là người của Hoa Kỳ.Khổ
nỗi, quan hệ Ngoại giao Vanuatu-Hoa Kỳ đã bị cắt đứt. Chính phủ Vanuatu không
thích Mỹ nên rất hạn chế người Mỹ đến Vanuatu.
Tôi
và ông McKee đến Vanuatu vào mùa hè,tháng 12năm 1989, của nam Thái Bình Dương,
phượng đỏ nở đầy thủ đô Port Vila[mùa hè ở nam Thái Binh Dương từ tháng 10,
tháng 11, và tháng 12].
Tôi
là Hội trưởng, và McKee, viên Cố vấn tình báo cho tôi ở Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát
Quốc Gia Thừa-Thiên Huế trước 1975, là phó hội trưởng,
của
Vietnamese Refugee Foundation. Chúng tôi đến Vanuatu gặp Thủ Tướng
Vanuatu, Walter Hadye Lini để thuê 1 hòn đảo nhằm thiết lập trại tạm cư cho
đồng bào tỵ nạn tại Hồng Kông, vì trại
tỵ nạn Hồng Kông sắp đóng cửa. Họ đến đó để đợi đi định cư ở một quốc gia thứ
ba. Tiền thuê đương nhiên là do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ.
Thủ
tướng Walter Hadye Linithích dollars, và thích tôi, nhưng không thích ông McKee, vì sợ ông McKee là nhân viên
CIA. Vì thế trong quá trình thương lượng với chính phủ Vanuatu và thủ tướng
Walter Hadye Lini trong thời gian hơn hai năm (do chúng tôi cố ý kéo dài) ông
McKee chỉ đến Port Vila, Vanuatuhai lần; lần đầu cùng với tôi như tôi vừa nói ở
phần trên, và lần thứ hai khi mà công việc của tôi đã hoàn tất và thành công.
Công việc mà tôi
hoàn tất và thành công không phải là việc thuê mướn đảo làm trại cho đồng bào tỵ nạn, mà là móc nối với tổ
chức của một đảng phái đối lập thủ tướng
Water Hadye Lini. Một đảng chính trị gọi tên làUnion Moderate Patira đời
với ba nhân vật chủ chốt là Ông:
-
Ông
Maxime
Carlot Koman
-
ÔngSerge Vohor
-
Ông
William Jimmy,.
Đảng viên của họ
là một số lớn thổ dân ở trên 38 hải đảo
của Vanuatu.
Thường
những cuộc tiếp xúc của tôi với ba người nầy, nếu là tại Port Vila,Vanuatu, tôi
thường ngụ tại khách sạn Le Lagon,nơi đây địa thế rất tốt, mặt sau là biển, nên
ông William Jimmy thường dùng chiếc xuồng câu cá nhỏcập vào cầu tàu và lẻn đến
phòng của tôi.Sau khi họp xong ông lại đi xuống rời khỏi khách sạn.Thời gian
ông ta đến họp là vào khoảng 2 giờ sáng vì vậy mà trong hai măm đều không bị
chính quyền Walter Hadye Lini phát giác. Một đôi khi tôi từ Los Angeles bay đến
FiJi Island. Ông William Jimmy, Serge Vohor, Maxime Carlot Koman từ Vanuatu bay
ra Nadi của Cộng Hòa FiJi hội hộp, vì vậy mà công việc không bị chính quyền của
Thủ tướng Water Hayde Lini phát giác.
Vào ngày 23 tháng 4
năm 1990 sau khi bí mật họp với William Jimmy, Serge Vohor và Maxime Carlot
Koman tại Port Vila xong, tôi từ Vanuatu về Los Angeles California. Theo sắp đặt của Ông
McKee, ngày 26 tháng 4 năm 1990 tôi sẽ
gặp ông McKee tại Rockville, Virginia, để sáng ngày 27 tháng 4 năm1990 cùng đi
với ông ta lên Washington, DC họp với ông Dân biểu Duncan Hunter, Chủ tịch của
Nhóm Đặc vụ Thái Bình dương (The Pacific Affairs Task Force), tại văn phòng của
ông ta trong trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.
The Pacifice Affairs Task Foce là
một lực lượng nhỏđược thành lập bởi Chính phủ và Quốc hội Hoa kỳ do hai ông Dân
biểu thuộc Ủy ban Ngoại giao Hạ viện và Ủy ban Tình báo Hạ viện cùng đồng làm chủ
tịch. Đó là Dân biêu Duncan Hunter, Chủ tịch; và Dân biểu Dana Rohrabacher,
đồng Chủ tịch;với mục đích tìm kiếm, tạo dựng một chính phủ thân Hoa Kỳ, thân
Tây phương tại Cộng Hòa Vanuatu.Bằng không thì sẽ là một thảm họa cho các quốc
gia ở nam Thái Bình Dương trong đó bao gồm cả Úc và New Zealand, vì hiện ở thời điểm đó Thủ
tướng Cộng Hòa Vanuatu là Ông Walter Hadye
Lini đã ngã theo Tàu cộng,Nga sô, và trùm khủng bố Gaddafi.
Vào lúc10 giờ sáng
ngày 27 tháng 4 năm1990, chúng tôi có mặt tại văn phòng của Dân biểu Duncan
Hunter.Sau phần trò chuyện thăm hỏi với một số người mà tôi không biết họ là
ai. Đúng10 giờ 30,Dân biểu Duncan Hunter xuất hiện, và phiên họp bắt đầu.
Dân biểu Duncan
Hunter tự giới thiệu ông là Chủ tịch của The Pacific Affairs Task Foce vàđồng
Chủ tịch là Dân biểu Dana Rohrabacher.Kế tiếp ông ta trình bày chủ trương và
công việc của The Pacifuc Affairs Task Foce, v.v...
Phần ông McKee, ông
ta giới thiệu về tôi rất ngắn, và để tôi
trình bày tất cả những gì tôi và ông McKee đã ầm thầm hoạt động trong hai năm
qua từ tháng 12 năm1987 đến nay ngày 27
tháng 4 năm1990 tại Vanuatu cho dự áncó mật danh là Iririki(ám danh của chương trình tổ chức
một tân chính phủ Vanuatu thân Hoa Kỳ, thân Tây phương).
Sau phần trình bày
của tôi, Dân biểu Duncan Hunter quyết định:
Trước NGÀY N GIỜ G, THE PACIFIC AFFAIRS TASK
FORCEcần gặp ba nhân vật cao cấp của
đảng đối lập Union Moderate Pati tại Quốc Hội Hoa Kỳ, để họ phải chính thức ký
với chính phủ Hoa Kỳ một số cam kết, nếu chính phủ Hoa Kỳ giúp họ lên nắm chính
quyền tại Vanuatu.
Từ trái sang Phải:
Dân biểu Liên bang Duncan Hunter, Chairman The
Pacific Affairs Task Force; Liên Thành; Ông McKee.Liên Thành đang trình bày
tình hình an ninh, chính trị trong hai năm qua,từ tháng 12 năm 1987đếnNgày20tháng
12năm 1990 tại Cộng Hòa Vanuatu, trong phiên họp đặc biệt của The Pacific
Affairs Task Force tại Phòng
họp của Dân biểu Duncan Hunter, Quốc Hội Hoa
Kỳ Ngày 27tháng 4 năm 1990.
Sau đó, ba tháng trước
NGÀY N GIỜ G, tức tháng 10 năm 1991, tôi từ Los Angeles,California bay đến đảo FiJi, đợi Chủ tịch đảng là ông
Serge Vohorvà Ông William Jimmy, Thủ quỷ đảng. Tổng thư Ký là Maxime Carlot
Koman phải ở lại Vanuatu canh chừng. Ba chúng tôi từ FiJi bay đếnLos Angeles
đổi máy bay, bay đến Washington D.C., phi trường Dulles International Airport.
Ông McKee đón chúng tôi về khách sạn và sáng hôm sau McKee chở chúng tôi đến
trụ sổ Quốc hội Hoa Kỳ, văn phòng của Dân Biểu Duncan Hunter.Phiên họp bắt dầu
đúng 10 giờ sáng và kết thúc khoảng 7 giờ tối.
Hiện diện trong phiên họp của lực lượngTHE PACIFIC AFFAIRS
TASK FORCE gồm có:
1/ Dân biểu Liên bang Duncan
Hunter, Chủ tịch
2/ Dân biểu Liên bang Dana
Rohrabacher, Đồng Chủ tịch
3/Mr. Ron Phillips,Giám đốc The
Pacific AffairsTask Force vàlà Phân tích gia cao cấp về Nghiên cứu [Senior Research Analyst].
4/ Mr. Paul Behrends, Phụ tá Luật pháp –về
Ngoại giao cho Dân biểu Rohrabacher [Legislative Assistant – Foreign Affairs
for Congressman Rohrabacher].
5/ Liên Thành,Chủ tịch, Hội Tương Trợ Người Việt
Tị nạn [President, Vietnamese Refugee Assistance Association].
6/ Elwood McKee,
Phó chủ tịch Điều hành, Hội Người Việt Tị nạn [Excecutive Vice-President,
Vietnamese Refugee Assistance Association].
7/ Hai nhân viên của cơ quan An ninh Quốc gia (National
Security Agency [NSA])[Không nhớ tên]
Khi
phiên họp chấm dứt, đã có môt số thỏa thuận quan trọng giữa Chính Phủ Hoa Kỳ và Chính phủ tương lai của
Cộng Hòa Vanuatu. Và William Jimmy cũng đã ký nhận một chi phiếu với số tiền
lớn để về lo công việc cho Ngày N Giờ G.
Ngày
hôm sau ông McKee đưa chúng tôi ra phi trường Dulles về lại Los Angles.Tôi đưa
Serge Vohor, và William Jimmy về nghỉ đêm tại một khách sạn ở Fountain Valley,
Orange County. Sáng hôm sau đưa họ đi dạo phố Bolsa, ăn phở, ăn bún bò, đi mua
sắm một ít đồ đạc cho vợ con họ. Khoảng 6 giờ chiều trong ngày đưa họ lên phi
trường LAX, 11:56 PM máy bay Quantas 747
chờ họ về lại Vanuatu theo đường bay LAX-NADI FIJI- PORT VILA, Vanuatu.
Hai tuần trước Ngày N GIỜ G, tôi có mặt tại Port Vila, ngụ
tai khách sạn Le Lagon. Trong thời gian nầy một đôi khi tôi mời viên chánh văn
phòng của Thủ Tướng Walter Hadye Lini là ông Leo Doro đi ăn trưa, ăn tối, và
cũng cùng với ông Leo Doro ghé thăm Thủ tướng Walter Hadye Lini.
Trước NGÀY N GIỜ G một ngày,THE PAFIC AFFAIRS TASK
FORCEđã có mặt tại FiJi Island.NGÀY N
GIỜ G đã đến, mọi việc xẩy ra tốt đẹp. Công
việc của tôi đã thành công. Tôi gọi điện thoại báo cho McKee biết, và nói, ngày
6 tháng 1 năm1992, họ có thể vào Port Vila, Vanuatu.[Tôi xin lỗi không thể nói chi tiết những diễn tiến trong
NGÀY N, GIỜ G].
Tân
Chính Phủ Cộng Hòa Vanuatu ra mắt với 3 nhân vật chủ chốt thân tây phương, và
Hoa Kỳ:
1/ Thủ Tướng Chánh Phủ
: Honorable Maxime Carlot
Koman
2/ Bột Trưởng Ngoại Giao: Honorable Serge Vohor
3/ Bộ trưởng Tài chánh
: Honorable William Jimmy.
Sáng ngày 6tháng 1năm1992 , tôi đón Pacific Affairs Task
Force đến Port Vila từ FiJi Island trên
chuyến bay của hãng hàng không Air Pacic tại phi trường Port Vila International
Air Port, và ngay sau đó phi cơ của Đại
Sứ Hoa Kỳ tai Papua New Ginea cũng vừa đáp xuống phi trường Port Vila.
Chúng tôi ôm nhau trong nỗi hân hoan vui mừng, mọi
chuyện đã thành công.
THE PACIFIC AFFAIRS TASK FORCE
Tại Port Vila, Cộng Hòa Vanuatu,
Jan 6, Năm 1992
Từ trái sang phải:
Dân biểu Liên Bang Dana
Rohrabacher, Co-Chairman (Đội mũ lưỡi trai màu xanh đậm)
Elwood
McKee (Mang kính trắng)
Mr. Paul Behrends(tay
trái đang sờ má)
Mr Ron Phillips
Liên
Thành
Thư của Dân biểu Duncan Hunter,Chairman
của The Pacific Affairs Task Force chúc mừng tân Bộ Trưởng Ngoại Giao Vanuatu,
Honorable Serge Vohor với
nội dung giới thiệu các thành phần trong phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng như The
Pacifice Affairs Task Force, đồng thời thông báo một số công việc mà phái đoàn
sẽ cùng làm việc với tân chính phủ Vanuatu.
Ngày hôm sau, ngày 7 tháng 1 năm1992 với dưới sự hướng dẫn của Trưởng phái đoàn là
Dân biểu Dana Rahrabacher, Đại diện Quốc Hội Hoa kỳ, Co-ChairmanThe Pacifice
Affairs Task Force, Ông đại Sứ Hoa Kỳ tại Papua News Ginea kiêm Vanuatu, và các
thành phần trong The Pacifice Affairs Task Force chính thức thăm, và chúc mừng
tân Chính phủ, tân Thủ Tướng Cộng Hòa Vanuatu, Honorable Maxime Carlot Koman
tại văn phòng Thủ tướng Chánh phủ Cộng Hòa Vanuatu.
Cũng
cần nói rõ thêm, Cộng Hòa Vauatu là Hội Viên của Liên Hiệp Quốc. Họ cũng là một
lá phiếu tại Liên Hiệp Quốc khi Hoa Kỳ cần đến.
Trong
thời gian khoảng 45 phút, nhiều vấn đề quan trọngđược Dân biểu Dana Rohrabacher
đề cập, và Thủ tường Cộng Hòa Vanuatu Maxime Carlot Koman long trọng hứa rằng
tân chính phủ sẽ thi hành những gì mà haiông Serge Vohor và William Jimmy đã ký với Quốc hội Hoa Kỳ
trước đây.
Ngoài
ra Thủ tướng Maxime Carlot Koman còn ngỏ ý yêu cầu Dân biểu Dana Rohrabacher và
ông McKee can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho Thủ tướng Cộng Hòa Vanuatu
được bổ nhiệm một thành viên trong The Pacific Affairs Task Force là Mr.Liên
Thành làm Tổng Lãnh Sự cho Vanuatu tại các nước Á châu như: Thái Lan, Phi Luật
Tân, Hồng Kông, Ma Cao, Indonesia, Mã lai, và Singapore, và đồng thời cũng là
người đại diện cho Thủ Tướng và Bộ Ngoại Giao Vanuatu tại Hoa Kỳ.Dân biểu Dana
Rohrabacher và ông McKee đồng ý sẽ lo thủ tục đó với Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ,
nhưng cũng yêu cầu Thủ tướng Maxime Carlot Komam đánh công điện chính thức cho
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Ngày
13/1/1992, phái đoàn trở về lại Hoa Kỳ.
Thời
gian hơn 10 năm, chính thức từ tháng2năm1992 đến tháng 4năm 2003, tôi như con
thoi đong đưa giữa Hoa Kỳ,Cộng hòa Vanuatu và các nước Á châu.
Thư
của Dân biểu Duncan Hunter,Chairman của The Pacific Affairs Task Force chúc
mừng tân Bộ Trưởng Ngoại Giao Vanuatu, Honorable Serge Vohor với nội dung giới
thiệu các thành phần trong phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng như The Pacifice
Affairs Task Force, đồng thời thông báo một số công việc mà phái đoàn sẽ cùng
làm việc với tân chính phủ Vanuatu.
Ngày
hôm sau, ngày 7 tháng 1 năm1992 với dưới
sự hướng dẫn của Trưởng phái đoàn là Dân biểu Dana Rahrabacher, Đại diện Quốc
Hội Hoa kỳ, Co-ChairmanThe Pacifice Affairs Task Force, Ông đại Sứ Hoa Kỳ tại
Papua News Ginea kiêm Vanuatu, và các thành phần trong The Pacifice Affairs
Task Force chính thức thăm, và chúc mừng tân Chính phủ, tân Thủ Tướng Cộng Hòa
Vanuatu, Honorable Maxime Carlot Koman tại văn phòng Thủ tướng Chánh phủ Cộng
Hòa Vanuatu.
Cũng
cần nói rõ thêm, Cộng Hòa Vauatu là Hội Viên của Liên Hiệp Quốc. Họ cũng là một
lá phiếu tại Liên Hiệp Quốc khi Hoa Kỳ cần đến.
Trong
thời gian khoảng 45 phút, nhiều vấn đề quan trọngđược Dân biểu Dana Rohrabacher
đề cập, và Thủ tường Cộng Hòa Vanuatu Maxime Carlot Koman long trọng hứa rằng
tân chính phủ sẽ thi hành những gì mà hai ông Serge Vohor và
William Jimmy đã ký với Quốc hội Hoa Kỳ trước đây.
Ngoài
ra Thủ tướng Maxime Carlot Koman còn ngỏ ý yêu cầu Dân biểu Dana Rohrabacher và
ông McKee can thiệp với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho Thủ tướng Cộng Hòa Vanuatu
được bổ nhiệm một thành viên trong The Pacific Affairs Task Force là Mr.Liên
Thành làm Tổng Lãnh Sự cho Vanuatu tại các nước Á châu như: Thái Lan, Phi Luật
Tân, Hồng Kông, Ma Cao, Indonesia, Mã lai, và Singapore, và đồng thời cũng là
người đại diện cho Thủ Tướng và Bộ Ngoại Giao Vanuatu tại Hoa Kỳ.Dân biểu Dana
Rohrabacher và ông McKee đồng ý sẽ lo thủ tục đó với Bộ Ngoại Giao Hoa kỳ,
nhưng cũng yêu cầu Thủ tướng Maxime Carlot Komam đánh công điện chính thức cho
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Ngày
13/1/1992, phái đoàn trở về lại Hoa Kỳ.
Thời
gian hơn 10 năm, chính thức từ tháng 2 năm1992 đến tháng 4 năm 2003, tôi như con
thoi đong đưa giữa Hoa Kỳ,Cộng hòa Vanuatu và các nước Á châu.
Công điện
của Bộ Ngoại Giao Vanuatu gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ qua Tòa Đại Sứ Mỹ tại Papua
New Ginea thông báo về việc bổ nhiệm Mr. Liên Thanh vào những chức vụ trên chỉ
là để hợp thức hóa, chứ thật ra tôi đã bắt tay vào những công việc trên vào
tháng 2 năm 1992.
Công điện
của Thủ tướng Maxime Carlot gởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ qua
Tòa Đại Sứ Mỹ tại Papua New Ginee thông báo về việc bổ nhiệm Mr. Liên Thanh vào
những chức vụ trên chỉ là để hợp thức hóa, chứ thật ra tôi dã bắt tay vào những
công việc trên vào tháng 2 năm 1992
Ủy ban
Liên Bộ Cộng Hòa Vanuatu hợp thức hóa chức cụ Tổng Lãnh sự Á Châu của Ông Liên
Thành qua phiên họp ủy Ban Liên Bộ vào ngày 5 tháng 2 năm 1993
Thủ tướng Hòa Vanuatu Maxime Carlot Koman và phu Nhân, Elwood McKee (người đeo gương trắng) tại Văn Phòng đại Diện Thủ Tướng và Bộ Ngoại Giao Vanuatu tại thành phố Anaheim , California Hoa Kỳ
THỦ TƯỚNG MAXIME CARLOT KOMAN CÔNG DU ĐÀI
LOAN
Tiệc thân mật do Mr.Kuo-Shu-
Lai, Chánh Văn Phòng Tổng Thống Đài Loan khoản đãi tại Đài Bắc, Đài Loan.
Hàng trên từ trái sang phải:Người thứ nhất Mật
Vụ Đài Loan bảo vệ Thử tướng Vanuatu Maxime Carlot. Người thứ hai là cận vệ
Vanuatu. Người thứ 3 là Mr. Kuo- Shu-Lai (Người mang gương trắng), Chánh văn
Phòng Tổng Thống Đài Loan Lý Đăng Huy.Sau đó tôi đã dề nghị Thủ tướng Maxime
Carlot bổ nhiệm ông ta vào chức lãnh sự cho Vanuatu tại Đài Loan.
Hàng thứ 2 từ trái sáng phải:Tổng Lãnh sự Á Châu
Liên Thành, thứ hai là Thủ Tướng Vanuatu Maxime Carlot Koman, người thứ ba là
Phu nhân Thủ Tướng Maxime Carlot.
Sau
4 năm, Thủ Tướng Maxime Carlot Koman tái đắc cử nhiệm kỳ II . Tôi vẫn ở những
chức vụ như 4 năm trước, có điều nhiệm kỳ thứ 2 nầy William Jimy từ Bộ Trưởng
Kinh tế qua nắm Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao. William Jimmy yêu cầu giúp ông ta một
tay về vấn Đề ngoại giao tại các nước Á Châu.
Tôi
đồng ý. Ngày 10 tháng 10 năm 1996 tôi nhận được công điện từ Bộ trưởng bộ Ngoại
Giao William Jimmy bổ nhiệm tôi kiêm nhiện chức vụ:
Cố
vấn Đặc Biệt cho Bộ Ttrưởng Ngoại Giao về các vấn đề ngoại giao Á Châu( Special
Adviser for Asian Affairs)
Bộ Trưởng Ngoại Giao Vanuatu William Jimmy trao Thông hành
Ngoại giao [Displomatic Passport]cho Tổng Lãnh Sư Á Châu Liên Thành Tại Phòng
Hội Bộ Ngoại Giao Vanuatu.
Công điện của Ủy ban Liên Bộ Vanuatu gởi cho Mr. Paul Lia
[Liên Thành]về việc thiết lập quan hệ ban giao với Đài Loan dưới hình thức
Trade Office
***Đối với Chính Phủ Đài Loan ,
các Quốc gia chỉ có thể có quan hệ ngoại
giao với Chính phủ Đài Loan với danh xưng là Trade Office mà thôi.
Phúc trình của Tổng Lãnh Sự Á Châu Liên Thành với Bộ Trưởng
Ngoại Giao Chính Phủ Vanuatu, Mr. William
Jimmy
Thời
gian hơn 10 năm, chính thức từ ngày 1/ 2/1992 đến tháng 4/2003 tôi như con thoi
đong đưa giữa Hoa Kỳ, Cộng Hòa Vanuatu và các nước ở Á Châu.
Ngoại
trừ Thủ tướng Maxime Carlot Koman, Serge Vohor, và William Jimmy, tại Vanuatu
và các bộ Ngoại giao ở các nước Á Châu mà tôi thiết lập Tòa Lãnh Sự cho Cộng
hòa Vanuatu, không một ai biết tên tôi là Liên Thành mà tôi là Paul Lia. Mr.
Paul Lia ...
Trong
mười năm, theo quyết định của Ủy Ban Liên Bộ chính phủ Vanuatu, tôi đã thiết
lập được quan hệ ngoại giao cho Cộng hòa Vanuatu với các nước sau đây: Thái
lan, Phi Luật Tân, Hồng Kông, Ma Cao, Indonesia, Mã Lai, Singapore, Dubai
(United Arab Emirates), Seoul (South Korea), Taiwan, bằng cách thiết lập các tòa Lãnh Sự của Cộng
Hòa Vauatu tại các quốc gia đó.
Người
giúp tôi nhiều nhất trong công việc nầy không ai khác hơn là bạn cố tri của tôi
Elwood McKee, nguyên Trưởng Toán CIA cố vấn cho Ngành Cảnh Sát Đặt Biệt tại Bộ
Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế của tôi trước 1975 tại Việt Nam.
Sau
1975, tôi cùng làm việc với ông ta tại các trại tỵ nạn ở Hồng Kông, Thái lan
v.v…trong vấn đề tìm kiếm, xác nhận lý lịchqua hồ sơ cá nhân của những Chiến hữu trong Quân Lực VNCH, và Cảnh
Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa, có tại 2 cơ quan an ninh của Hoa Kỳ, để những
người nầy đủ điều
kiện đòi hỏi của Liên Hiệp Quốc họ là những thuyền nhân vượt biên Tỵ Nạm Chính
Trị chứ không phải vì Kinh tế, như vậy
thì các chiến hữu đó mới đủ điều kiện được định cư tỵ nạn cộng sản tại Hòa Kỳ.
Và
sau đó chúng tôi lại cùng làm chung trong chiến dịch Iririki tại Cộng Hòa
Vanuatu mà tôi vừa trình bày trên.
Tôi nói đến Chiến dịch Iririki [Cộng Hòa Vanuatu] không có ý
nói về tôi mà chỉ nhắc lại những kỷ niệm giữa tôi và người bạn đồng minh, đồng
nghiệp Hoa Kỳ: Elwood McKee, như là một hành động cám ơn người bạn đồng minh đã chân thành giúp đỡ tôi và những người lính VNCH, Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
trước 1975 và sau 1975 trên bước đường
lưu vong, tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Bây giờ thì ông ta không còn trên cõi đời phiền muộn nầy nữa,
đã yên nghỉ tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington ở Washington DC.
Elwood! Xin nhận giòng lệ tiếc thương của Tango đến Nancy,
người chiến hữu trong gành điệp báo suốt 47 năm. Chúng ta đã cùng với nhau trong công cuộc chống cộng sản trước 1975 tại
Việt Nam để đem lại yên lành cho đồng bào Thừa Thiên- Huế trong một khoảng thời
gian dài 1966-30/4/1975.
Cám ơn Elwood. Vĩnh biệt Elwood McKee Vĩnh biệt Nancy…!
Cám ơn Elwood. Vĩnh biệt Elwood McKee Vĩnh biệt Nancy…!
Tango.
0 comments:
Post a Comment