SÁU NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA CP.VNCH 1954-1960
http://www.chinhkhiviet.net/2016/10/sau-nam-hoat-ong-cua-cpvnch-1954-1960.html
https://plus.google.com/114629819241419490202
https://www.facebook.com/Chinhkhiviet.PhamTrongLuat/posts/183412208733348
https://www.facebook.com/chinhkhiviet.2016/posts/576198675909596
LGT: Tác giả Hà Bắc nhân chuyên viếng thăm Seattle vào hồi đầu năm 2016 đã đến một cửa hàng nằm trên đường Jackson mua quyển "Về Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn VGCS" của Chính Khí Việt. Sau khi đọc xong, tác giả Hà Bắc đã gởi lá thư riêng đến Chính Khí Việt và bày tỏ chí hướng của ông, đồng thời có đính kèm những bài viết của ông liên quan đến Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà và Tổng Thống Anh Minh Ngô Đình Diệm.
Bài viết dưới đây có tên "Sáu Năm Hoạt Động Của CP. VNCH 1954-1963" do tác giả Hà Bắc biên soạn rất phù hợp với quan điểm và lập trường nhất quán của website Chính Khí Việt hàng chục năm nay. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả nhân kỷ niệm 60 Năm Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hoà sắp tới 1956-2016.
Bài viết dưới đây có tên "Sáu Năm Hoạt Động Của CP. VNCH 1954-1963" do tác giả Hà Bắc biên soạn rất phù hợp với quan điểm và lập trường nhất quán của website Chính Khí Việt hàng chục năm nay. Xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả nhân kỷ niệm 60 Năm Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hoà sắp tới 1956-2016.
Chính Khí Việt.
*10*
HÀ BẮC
*Kính mừng Quốc Khánh VNCH
26/10
Sau ngày CSBV xé bỏ Hiệp Định Paris 27/1/1973 cưỡng chiếm miền
Nam Việt Nam hôm 30/4/1975, hầu hết tài liệu của nền đệ nhất VNCH vốn đã bị hủy
hoại một phần sau ngày đảo chánh tai hại 1/11/1963 - tiền thân của ngày
30/4/1975 - lại đã bị thủ tiêu toàn phần cùng mọi sản phẩm văn học nghệ thuật
khác ấn hành trước 1975 theo một thông cáo của UBQQ Saigon-Gia Định của VC hôm
15/5/1975 có hiệu lực từ 22/5/1975. Tuy nhiên một số tài liệu quí giá hiếm hoi
đã được tìm thấy tại các thư viện quốc gia ở các thủ đô văn hóa như Paris,
London, Washington D.C., trong số đó có tài liệu "Sáu Năm Hoạt Động Của
Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa" phát hành năm 1960 nhân Quốc Khánh 26/10
và kỷ niệm Đệ Lục Chu Niên Chấp Chánh Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Tài liệu dày hơn 900 trang này bao gồm nhiều hình ảnh, sơ đồ,
bản đồ và đặc biệt là nguyên văn Hiến Pháp VNCH ban hành ngày 26/10/1956 bởi Quốc
Hội Lập Hiến thành lập ngày 23/1/1956 chiếu theo Hiến Ước ngày 26/10/1955 và kết
quả cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23/10/1955. Hơn thế nữa còn có Thông Điệp của
TT.VNCH Ngô Đình Diệm - vị lãnh tụ anh minh của dân tộc; hiện thân của Dân Chủ,
Tự Do và Phú Cường - đọc trước Quốc Hội VNCH hôm 3/10/1960.
Trong Thông Điệp có đoạn: ". . . Trên đây là tình
hình VNCH bước sang năm thứ sáu. Nếu chúng ta không phải đối phó với sự gia
tăng hoạt động phá hoại của Việt Cộng, thì trong thời gian qua kết quả thu lượm
được còn có thể mau chóng hơn và quan trọng hơn. Trong một thế giới đầy chia rẽ
và nhiều rối ren như hiện nay, không một nước nào có thể tránh khỏi bị ảnh hưởng
của những biến chuyển quốc tế. Cũng như các quốc gia ở sát cạnh đế quốc Đỏ, Việt
Nam phải chịu đựng nặng nề hậu quả của chánh tình thế giới và sự tăng cường gây
hấn của cộng sản. Hơn nữa, cộng sản không quan niệm được rằng một nước kém mở
mang có thể phát triển ngoài đường lối và qui luật cộng sản. Không muốn thú nhận
là bất lực hay sai lầm, chúng tìm mọi cách phá hoại, hay ít nhất cản bước tiến
của những nước không theo chúng. Hoạt động của bọn côn đồ phá hoại lợi dụng
biên giới và bờ biển ta rộng dài và dân cư tản mác tại nhiều vùng; nhất là Nam
phần.
Việc chống cộng sản khủng bố đòi hỏi ở toàn dân óc sáng
kiến và đức hy sinh; vì với những phương tiện eo hẹp, chúng ta vừa phải phòng
ngự vĩ tuyến và đường ranh giới, vừa phải diệt trừ phá hoại của Việt cộng. Những
hoạt động phá hoại này được tăng cường nhờ sự tiếp tế quân số và vũ khí lén lút
qua biên giới. Không nhận định được thực trạng hiển nhiên này, một vài dư luận ở
các nước bạn chủ trương nên bớt ngân khỏan quốc phòng để tăng ngân khoản kinh tế.
Đó là một chủ trương nguy hại về phương diện chiến thuật khi đem áp dụng nó cho
những nước như Việt Nam; ở sát cạnh đế quốc Cộng sản và phải đương đầu với sự
tăng cường lực lượng quân sự của địch. Đó còn là một nhận định sai lầm về
phương diện kinh tế vì dĩ nhiên là tình trạng thiếu an ninh cản trở mọi sự kiến
thiết. Đó là một vấn đề mà chánh phủ hằng lưu tâm đến.
Tuy nhiên, dù sự giúp đỡ của các nước bạn quí giá đến mức
nào, cuộc chiến thắng của ta chỉ tùy thuộc nơi ta: Chánh phủ đã quyết định tổ
chức lại các cơ cấu nào chưa thích ứng với những yêu cầu của tình thế đặc biệt;
đào tạo mau lẹ hơn những cán bộ mới, cải tiến những cán bộ hiện hữu đồng thời hợp
lý hóa và giản dị hóa phương pháp làm
việc để cho công tác an ninh cũng như công tác sản xuất hữu hiệu hơn. Song song
với những cố gắng mới trong lãnh vực an ninh, chúng ta sẽ tiếp tục củng cố những
thành quả và thực hiện những mục phiêu kinh tế và xã hội của chúng ta.
Hai phương diện nói
trên được phản ảnh trong dự án ngân sách 1961 mà Quốc Hội sẽ cứu xét trong khóa
họp này. Ngân sách năm tới sẽ bằng ngân sách năm nay mặc dầu ta phải chi tiêu
nhiều hơn về công tác an ninh. Sự quân bình ngân sách phải thực hiện bằng cách
tiết kiệm chi phí về điều hành để có thể dành cho công cuộc đầu tư một tỷ đồng
trong tổng số ngân sách 15 tỷ. Công tác dinh điền và công chánh được đặc biệt
chú trọng. Các ngân khoản về kinh tế, canh nông, y tế, giáo dục, lao động và xã
hội cũng được tăng thêm. Công cuộc cải cách thuế vụ sẽ được tiếp tục thực hiện
nhằm phân phối công bằng hơn về thuế vụ và chỉnh đốn việc thâu thuế để tăng
thêm số thuế thâu hoạch. Dự án ngân sách năm tới sẽ trình bày trước Quốc Hội đã
được dự thảo theo những nét đại cương kể trên.
Thưa ông Chủ Tịch, quí vị Dân Biểu,
Để trường tồn trong Tự
Do, cuộc chiến đấu của dân tộc ta đã ra khỏi giai đoạn tối tăm và bấp bênh,
nhưng con đường tranh đấu còn dài và khó khăn; phần vì đế quốc Cộng sản phá hoại,
phần vì ta phải đương đầu với những vấn đề phức tạp của một thế giới đang biến
chuyển mạnh. Nếu ta muốn thắng, ta phải sắm lấy phương tiện thích nghi, tích cực
tôn trọng kỷ luật cần thiết và sẵn sàng hy sinh. Trong công cuộc cứu quốc và kiến
quốc hàng ngày, biết bao cán bộ quân chính và thường dân, noi theo truyền thống
oanh liệt của tiền nhân, đã tranh đấu anh dũng và cương quyết; nêu cao gương ái
quốc. Thành kính biết ơn, chúng ta hãy nghiêng mình trước anh hồn các chiến sĩ
đã hy sinh tánh mạng để bảo vệ nhân dân. Với sự đồng tâm nhất trí của mọi người,
cố gắng liên tục trôn trọng kỷ luật quốc gia, tôi tin chắc nước nhà sẽ sớm thống
nhất trong Tự Do, Hòa Bình và Thịnh Vượng. Xin Ơn Trên phù hộ cho chúng
ta".
Từng câu, từng đoạn trong
Thông Điệp đều cho thấy sự vững mạnh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa trước thủ đoạn
phá hoại của CSBV, sự lãnh đạo sáng suốt và lòng yêu nước nồng nàn của vị sáng
lập ra nước Cộng Hòa nhỏ bé này. Tuy chỉ là lãnh tụ một quốc gia non trẻ bị
chia cắt lại bị thường xuyên phá hoại bởi cả bạn lẫn thù, nhưng tầm vóc cá nhân
của TT Ngô Đình Diệm thời đó đã được cả thế giới công nhận sánh vai với các
lãnh tụ đương đại và vĩ đại, sáng lập nên nền Cộng Hòa đầu tiên tại các quốc
gia của họ như Mustafa Kemal của Thổ, Adenauer của CHLB Đức, Tôn
Dật Tiên và Tưởng Giới Thạch của Trung Hoa Dân Quốc, Lý Thừa Vãn
của Đại Hàn, Emilio Famy Aguinaldo (23/3/1869-6/2/1964) và Manuel
Luis Quezon (19/8/1878-1/8/1944) của Philippines, Sao Shwe Thaik
(1894-21/11/1962) của Miến-điện, Sukarno (Kusno Sosrodihardjo-Soekarno
6/6/1901-21/6/1970) của Indonesia ..vv.. TT Mỹ Eisenhower - một danh tướng Mỹ
chỉ huy tối cao quân Đồng Minh hồi đại chiến II - đã từng ví TT Diệm như một "Winston
Churchill" của Á châu!
Chỉ với sáu năm thành lập,
VNCH đã bang giao với 83 quốc gia theo thứ tự thời gian từ 26/10/1955 gồm Hoa-kỳ,
Pháp, Anh, Úc, New Zealand, Thái, Nhật, Ý, THDQ (Taiwan), Nam Hàn, Holland,
Phi, Espagne, Haiti, Cuba (trước 1960), Bolivie, Equateur, Brazil, Liberia,
Nicaragua, Chile, Hy-lạp, Luxembourg, Argentina, Costa Rica, Canada, Laos,
Turkey, Belgique, Austria, W. Germany, Vatican, Honduras, S. Africa, Venezuela,
Guatemala, Columbia, Sudan, Jordan, Portugal, Denmark, Liban, Swiss, Sweden,
Dominican, Salvador, Ethiopia. Các nước Peru, Uruguay, Iran và Ireland bỏ phiếu
thuận cho VNCH gia nhập LHQ. Các nước Finland, Pakistan, Arab Saudi chỉ có quan
hệ thương mại. Các nước Cambodge, Ấn, Indonesia, Norway, Panama và Burma có tòa
TLS, Lãnh Sự hay đại diện ở Saigon. VNCH cũng công nhận 22 quốc gia cựu thuộc địa
của Anh, Pháp, Bỉ và Espagne như Guana, Maroc, Tunisie, Malaysia, Irak,
Cameroun, Somalie, Togo, Madagascar, Congo (Belgique), Dahomey, Niger, Haute
Volta, Cote d'Ivoire, Tchad, Centre d'Afrique, Congo (France), Chypre, Gabon,
Senegal, Mali và Nigeria. Israel có bang giao nhưng chưa chính thức. Mặc dù rất
bận công vụ nội địa, TT Diệm cũng đã công du các nước Ấn, Thái, Mỹ, Hàn, Úc,
Phi, Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan), Mã-lai. Nhiều quốc vương, quốc trưởng, tổng
thống các nước cũng đã đến VNCH và thăm TT Diệm tại thủ đô Saigon.
VNCH gia nhập hầu hết các
tổ chức chuyên ngành của LHQ; đặc biệt là Văn Bút Quốc Tế và Hướng Đạo Quốc Tế,
hai tổ chức mà với 40 năm nỗ lực xin thay thế để hất cẳng VNCH, CSVN vẫn hoàn
toàn thất bại vì không hội đủ điều kiện căn bản để gia nhập. Do đó, tuy chánh
thể VNCH không còn sau 1975, nhưng cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải
ngoại đã được công nhận là thành phần kế thừa chính thức với tư cách pháp nhân.
Các đoàn Thanh Niên (Thanh Nữ, Thiếu Niên) Cộng Hòa từ gần nửa triệu năm 1958
lên đến 1,635,228 đoàn viên năm 1960 với các phong trào "Khỏe Vì Nước",
xây dựng vận động trường Cộng Hòa, tham gia các thế vận hội (Úc 1956, Tokyo
1958, Bangkok, London, Kuala Lumpur, HongKong và Paris 1959, Roma 1960), dự các
hội nghị quốc tế ở Paris 1955, Melbourne và Lisbonne 1956, Tokyo 1958, Bangkok
1959. Hướng Đạo VN dự các hội nghị quốc tế ở Úc 1955, Anh 1957 nhân kỷ niệm 100
năm sinh nhật Huân Tước sáng lập Baden Powell, Ấn và Philippines 1959. Các nguyệt
san "Tuổi Xuân", "Tin Tức" được phát hành từ
4,000 đến 5,000 ấn bản, chương trình "Tiếng Nói Thanh
Niên", "Thanh Niên và Quân Đội" được phát thanh đến 18,200
buổi chỉ trong năm 1960. Bài "Học Sinh Hành Khúc" được hát
trong tất cả các trường công lập. Thành ngữ "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn"
được treo trên tất cả các lớp học. Chưa kể đến các phong trào "Cách Mạng
Quốc Gia, Thanh Niên GĐ Phật Tử, TN Khuyến Nông, TN Công Giáo, Hùng Tâm Dũng
Chí ..vv.." với trên nửa triệu đoàn viên.
Thành tích lớn đầu tiên của
Đệ Nhất VNCH là định cư gần một triệu đồng bào di cư lánh nạn CS từ Bắc Việt. Trong
số này, phái đoàn VNCH giao dịch với Ủy Hội QT Kiểm Soát Đình Chiến đã giúp
chuyển 13,045 đơn khiếu nại của 13,843 cán bộ VM bị CSBV ép buộc đã tập kết ra
Bắc được trở về sum họp với gia đình trong Nam. Phái đoàn cũng nhờ UHQT này đòi
CSBV phải trả lại quí kim và tiền bạc cho đồng bào di cư bị cướp đoạt trước khi
vào nam; đòi 2.533.275.866 đồng tín phiếu của đồng bào Quảng Ngãi, Bình Định
thuộc liên khu V của VC, bị cướp đoạt trước khi rút ra bắc; và đòi VC bồi thường
cho CQ hai tỉnh này 593,409,500 đồng VNCH về thiệt hại tài sản công cộng bị
chúng phá hủy. VNCH cũng đã ra bạch thư tố cáo những vi phạm của VC đối với HĐ
Genève 20/7/1954 từ tháng 7/1959 đến tháng 6/1960. TT Diệm quan tâm đến chương
trình "Cải Cách Điền Địa" không kém gì quân sự và giáo
dục. Về mặt này, song song với việc bồi thường thỏa đáng các vụ trưng mua,
trưng thu ... việc lập "Khu Trù Mật" nằm trong sách lược quân
sự để cô lập VC và an dân theo đường lối "Nhân Vị, Cộng Đồng và Đồng Tiến".
TT Diệm rất quan tâm về
giáo dục: Viện Đại Học Saigon được Pháp bàn giao ngày 11/5/1955 cho Bộ GD/VNCH.
VĐH Huế lập ngày 1/3/1957. Viện ĐH Đà Lạt thành lập do đề nghị của GM Ngô Đình
Thục. Các trường này dạy đủ các khoa Y, Dược, Nha, Văn, Luật, Kiến Trúc, Khoa Học
và Sư Phạm. Ngân sách giáo dục trong 6 năm đã tăng gấp 26 lần trước 1954. VNCH
năm 1960 đã chi 1,409,398,000$ chưa kể tiền viện trợ 206,449,200$ cho giáo dục.
Trong 6 năm, VNCH đã xây thêm 40 trường trung học. Từ 1954-1960 đã có nhiều trường
kỹ thuật được lập: TTQG Kỹ Thuật Phú Thọ với các lớp Cao Đẳng Công Chánh, CĐ Điện
Học, QG Kỹ Sư Công Nghệ, VN Hàng Hải, TrH Kỹ Thuật Huế, TrHKT Cao Thắng, QG
Thương Mại, Bách Công Phú Thọ, QG Cao Đẳng Mỹ Thuật Saigon, QG Âm Nhạc, Mỹ Nghệ
Thực Hành, QG Nông Lâm Mục Bảo Lộc, Canh Nông Thực Hành Cần Thơ và Huế. Tổng số
học sinh các trường này niên khóa 1959-1960 lên đến 5,644. Ngoài các trường
trung tiểu học công lập, 1,722 tiểu học và 254 trung học tư thục, còn có 87 trường
bán công với vốn xây tư nhân. ĐH Sư Phạm Saigon và Huế đào tạo 827 giáo sư (dịch
từ chữ "professeur" theo hệ GD Pháp) trung học. Trường QGSP Saigon và
các lớp sư phạm cấp tốc ở các tỉnh đào tạo 1,507 giáo viên tiểu học. Trong số
24,678 giáo chức niên học 1959-1960 có 7,702 nữ. Do CP quan tâm về GD, mỗi sinh
viên sư phạm được lãnh 1,500$ phụ cấp hàng tháng, một số tiền rất lớn thời ấy!
Có 753 du sinh được cấp học bổng du học, 3,302 học sinh được học bổng quốc nội.
Hội nghị Giáo Dục năm
1958 tuyên bố 3 nguyên tắc của nền giáo dụcVNCH: Nhân Bản, Dân Tộc và
Khai Phóng. Viện Khảo Cổ lập năm 1956 đã bảo tồn 5 kho tàng di sản Chàm, liệt
hạng 300 di tích lịch sử và dịch nhiều bộ sách chữ Hán như "Hoàng Việt
Địa Dư Chí, HV Giáp Tí Niên Biểu, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Thiên Khoa Mục
Chí, Thiên Binh Chế Chí, Thủ Bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, Thủ Bộ
Đại Việt Sử Kí Toàn Thư ..vv.." Nha Văn Khố và Thư Viện QG lập ngày
13/4/1959 với 6,500 sách đủ loại. Hải Học Viện
Nha Trang tổ chức hội nghị Hải Dương Học tháng 1/1959. Bộ Y Tế đã lập
1,126 bệnh xá với 20,824 giường; đã xây thêm các phòng khám, thí nghiệm và khu
nhi của các bệnh viện Huế, Từ Dũ và Bình Dân; đã xây các bệnh viện Quảng Trị,
Qui Nhơn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Viện Ung Thư QG; trang bị y cụ, thuốc men và
phòng ốc cho các bệnh viện Thanh Quan, Bình Định, Quảng Ngãi, Pleiku, Kiên
Giang, Kiến Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Sa Đéc, Tuy Hòa, Khánh Hội QT, Đà Lạt, Bình
Dương, Ba Xuyên, An Xuyên. Trại cùi ở Phong Dinh có 29 giường; chưa kể các trại
cùi có từ thời Pháp ở cao nguyên do các nữ tu Pháp thành lập và cai quản.
Trung tâm Nguyên Tử Lực
phục vụ hòa bình ở Đà Lạt thuộc Quốc Gia Nguyên Tử Lực Cuộc được xây dựng năm
1960 do sắc lệnh của TT Diệm ban hành ngày 11/10/1958 đã được hai hãng General
Atomic và Kaiser Engineers and Constractors kí giao kèo xây cất. Hệ thống thủy điện
đập Danhim cung cấp 160,000kw với tổn phí 49 triệu Mỹ kim do tiền bồi thường
chiến tranh của Nhật chi trả. Hỏa xa từ vĩ tuyến 17 trở vào nay chỉ còn 1,412km
đường rầy; trong đó 500km bị chiến tranh phá hoại của du kích VM phá hủy toàn bộ;
kể cả cầu cống. Quốc lộ 14 được nối dài. Các quốc và tỉnh lộ tại đèo Hải Vân,
Phước Sơn-Daknhe, Mộ Đức-Kontum, QL 19 khúc Qui Nhơn-Pleiku, QL 21 khúc
BMT-Ninh Hòa, QL 14 khúc Sùng Đức-Gia Nghĩa, QL 14 khúc Đồng Xoài-Cây Gáo; tất
cả đã được lập mới, tu bổ, nối dài hoặc mở rộng.
Học Viện Quốc Gia Hành
Chánh - hậu thân của trường Pháp Chánh - thành lập năm 1955 đã củng cố khung sườn
hệ thống điều hành guồng máy quốc gia do các nghị định thành lập số 331-TTP/TTK
ngày 16/4/1958 và số 382-PTT/TTK ngày 30/8/1957 thay NĐ 483-PTT/TTK ngày
9/8/1955. Đài phát thanh "Tiếng Nói VNCH" phát mỗi ngày 42 giờ
trên 4 hệ thống ở 4 làn sóng trung bình, 6 làn sóng ngắn và 3 làn sóng siêu tần
VHF; có cả Anh, Pháp, Hoa, Thái và Miên ngữ. Ngành Thông Tin và kỹ nghệ điện ảnh
phát triển; điển hình có: Phim "Chúng Tôi Muốn Sống" mô tả thảm
cảnh đấu tố địa chủ ở miền Bắc sau 1954 nổi tiếng quốc nội. Phim "Đứa
Con Của Biển" đoạt giải phim ngắn Đại Hội Điện Ảnh Quốc Tế ở Berlin-Đức
có 82 quốc gia tham dự năm 1960; cùng với một phim Disney. Nguyệt San "Le
Vietnam En Image" được gởi đến 7,000 địa chỉ khắp 5 châu lục. Các đoàn
văn nghệ lưu động như Kiến Quốc, Bình Minh tham gia chiến dịch Phan Chu Trinh
ngay từ 26/12/1954. Chiến dịch "Tố Cộng I" từ 11/1/1956 đến tháng
5/1956 nhận được 6,531 VC đầu thú cùng nhiều vũ khí đủ loại và 1,236 hầm cơ sở
bị phá hủy. Việt Tấn Xã được Đức trang bị tối tân đã nhận tin viễn kí
(radioteletype) từ các thông tấn xã AFP, AP, UPI, SPA, Reuter; nhận tin mã tự
(morsecast) từ Kyodo, Jiji, Antara, CNA ..vv..
Phi trường quốc tế Tân
Sơn Nhất tấp nập máy bay đến từ Âu, Mỹ và Úc châu. Ngoài các khách sạn kỳ cựu
như Givral, Caravelle ở Saigon, Thuận Hóa ở Huế, Pacific ở Nha Trang, các khách
sạn mới đang được xây cất tại Saigon như Rex, Everest, Catinat ..vv.. Các nhà
hàng như Tour d'Argent, Mỹ Cảnh (nổi) được chỉnh đốn và mỹ lệ hóa. VNCH đã lập
6 phi trường mới hạng G gồm: Phụng Dực-BMT, Dương Đông-Phú Quốc, Đức Cơ-Chudron,
Nhơn Cơ-Quảng Đức, Quảng Ngãi, Phước Long-Bà Rá và Gia Vực-Q. Ngãi. Thủ đô
Saigon có 104 xe bus thu từ người Pháp nay bổ sung thêm là 153 chiếc chạy 93km
nội thành.
Giá trị "Đồng"
tiền VNCH hồi tháng 5/1959 có tỷ lệ hối đoái là $50 đổi một Mỹ kim. Không kể
ngoại viện, lợi tức quốc gia đã tăng 144% trong năm 1959. TT Diệm cho mở thực
khố "Trịnh Minh Thế" hôm 5/11/1957 để giúp các tiểu thương có
kho chứa hàng an toàn. Tỷ lệ số tiền Ngân Hàng QGVN cho vay năm 1959 đã tăng
17% so với năm trước. Ngoài sản phẩm xuất cảng chính là gạo và cao-su, VNCH còn
xuất cảng nhiều sản phẩm khác như muối, gỗ, ngư sản, nông sản và lâm sản. Hãng
đường Hiệp Hòa sản xuất 10,000 tấn năm 1960. Hai hãng đồ gốm Thiên Thanh và
Vĩnh Tường sản xuất hàng loạt theo kỹ thuật Pháp, Nhật thay vì thủ công gia
truyền. Nhà máy dệt Vinatexco sản xuất 2,500 tấn chỉ mỗi năm.
Thay vì bán biển đảo cho
Tàu lấy tiền bỏ túi như CSVN đã làm từ 1958 tới nay, chính phủ VNCH cuối năm
1959 đã cho khai thác quặng phosphat tại 3 đảo Patte, Money và Robert thuộc quần
đảo Tây Sa; kí hợp đồng với hãng Catraco khai thác cát trắng ở Cam Ranh xuất cảng
sang Nhật 10,000 tấn và Mỹ 30,000 tấn đầu năm 1960. Quặng sắt được khai thác ở
Phong Điền, Thừa Thiên; quặng vàng bạc và chì ở Bồng Miêu; quặng đồng ở Đức Bồ.
Mỏ than Nông Sơn sản xuất mỗi tháng 1,500-2,000 tấn. VNCH lập 78 hợp tác xã ngư
nghiệp và 10 ngư cảng ở các tỉnh ven biển. Khẩu hiệu "Thăng Tiến Cần Lao;
Đồng Tiến Xã Hội" là phương châm của Bộ Lao Động. Luật 16/59
ngày 17/6/1959 ấn định thể lệ lập nghiệp đoàn lao động độc lập. Hai quần đảo
Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys) được Hải Quân VNCH đổ bộ hôm
22/8/1956 lập bia chủ quyền và cơ quan hành chánh có treo cờ vàng ba sọc đỏ. Cơ
quan hành chánh này sau đó được thay đổi bởi một sắc lệnh của TT Diệm (xin xem ảnh
đính kèm) kí ngày 13/7/1961. Hơn nữa, TT Diệm đã đích thân đi kinh lí thăm đồng
bào ngư phủ ở Cù Lao Lí Sơn (cù lao Ré) cùng năm ấy. Nguyên văn sắc lệnh như
sau:
"TỔNG THỐNG VIỆT
NAM CỘNG HÒA
Tổng Thống Phủ
SL số 27A-57
-Chiếu Sắc Lệnh số
124-TTP ngày 28/5/1952 ấn định thành phần chính phủ
-Chiếu Dụ số 57-A ngày
24/10/1955 cải tổ nền hành chánh Việt Nam
-Chiếu Nghị Định số
3282 ngày 5/5/1959; bổ túc bởi NĐ số 136-3G ngày 15/6/1932 ấn định tổ chức hành
chánh Hoàng Sa
-Chiếu Dụ số 10 ngày
30/3/1938 sáp nhập Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên
-Chiếu Nghị Định số
335 ngày 24/6/1958 ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Quảng Nam
SẮC LỆNH
-Điều 1: Quần đảo
Hoàng Sa trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên; nay đặt thuộc tỉnh Quảng Nam.
-Điều 2: Một đơn vị
hành chánh xã bao gồm trọn quần đảo này được thành lập và lấy danh hiệu là xã Định
Hải trực thuộc quận Hòa Vang. Xã Định Hải đặt dưới quyền một phái viên hành
chánh.
-Điều 3: Bộ Trưởng Nội
Vụ, Tỉnh Trưởng Thừa Thiên và Tỉnh Trưởng Quảng Nam chiếu nhiệm vụ lãnh thi
hành Sắc Lệnh này.
NGÔ ĐÌNH DIỆM -
Tổng Thống VIỆT NAM CỘNG
HÒA (ấn kí)"
Ngành Tư pháp có 119 thẩm
phán, 6 chưởng khế, 111 lục sự và các thư kí tổng cộng 966 người. Luật quốc tịch
ban hành ngày 7/12/1955 khiến phần lớn Hoa kiều sinh sống từ nhiều thế hệ phải
nhập tịch và thi hành quân dịch để được tự do buôn bán. Các dân tộc thiểu số
như Thượng, Chàm, Miên được ưu đãi về nhiều mặt như nông nghiệp, xã hội, y tế,
tiểu công nghệ ..vv.. Tuy nhiên từ 1958-1959 có 734 Thượng Cộng bị bắt, 79 đầu
thú với vô số vũ khí bị tịch thu. Các ngoại kiều được kiểm soát và gia hạn cư
trú như Pháp (8,000), Tàu (2,500-không được làm một số nghề), Ấn 1,187,
Indonesia (12) ..vv.. Tính đến 1960 đã có 27,000 VC bị cảnh sát bắt hoặc đầu
thú, Bảo An Đoàn và NDTV cũng bắt được hơn 10,000 VC. Vô số vũ khí bị tịch thu.
Do đất nước đang lâm chiến,
Bộ Quốc Phòng là cơ quan mà TT Diệm đặc biệt quan tâm. Sau khi đã khó nhọc xóa
bỏ nạn "thập nhị sứ quân" có từ thời Pháp để thống nhất quân đội
quốc gia về một mối, ông đã cho thành lập các quân binh chủng, các quân trường,
chế độ quân dịch và trừ bị tại gia cùng các chiến dịch diệt cộng an dân. Các
quân trường gồm Trường Đại Học Quân Sự đào tạo sĩ quan tham mưu, Võ Bị Đà Lạt
đào tạo sĩ quan chuyên nghiệp theo đúng tiêu chuẩn các viện hàn lâm quân sự
West-Point, Saint-Cyr và Sandhurst. VBĐL đã mở được 15 khóa tính đến 1960. Liên
Trường Võ Khoa Thủ Đức đào tạo sĩ quan trừ bị; trong đó gồm các trường Quân Cụ,
Pháo Binh, Công Binh, Quân Y, HSQ, Hải Quân, Không Quân và Quang Trung từ 1955.
QĐVNCH đã tổ chức các chiến
dịch: Tự Do (8/2/55-12/3/55) tiếp thu mật khu Cà Mau; Giải Phóng
(19/1/55-1/6/55) tiếp thu cơ sở VC ở Bình Định, Nam Q. Ngãi; Bình Xuyên
(3/55 ở Saigon) đẩy lui quân giáo phái sau 48 giờ hành quân; Đinh Tiên Hoàng
(5/6/55-28/12/55) diệt loạn ở miền Tây nam bộ; Hoàng Diệu
(21/9/55-21/10/55) diệt loạn Bình Xuyên ở Rừng Sát; Nguyễn Huệ
(11/5-31/5/56) diệt quân Ba Cụt, Trần Văn Soái và VC ở U Minh Hạ; Thoại Ngọc
Hầu (8/6/56-31/10/56) diệt loạn quân vùng biên giới Việt-Miên; Trương Tấn
Bửu (17/7/56-15/12/57) diệt loạn và VC miền Đông; các chiến dịch khác từ
1958-1959 tảo thanh phiến loạn và VC nằm vùng ở Minh Thạnh, Dầu Tiếng, Lộc
Ninh, An Khê-U Minh Hạ, Dương Minh Châu, chiến khu D. Từ tháng 7/1959-7/1960 mở
76 cuộc hành quân.
Chiến tranh tâm lí gồm
các chiến dịch: Nguyễn Trãi (20/4/58-20/2/59) ở 8 tỉnh miền Đông và 5 tỉnh
miền Tây với kết quả 70% thanh niên tòng quân; Hồng Châu vùng Châu Bồi để
phản tuyên truyền VC; Thô Lô vùng căn cứ cũ của VC ở Bình Định và Phú
Yên để tái lập cơ cấu hành chánh; phát hành báo Chiến Sĩ Cộng Hòa, Thông Tin
Chiến Sĩ và Chỉ Đạo; lập các đoàn văn nghệ lưu động ..vv.. Hải Quân
VNCH phụ trách bảo vệ hơn 2,000km bờ biển. HQVNCH năm 1956 chính thức là thành
viên HQ thế giới; tổ chức các cuộc thao dợt và hành quân như Kỳ Vân, Thủy Triều,
Kiến Vàng, Keo Ngựa, Rừng Sát, QK 5, Hòn Khoai và cả Hoàng Sa nữa!
Khuôn khổ bài viết này
không cho phép ghi hết mọi thành tích của nền Đệ Nhất VNCH nói chung; sáu năm
chấp chánh của TT Ngô Đình Diệm nói riêng. Tuy nhiên, mốc lịch sử 26/10/1954 đã
là niềm hy vọng cuối cùng của đồng bào miền Nam nói riêng, dân tộc Việt cả hai
miền Nam - Bắc nói chung; để có được Tự Do, Dân Chủ và Phú Cường; để có được một
ước vọng "Tiểu Long châu Á" như Cộng Hòa Korea và thành tựu thống
nhất trong hòa bình như CHLB Đức sau này. Quốc Khánh 26/10 là mốc lịch sử mà
tính chánh đáng không thể phủ nhận. Lịch sử đã chứng minh ngày 1/11/1963 không
chỉ là thời điểm xóa bỏ mọi thành tích xây dựng và bảo vệ đất nước, mọi hy sinh
xương máu của quân cán chính thời Đệ I VNCH; giúp cho "ngư ông đắc lợi"
CSBV được "bất chiến tự nhiên thành" - như HCM đã reo
vui; nó còn là tiền thân tất yếu của ngày 30/4/1975 đen tối nhất sau này, ngày
đã đưa dân tộc vào một chu kỳ nữa của vòng nô lệ Bắc thuộc "ngàn năm
tăm tối" - điều mà TT Diệm đã từng tiên liệu hồi 1963 trước đảo chánh và
ngay cả TT Ronald Reagan cũng đã từng lập lại tương tự hồi thập niên 1980. Ngày
1/11/1963 - bởi chính sách nhất thời lầm lỗi của một phe cánh thế lực ngoại
bang mà có - đã không thể có tư thế để thay tầm vóc và hào quang chính nghĩa của
ngày 26/10, ngày Quốc Khánh thực sự của nền Cộng Hòa Việt Nam chân chính.
HÀ BẮC
(tham khảo
các tài liệu của đệ I VNCH, tái bản "Sáu Năm Hoạt Động Của Chánh Phủ VNCH" của Hồ Đắc
Huân và các tài liệu cập nhật khác)
0 comments:
Post a Comment