Bài 1.
*
* *
Một đời, anh yêu vùng tóc mây huyền ảo đó
Đã vắng xa rồi, ai vuốt tóc em
khi chiều xuống cô liêu?
*
* *
[Từ những ngày vừa nhận tin chết của anh Chàng, trong tôi như thấy có một biến chuyển rất lạ. Nói đúng hơn, cái chết của anh đã là nguyên nhân khởi đầu làm đảo lộn hoàn toàn tư tưởng và cuộc sống từ trước của tôi. Tự dưng thấy mọi thứ như tuồng ảo ảnh, có đó rồi mất đó, thấy trong đời chẳng có gì vững chắc để bấu víu. Những tháng ngày lêu bêu ở trường Nhạc theo học lớp đối âm đệ nhị cấp với thầy Nguyễn Phụng, những buổi ngồi trong ban đại hòa tấu (với Nghinh), những giờ Sử Địa nhàm chán ở Văn Khoa... tất cả, chỉ vì muốn làm vuilòng mẹ tôi, và vì "không biết làm gì khác hơn trong cuộc sống" mà thật thì chẳng một chút hứng thú. Trong tôi cứ cưu mang ý nghĩ từ bỏ hoàn toàn mọi hiện tại êm đềm hôm nay để đi, để tìm đến những vùng trời nào xa lắc xa lơ...
Lúc bấy giờ tình hình chiến tranh càng trở nên dữ dội. Đám bạn nhà giàu ở trường Nhạc, con gái thì tính chuyện nhảy nhót ăn chơi, con trai lo chuyện nước ngoài du học, đối nghịch xót xa với "một lớp bạn khác" mà tôi vẫn thường nhận tin chết của lần lượt từng người trên nhiều chiến trường sôi động. Điều này càng đẩy tôi sâu hơn trong ý nghĩ về hai chữ Vô Thường.
(Dạo ấy còn non nớt quá, chưa từng đối diện với cuộc đời, chưa từng biết làm nên đồng tiền cắc bạc, vậy mà lạ, trong đầu tôi đã sớm nhận ra cái ý nghĩa Vô Thường, chẳng biết tại sao?) Rồi từ ý niệm Vô Thường tôi lại càng thêm ý muốn bứt đi!
Một bữa (sau lần gặp mặt cô Tính trong phòng bệnh của Vũ ở Tổng Y viện Cộng Hòa), tại một buổi tập nhạc, tôi đến thưa riêng với thầy Tạ Văn Toàn, vị giáo sư đã uốn nắn tôi từng chút violon từ thuở còn tấm bé: "Con xin phép thầy cho con được nghỉ khỏi ban nhạc."
Ông tròn mắt nhìn tôi.
Tôi cúi đầu tiếp:
"Con muốn đi xa."
Thầy bật kêu:
"Con đi đâu? Con là đứa học trò tài hoa của thầy, tương lai rạng rỡ, thầy đang tính đưa con vào làm giáo sư trong trường, vậy con bỏ đi đâu?"
Hỏi gì, tôi cũng chỉ cúi đầu im lặng. Cuối cùng ông nói:
"Chốc nữa tan buổi tập, thầy muốn mời con đi ăn tối với thầy."
*
* *
Trong bữa ăn chỉ hai thầy trò, tôi bày tỏ hết những nỗi niềm cho ông nghe. Từ cái chết anh Chàng đến cái nhìn về một lớp người trẻ vì chiến tranh mà tương lai trở thành mù mịt; từ cái nhìn hướng thượng của một đứa con gái được un đúc nhiều năm trong thế giới cao quý của âm nhạc, cho đến tâm trạng sợ hãi ngay chính cái thế giới đó theo những gì thực tế dơ bẩn hằng ngày nhìn thấy chung quanh.
Tôi nói, nói nhiều những tâm sự u uẩn chôn giấu bấy lâu.
Ông im lặng nghe, và có lẽ là ngạc nhiên lắm, bởi từ 10 năm qua, tuy là đứa học trò xuất sắc của ông nhưng luôn luôn tôi vẫn giữ mình xa cách. Chưa bao giờ tôi nói điều gì cho ông nghe, ngay cả một cái cười thân mật cũng không có; lúc nào cũng là lòng kính trọng và sự lễ độ, kéo dài trong suốt 10 năm.
Ông nhìn tôi, vẻ xót thương lộ rõ trong mắt, nhưng nơi môi lại chỉ là cái cười quen thuộc:
"Lâu nay cứ tưởng con vẫn là bé con như Mai Anh (con gái thầy), nào ngờ nhìn lại thấy con đã lớn!"
Rồi với thái độ thân tình cha-con, ông nói lên những câu khuyên dạy, những lời nhắc nhủ... nhiều lắm, mà tôi không nhớ hết.
Chỉ đặc biệt một câu, nghe qua là nằm luôn trong ký ức buổi ấy:
"Mỗi người đều có con đường đi riêng, không ai bước giùm kẻ khác trên con đường mà Thượng Đế đã chỉ định cho họ. Thầy chỉ mong con nhớ một điều" Sau này cho dù con đường con đi có gian nan đến đâu thì cũng PHẢI LUÔN NGỬNG ĐẦU LÊN lên trong mọi hoàn cảnh. Nếu không thế, con sẽ bị cuộc đời đạp lên như đạp một con kiến; có khi ngay cả con cũng không biết mình đang bị chà đạp nữa."
Câu này về sau đã là "kim chỉ nam" quý giá trong suốt cuộc đời tôi.
Sau đó, tôi trình bày nỗi muốn với mẹ tôi. Thoạt đầu bà nổi giận bác bỏ; nhưng rồi ngày một ngày hai cũng xiêu lòng theo những lời nài nỉ. Thật tâm, bà muốn tôi ở lại Sàigòn tham gia nhiều hơn vào các ban Tân nhạc, thâu đài phát thanh, thâu đài truyền hình, thâu các hãng dĩa .v..v.. nhưng mỗi lần thấy tôi trở về sau một cuộc thâu thanh, khuôn mặt buồn rũ, tức thì bà biết tôi không thích hạp được với giới người "hào nhoáng bề ngoài nhưng nội tâm trống rỗng" kia.]
[]
NhaTrang, thứ Tư 31/7/1968
Đi Nha Trang sau cái quyết định đột ngột từ bỏ hẳn Vũ, từ bỏ luôn Sàigòn với muôn ngàn kỷ niệm. Cũng không hiểu tại sao lại làm như vậy? Có lẽ tôi yêu những bước bay nhảy của đời mình nhiều hơn yêu tình yêu của Vũ. Hay cũng có lẽ sự nát tan trên khuôn mặt anh Thùy buổi sáng vừa mới đây đã đưa tôi đến quyết định kia?
19 tuổi, tôi không thuộc loại con gái đẹp, nhưng như mọi người nhận xét, đã có một cái gì thật man dại nơi tôi khiến tôi trở nên đặc biệt và được nhiều bạn trai ưa thích. Vũ và anh Thùy là hai trong số đó. Cả hai đều yêu tôi. Cả hai đều muốn trao gửi cuộc đời mãi mãi cho tôi.
Về phần tôi, với cái tuổi 19 ngây thơ và với cái chết của anh Chàng, thêm nữa, từ sau lần gặp cô Tính ở Tổng Y viện Cộng Hòa, tôi ĐÂM SỢ TÌNH YÊU mà nghĩ rằng sẽ không dám yêu ai nữa. Thực thì trong tôi còn nhiều nông nổi. Sự nông nổi không đến từ những ước mơ vật chất mà chính từ sự Tự Do yêu dấu, tôi thấy khó lòng tìm ra người xứng đáng để cùng với họ xẻ chia.
Một chặng đời mới bắt đầu với nhiều ngần ngại, nhất là thật bâng khuâng vì sự buồn bã của người mẹ hôm tiễn đưa ra phi cảng, đã khiến tôi có lúc thấy chùng lòng muốn quay về bên Mẹ như những ngày còn nhỏ dại.
Tuy nhiên rồi mọi sự cũng qua khi máy bay đáp xuống Nha Trang. Nếu đổi tình yêu của các người đàn ông và cả một trời Sàigòn ghi dấu nhiều kỷ niệm để tìm thấy an bình tâm hồn trong căn nhà bỏ trống của gia đình trên con đường Quang Trung thơ mộng, tôi nghĩ cũng không phải uổng. Từ đây tôi bắt đầu những bước chập chững một mình trên con đường Định Mệnh gian nan.
[]
Nha Trang, thứ Năm ngày 1/8/1968
Lần đầu gặp Long, em trai độc nhất của anh Thùy lúc cậu Huế mời về nhà ăn cơm tối. Tôi sửng sốt vì sự giống nhau như tạc trên hai khuôn mặt. Một nỗi nhói lòng dấy lên khi nghĩ về người lính tác chiến đang đồn trú nơi xa xôi ấy.
Ôi! Anh hẳn đã thật thất vọng về con người tôi trong vài ngày phép Sàigòn ngắn ngủi với sự gặp gỡ Vũ vừa qua?
[]
Nha Trang, ngày 3/8/1968, thứ Bảy.
12 giờ trưa, đang ngồi bên nhà Dì Túy, thấy Cậu Huế đi làm về, chợt nói:
“Thằng Thùy nó chết rồi!”
Tôi thốt nghe như bị nghẹn thở trong một lát.
Lại nghe Dì la lớn:
“Cậu đừng nói thiên gia, không nên. Thằng Thùy, tôi mới thấy nó hôm nào đây?”
“Ừ! Vậy mà nó đã chết!”, Cậu cười.
Trong tôi như ngừng thở hẳn.
“Một công văn từ Quảng Ngãi đánh về", Cậu kể, "báo tin tử trận của nó trong cuộc hành quân Núi Dẹp hôm 1 tây tháng 8. Chính thằng Long hồi sáng sớm đến cho tôi hay.”
Rồi thêm:
“Bọn lính đã báo cáo an toàn, vậy mà nó vẫn cứ tự ý lang thang qua vùng cấm địa. Không biết nó nghĩ gì khi làm điều ấy?”
Trái tim tôi thắt lại, cúi nhìn xuống đất. Hình ảnh một buổi sáng Sàigòn mới 5 ngày trước đây khi anh từ giã gia đình tôi để trở về Quảng Ngãi, hiện ra trong óc.
Buổi sáng đó, cả hai đứng trong phòng khách, anh không nhìn tôi, chỉ lơ đãng ngó lên các cuốn sách trên kệ, tần ngần hồi lâu, sau cùng rút ra một cuốn của Hemingway, cúi đầu nói nhỏ: “Cho anh mượn đem theo đọc!” Ngay khi ấy, nét u uẩn nhuốm tràn đôi mắt đã cho tôi biết rằng anh đang rất tuyệt vọng. Muốn nói với anh những lời giã từ thân ái, nhưng rồi chẳng làm gì cả, chỉ nhìn anh lặng lẽ khoác ba lô lên vai. Khi anh chào mẹ tôi, tôi nghe bà hỏi: “Bao giờ Thùy lấy vợ?”Anh lắc đầu cười, cái cười như một cái mếu khiến tôi không dám nhìn lâu vào đó: “Chẳng bao giờ đâu chị ạ. Mà nếu có, chắc lúc đó chị đã phải ăn trầu bằng cái ống ngoáy rồi.” Và anh theo cậu Tân ra xe.
Dì Túy cứ luôn miệng than:
“Nó thương con Thu Vân. Nó nói với tôi như vậy. Nó nói con Thu Vân có nhiều cá tính lạ, ít đứa có. Nó thương con Thu Vân ghê lắm!”
Rồi Dì quay qua tôi:
“Thôi, đừng quen ai nữa con ơi! Đi tu đi! Ai thương mày rồi người đó cũng chết! Tội lắm!”
Phải, tội lắm! Cái “tội” lớn nhất của tôi chính là đã VÔ TÌNH XUẤT HIỆN trên đường đời bước đi của những người đàn ông yêu tôi mà không nhận được từ tôi một tình yêu đáp trả.
Với anh cũng vậy, chính tôi là kẻ đã giết anh, giết sự tin tưởng trong anh, đến nỗi đẩy anh vào sự chết. Ngay từ những ngày đầu yêu tôi, tôi đã biết điều tuyệt vọng này sẽ xảy ra cho anh nhưng không thể nào ngăn cản. 19 tuổi còn quá ngây thơ, dẫu rất dè dặt mà tôi vẫn không biết cách gì tỏ bày cho anh thấy tình cảm trong tôi chỉ là của một đứa em nhỏ thương anh từ khi thơ ấu. Đó không phải tình yêu của một người con gái như anh chờ đợi. Vì vậy, sự nát tan hẳn nhiên phải có khi anh bất ngờ đối diện với những thực tế bao quanh người con gái (là tôi)...
Từ buổi chia tay ở Sàigòn, tôi đã phải sống trong tâm trạng đợi chờ một tin dữ... NHƯNG TẠI SAO LẠI LÀ SỰ CHẾT? Định mệnh nào quá khắc nghiệt với anh ---và cả với tôi-- để tạo nên cái chết như vậy? Chết lẹ làng đau đớn, xác không toàn thây, phần dưới thân thể và một cánh tay bay phăng mất vì mìn Việt Cộng?
*
* *
Buổi chiều.
Một mình trên phố Độc Lập, tôi như kẻ mộng du bước đi vô hồn qua các cửa hàng tấp nập. Chỉ trong vòng một năm mà đã hai lần nhận tin chết trận của hai người đàn ông yêu tôi! Trong đầu cứ quay quay mãi một đoạn thư anh viết:
“Trận chiến của chúng ta ngày nay không giới tuyến nên rất khó phân biệt ai là thù, ai là bạn, bởi vì tất cả đều cùng nói tiếng mẹ đẻ. Bà mẹ VN lúc trước vụng tu nên con cháu ngày nay xoay lưng chống lại nhau, tranh giành nhau từng bờ hào tấc đất. Một con người trong suốt cuộc đời phải qua vài lần chinh chiến; giờ đây bọn trẻ mình cũng phải vướng vào cái vòng khói lửa. Chả trách ai được. Chỉ biết ngậm ngùi cho số phận mình và cho bao lớp người đã ngã xuống trước kia.”
Phải rồi! Chẳng biết trách ai theo một dọc dài lịch sử mà hai chữ “chiến tranh” là điển hình đậm nét. Giờ đây, một buổi chiều thứ bảy đẹp trời trên các nẻo phố của quê hương anh, tôi đã thật ngậm ngùi thương cho anh và cho cả chính tôi. Mãi mãi rồi, mắt anh đã khép, trái tim ngừng đập và đôi chân thôi bước trở lại trên lớp cát biển trắng phau anh từng nghịch đùa từ khi niên thiếu. Còn cánh tay anh? Nó đã bay phăng mất để thật khó nhọc, các người lính bạn anh mới moi được từng lóng, từng lóng vùi sâu dưới cát.
Ôi! Những ngón dài cô độc tôi từng yêu mến; đôi tay đã bao lần tạo nên cho riêng tôi những âm thanh rung cảm; đôi tay từng viết gửi về tôi những tờ thư hy vọng; và đôi tay chưa hề một lần dám nắm lấy tay tôi!
[]
Nha Trang, ngày 4/8/1968, Chủ nhật.
Sáng Chủ nhật trời lạnh. Tâm tư tôi càng lạnh hơn khi tỉnh giấc sớm và chợt nhớ đến cái chết của anh. Nha Trang quê hương anh, có ai hiểu rằng chính tôi là người đã gián tiếp tạo nên cho anh điều ấy? Câu hỏi cứ xoáy hoài trong óc như một mặc cảm tội lỗi, càng nhiều hơn khi nhìn cái vẻ sửng sốt của Bà Ngoại và các anh em công nhân trại gỗ trước cái tin dữ đột ngột này. Tất cả đều kêu lên rằng mới hôm nào anh còn ngồi nơi cái bàn này, cái ghế kia, còn uống rượu, chuyện trò, cười cợt...
Thật! Có ai ngờ chỉ mới tuần lễ trước ở Sàigòn, anh còn đưa tôi đi phố Lê Lợi mua sách, còn hiện diện bên tôi trên các con đường có nhiều cây cao? Vậy mà giờ đây anh nằm nơi xa kia, bình thản lạnh lùng và không còn biết chút nào đến từng tấc lòng tôi đang bị dày vò đay nghiến.
Bước đi trên phố Chủ Nhật đông người mà tâm tư cứ mãi vấn vương theo một bài hát (một kỷ niệm) cũ. Mùa hè năm 1965, anh vào Sàigòn, đến ở nhà tôi. Một buổi, anh cầm guitare tự đệm và hát nho nhỏ bài Ngàn Năm Mây Bay (của Nguyễn Hiền) cho chúng tôi nghe. Những lời ca lập tức đi thẳng vào tim tôi, để từ đó, hễ nghĩ tới anh là tôi liên tưởng ngay đến bài hát và buổi chiều mùa hè Sàigòn 1965 năm cũ...
Chiều tím không gian mênh mang niềm nhớ
Mây bay năm xưa còn đó, đâu tìm người hẹn hò
Nhìn áng mây trôi đem bao ngày tháng
Tâm tư buồn lúc thu sang mà tiếc nuối dĩ vãng.
Nhớ khi ta quen nhau trong chiều vắng êm êm câu ca trầm
lắng. Cung đàn lòng nhịp nhàng
Mộng ước mai sau bên khung trời sáng, đôi tim hòa khúc yêu đương, đời là vạn niềm thương
Cầm tay nhau ngậm ngùi sao không nói, Ðếm sao rơi mà e
lúc chia phôi, Gió trút mãi lá vàng bóng hiên ngoài
Ðể lòng nghe xa vắng trong đêm dài
Nhớ nhau khi mây vương vương mầu tím, dư âm năm xưa trìu mến mang một lời thề nguyền
Ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ,
Thu sang lòng thấy bơ vơ, giờ chỉ còn mộng mơ
Trước một hiệu sách, tôi đã thốt ngơ ngẩn khi nghĩ rằng không bao giờ nữa còn dịp gửi tặng những tác phẩm mới in cho một người lính nghèo đồn trú nơi vùng hỏa tuyến.
Ôi! Quảng Ngãi! Vòm trời ngập tràn khói lửa, trọn kiếp này đã trở thành một ám ảnh cho tôi! Nơi đây ghi đầy những bước chân gian truân của anh và đồng đội, nơi đã đón nhận những cánh thư xa từng đem cho anh niềm hạnh phúc. Cũng nơi đây, anh nằm xuống với trái tim tan vỡ, hai chữ "yêu em", anh chưa kịp một lần được thốt! Và mối tình câm lặng, anh đành đem theo về thế giới âm u. Sao tôi lại mất anh dễ dàng như vậy?
(Xem tiếp Bài 3)
[]
KHÓC NGƯỜI THIÊN THU
(Tự Truyện TTBG)
Bài viết tặng riêng những anh chiến sĩ
Sư Đoàn II Bộ Binh đã từng sát cánh
với cố Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Thùy
trên chiến trường Quảng Ngãi 1968 xa xưa.
*
* *
Một đời, anh yêu vùng tóc mây huyền ảo đó
Đã vắng xa rồi, ai vuốt tóc em
khi chiều xuống cô liêu?
*
* *
[Từ những ngày vừa nhận tin chết của anh Chàng, trong tôi như thấy có một biến chuyển rất lạ. Nói đúng hơn, cái chết của anh đã là nguyên nhân khởi đầu làm đảo lộn hoàn toàn tư tưởng và cuộc sống từ trước của tôi. Tự dưng thấy mọi thứ như tuồng ảo ảnh, có đó rồi mất đó, thấy trong đời chẳng có gì vững chắc để bấu víu. Những tháng ngày lêu bêu ở trường Nhạc theo học lớp đối âm đệ nhị cấp với thầy Nguyễn Phụng, những buổi ngồi trong ban đại hòa tấu (với Nghinh), những giờ Sử Địa nhàm chán ở Văn Khoa... tất cả, chỉ vì muốn làm vuilòng mẹ tôi, và vì "không biết làm gì khác hơn trong cuộc sống" mà thật thì chẳng một chút hứng thú. Trong tôi cứ cưu mang ý nghĩ từ bỏ hoàn toàn mọi hiện tại êm đềm hôm nay để đi, để tìm đến những vùng trời nào xa lắc xa lơ...
Lúc bấy giờ tình hình chiến tranh càng trở nên dữ dội. Đám bạn nhà giàu ở trường Nhạc, con gái thì tính chuyện nhảy nhót ăn chơi, con trai lo chuyện nước ngoài du học, đối nghịch xót xa với "một lớp bạn khác" mà tôi vẫn thường nhận tin chết của lần lượt từng người trên nhiều chiến trường sôi động. Điều này càng đẩy tôi sâu hơn trong ý nghĩ về hai chữ Vô Thường.
(Dạo ấy còn non nớt quá, chưa từng đối diện với cuộc đời, chưa từng biết làm nên đồng tiền cắc bạc, vậy mà lạ, trong đầu tôi đã sớm nhận ra cái ý nghĩa Vô Thường, chẳng biết tại sao?) Rồi từ ý niệm Vô Thường tôi lại càng thêm ý muốn bứt đi!
Một bữa (sau lần gặp mặt cô Tính trong phòng bệnh của Vũ ở Tổng Y viện Cộng Hòa), tại một buổi tập nhạc, tôi đến thưa riêng với thầy Tạ Văn Toàn, vị giáo sư đã uốn nắn tôi từng chút violon từ thuở còn tấm bé: "Con xin phép thầy cho con được nghỉ khỏi ban nhạc."
Ông tròn mắt nhìn tôi.
Tôi cúi đầu tiếp:
"Con muốn đi xa."
Thầy bật kêu:
"Con đi đâu? Con là đứa học trò tài hoa của thầy, tương lai rạng rỡ, thầy đang tính đưa con vào làm giáo sư trong trường, vậy con bỏ đi đâu?"
Hỏi gì, tôi cũng chỉ cúi đầu im lặng. Cuối cùng ông nói:
"Chốc nữa tan buổi tập, thầy muốn mời con đi ăn tối với thầy."
*
* *
Trong bữa ăn chỉ hai thầy trò, tôi bày tỏ hết những nỗi niềm cho ông nghe. Từ cái chết anh Chàng đến cái nhìn về một lớp người trẻ vì chiến tranh mà tương lai trở thành mù mịt; từ cái nhìn hướng thượng của một đứa con gái được un đúc nhiều năm trong thế giới cao quý của âm nhạc, cho đến tâm trạng sợ hãi ngay chính cái thế giới đó theo những gì thực tế dơ bẩn hằng ngày nhìn thấy chung quanh.
Tôi nói, nói nhiều những tâm sự u uẩn chôn giấu bấy lâu.
Ông im lặng nghe, và có lẽ là ngạc nhiên lắm, bởi từ 10 năm qua, tuy là đứa học trò xuất sắc của ông nhưng luôn luôn tôi vẫn giữ mình xa cách. Chưa bao giờ tôi nói điều gì cho ông nghe, ngay cả một cái cười thân mật cũng không có; lúc nào cũng là lòng kính trọng và sự lễ độ, kéo dài trong suốt 10 năm.
Ông nhìn tôi, vẻ xót thương lộ rõ trong mắt, nhưng nơi môi lại chỉ là cái cười quen thuộc:
"Lâu nay cứ tưởng con vẫn là bé con như Mai Anh (con gái thầy), nào ngờ nhìn lại thấy con đã lớn!"
Rồi với thái độ thân tình cha-con, ông nói lên những câu khuyên dạy, những lời nhắc nhủ... nhiều lắm, mà tôi không nhớ hết.
Chỉ đặc biệt một câu, nghe qua là nằm luôn trong ký ức buổi ấy:
"Mỗi người đều có con đường đi riêng, không ai bước giùm kẻ khác trên con đường mà Thượng Đế đã chỉ định cho họ. Thầy chỉ mong con nhớ một điều" Sau này cho dù con đường con đi có gian nan đến đâu thì cũng PHẢI LUÔN NGỬNG ĐẦU LÊN lên trong mọi hoàn cảnh. Nếu không thế, con sẽ bị cuộc đời đạp lên như đạp một con kiến; có khi ngay cả con cũng không biết mình đang bị chà đạp nữa."
Câu này về sau đã là "kim chỉ nam" quý giá trong suốt cuộc đời tôi.
Sau đó, tôi trình bày nỗi muốn với mẹ tôi. Thoạt đầu bà nổi giận bác bỏ; nhưng rồi ngày một ngày hai cũng xiêu lòng theo những lời nài nỉ. Thật tâm, bà muốn tôi ở lại Sàigòn tham gia nhiều hơn vào các ban Tân nhạc, thâu đài phát thanh, thâu đài truyền hình, thâu các hãng dĩa .v..v.. nhưng mỗi lần thấy tôi trở về sau một cuộc thâu thanh, khuôn mặt buồn rũ, tức thì bà biết tôi không thích hạp được với giới người "hào nhoáng bề ngoài nhưng nội tâm trống rỗng" kia.]
[]
NhaTrang, thứ Tư 31/7/1968
Đi Nha Trang sau cái quyết định đột ngột từ bỏ hẳn Vũ, từ bỏ luôn Sàigòn với muôn ngàn kỷ niệm. Cũng không hiểu tại sao lại làm như vậy? Có lẽ tôi yêu những bước bay nhảy của đời mình nhiều hơn yêu tình yêu của Vũ. Hay cũng có lẽ sự nát tan trên khuôn mặt anh Thùy buổi sáng vừa mới đây đã đưa tôi đến quyết định kia?
19 tuổi, tôi không thuộc loại con gái đẹp, nhưng như mọi người nhận xét, đã có một cái gì thật man dại nơi tôi khiến tôi trở nên đặc biệt và được nhiều bạn trai ưa thích. Vũ và anh Thùy là hai trong số đó. Cả hai đều yêu tôi. Cả hai đều muốn trao gửi cuộc đời mãi mãi cho tôi.
Về phần tôi, với cái tuổi 19 ngây thơ và với cái chết của anh Chàng, thêm nữa, từ sau lần gặp cô Tính ở Tổng Y viện Cộng Hòa, tôi ĐÂM SỢ TÌNH YÊU mà nghĩ rằng sẽ không dám yêu ai nữa. Thực thì trong tôi còn nhiều nông nổi. Sự nông nổi không đến từ những ước mơ vật chất mà chính từ sự Tự Do yêu dấu, tôi thấy khó lòng tìm ra người xứng đáng để cùng với họ xẻ chia.
Một chặng đời mới bắt đầu với nhiều ngần ngại, nhất là thật bâng khuâng vì sự buồn bã của người mẹ hôm tiễn đưa ra phi cảng, đã khiến tôi có lúc thấy chùng lòng muốn quay về bên Mẹ như những ngày còn nhỏ dại.
Tuy nhiên rồi mọi sự cũng qua khi máy bay đáp xuống Nha Trang. Nếu đổi tình yêu của các người đàn ông và cả một trời Sàigòn ghi dấu nhiều kỷ niệm để tìm thấy an bình tâm hồn trong căn nhà bỏ trống của gia đình trên con đường Quang Trung thơ mộng, tôi nghĩ cũng không phải uổng. Từ đây tôi bắt đầu những bước chập chững một mình trên con đường Định Mệnh gian nan.
[]
Nha Trang, thứ Năm ngày 1/8/1968
Lần đầu gặp Long, em trai độc nhất của anh Thùy lúc cậu Huế mời về nhà ăn cơm tối. Tôi sửng sốt vì sự giống nhau như tạc trên hai khuôn mặt. Một nỗi nhói lòng dấy lên khi nghĩ về người lính tác chiến đang đồn trú nơi xa xôi ấy.
Ôi! Anh hẳn đã thật thất vọng về con người tôi trong vài ngày phép Sàigòn ngắn ngủi với sự gặp gỡ Vũ vừa qua?
[]
Nha Trang, ngày 3/8/1968, thứ Bảy.
12 giờ trưa, đang ngồi bên nhà Dì Túy, thấy Cậu Huế đi làm về, chợt nói:
“Thằng Thùy nó chết rồi!”
Tôi thốt nghe như bị nghẹn thở trong một lát.
Lại nghe Dì la lớn:
“Cậu đừng nói thiên gia, không nên. Thằng Thùy, tôi mới thấy nó hôm nào đây?”
“Ừ! Vậy mà nó đã chết!”, Cậu cười.
Trong tôi như ngừng thở hẳn.
“Một công văn từ Quảng Ngãi đánh về", Cậu kể, "báo tin tử trận của nó trong cuộc hành quân Núi Dẹp hôm 1 tây tháng 8. Chính thằng Long hồi sáng sớm đến cho tôi hay.”
Rồi thêm:
“Bọn lính đã báo cáo an toàn, vậy mà nó vẫn cứ tự ý lang thang qua vùng cấm địa. Không biết nó nghĩ gì khi làm điều ấy?”
Trái tim tôi thắt lại, cúi nhìn xuống đất. Hình ảnh một buổi sáng Sàigòn mới 5 ngày trước đây khi anh từ giã gia đình tôi để trở về Quảng Ngãi, hiện ra trong óc.
Buổi sáng đó, cả hai đứng trong phòng khách, anh không nhìn tôi, chỉ lơ đãng ngó lên các cuốn sách trên kệ, tần ngần hồi lâu, sau cùng rút ra một cuốn của Hemingway, cúi đầu nói nhỏ: “Cho anh mượn đem theo đọc!” Ngay khi ấy, nét u uẩn nhuốm tràn đôi mắt đã cho tôi biết rằng anh đang rất tuyệt vọng. Muốn nói với anh những lời giã từ thân ái, nhưng rồi chẳng làm gì cả, chỉ nhìn anh lặng lẽ khoác ba lô lên vai. Khi anh chào mẹ tôi, tôi nghe bà hỏi: “Bao giờ Thùy lấy vợ?”Anh lắc đầu cười, cái cười như một cái mếu khiến tôi không dám nhìn lâu vào đó: “Chẳng bao giờ đâu chị ạ. Mà nếu có, chắc lúc đó chị đã phải ăn trầu bằng cái ống ngoáy rồi.” Và anh theo cậu Tân ra xe.
Dì Túy cứ luôn miệng than:
“Nó thương con Thu Vân. Nó nói với tôi như vậy. Nó nói con Thu Vân có nhiều cá tính lạ, ít đứa có. Nó thương con Thu Vân ghê lắm!”
Rồi Dì quay qua tôi:
“Thôi, đừng quen ai nữa con ơi! Đi tu đi! Ai thương mày rồi người đó cũng chết! Tội lắm!”
Phải, tội lắm! Cái “tội” lớn nhất của tôi chính là đã VÔ TÌNH XUẤT HIỆN trên đường đời bước đi của những người đàn ông yêu tôi mà không nhận được từ tôi một tình yêu đáp trả.
Với anh cũng vậy, chính tôi là kẻ đã giết anh, giết sự tin tưởng trong anh, đến nỗi đẩy anh vào sự chết. Ngay từ những ngày đầu yêu tôi, tôi đã biết điều tuyệt vọng này sẽ xảy ra cho anh nhưng không thể nào ngăn cản. 19 tuổi còn quá ngây thơ, dẫu rất dè dặt mà tôi vẫn không biết cách gì tỏ bày cho anh thấy tình cảm trong tôi chỉ là của một đứa em nhỏ thương anh từ khi thơ ấu. Đó không phải tình yêu của một người con gái như anh chờ đợi. Vì vậy, sự nát tan hẳn nhiên phải có khi anh bất ngờ đối diện với những thực tế bao quanh người con gái (là tôi)...
Từ buổi chia tay ở Sàigòn, tôi đã phải sống trong tâm trạng đợi chờ một tin dữ... NHƯNG TẠI SAO LẠI LÀ SỰ CHẾT? Định mệnh nào quá khắc nghiệt với anh ---và cả với tôi-- để tạo nên cái chết như vậy? Chết lẹ làng đau đớn, xác không toàn thây, phần dưới thân thể và một cánh tay bay phăng mất vì mìn Việt Cộng?
*
* *
Buổi chiều.
Một mình trên phố Độc Lập, tôi như kẻ mộng du bước đi vô hồn qua các cửa hàng tấp nập. Chỉ trong vòng một năm mà đã hai lần nhận tin chết trận của hai người đàn ông yêu tôi! Trong đầu cứ quay quay mãi một đoạn thư anh viết:
“Trận chiến của chúng ta ngày nay không giới tuyến nên rất khó phân biệt ai là thù, ai là bạn, bởi vì tất cả đều cùng nói tiếng mẹ đẻ. Bà mẹ VN lúc trước vụng tu nên con cháu ngày nay xoay lưng chống lại nhau, tranh giành nhau từng bờ hào tấc đất. Một con người trong suốt cuộc đời phải qua vài lần chinh chiến; giờ đây bọn trẻ mình cũng phải vướng vào cái vòng khói lửa. Chả trách ai được. Chỉ biết ngậm ngùi cho số phận mình và cho bao lớp người đã ngã xuống trước kia.”
Phải rồi! Chẳng biết trách ai theo một dọc dài lịch sử mà hai chữ “chiến tranh” là điển hình đậm nét. Giờ đây, một buổi chiều thứ bảy đẹp trời trên các nẻo phố của quê hương anh, tôi đã thật ngậm ngùi thương cho anh và cho cả chính tôi. Mãi mãi rồi, mắt anh đã khép, trái tim ngừng đập và đôi chân thôi bước trở lại trên lớp cát biển trắng phau anh từng nghịch đùa từ khi niên thiếu. Còn cánh tay anh? Nó đã bay phăng mất để thật khó nhọc, các người lính bạn anh mới moi được từng lóng, từng lóng vùi sâu dưới cát.
Ôi! Những ngón dài cô độc tôi từng yêu mến; đôi tay đã bao lần tạo nên cho riêng tôi những âm thanh rung cảm; đôi tay từng viết gửi về tôi những tờ thư hy vọng; và đôi tay chưa hề một lần dám nắm lấy tay tôi!
[]
Nha Trang, ngày 4/8/1968, Chủ nhật.
Sáng Chủ nhật trời lạnh. Tâm tư tôi càng lạnh hơn khi tỉnh giấc sớm và chợt nhớ đến cái chết của anh. Nha Trang quê hương anh, có ai hiểu rằng chính tôi là người đã gián tiếp tạo nên cho anh điều ấy? Câu hỏi cứ xoáy hoài trong óc như một mặc cảm tội lỗi, càng nhiều hơn khi nhìn cái vẻ sửng sốt của Bà Ngoại và các anh em công nhân trại gỗ trước cái tin dữ đột ngột này. Tất cả đều kêu lên rằng mới hôm nào anh còn ngồi nơi cái bàn này, cái ghế kia, còn uống rượu, chuyện trò, cười cợt...
Thật! Có ai ngờ chỉ mới tuần lễ trước ở Sàigòn, anh còn đưa tôi đi phố Lê Lợi mua sách, còn hiện diện bên tôi trên các con đường có nhiều cây cao? Vậy mà giờ đây anh nằm nơi xa kia, bình thản lạnh lùng và không còn biết chút nào đến từng tấc lòng tôi đang bị dày vò đay nghiến.
Bước đi trên phố Chủ Nhật đông người mà tâm tư cứ mãi vấn vương theo một bài hát (một kỷ niệm) cũ. Mùa hè năm 1965, anh vào Sàigòn, đến ở nhà tôi. Một buổi, anh cầm guitare tự đệm và hát nho nhỏ bài Ngàn Năm Mây Bay (của Nguyễn Hiền) cho chúng tôi nghe. Những lời ca lập tức đi thẳng vào tim tôi, để từ đó, hễ nghĩ tới anh là tôi liên tưởng ngay đến bài hát và buổi chiều mùa hè Sàigòn 1965 năm cũ...
Chiều tím không gian mênh mang niềm nhớ
Mây bay năm xưa còn đó, đâu tìm người hẹn hò
Nhìn áng mây trôi đem bao ngày tháng
Tâm tư buồn lúc thu sang mà tiếc nuối dĩ vãng.
Nhớ khi ta quen nhau trong chiều vắng êm êm câu ca trầm
lắng. Cung đàn lòng nhịp nhàng
Mộng ước mai sau bên khung trời sáng, đôi tim hòa khúc yêu đương, đời là vạn niềm thương
Cầm tay nhau ngậm ngùi sao không nói, Ðếm sao rơi mà e
lúc chia phôi, Gió trút mãi lá vàng bóng hiên ngoài
Ðể lòng nghe xa vắng trong đêm dài
Nhớ nhau khi mây vương vương mầu tím, dư âm năm xưa trìu mến mang một lời thề nguyền
Ngàn kiếp mây bay không phai niềm nhớ,
Thu sang lòng thấy bơ vơ, giờ chỉ còn mộng mơ
Trước một hiệu sách, tôi đã thốt ngơ ngẩn khi nghĩ rằng không bao giờ nữa còn dịp gửi tặng những tác phẩm mới in cho một người lính nghèo đồn trú nơi vùng hỏa tuyến.
Ôi! Quảng Ngãi! Vòm trời ngập tràn khói lửa, trọn kiếp này đã trở thành một ám ảnh cho tôi! Nơi đây ghi đầy những bước chân gian truân của anh và đồng đội, nơi đã đón nhận những cánh thư xa từng đem cho anh niềm hạnh phúc. Cũng nơi đây, anh nằm xuống với trái tim tan vỡ, hai chữ "yêu em", anh chưa kịp một lần được thốt! Và mối tình câm lặng, anh đành đem theo về thế giới âm u. Sao tôi lại mất anh dễ dàng như vậy?
(Xem tiếp Bài 3)
[]
0 comments:
Post a Comment