Những Nhận Xét Về Biến Cố Ngày 1/11/1963 của Các Chính Giới Hoa Kỳ và Một Số Danh Nhân Trên Thế Giới
Liên Thành
(Trích Thích Trí Quang Thần Tượng Hay Tội Đồ Dân Tộc . Trang 239-246)
l1)- Trong cuốn No more Vietnams, Tổng Thống Mỹ Richard M. Nixon đã khen ngợi khả năng lãnh đạo đất nước của Tổng thống Ngô Đình Diêm như sau (trang 70):
“Tổng Thống Ngô Đình Diệm ổn định miền nam Việt Nam như dùng đá xây móng để căn nhà đứng vững. Những thế lực chính trị từ mọi xu hướng đều chỉa mũi dùi vào ông ta. Để thăng bằng những chống đối lẫn nhau, ông đã khóa tất cả lại. Khi mà đá xây móng ấy không còn nữa, người ta mới thấy nó là quan trọng. Thì cũng y hệt như vậy, khi ông Diệm mất đi, toàn hệ thống chính trị Nam Việt Nam bị sụp đổ tan tành, người ta mới nhận rõ vai trò của ông ta đáng quý trọng. Đáng lẽ những kẻ chủ trương hỗ trợ cho cuộc đảo chánh thuộc chính phủ Kennedy phải hiểu điều đó ngay từ đầu, nay thì họ phải cảm thấy quá đau đớn ê chề: Sự lựa chọn ở Nam Việt Nam lúc ấy không phải là lựa chọn giữa ông Diệm và một kẻ nào đó tốt hơn ông, mà là giữa ông ta với một kẻ nào đó tồi tệ hơn ông.”
Cũng trong cuốn No More Vietnams, Tổng Thống Nixon nhận định rằng:
“Chúng ta đã phạm lỗi lầm nguy kịch lần thứ 3 tại Việt Nam khi mà chính quyền Kennedy càng ngày càng thất vọng Tổng Thống Diệm nên đã khuyến khích và ủng hộ cuộc đảo chánh lật đổ ông ta.Tấm tuồng bỉ ổi ấy đã kết thúc bằng việc sát hại ông Diệm và khởi đầu một thời kỳ hỗn loạn về chính trị tại miền nam Việt Nam và Hoa Kỳ phải gởi quân đến tham chiến.
Ông Diệm là một người có những quyết định táo bạo, khởi xướng những công trình rộng lớn, nhằm cải tiến xứ sở của ông ta. Vì vậy mà ông thường làm mất cảm tình của những kẻ tán trợ một đường lối khác, hoặc những kẻ thấy cuộc cải cách của ông đe dọa đến quyền lợi riêng tư của họ mà họ có thể tiếp tục được hưởng.
Tổng Thống Diệm luôn cố gắng giữ tính độc lập của ông, vì vậy mà ông hay bác bỏ hoặc làm ngơ lời khuyên của các Cố vấn Mỹ. Ông không bao giờ chịu nhận lệnh người Mỹ cũng như trước kia không bao giờ nhận lệnh của người Pháp. Ông ta cũng đã từng nói với một phóng viên người Mỹ rằng: “Nước Mỹ có một nền kinh tế huy hoàng và nhiều ưu điểm, nhưng sức mạnh của quý vị ở Mỹ tất nhiên không có nghĩa rằng Hoa Kỳ tự cho mình có tư cách để chỉ huy mọi việc ở Việt Nam nầy, là nơi đang đương đầu với một kiểu chiến tranh mà quý quốc chưa từng có kinh nghiệm”.
Và ông Diệm cũng cho rằng, mặc dầu đôi khi ông có những ý kiến khác với các kế hoạch gia của Mỹ, nhưng Hoa Kỳ vẫn là một đồng minh cuối cùng có thể tin cậy được.
Nhận xét về Phong Trào Phật Giáo Tranh Đấu, trang 65 Tổng Thống Richard Nixon khẳng định việc đàn áp Phật giáo là chuyện hoàn toàn vu khống cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: “Nếu đàn áp Phật giáo là một trong những nguyên do đưa đến cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, cớ đó không còn đứng vững với kết luận của bản tường trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam để điều tra.”
2) - Vào năm 1964 Mao Trạch Đông khi tiếp phái đoàn Nghị Sĩ của nước Pháp viếng thăm Trung Cộng thì Mao đã nói với phái đoàn Nghị Sĩ Pháp như sau: “Tại sao lại phải giết hai người ái quốc của miền nam Việt Nam, rồi lấy ai để thay thế họ?”
3)- Tướng Samuel T.Williams, cựu Trưởng Phái Đoàn Quân Sự Mỹ MAAG ở Việt Nam tuyên bố với ký giả tạp chí National Review trong số 1 năm 1964 rằng: “Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phạm hai lỗi lầm lớn, đó là đổ bộ ở Vịnh Con Heo Cuba, và vụ ám sát Tổng Thống Ngô Đình Diệm.”
4)- Tổng Thống Pakistan Ayoub Khan, nói với Richard Nixon vài ngày sau vụ đảo chánh 1/11/1963 rằng: “Việc giết Tổng Thống Diệm có 3 ý nghĩa đối với nhiều người Á đông:
a)- Trở thành bạn người Mỹ là một nguy hiểm.
b)- Trung lập có giá hơn.
c)- Đôi khi tốt hơn nên là kẻ thù.”
5)- Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Eisenhower phát biểu trong một buổi vận động cho cuộc tranh cử của Thượng Nghị Sĩ Goldwater vào mùa hè 1964 tại Thành phố Philadelphia rằng: “Chính quyền của Đảng Dân Chủ đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm vì Diệm đã dám chỉ trích chính sách ngoại giao của Tổng Thống Kennedy trong việc trung lập hóa Lào vào năm 1962.”
6)- Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Mike Mansfield đã xem việc giết hại Tổng Thống Ngô Đỉnh Diệm là một thảm kịch và ông tuyên bố với nhà báo, bà Marguerite Higgins như sau: “Cuộc đảo chánh đó làm cho người Mỹ phải trả giá đắt bằng chính xương máu của mình cho sự sai lầm đó”.
7)- Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy, là em ruột của Tổng Thống Kennedy, Bộ Trưởng Tư Pháp, và Cố vấn riêng cho Tổng Thống Kennedy. Robert Kennedy đã nói với bà Hammer rằng: “Harriman ghét ông Diệm và cố tranh đấu để được đảo chánh ông Diệm, nhưng lời Cố vấn sai lầm của ông ta đã dẫn chúng tôi đến con đường nguy hiểm.”
8)- Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara: “Chúng tôi công nhận ông Diệm là người có công trong việc xây dựng một quốc gia vốn bị chia rẽ trầm trọng vì lý do tôn giáo và chính trị, và lại còn phải đối phó với quyết tâm xâm chiếm của Cộng sản Bắc Việt. Viễn ảnh tìm một người khác khá hơn ông Diệm chỉ là một sự may ít rủi nhiều.”
9)- Ngoại Trưởng Dean Rusk, vào tháng 4/1963, đã tuyên bố: “Chương trình Ấp Chiến Lược đang gặt hái những thành quả tốt đẹp làm cho tinh thần dân chúng ở nông thôn đã lên cao” và ông đoan chắc rằng “theo nhận xét của dân chúng địa phương thì Việt cộng không có một dấu hiệu nào có thể chiến thắng”. Ông Ngoại Trưởng Dean Rusk kết luận rằng “Việt Nam Cộng Hòa đang trên đà thành công mỹ mãn.”
10)- McCone Tổng Giam Đốc Cơ quan Tình Báo CIA, trong một buổi phúc trình với Tổng Thống Kennedy tại Tòa Bạch Cung, đã nói rằng:
“Ông Diệm là lãnh tụ khá nhất tại Việt Nam và CIA thấy không có một ai có thể thay ông ta được. CIA đã phân tích một số nhân vật có khả năng làm lãnh tụ đã không thấy có người nào có thể cầm quyền và cải thiện tình thế được ngoài ông Diệm.” Ông McCone cũng nói thêm rằng: “Nếu ông là ông bầu của một đội bóng, mà chỉ có một người chuyền bóng, ông phải giữ lại người nầy dù người ấy khá hay dở.”
11)- Tổng Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA, William E. Colby (1973-1975) đã từng nói với McCone rằng “Cái chết của hai ông Diệm, Nhu làm cho ông ta hết sức đau lòng. Ông đã từng quen biết họ và kính trọng cả hai người nầy” và ông Colby đưa ra nhận xét:
“Thực vậy, Tổng Thống Diệm điều hành công việc như một ông quan cai trị dân có tính cách độc đoán nhưng nhân từ. Ông ta dùng quyền lực ép dân phải bắt tay vào những công việc phát triển cộng đồng, vì lợi ích cho chính họ, bất chấp họ nghĩ gì rằng điều đó là thiếu dân chủ. Tổng Thống Diệm cũng hy vọng sẽ thay thế một số cán bộ mà người Pháp để lại vì những người nầy làm việc theo lề lối thư lại, và họ phải được thay thế bằng những chuyên viên sắp tốt nghiệp từ những trường huấn luyện đào tạo về hành chánh, quản trị, theo kiểu mẫu tân tiến của Mỹ”.
William E.Colby ca ngợi việc làm của Tổng Thống Diệm:
“Đường xá được sửa sang. Số trường học được tăng nhanh ở nông thôn. Chương trình ngũ niên xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để thanh toán bệnh sốt rét rừng. Những tiến bộ về xã hội và kinh tế đã xuống tận nông thôn. Đặc biệt là Kế hoạch Khu Trù Mật 1959, bắt đầu có những hứa hẹn tốt đẹp. Những đô thị nông nghiệp được xây dựng trên phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được phân chia thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa.”
Theo William Colby, “để đạt được những thành quả đó là do kết quả của sự cương quyết của Tổng Thống Diệm. Sự cương quyết dùng quyền uy của mình giữa cơn hỗn loạn của đất nước, sự sốt sắng thi hành sứ mạng quốc gia chống cộng như một tu sĩ thi hành sứ mạng thiêng liêng của tôn giáo.” William E.Colby “tiếc rằng người Mỹ không chịu ủng hộ Tổng Thống Diệm.” William Colby nhớ lại rằng “Ông Diệm đã thoát hiểm trong tình hình hỗn loạn tồi tệ vào năm 1955 và tin rằng ông ta sẽ thoát hiểm được một lần nữa nếu chính phủ Mỹ giữ bình tĩnh và cho ông ta sự ủng hộ như trước đó.
Cuộc rối loạn Huế và cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm do Mỹ đỡ đầu, tôi coi là một lỗi lầm tệ hại nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam.”
12)- Đại Sứ Maxell D. Taylor: “Ông Diệm là người Việt Nam thấp, tuy 60 tuổi nhưng mái tóc đen nhánh của ông chưa có dấu hiệu hoa râm. Ông có một bộ mặt nghiêm nghị nhưng dễ mến, với cặp mắt mơ màng của con người huyền bí, và vẻ uy nghiêm trầm lặng của một vị thượng quan đã được rèn luyện để được cầm quyền. Ông chủ động và nói năng một cách cân nhắc, chính chắn và rất có tài lái câu chuyện theo hướng mà ông nói phải đi tới.Ông cũng khéo tránh né câu hỏi mà ông chưa sẵn câu trả lời.”
Đại sứ Taylor ca ngợi mục tiêu và triết lý của Tổng Thống Diệm. Dưới mắt ông, Tổng thống Diệm chẳng những không ham quyền bính mà còn là nhà ái quốc tận hiến thân mình cho những lý tưởng cao cả, thích được làm một nhà tu hơn một lãnh tụ chính trị.
13)- Tướng Westmoreland Tổng Tư Lệnh Lực Lượng Mỹ tại Việt Nam 1964-1968: “Tổng Thống trẻ tuổi Kennedy đã tính sai nước cờ, khi đồng ý việc lật đổ Tổng Thống Diệm. Chính hành động nầy đã buộc chặt chẽ chúng ta vào chiến tranh Việt Nam.
Người Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn lẫn Sài Gòn, đều thấy rõ việc họ loại bỏ Tổng Thống Diệm khiến cho những rối ren càng ngày càng bộc phát, bắt đầu thấy mình đã sai lầm nghiêm trọng.
Chính phủ của Big Minh cầm đầu ngay sau khi đảo chánh đã không có chính sách, không có kế hoạch. Họ chỉ dùng cảnh sát lục lọi khắp hang cùng ngõ hẹp để lùng bắt những người đã từng theo Tổng Thống Diệm.”
14)- Richardson Giám Đốc Trung Ương Tình Báo CIA tại Việt Nam. Sau khi đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm, Tướng Harkins, Đại sứ Nolting và Richardson Giám đốc CIA tại Việt Nam cùng lên tiếng:
“Lật đổ Tổng Thống Diệm ngày 1/11/1963 chẳng những không cải thiện tình hình quân sự, chính trị tại Việt Nam như một số người Mỹ suy đoán, mà trái lại còn làm tình hình chung tồi tệ. Những hỗn loạn chính trị đã bắt đầu diễn ra thì quân sự, quân đội Việt Nam Cộng Hòa mãi lo canh gát Sài Gòn và các đô thị lớn để đề phòng phe Tổng Thống Diệm, đã bỏ trống các vùng nông thôn cho Việt cộng. Chính quyền Việt Nam sau khi giết Tổng Thống Diệm chỉ kiểm soát được một số Thành phố lớn, nhưng rất lỏng lẻo. Các đảng phái chính trị muốn tìm chỗ đứng trong tân chế độ nên họ chỉ cần nịnh bợ các tướng lãnh hơn là nghĩ đến quyền lợi của các tổ chức quần chúng.
Tổ chức Phật giáo thì không có lãnh tụ nào đáng giá. Giả thuyết nếu chính quyền giao cho Phật giáo thì càng bi đát hơn là giao cho các tướng lãnh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.”
xXx
Nhận Xét Của Tên Đại Tội Đồ Việt Gian Cộng Sản Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh cho dù là kẻ thù của Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng phải nói với nhà báo W. Burchett và Jacque de Buzon Tổng Lãnh sự của Pháp tại Hà Nội vào tháng 9/1964 rằng: “Ông Ngô Đình Diệm là một nhà ái quốc, ông ta đã hành xử quyền hành theo ý thức độc lập quốc gia của ông, vì thế ông đã phải chịu một cái chết bi đát.”
0 comments:
Post a Comment