00041 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ
LGT: "THẾ GIỚI ĐANG ĐỐI MẶT VỚI TRẬN TẤN CÔNG LỚN NHẤT VÀO SỰ THẬT KỂ TỪ NHỮNG NĂM 1930"! Đó là lời thú nhận chân thành của ông Lord Tony Hall, Tổng giám đốc Đài BBC Luân Đôn, cơ quan truyền thông lâu đời nhất thế giới đã phải cay đắng thừa nhận!!!
Một trong những sự thật kinh hoàng trong giai đoạn lịch sử cận đại của nước Việt Nam chúng ta đã bị bè lũ "mượn đạo tạo đời" Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Khối Ấn Quang bóp méo, tuyên truyền và ngày đêm tung lên mạng xã hội những nhân chứng dổm, những chứng cớ ngụy tạo để bôi nhọ Chính Thể Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo anh minh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm CHẠY TỘI cho tội ác trời không tha, đất không dung của chúng đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam.
Vì thế TRẢ LẠI SỰ THẬT cho lịch sử là một thúc bách lớn đối với website Chính Khí Việt Net! Cho nên tất cả những gì được trưng bày ở đây bằng hình ảnh, bằng những bài viết của rất nhiều nhân chứng sống thời kỳ 1954 -1963, dựa trên những sự thật không thể chối cãi của lịch sử sẽ là những tài liệu đúng đắn nhất nhằm đánh tan những luận điệu tuyên truyền của tập đoàn Việt Gian Cộng Sản nói chung và của băng đảng tập đoàn Ma Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hậu thân Phật Giáo Ấn Quang nói riêng đã, đang tìm đủ mọi cách để bôi nhọ và xuyên tạc rằng chúng "đấu tranh" cho cái chúng gọi là Phật Giáo của chúng bị bách hại!!!???
Tài liệu dưới đây là quá trình tìm hiểu, thu thập, tổng hợp và nhận định của Chính Khí Việt, bút danh của anh Joseph L. Phạm trong hai thập niên qua đã được đăng trên các diễn đàn yahoogroups, facebook, các website của người Quốc Gia Tỵ Nạn VGCS....
Chúng tôi xin chân thành giới thiệu đến độc giả trong và ngoài nước với mong ước Sự Thật Của Lịch Sử không bị mai một, không bị bóp méo, không bị tuyên truyền và xuyên tạc trong âm mưu bôi bẩn những vị lãnh đạo và Quân - Cán - Chính Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn Lịch Sử 1954 - 1963!!!
Minh Thư Nguyễn
Ngày 01 Tháng 01, 2020
VINH CON.....
QUỶ CHÙA hý lộng giỏi vô ngần !
Vừa rớt nạ mang đã hiện thân
Õng ẹo lừa ni theo Cộng-sản.
Vuốt-ve dụ sãi bái Vô-thần.
Ă n chay ngủ gái đêm đêm lén.
Nhậu rượu tụng kinh bữa bữa mần.
Ái mộ bao người nay sáng mắt,
In như nằm mộng vẵng chuông ngân.
TDT, NOV-07-12
Ngô-Phủ
Nguyễn Phúc Liên Thành Kính gởi:
-Đồng bào Quốc nội và Hải ngoại.
-Quý chiến Hữu QLVNCH/CSQG Việt Nam Cộng Hòa
XIN PHỔ BIẾN RỘNG RÃI
Với lòng quý mến và tưởng nhớ các Chiến Hữu Cảnh Sát Quốc Gia thuộc Bộ chỉ Huy CSQG/THỪA THIÊN –HUẾ đã cùng tôi tham gia trong hành động ngăn chận kịp thời cuộc tấn công của đặc công cộng sản vào làng Phủ Cam, một làng Công Giáo, nhân Lễ Giáng Sinh 1970:
-Thiếu Tá Trương Công Ân
Phụ tá Ngành Cảnh Sát Đặc Biệt BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế
[Đã từ trần vào ngày 14/10/2019 tại Nam Cali, USA].
-Thượng Sĩ Nguyễn Trọc
Trưởng Toán Cận Vệ.Thuộc Toán Đặc Nhiệm BCH/CSQG/Thừa Thiên Huế.
[Đã từ trần tại Quận Nam Hòa , Tỉnh Thừa Thiên vào năm 2001 sau khi đã định cư từ Hoa Kỳ ngày 1 tháng 5/1975]
Thượng Sĩ Nguyễn Bái
Phó Trưởng Toán Cận Vệ, thuộc Toán Đặc Nhiệm BCH/CSQG/Thừa Thien-Huế.
[Tự sát sau ngày 29/2/1975 sau 1 ngày Việt cộng chiếm Huế]
-Thượng Sĩ Nguyễn Đình Ánh
Chuyên viên truyền tin và Mật mã, thuộc Toán Đặc Nhiệm BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế.
[Tự sát sau ngày 30/5/1975]
-Thượng sĩ Nguyễn Văn Bích
Cận vệ, thuộc toán Đặc Nhiệm BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế
[Tự sát vào ngày 29/2/1957 sau 1 ngày Việt cộng chiếm Huế]
-Thượng Sĩ Lê Cử
Trưởng Toán Đặc Nhiện Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên Huế.
[Tự sát ngày 29/2/1975 sau 1 ngày Việt cọng chiếm Huế.]
-Thượng Sĩ Trương văn Diệp
Phó trưởng Toán Đặc Nhiện Cảnh Sát Đặc Biệt, thuộc BCH/CSQG/Thừa Thiên- Huế
[Hiện định cư tại Denver , Colorado,USA]
-Trung Sĩ Nguyễn văn Thêm
-Trung Sĩ Nguyễn Minh
-Trung Sĩ Nguyễn văn Bé
-Trung Sĩ Nguyễn văn Bằng
-Trung Sĩ Lê Văn Mễ
Năm Trung Sĩ trên thuộc Toán Đặc Nhiện Cảnh Sát Đặc Biệt BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế.
[Tất cả đã biệt tích sau ngày 30/5/1975 tại Huế]
Các Anh!
Ân, Trọc, Cử, Bái, Ánh,Bằng, Thêm, Mễ, Bé, Diệp,Bích, Minh!
Hôm nay là ngày 24 tháng 12 năm 2019, gần đến ngày Lễ Giáng Sinh, tôi lại nhớ đến các Anh. Nhớ ngày xưa chinh chiến chúng ta ở bên nhau, bây giờ thì kẻ còn, người ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở lại.
[Tôi,Thiếu Tá Trương Văn Vinh Chỉ Huy Phó BCH/CSQG/Thừa Thiên-Huế, hiện ở Nam Cali, Đại Úy Trần Văn Tý Đại Đội Trưởng Đại Đội 102 Cảnh Sát Dã Chiến hiện ở San Diego, Cali, Đại Úy Trần Văn Trinh Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực hiện ở Seattle, Washington State, Thiếu úy Hoàng Công Sũng Nam Cali]
Nam Cali, USA, những ngày nầy trời ở đây thật lạnh và có mưa, như đêm mà anh em chúng ta âm thầm ngồi đợi Cộng quân xuất hiện trong cơn lạnh buốt của đêm đông xứ Huế, tại khu vườn của ngôi Chùa nơi xóm nghèo An Lăng, vào đêm 23/12/1970.
Mới đó, nửa đời người đã qua đi, tôi ngồi nhớ đến các anh mà không ngăn nỗi dòng nước mắt tuôn trào, giờ tôi còn lại đây, sống với nỗi cô đơn tột cùng, và với những kỷ niệm của những ngày tháng cũ, cùng với các anh, chúng ta những người Chiến Sĩ Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa cùng nhau kề vai, gánh vát khổ nạn của Tổ Quốc điêu linh, Dân Tộc đọa đày trước làn sóng xâm lăng của Bắc quân cộng Sản Việt Nam.
Người xưa thường nói: “Sống gởi ,thác về”
Thôi,các anh về trước, tôi và một số anh em còn lại sẽ về sau!
BỘ CHỈ HUY CẢNH SÁT QUỐC GIA THỪA THIÊN-HUẾ ĐÃ NGĂN CHẬN KỊP THỜI KẾ HOẠCH TẤN CÔNG, TÀN SÁT ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO LÀNG PHỦ CAM, VÀO NGÀY LỄ GIÁNG SINH 1970 CỦA ĐƠN VỊ BIỆT ĐỘNG THÀNH, THUỘC TỈNH ỦY THỪA THIÊN-THỊ ỦY VIỆT CỘNG HUẾ.
Ngôi chùa An Lăng này nằm về phía tây Nam Thành phố Huế, chỉ cách thành phố khoảng hai cây số, đối diện với trụ sở xã Thủy Phước, cách làng Phủ Cam khoảng một cây số và nằm gần lăng Vua Dục Đức và Vua Thành Thái tại làng An Lăng.
An Lăng là một xóm nhỏ cạnh núi Ngự Bình, nằm trên trục xâm nhập của cán bộ thành từ vùng Tứ Tây, Ngũ Tây về Thành phố Huế.
Lời khai của Hoàng Kim Loan về ngôi chùa và ông thầy Ngoạn, đã phù hợp với tin tức và hành động của chúng tôi vào gần cuối tháng 12/1970.
Vào ngày 17/12/1970, nguồn tin tình báo viên xâm nhập gởi về cho hay Thiếu Tá Việt cộng Nguyễn Đối, bí danh Thanh Bình, thuộc ban An Ninh Thành ủy Huế và một toán đặc công thành, sẽ về ém quân trong ngôi chùa này vào khuya ngày 23/12/1970, để tối hôm sau, vào đêm Noel 24/12/1970, lợi dụng hàng ngàn người đi xem đèn, xem máng cỏ Chúa Hài Đồng tại xóm đạo Phủ Cam, bọn chúng sẽ trà trộn vào đám đông và bất thần tung cuộc đột kích vào làng Phủ Cam để tàn sát dồng bào Công Giáo nhân ngày Chúa sinh ra đời.
Tôi họp ban tham mưu soạn thảo kế hoạch hành quân phục kích ngay tại ngôi chùa An Lăng. Ưu tiên một là bắt sống tên Thiếu Tá Việt cộng An Ninh Thành ủy Huế Nguyễn Đối, nếu tình huống không thuận tiện thì tiêu diệt toàn bộ bọn chúng.
Cuộc phục kích này sẽ do tôi chỉ huy, với 9 nhân viên CSĐB. Họ là những quân nhân có kinh nghiệm hành quân tác chiến, là những đồng đội của tôi, đã theo tôi từ Nam Hòa biệt phái về CSQG từ 1966.
Tôi đích thân chỉ huy cuộc phục kích này vì 3 lý do:
1- Đây là cuộc phục kích ngay trong chùa, mà hậu quả có thể đụng chạm lớn đến tôn giáo, và nhất là niềm tin của Phật giáo đồ, hậu quả thật khó lường.
2- Tôi là Sĩ quan quân đội, đã từng là Đại đội trưởng tác chiến, ít nhiều thì tôi vẫn có kinh nghiệm về hành quân, phục kích, chạm địch, hơn anh em Sĩ quan Cảnh sát Quốc gia.
3- Đây là một trách nhiệm nặng nề, và có thể đụng chạm đến Phật giáo. Tôi là cấp chỉ huy, phải nhận lãnh mọi hậu quả về hành động này, tôi không muốn anh em thuộc cấp dính vào.
Đại Úy Ân trưởng Phòng CSĐB, phái một nữ nhân viên thuộc Biệt Đội Thiên Nga và một nam nhân viên CSĐB, đóng vai cặp tình nhân viếng cảnh chùa, họ có nhiệm vụ quan sát tỉ mỉ và ghi nhớ về vẽ lại sơ đồ ngôi chùa từng chi tiết một, từ ngôi chánh điện, khu nhà trai, ngõ trước, cửa sau, tóm lại không bỏ sót một điểm nhỏ nào.
Tôi cũng họp với Cố vấn CSĐB, và viên Thiếu Tá Cố Vấn chương trình Phụng Hoàng, báo cho họ biết kế hoạch của tôi và yêu cầu họ nếu có thể được, cung cấp cho tôi một số không ảnh vùng chùa An Lăng, để tiện nghiên cứu, hướng và đường đột nhập vào chùa của tên Thiếu Tá Đối và đám đặc công của hắn, hầu tôi có thể đặt toán phục kích đúng hướng bọn chúng đi vào.
Bốn ngày sau, 21/12/1970, tôi đã có tấm họa đồ với đầy đủ chi tiết do Đại Úy Ân cung cấp và 6 tấm không ảnh do cố vấn phòng CSĐB cung cấp. Như vậy đã quá đủ đồ nghề, dư sức chơi với đám giặc cỏ.
Sau khi nghiên cứu, tôi quyết định sẽ bố trí toán phục kích nằm về hướng Bắc của sân chùa, vì hướng Nam sân chùa là con đường mòn, nối liền từ cồn mả phía ngoài vào chùa, bọn Việt cộng sẽ dùng con đường này để đi vào, và như vậy, khi toán phục kích của chúng tôi nổ súng, thì đạn đạo sẽ đi từ hướng Bắc xuyên ngang sân chùa về hướng Nam không đụng vào chùa.
Đêm 23/12/1970, 19 giờ 10 lực lượng của chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi có 3 tổ, mỗi tổ 3 nhân viên, theo kế hoạch bố trí hàng ngang, nằm về phía Bắc sân chùa. Tôi ở tổ 1, nằm ở vị trí đầu của toán phục kích. Tất cả được trang bị M16, và không mang theo lựu đạn, vì địa thế hẹp không thể xử dụng, và có thể gây hư hại nặng cho chùa.
Lực lượng trừ bị có hai trung đội CSDC, và 20 CSĐB do Đại Úy Tý, và Đại Úy Ân chỉ huy, trực tại BCH sẵn sàng tiếp ứng khi tôi yêu cầu.
Khoảng gần 20 giờ 15 ngày 23/12/1970, chúng tôi xuất phát từ BCH.
Huế vào những ngày gần lễ Giáng Sinh trời thật lạnh, ai đã từng ở Huế mới thấm được cái lạnh của Huế, lạnh cắt da, lạnh luồn vào thân thể, mặc bao nhiêu áo cũng không đủ ấm. Đêm nay quá lạnh, lại có từng cơn mưa nhẹ, vì đi phục kích nên chúng tôi không một ai mặc áo mưa.
An Lăng là một xóm nghèo hầu như mọi nhà đều không có đèn điện, chỉ ánh đèn dầu le lói bên trong. Chúng tôi đổ quân cách ngôi chùa khoảng gần một cây số, len lỏi vào bóng đêm vắng lặng, chúng tôi tiến dần đến mục tiêu, thời gian di chuyển chỉ khoảng gần hai mươi phút. Nhìn đồng hồ dạ quang, bây giờ là 21 giờ 20, chúng tôi đã ở sát hông chùa. Ngôi chùa nằm im lìm trong bóng đêm, chỉ có hai ánh đèn nhỏ bên trong khu nhà hậu trai. Từng tổ một, chúng tôi âm thầm tiến vào vị trí phục kích. Tôi khom người nhẹ nhàng đến từng tổ kiểm soát và nhắc lại một lần chót, rất nhỏ:
- Tôi sẽ khai hỏa trước, địa thế quá chật, cẩn thận kẻo bắn lầm nhau. Không được ho, không được hút thuốc.
Tôi trở về tổ 1, tổ chúng tôi có bốn người, dưới cơn mưa, lạnh, ngồi sát vào nhau cho ấm và chờ đợi...
Mưa vẫn tiếp tục, thật lạnh, và bóng đêm dày đặc, thỉnh thoảng chúng tôi lại nghe tiếng chó sủa từ thôn xóm xa vọng lại. Im lặng và chờ đợi...
21 giờ 50 phút có tiếng động ở phía nhà hậu trai, cánh cửa bật mở, một người từ trong nhà hậu trai bước ra, tay cầm cây đèn dầu trên tay, ánh đèn dầu soi rõ mặt người đó, tôi giật mình: Ông Thầy Ngoạn! Thầy Thích Thiện Lạc. Ông ta cầm cây đèn dầu đi một vòng chung quanh chùa rồi trở vào bên trong nhà hậu trai kép cửa lại.
22 giờ 30 phút, cánh cửa nhà hậu trai lại mở, lần này thầy cầm cây đèn đưa cao lên và đi ra sân chùa, tiến về phía Bắc sân chùa, chỉ cách chúng tôi một thân cây cổ thụ to lớn. Chúng tôi đang bố trí phía sau thân cây, sát bụi hoa bông cẩn, ông ta dừng lại để cây đèn xuống đất, vén áo cà sa, thoải mái tè vào gốc cây cổ thụ Mộc lan, tè xong ông lại cầm đèn trở lại nhà hậu trai khép cửa. Chúng tôi ngồi cứng người, nín thở, chỉ sợ ông ta phát giác, nhưng may ông ta không thấy chúng tôi.
23 giờ 10 phút, lần thứ 3, thầy Ngoạn lại mở cửa cầm đèn đi hai vòng quanh chùa, lại trở vào nhà hậu trai. Có lẽ đây là lần cảnh giới thứ ba của ông ta, và hai lần cầm đèn đi chung quanh chùa là dấu hiệu báo cho Việt cộng biết tình hình an toàn, bọn chúng có thể vào chùa.
Chúng tôi vẫn ngồi co mình chờ đợi. Tiếng chó bắt đầu sủa dồn cuối xóm An Lăng, từ hướng Nam, tôi nói nhỏ cho Trung Sĩ Ánh sát tôi, chuyền cho các tổ sau chuẩn bị, có thể bọn Việt cộng sắp xuất hiện.
Khoảng mười phút sau, ba bóng người xuất hiện, ba tên Việt cộng tổ tiền sát. Bọn chúng mặc quần đùi, tay cầm súng tiểu liên AK di chuyển chậm và nhẹ nhàng không nghe tiếng động. Ba tên túa ra ba góc cuối sân chùa quan sát. Khoảng ba phút sau một tên đi lộn lại về lối đường mòn và biến mất trong bóng đêm.
Với kinh nghiệm trong đời lính tác chiến, chúng tôi hiểu tên đi ngược trở về là để báo cho toán sau biết tình hình, và hướng dẫn, hộ tống nhóm chính vào chùa.
Quả đúng như chúng tôi tiên liệu, khoảng 10 phút sau, 7 tên Việt cộng xuất hiện ngay cuối sân chùa. Rất nhanh, tôi nhẹ nhàng làm thủ lệnh cho Trung Sĩ Ánh và tôi tác xạ vào mục tiêu 7 tên Việt cộng, 2 anh em kia trong toán tác xạ vào 2 tên đang đứng gác cuối sân chùa. Nhẹ nhàng mở khóa an toàn, một, hai, ba... Bốn loạt đạn M16 nổ chát chúa vào đám Việt cộng, hai tổ sau cũng rất nhanh đồng loạt khai hoả.
Tiếng đạn nổ lớn trong sân chùa, 3 trong 7 tên rớt ngay tại chỗ nằm yên không dậy. Vừa bóp xong băng đầu tiên, chúng tôi đồng loạt lăn người sang chỗ khác, bọn chúng bắn trả hàng loạt AK về phía chúng tôi, chúng tôi bắn thêm loạt đạn thứ hai, bọn chúng tung lựu đạn về phía chúng tôi, tôi la to:
- Lựu đạn.
Bốn tiếng nổ thật lớn, sau 4 tiếng nổ, những tên còn lại ù té chạy vào bóng đêm. Tôi không cho lệnh truy kích vì sợ anh em gặp nguy hiểm, và cũng cần phải kiểm soát ngay xem anh em chúng tôi có ai bị thương, hoặc tử thương không, cũng may chỉ có 2 người ở tổ thứ 3 bị thương ở chân và bắp vế. vì bị mảnh lựu đạn, máu ra hơi nhiều. Chúng tôi cấp thời dùng băng cá nhân băng bó cho cả hai.
Hệ thống truyền tin FM1 bắt đầu đầu hoạt động:
- Tango... Tango, ông có sao không? Chúng tôi nghe rõ tiếng súng và 4 tiếng nổ lớn ở hướng ông. Đó là giọng nói của Ân, rồi đến Tý, Trinh, và phó Vinh.
Tôi trả lời họ:
- Chúng tôi đang chạm địch ngay trong sân chùa An Lăng, khoảng một tiểu đội Việt cộng. Hai anh em bị thương nhẹ. Hạ được ba tên. Cho xe cứu thương và Bác Sĩ Hồ Đại Đội Phó đến ngay để lo cho hai anh em bị thương. -- Tý nói:
- Nhận rõ. Tôi đưa 2 trung đội đến tiếp viện cho thẩm quyền ngay.
Trong khi chờ đợi, Trung Sĩ Ánh và Trung Sĩ Trọc thay phiên nhau giựt một số hoả châu cầm tay lên trời, ánh sáng hoả châu nhỏ soi sáng đủ cho chúng tôi nhận rõ 3 xác Việt cộng nằm ngay sân chùa.
Để lại một tổ giữ an ninh phía ngoài, tôi cho hai tổ kia vào chùa lục soát, Không có gì trong chùa, tôi cho lệnh bắt Thích Thiện Lạc tức thầy Ngoạn còng tay dẫn ra sân.
Hai trung đội CSDC, Tý, Ân, Vinh, Hồ, Trinh và Đại Úy Trịnh Công Hà, Quân Trấn Phó, chỉ huy 2 chiếc Commando car của Quân Trấn Huế cũng đã vừa đến tiếp viện cho tôi.
Hà là em ruột của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, hai chúng tôi là bạn học thân tình từ thuở nhỏ, và tôi cũng là sư huynh của hắn trong Judo Club Huế, hắn đai nâu, tôi đai đen. Ra đời hai thằng cùng ở lính, hắn về Quân Trấn, tôi biệt phái Cảnh Sát, cả hai cùng một nhiệm vụ giữ gìn an ninh Thành phố Huế. Ban đêm đang đi tuần tiễu vòng đai thành phố, nghe tôi đụng giặc, hắn đi cứu, gặp tôi hắn hỏi:
- Liên Thành, có hề hấn gì không?
- Việt cộng nghe xe tăng của ông đến, chạy hết rồi, có gì thì đã nằm ngay đơ rồi, đâu còn nói chuyện được với ông. Cả hai đứa cùng cười. Bây giờ thì hắn định cư tại Sacramento.
Tý rải 2 trung đội CSDC bố trí quanh chùa, hai Commando car của Đại Úy Hà đậu ngay cổng. Mọi người đều đổ dồn đến 3 xác Việt cộng nằm giữa sân chùa. Tôi nói Đại Úy Vinh, Chỉ huy phó:
- Vinh, anh liên lạc với cuộc Cảnh sát xã Thủy An và ông xã trưởng đến ngay để lập biên bản, sau đó anh giao cho xã chôn cất họ cho đàng hoàng, dù sao thì họ cũng đã chết rồi. [Tôi còn nhớ ông xã Trưởng Thủy An là Nguyễn Mạnh, sau vụ này khoảng 8 tháng sau, ông ta bị Việt cộng ám sát chết ngay tại cổng nhà của ông ta. Thật tội nghiệp]
Trời sáng dần, cơn mưa nhẹ vẫn chưa dứt và gió thật lạnh, tôi không đạo đức giả, nhưng nhìn ba xác chết trong lòng chợt buồn - Nhưng chợt nghĩ, trước đây vài giờ, nếu mình trúng đạn của họ thì giờ đây mình cũng đã nằm bất động đi vào cõi thiên thu như ba người này. Thôi thì... coi như một lời an ủi cho chính mình, may ra có vơi nhẹ đi nỗi buồn và một thoáng hối hận chợt đến, khi nhìn ba hình hài nằm dài giữa những vũng máu. Trong cảnh máu nhuộm sân chùa vào buổi sáng tinh mơ của những ngày mùa đông xứ Huế, cơn gió lạnh thoảng qua, có chút mùi tanh của máu người, tôi nói nhỏ một mình trong nỗi buồn... “cuộc chiến này quả thật tàn bạo”.
Dân chúng làng An Lăng và Phủ Cam kéo đến xem mỗi lúc mỗi đông, trời đã sáng hẳn. Bất chợt tôi nghe Đại Úy Ân hỏi Thích Thiện Lạc:
- Ông biết ba người này không?
- Tôi biết người nằm giữa là ông Đối, Nguyễn Đối.
- Còn hai người kia?
- Tôi không rõ.
Ân kề tai tôi nói nhỏ:
- Thiếu Tá Nguyễn Đối bí danh Thanh Bình -- Tôi gật đầu.
Chúng tôi rời khỏi chùa vào hồi 7 giờ sáng. Ngày hôm sau không có cuộc biểu tình nào xảy ra để “đả đảo Đại Úy Liên Thành đàn áp Phật giáo, vô cớ bắt bớ tăng ni”.
Nhưng tôi lại gặp một cuộc biểu tình phản đối, mà muôn đời không bao giờ dẹp được, đó là Mẹ tôi. Bà là một người mộ đạo, là đệ tử của Thầy Ngoạn, ngày rằm bà đi chùa của Thầy, anh chị em tôi bà đều đem quy y vào chùa Thầy Ngoạn và ông là người đứng làm lễ quy y cho chúng tôi, anh chị em tôi và ngay cả tôi, đều có Pháp danh do Thầy Ngoạn đặt cho, mẹ tôi nghe tôi bắt thầy Ngoạn bà hốt hoảng nhắn với anh tôi:
- “Nói hắn thả Thầy ra, đời thưở nhà ai hắn lại đi bắt Thầy đã làm lễ quy y và đặt Pháp danh cho hắn, thằng con bất hiếu”.
Mẹ tôi cũng như hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế, họ đối với quý Thầy một lòng tôn kính, điều Thầy nói, việc Thầy làm tất cả đều đúng, tuyệt đối phải nghe lời Thầy dạy. Tôi bắt những tên Việt cộng đội lốt thầy tu, hoạt động cho Việt cộng, Thầy Ngoạn hoạt động cho Việt cộng, chứ đâu bắt Thầy Ngoạn đạo đức tu hành như Mẹ tôi và hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế vẫn lầm tưởng.
Đối với Mẹ, tôi là thằng con bất hiếu, đối với hằng trăm ngàn Phật Tử ở Huế tôi là thằng phản đạo, ''nỗi oan này biết ngỏ cùng ai, thôi đành... kiếp làm thân chịu''.
Từ Huế, nơi xa xôi vạn dặm, nơi ngàn trùng xa cách, ở đây tôi nghe được tiếng vọng những lời hối hận:
- “Tội nghiệp ông Liên Thành, ngày trước mình chửi ông ta là tên phản đạo, bây giờ mới thấy có trật ai đâu, bọn chúng đã lộ mặt là Cộng sản nằm vùng trong Phật giáo. Thật không ngờ”.
Vâng, thật không ngờ, mà quả tình quý Thầy và đồng bào Phật Tử chân chính làm sao ngờ được. Bọn chúng là loại quỷ dữ tu luyện ngàn năm, đã hoá thành tinh, biến thành kiếp người. Chỉ có những thầy Pháp cao tay, họa may mới có thể khám phá và trừ khử được bọn chúng. Nhưng vận nước và Pháp nạn đã đến, có hối hận cũng bằng không.
Trở lại trường hợp của Thầy Ngoạn. Một tuần sau, hồ sơ thiết lập xong, và chuyển sang Hội Đồng An Ninh Tỉnh, Đại Tá Lê Văn Thân, Tỉnh Trưởng né tránh, vì sợ đụng chạm đến Phật giáo, ông đi thanh tra quận, tôi chức vụ Tổng Thư Ký hội Đồng An Ninh Tỉnh, Đại Tá Tỉnh Trưởng chỉ thị tôi thay ông, ngồi nghế Chủ tịch Hội Đồng An Ninh Tỉnh, Trưởng Ty Nội An Tỉnh, Trưởng Ty An Ninh Quân đội, Trưởng Phòng Hai Tiểu Khu, Trưởng Ty Chiêu Hồi, họ là hội viên.
Trưởng Ty Nội An và Chiêu Hồi đề nghị:
''Sáu tháng tù ở cho Thầy Ngoạn và không tái xét.''
Ty An ninh Quân đội và Phòng II Tiểu Khu:
''Một năm tù ở không tái xét.''
Tôi là người quyết định cuối cùng:
''Hai năm, không tái xét, đưa đi Côn Sơn.''
Ông Trưởng Ty Nội An một công chức lớn tuổi phản đối:
- Quá nặng, “nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”, hai năm quá nặng xin hội đồng xét lại.
Tôi lý luận với ông Trưởng Ty Nội An:
- Thưa ông Trưởng Ty, tôi biết ông là một Phật Tử, thờ Phật, kính Thầy, và tôi cũng là một Phật Tử, nhưng trường hợp ông thầy Ngoạn này xin ông hiểu cho, ông ta không phải là kẻ tu hành, mà là cơ sở của ban An Ninh Thành Ủy Việt cộng. Ông ta và đám đặc công Thành do Thiếu Tá Việt cộng Thanh Bình chỉ huy, định dùng chùa An Lăng của ông ta làm nơi xuất phát tấn công trụ sở xã Thủy Phước vào đêm Giáng Sinh. Nếu lực Lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế không phát giác kịp thời, ngăn chặn và phá vỡ âm mưu của bọn chúng, có lẽ một số cán bộ xã Thủy Phước và đồng bào đi dự lễ Giáng Sinh đã bị bọn chúng sát hại. Vì thế hai năm là quá nhẹ.
Thiếu Tá Truật, Trưởng Ty An Ninh Quân đội, và Đại Úy đại diện phòng II Tiểu Khu, nghe tôi lý luận với ông Trưởng Ty Nội An xong cũng đồng ý 2 năm.
Mọi người đều ký vào biên bản.
Ba tuần sau, chúng tôi nhận được báo cáo từ tình báo viên xâm nhập gởi về xác nhận:
'Thiếu Tá Nguyễn Đối tự Thanh Bình thuộc Ban An Ninh Thành Ủy Huế và 2 đặc công đã tử trận vì bị phục kích tại chùa An Lăng'.
Lần này Lực lượng CSQG/Thừa Thiên-Huế đã kịp thời ngăn chặn cuộc đột kích của Việt cộng vào Xã Thủy Phước trong làng Phủ Cam vào ngày lễ Giáng Sinh 24/12/1970.
0 comments:
Post a Comment