CHÍNH KHÍ VIỆT

Monday, February 23, 2015

LỜI TỰ THÚ CỦA THẰNG PHẢN QUỐC LÊ VĂN HẢO

LỜI TỰ THÚ CỦA THẰNG PHẢN QUỐC LÊ VĂN HẢO
Hành trình của một trí thức yêu nước
( In : Huế ,Passé et Présent ; Etudes Vietnamiennes No 37, 1973 )
[Trích Ký ức của GS Lê văn Hảo, bản tiếng Pháp]
Trich dịch nhữngđoạn có liên quan đến lập trường và hoạt động cộng sản của Tác giả
Sinh ra trong một gia đình trưởng giả ở Huế. Của tuổi thơ, tôi chỉ còn nhớ những kỷ niệm hỗn độn, một số hình ảnh, màu sắc âm thanh của những ngày tháng 8 năm 1945 khi lá cờ đỏ sao vàng phất phới trên những đoàn biểu tình dài vô tận gồm người già lẫn trẻ. Tôi không khỏi hết sức cảm động khi nhớ lại hình ảnh của tôi, một chú bé tiền phong hăng hái bước đều đặn theo nhịp trống. Tiếp đến là chiến tranh, di tản về thôn quê [,,,]
Trở về lại Huế,tôi theo học 6 năm ở trường công giáo « Pellerin » và Thiên Hữu, theo chương trình trung học pháp, có giờ đọc kinh xem lễ. Để cho có màu sắc địa phương, mỗi tuần có dạy vài giờ tiếng việt. Các thầy giáo mặc chùng thâm không ngừng nhồi sọ tôi tư tưởng chống cọng sản và có dịp là nói đến lòng tôn trọng nước Pháp (không ai ngờ là chỉ ít năm sau, Điện Biên Phủ sẽ đảo lộn tất cảthứ đó). Nghĩ đến tôi không khỏi đau lòng : là người việt, tôi chỉ có một chút kiến thức sơ sài về ngôn ngữ, văn chương và lịch sử Việt Nam.
Để khỏi phải đi lính, khi lên 17 tuổi cha mẹ tôi gửi tôi sang Pháp. Đậu xong tú tài, Tôi sung sướng được vào học Sorbonne năm 1955 [,,,]
Năm 1959, tốt nghiệp Sorbonne, tôi đã có thể về làm việc ở Huế hay Sàigon. Chính thểDiệm đang nắm miền nam và tạo ảo tưởng một quốc gia thật ổn định. Ông tuyên truyền láo khoét về chính sách quốc gia, về tự do, dân chủ, nhân vị và nhân linh làm một số trí thức trong nước và ngoài nước bị lừa. Nhiều thanh niên cùng tuổi tôi lên đường trở về. Phần tôi tôi chưa thể quyết định được [,,,]
Từ năm 1953 đến năm 1963 tôi chỉ chăm lo đến chuyện học, những biến cố trong nước, những cuộcđàn áp đẫm máu những người kháng chiến cũ, những chiến dịch tố cáo và diệt trừcọng sản rồi đến sự nổi dậy của những người yêu nước, những đấu tranh của những phật tử và sinh viên phật giáo chông lại việc đàn áp tôn giáo. Những chuyện đó tôi không để ý đến, cho đó là chuyện chính trị, không dính dự gì đến tôi, một học giả quyết lánh xa chính trị.
Tuy nhiên mồt vài sự kiện đánh dấu bước đầu của tôi trên con đường chính trị. Năm 1962, tôi làm quen với bác sĩ NKV, lãnh đạo Hội người Việt ở Paris, Tôi thảo luận với ông về tình hình đất nước để biết quan niệm của một người cộng sản và biết thế nào là một người cộng sản yêu nước. Tôi xin thú thực là tôi có thiên kiến chông lại chủ nghĩa cộng sản và chế độ cộng sản. Trong những bạn bè trí thức người Pháp của tôi, một số là công giáo, quan miệm chống cọng sản vô thần của những giáo sư tu sĩ củ của tôi có ảnh hưởng tới thái độ của tôi. Bác sĩ NKV mà hàng trí thức Pháp biết tiếng không chỉ là cọng sản mà con am tường quá khứ và hiện tình củađát nước. Ông tỏ ra điềm đạm, tế nhị, chừng mực, thành khẩn, cởi mở và nồng hậu. Chúng tôi thảo luận rất lâu về hiện tình chính trị và những vấn đề liên quan đến văn hóa viet nam. Thảo luận nhiều khi gay gắt nhưng bao giờ cũng đậm tình thân ái. Mặc dầu vào thời điểm đó tôi chưa thể chia sẽ niềm xác tín và quan điểm của ông, nhưng tôi đánh giá cao những cuộc gặp gỡ như thế. Những buổi thảo luận về độc lập quốc gia, về xây dựng văn hóa, ý nghĩa tự do, về thủ đoạn của thực dân mới làm tôi nghĩ ngợi. Đã gần mười năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ tới Bác sĩ V như một bậc đàn anh, như một người bạn đáng kính đã để lại nơi tôi một cảm tình và một dấu ấn không phai nhạt trong khi tôi lần mò tìm về đất nước,
Một người trí thức khác mà tôi mến chuộng la Giáo sư TVK (Trần văn Khê) [,,,] Tôi thấy ông, cũng như những người việt nam xa quê lâu năm, thường đau khổ khi nghĩ đến quê hương đang bị giày xéo dưới gót giày của mỹ. Những hình ảnn mà chúng tôi thấy trên truyền hình, nhừng vụ càn quét, những đổ nát, những cây dừa gục đầu lá bên bờ kênh, những xác chết, những bộ mặt kinh sợ của phụ nữ, trẻ con, ông già trốn sau căn lều bị tàn phá hay sau hàng rào thép gai, những đổ nát và tang tóc đổ xuông trên miền Nam cũng như miền Bác bởi quân xâm lược Mỹ làm ông xao xuyến và buồn rầu đến mất ăn mất ngủ. Có lần ông nói với tôi là ông có ý định bỏ rơi tất cả sự nghiệp đi khắp thế giới tố cáo những tội ác chiến tranh của Mỹ. Lòng yêu nước nồng nàn và nỗi đau bất lực của ông, ông đã trao cả cho tôi.
Đã đến lúc tôi phải tìm hiểu thởi cuộc và tìm ra cho tôi một chỗ đứng trong cuộc chiến tranh quốc gia. Đó là một đòi hỏi của lương tâm. Tôi không ngừng tự hỏi mình phải làm gì, về nước hay ở lại Paris.
Vào năm 1961, cha CVL(Cao Văn Luận), viện trưởng viện Đại học Huế đến Paris tuyển mộ sinh viên tôt nghiệp về cọng tác. Ngài cho thấy cái yếu kém của Giáo dục Đại học Saigon với những bộ môn hỗn tạp trái hẳn với chương trình của Viện của ngài. Ngài đưa ra những thành tựu đã đạt được và hứa cung cấp đầy đủ điều kiện cần thiết cho chúng tôi. Ngài xem ra sực mùi thánh thiện ở miền Trung, nơi mà, ngoại trừ Ngô đình Cẩn và Tổng Giám mục Ngô đình Thục, ngài có nhiều quyền khá lớn. Hầu như mỗi năm ngài lấy máy bay đi Paris tuyển chọn giáo sư, nhưng rất it người bị cắn câu, tất cả chỉ có vài chục ngưởi (sánh với hàng nghìn người hằng năm đi Hoa Kỳ, Tây Ău hay những nước thân Mỹ khác) trong số hàng trăm người đõđạt. Chúng tôi nghe ngài nhưng trong lòng hoài nghi.
Trong những năm 1060-1963, nhiều người sang Pháp tỵ nạn trong số họ có những công chức cao cấp chính quyền Diệm, những linh mục Pháp hay Canada bị trục xuất khỏi Saigon. Chính thể Diệm mất hết mọi thiện cảm. Một linh mục Hội thừa sai Paris, cựu giáo sư của tôi ở trường Thiên Hữu nói với tôi : « Ngô đinh Cẩn là một tên bạo chúa nhỏ ». Tôi xin ông gỉai thich thêm, ông ghé tai tôi nói nhỏ :« Cẩn là một tên vô loại khát máu. Nó đã giết nhiều đồng bào của ông ở Huế và miền Trung Việt Nam ».
Sống dưới một chính thể như thế làm sao chịu nỗi ! Báo chí tây phương nhiều lần tố cáo chính sách độc tài của Diệm. Nhiều nhà chính trị lưu vong đã đưa ra những bằng chứng về những đàn áp khốc liêt những người kháng chiến cũ, những người mà Saigon cho là Việt cọng, đến cả những người chỉ vì đối lập. Mùa hè 1963 đã nổra vụ đàn áp phật giáo.Tình hình miền namViệt Nam là một cản trở để chúng tôi có thể về cộng tác với một chính thể đã gây ra bao nhiêu đau thương. Đó là chưa kể chính thể đó đã âm mưu chia cắt đất nước làm đôi, tội ác đó lịch sử sẽ in dấu ngàn đời như là một tội ác xấu xa nhất mà chế độ đã làm dưới sự điều khiển của người Mỹ.
Một số người miền nam nuôi ảo tưởng là cuộc cách mạng 1 tháng 11, 1963 đã thay đổi tận gốc cơ cấu của chính thể, sẽ làm những biến đổi xã hội và văn hóa cần thiết. Chúng tôi đã trù tính trở về và bàn đến phần đóng góp của chúng tôi trong lãnh vực văn hóa. Không một ai nghĩ đến làm chính trị. Nhưng rốt cuộc, không một ai về cả vì tình hình Saigon ngày một xấu thêm. [,,,] Suốt cả một năm, vấn đề hồi hương không ngừng làm tôi ray rứt lại được đặt ra một cách khẩn thiết đạc biệt : Ở hay về, đã đến kúc phải lựa chọn [,,,]
Sau khi đã nghe những lời chỉ bảo trái ngược nhau, vào giữa năm 1965 tôi quyết định lên đường trở về. Bác sĩ Viện đã cảnh báo tôi là đế quốc Mỹ gây chiến miền Nam đang áp dụng chính sách thực dân mới qua những giai đoạn từ chiến tranh đặc biệt. qua chiến tranh từmg vùng rồi leo thang đánh Bắc Việt. Nghĩ đến đất nước đang chìm đắm trong khói lửa chiến tranh, tôi ấp ủ một tình thương sâu xa cho miền Nam và miền Bắc, tuy nhiên tôi sẽ về miền Nam ít ra là để trông thấy tận mắt chính sách thực dân mới của tụi Mỹ nó như thế nào. Đàng khác tôi cũng có ý định làm một ít công việc theo chuyên môn của tôi và hết sức góp phần vào việc xây dựng văn hóa và đào tạo. Khi cần tôi sẽ xuống đường với những đồng hương trí thức sinh viên và học sinh yêu nước. Nếu người khác làm được thì sao tôi, một trí thức trẻ có thể đứng ngoài cuộc tranh đấu của đất nước với cặp mắt thờ ơ của một chuyên viên vô trách nhiệm, nép mình trong tháp ngà, không chút xấu hổ bịtiếng lương tâm phản đối ? [,,,]
Thành phố miền Nam những năm 1965-1968
[,,,] Khắp nơi trên đất nước chỗ nào cũng bị thống khổ. Những trái bom made in USA đổxuống trên quê hương chúng tôi và đồng bào chúng tôi. Tôi nhớ lại những cảnh tàn sát dã man mà tôi đã thấy trên truyền hình Pháp. Chỉ nhìn vào Tân Sơn Nhất, tôi đã cảm nhận trong thể lý cú sốc của việc quân đội Mỹ chiếm đóng nước tôi.
[,,,] Mỗi bước chân đều gặp những lính canh Mỹ hay nam Hàn đứng gác trước những dinh thự cao tầng dành cho quân chiếm đóng [,,,] Những khu phố đặc biệt được dành cho người Mỹ và người Nam Hàn, y như những « nhượng địa »thủa nào với những nhà lầu kéo dài hàng trăm mét. [,,,]
Tôi ngừng diễn tả Saigon của quân chiếm đóng Mỹ, Saigon của một thiểu số người Việt, những bộ trưởng, những giám đốc, những công chức cao cấp, những tướng lãnh hay chính trị gia ăn bám, những thứ người đó lợi dụng chiến tranh để làm giàu. Tôi muốn nói dài hơn về một Saigon khác, Saigon của đa số,Saigon của sự nghèo khổ và những người hèn mọn. [,,,]. Thế mà có một ngôi nhà đẹp nổi lên trên những xó lều nầy, có hàng rào thép gai vây quanh như đồn lính. Thếmà đó lại là một Thánh đường ! Có lẽ người ta sợ bị những ngừơi quanh xómđến chiếm đóng chăng, vì nơi đây khô ráo sạch sẽ.Thế ra người ta chỉ cho những người khốn khổ nầy được quyền cầu nguyện mà không được quyền đưa ra kiến nghị,tôi nghĩ mà lấy làm đau xót. [,,,]
Những bố ráp của công an, những thanh tảo đập phá nhà cửa, những cưỡng bách đuổi nhà v. v. xảy ra không ngừng làm đảo lộn nếp sống của khu phố. Tôi tận mắt xem thấy một trong những vụ cố tình đốt nhà vối mục đích đuổi dân lấy đấtđể xây nhà lầu cho lính Mỹ. Khói đen từng khối bốc lên trời, tiếng kêu xé lòng vang lên inh ỏi…[,,,] một cái nồi, một đôi giày bị vất dưới chân một bà già hay một em bé ngồi ngao ngán nhìn ngọn lửa thiêu trụi cái nhà của họ.
Gót giày của GI và lính nam Hàn, cái ách nặng nề của đám phản phúc đã dồn dân Saigon vào chỗcùng cực như thế. Tôi hiểu rõ hơn ý nghĩa của cái gọi là viện trợ Mỹ, của sựliên minh với Hoa Thinh Đốn, của sự nói là bảo vệ quyền tự do. Quang cảnh nhữngđau thương diễn ra dưới mắt tôi để lại trong tim tôi một vết thương đau đớn.
Thành phố thứhai tôi muốn nói đến là Huế, [,,,] Người Huế nhìn người Mỹ vói cặp mắt hận thù và khinh dễ. Khi bọn họ tổ chức tham quan bao giờ cũng có xe bọc thép chỉa súng ra tứ phía. Những diễn hành lối du lịch của tụi cướp đó bao giờ cũng bị bắn những phát súng nguy hiểm do du kích nấp trong những vùng phụ cận Huế.
Nói chút ít về Đà Nẵng. Đó là một thành phố hoàn toàn bị quân Mỹ chiếm đóng [,,,].Các tiệm nhảy đầy ắp lính Mỹ, lính đánh thuê nam Hàn vá lính Saigon [,,,] Du kích vây hãm thành phố trong gọng kềm. Chiến sĩ du kích Hoa Vang truy kích quân Mỹ cả đến trong giấc ngủ. Đêm đêm những phát súng của họ nhắc nhỡ dân chúng : Hãy hy vọng ! Những người yêu nước không buông súng đâu.
Chỉ nhìn vào những thành phố tôi đã xem qua cũng cho tôi thấy đầy đủ những tộii ác của bọn xâm lược Mỹ. Người ta nói đến tự do, đến chủ quyền quốc gia, lòng yêu nước và những thứ vớ vẫn khác, nhưng thực tế là miền nam Việt Nam đã đơn thuần bịquân Mỹ chiếm đóng, chủ nhân ông đích thực của các tỉnh miền Nam không phải là nhân dân hay chính phủ Saigon mà la đoàn quân viễn chinh Mỹ. Tự do chỉ là một lừa bịp. Sự xâm nhập của chính sách thực dân mới được thực thi dưới một hình thức tinh vi hơn vì thế nguy hiểm hơn, Tôi sẽ có dịp nói tới ở một chỗ khác. [,,,]
Trong suốt thời gian ở trong vùng chiếm đóng ie Miền Nam (sic) (p. 157) [,,,]
Vì thế tôi không lấy làm lạ, khi gặp lại năm 1968 trong vùng giải phóng (ie vùng VC p. 160) những đồng nghiệp củ như Tran Ba Chu, giáo sư trường sư phạm Huế, Nguyen Huu Van , gs trường quốc gia âm nhạc Huế, Nguyen van Kiet gs triết học Đại học văn Khoa Saigon, Tôn thất Dương Ky gs ĐH Saigon và Vạn Hạnh. Tất cả họ đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc và đi theo chiến đấu võ trang (p.160) [,,,]
Không gì chán nản bằng khi nhìn thấy đa số sinh viên hỏng thi, 75% mỗi năm. Họ sẽ đi đâu. Họ sẽnhâp ngũ trong quân đội đanh thuê (ie quân đội Saigon) hay tìm nghề sinh nhai khác (p.165) [,,,]
Nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý vói họ [trí thức tả khuynh không theo cọng sản] Đứng trước sựcướp phá đát nước của quân đội viễn chinh Mỹ, ta không thể dừng lại ở đó mà phải hoạt động ráo riết hơn để lật đổ những chính quyền kế tiếp nhau cướp phá dân tộc. Tôi cho hoạt đông của sinh viên phù hơp hơn nên tôi gia nhập hàng ngũ của họ (p, 174)
Mùa Xuân Ly Khai
[,,,]
Một trong những cao điểm của phong trào là cuộc biểu tình ở Huế ngày 22 tháng 4, 1966. Hàng vạn người tham dự - giới trẻ, sinh viên học sinh - họp nhau ở Phu Van Lau bên kia sông Hương, kéo qua cầu Trường Tiền để tuần hành trong khu vực đân cư dành cho quân đội Mỹ. Tôi có mặt trong đám biểu tình đó. Phấn khởi trước lòng yêu nước củađồng bào bị lôi cuốn bởi thanh niên và sinh viên tôi cùng mọi người xuống đường…Quần chúng, nhất là sinh viên và học sinh rất phấn khở bởi sự có mặt của một số đông trí thức va giáo chức trẻ. TBC (Tran Ba Chuc) Đại học sư phạm và tôi được hai sinh viên trao cho một biểu ngữ vừa to vừa nặng mà chúng tôi nâng cao suốt dọc đường.. Báo chí và mật vụ mau mắn quay phim và chụp hình chúng tôi. Một tấm hình được gửi đến tay cha tôi 75 tuổi ở Đà Nẵng ngầm dọa rằng: Ông nên khuyên con ông bớt hăng say không thì… Khi cha tôi cho tôi hay, tôi chỉcười để trấn tĩnh cha tôi trước ý đồ gây áp lực bỉ ổi này.
Tiêng hô rung chuyển cả tường thành : “Đả đảo đế quốc Mỹ”. Khẩu hiệu này thỉnh thoảng lại vang lên. Đây là lần đầu người ta nghe thấy vì người Mỹ vừa bắt đầu ồ ạt tràn vào miền nam. Bất đần người ta hơi ngạc nhiên, nhưng rồi quen dần [,,,]
Tôi lấy làm vinh dự đã tham gia vào những cuộc biểu tình sinh viên trong những ngày hào hứng đó.
Thế là không đầy một năm sau khi tôi về nước, tôi đã thấy hết cái xấu xa của xâm lược Mỹ. cái lệ thuộc nhục nhã của nhà cầm quyền Saigon, những khốn khổ người dân phải chịu và những xáo trộn xã hội do đó mà ra Tôi tán thành và hoàn toàn liênđới với những đồng bào và sinh viên nổi loạn.Trong khoảng 100 ngày đó tôi đã tham dự nhiều cuộc hội với sinh viên và học sinh, khi thì công khai trong những sit-in, khi thì bí mật với một vài cấp lãnh đạo. Chính trong những buổi họp kín đó được định đoạt vàđưa ra các chỉ thi phải thi hành. Cuộc họp có chừng chục người tham dự trong đó N.P., một lãnh đạo sinh viên Y khoa Huế, NT, một giáo sư triết học nổi tiếng ởquốc học Huế vừa là thi sĩ và ký giả, NDX, sinh viên văn khoa, lãnh đạo nhóm sinh viên cảm tử v.v. Chúng tôi họp nhau trong một chiếc chòi riêng biệt ở vùng nội thành được gọi là “hang ly khai”. Đặt tên như thế, chắc là các lãnh đạo sinh viên muốn tỏ ra sụ cương quyết không thỏa hiệp với chính thểSaigon. Không ai bảo ai, nhưng mỗi người đều phát biểu một cách cảm động vì không còn là lúc phải giữ bí mật nữa.. Tôi tham gia phong trào với tính cách cốvấn không phải một lãnh đạo; nhưng chính quyền Saigon cho là thế vì tôi có tên trong danh sách 8 lãnh đạo chạy trốn.
Sinh viên nổi loạn cho ra một tờ báo “Viet Nam Việt Nam!” và tôi hân hạnh được mời giữ chức Tổng biên tập. một trách nhiệm và một hân hạnh lớn tôi không thể từ chối. Số đầu tiên in một bài phân tách tình hình xã hội Nam Việt Nam kể từ khi quân Mỹ ồ ạtđổ vào, tính chất bất hợp pháp của sự có mặt của Mỹ cũng như tính cách tàn bạo của sự can thiệp của Mỹ vào những việc nội bộ Việt Nam. [,,,] Đang lúc in ấn, chúng tôi phải dời máy in về nhà tôi ở trong khuôn viên Đại học để tránh bị trấn áp. Dịp vào Saigon tôi mang theo 100 số báo đó để bí mật phát hành trong giới sinh viên Saigon.
Phong trào tạm thời bị dẹp, cuộc đàn áp bắt đầu bằng việc bắt giũ hàng loạt bị can. Nhũng người lãnh đạo rút lui vào mật khu. Tôi trốn ở Saigon 3 tháng và chỉ về Huế vào dịp nhập học mùa thu 1966. Tôi liền bị tiệu tập đến Phòng thẩm vấn mấy ngày. Đây thực ra là một phòng để sàn lọc các người bị bắt để đe dọa họ chứ không để tra tấn gì. [,,,]
Ông giám đốc cảnh sát thùa Thiên-Huế bắt tôi phải làm tỏ khai những hoạt động của tôi trong thời Ly khai. Tôi thú nhận có tham dự biểu tình trên đường phố, có viết báo Viềt Nam Việt Nam, nhưng tôi không hé môi về những gì xảy ra trong « hang Ly Khai ». Ông bảo tôi phải viết thêm một câu xác định tinh thần chống cọng của một « trí thức quốc gia ». Tôi miễn cưỡng làm theo nhưng nói thầm trong bụng « Ông bắt tôi chống cọng sản, tôi chịu làm trên giấy. Một ngày sẽ dến, ngày đó tôi sẽ thiên theo cọng sản thật sự cho mà coi ! ». Sau đó ý tưởng này nhiều lần trở lại trong tâm trí tôi..
[,,,] Sau nầy tôi mới biết, giáo sư (cùng chung tù với tôi) là một cán bộ bí mật của MTGPMN nhưng vì cảnh sát không có đủ chứng cớ nên phải thả ông ra [,,,]
Sau khi đã đểcho tôi có đủ thời gian suy nghĩ, ông trưởng phòng cảnh sát cho gọi tôi đến và nói với tôi « Giáo sư có biết những người lãnh đạo phong trào sinh viên trốnở đâu không ? Họ lên cả trên núi rồi. Nói thế có nghĩa là ông vì quá dễtin đã bị viet cọng lợi dụng đó.. Tôi không giữ ông lâu hơn làm gì, vì tôi biết ông bị mê hoặc và bị lôi cuốn theo bạo động ngoài ý muốn. Nhưng tôi xin ông từnay chỉ chuyên lo việc giảng dạy. Lần sau nếu ông còn đi biểu tình, bắtđược chúng tôi sẽ kém lễ độ hơn, xin ông nhớ cho.
Lời đe dọa khá rõ ràng. Tôi không biết trong đám lãnh đạo phong trào những ai làcọng sản, nhưng họ hoàn toàn được lòng thiện cảm của tôi. Họ tất cả la sinh viên, trí thức trẻ đầy đức độ, tài năng, nhiệt huyết và tình yêu tổ quốc và đồng loại, hăng say với ý tưởng phục vụ với sự tận tâm của tuổi trẻ.
Tôi tham gia phong trào, thúc đẩy bởi ý muốn đứng về phía chính nghĩa của khối nhân dân và sinh viên. Sự dọa dẫm của nhà chức trách tôi không coi ra gì cả. [,,,]
Mùa xuân 1968
Tháng 9 năm 1967, quá trưa tôi tôi có người lạ mặt đến thăm. Ông người thấp nhưng khá mập. Ông ăn mặc đơn sơ nhưng chỉnh tề. Tôi đã gặp ông ta trước đây, nhưng không nhớ ở đâu. Tôi chỉ biết ông dạy trong một trường trung học. Ông lấy trong túi ra một cuộn giấy to bằng một chiếc đũa đua cho tôi. Đo là một bức thư không đề người gửi lẫn người nhận hỏi thăm sức khỏe tôi vói những lói lẽ hết sức nồng hậu. Tôi nhận ra nét chữ. Ông khách chăm chú nhìn tôi nói « Ông ta bảo tôi đua cho anh »
Sau biến cố Ly khai 1966, người lãnh đạo nầy va cả tôi đều rút vào bí mật. Hôm nay ông ta viết cho tôi chác có ý gì đây. Lá thư làm tôi vui nhưng hết sức lo lắng. Rồi tôi trấn tĩnh ngay trước thái độ
chân thành và thiện cảm của ông khách. Ông nói ông biết hoạt động của tôi vào mùa xuân 1966 và ông hân hạnh đườc làm quen với mồt trí thức yêu nước có thể thổ lộ công việc. Ông còn trao cho tôi một bản đánh máy « Chương trình chính tri của MTGPMN vừa mới được phát hành. Thành phố Huế xôn xao với biến cố này. Tôiđã nghe đài Phát thanh Giải phóng nhưng khong nghe hết.
Từ giã tôi, ông khách nói : Tôi đã đọc rồi, ông ấy bảo tôi nói với anh là anh có thể phổbiến tài liệu đó. Cuộc gặp gỡ chỉ chưa đầy 40 phút, nhưng đã để lại cho tôi mộtấn tượng sâu xa. Tôi vội cất kỹ tài liệu quí giá đó vào chỗ an toàn, mãi đến khuya, khi mọi người đi ngủ tôi mới đưa ra đọc. Chương trình chính trị của MTGPMN đã làm tôi hiểu rõ nhiều vấn đề. Nó có cách giải thích các sự kiện làm sáng tỏ hẳn ý nghĩa của việc quần chúng đấu tranh. Tôi đọc đi đọc lại mà không thấy còn gì phải thắc mắc,. Một miền nam độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, phồn thịnh tiến tới thống nhất quê hương là điều tất cả đều chờmong, nhất là hàng trí thức Việt Nam. Sau nầy tôi được biết, một số đông bạn bè của tôi cũng nhận được một bản tương tự một cách trực tiếp hoặc qua trung gian.
Từ khi chương trình được phổ biến chúng tôi nghĩ phải làm một cái gì thích ứng với những biến cố. Tài liệu làm chúng tôi phải suy nghĩ và lựa chọn. Vấn đề đặt ra cho các trí thức yêu nước là phải trả lời thế nào và phải hành động thế nào để bảođảm thắng lợi của nó. Chúng ta đã có dịp và có thì giờ để thấy tận mắt quân xâm lược Mỹ và sự phản trắc hèn hạ của bè lũ bù nhìn. Ai đã để cho Hoa thịnh Đốn đổbộ quân đội vào miền Nam ? Thiệu Kỳ là ai ? Với danh nghĩa gì hai tên lính củ của quân đội Pháp đã một thời cầm súng chống lại dân mình bây giờ lấy danh nghĩa gì mà đại diện cho tiếng nói người dân ? Chỉ có một câu trả lời cho tất cả các câu hỏi đó : chính bọn Yankees và đám bù nhùn của chúng dã gây ra chiến tranh. Để đi đến độc lập và tự do, muốn có hòa bình và hạnh phúc phải trút bỏ cái ách của Hoa Thịnh Đốn và Thiệu Kỳ do chúng dàn dựng lên.
Tôi nhớ lại hồiđó, một vài trí thức có tuổi, cựu chiến binh của Kháng chiến lần thứ nhất, những người từ 1954 đến 1967 không bao giờ cọng tác với chính quyền Saigon, họ im lặng chờ thời, những người đó bắt đầu móc nối với những trí thức lứa tuổi 30, 35 để thảo luận cái gì phải làm. Cuối 1967 một giáo sư đại học đã mời một sốanh em chúng tôi thành lập một tổ chức trí thức yêu nước. Cuộc họp diễn ra trong bí mật. Sau bữa tiệc, chúng tôi chơi nhạc trước khi bàn đến chính trị.Chương trình MTGPMN được mổ xẻ để trả lời cho những đòi hỏi cấp bách hiện thời, tóm lại, chúng tôi
kiểm điểm lại những biến cố xảy ra từ khi Thiệu Kỳ cầm quyền, đánh giá chương trinh mặt trận và nhận thấy cần phải thành lập một tổ chức chính trị qui tụ tầng lớp trung lưu thành phố. Có thể lấy tên là Lực lượng dân chủ và hòa bình. Cái tên đó sẽ còn là đối tương để thảo luận thêm. Nhóm chia nhiệm vụ cho mỗi thành viên liên lạc với những nhân vật có tiếng trong giới trí thức, nhà văn, nghệsĩ, trưởng giả quốc gia v.v.. Chúng tôi nhận được nhiều hưởng ứng trong tầng lớpđại học. Nhóm thành công rất khả quan. Chúng tôi gặp nhiều người yêu nước chỉ chờviệc thành lập một tổ chức xứng hợp để ra tay hành động.
Tuy nhiên, mùa xuân 1968 sắp đến nơi. Một cái gì sắp xảy ra, người dân cảm thấy như thế. Trong thâm tâm chúng tôi có những cảm giác khó tả,
Đến gần Tết, người vào kẻ ra tấp nâp. Nhiều người ta ra khỏi thành Huế. Những đoàn người từ các quận tỉnh Thừa Thiên tiến vào thành phố. Chợ hoa ở bên cầu Trường tiền đông nghịt. Hoa đào vàng lẫn hoa thược dược đỏ. Thành phố nhộn nhịp hơn những năm trước, có cái gì đó bất thường, Tuy nhiên chúng tôi không thể ngờ rằng chúng tôi sắp có một cái Tết khó quên, trong một khí thế phấn khởi như năm 1789 khi Quang Trung đại thắng quân xâm lăng nhà Thanh. (sic !)
Chỉ vài giờ sau khi tấn công, lực lượng cách mạng và dân chúng đã làm chủ thành phố. Cỏ Mặt trận ( ?) phất phới trên kỳ đài thành nội thay cho cờ bù nhìn. Đó là ngày 31 thàng 1, 1968 vào khoảng 8 giờ sáng. Cờ của Liên Minh phất phới bên cạnh cờ của Mặt trận trên các công sở. Liên Minh kêu gọi dân chúng cùng nổi dậyđể dành lại thành phố bị kẻ thù chiếm đóng từ 20 năm nay. Ba ngày sau, quân Mỹ bắt đầu bỏ bom Huế,
Lực lượng cách mạng họp hội nghị với Liên Minh để thành lập một chính quyền cách mạng với mụcđích cai quản thành phố và chuẩn bị phản kích. Ngày 15 tháng 2 năm 1968 Ủy Ban nhân dân cách mạng Thừa Thiên Huế được thành lập và tôi làm chủ tịch. Tuy nhiên chiến đấu đang diễn ra khốc liệt. Những gương can đảm và xả kỷ làm chúng tôi phấn khởi trong những ngày anh hùng này. Sau 23 ngày chiến đáu kịch liệt,lực lượng cách mạng phải bỏ thành phố để tránh cho Huế khỏi phải tiêu diệt theo kiểu diệt chủng của Mỹ,
Trên đường từ Huế đến vùng giải phóng, mắt tôi mở ra trên những tội ác của bọn xâm lược Mỹ. Những làng như La Chu, Van xa, Thanh Luong (huyện Huong Tra) dọc quốc lộ số 1 trong số nhiều làng khác bị san bình địa. Vô số hố bom đã thay chỗ cho nhà cửa . Ỏ trung tâm thành phố, bọn xâm lược Mỹ đã tưới lên trên những xóm đông dân cư các thứ bom bi, bom đốt bom nổ, bom phosphore, bom gaz. Hàng vạn ngôi nhà bị thiêu hủy, hàng nghìn người bị giết hay bị thương.
Những năm sau này, mặc dầu Mỹ ồ ạt đổ quân vào Việt nan, tôi không hoàn toàn tin là Mỹ diệt chủng, nghĩ rằng trong chiến tranh không tránh khỏi đánh giết và tàn phá. Một sốngười còn cho là phía bên kia đã thổi phồng lên những tội ác của lính Mỹ. Đành rằng họ phải chịu trách nhiệm những xáo trộn xã hội, làm hư thuàn phong mỹ tục, sinh hối lộ, nhưng không tin là họ ném bom bừa bãi vói mục đích tiêu diệt. Tôi có thể quả quyết bây giờ là Mỹ đã làm như thế. Tội diệt chủng của bọn băng dảng (gansters) Mỹ là một điều hiển nhiên. [,,,]
Khi vừa tới vùng giải phóng, tôi gặp lại nhiều người quen thuộc kể cả những người bạn và học sinh của tôi. [,,,]
Tôi thật vui sướng về những tiến triển của thời cuộc. Trong các thành phố, tình hình rất sôi động. Sau Huế là Saigon va Đà nẵng được thành lập Liên Minh các lực lượng quốc gia độc lập và hòa bình, Ủy Ban Trung ương đứng đầu là Trịnh đình Thảo đã cống hiến mộtđóng góp quan trọng trong việc thanh lập Chính phủ cách mạng lâm thời và Chính phủ miền Nam Việt Nam Một kỷ niệm không bao giờ quên trong trí tôi là cuộc viếng thăm Liên Minh của đại diên Trung ương Đảng cộng sản ở Hà nội.
Chúng tôi được vinh dự to lớn là được tiếp kiến bởi Chủ tịch Hồ chí Minh, vị lãnh đạo hết sức kính phục và yêu mến ở Bắc và Nam Việt Nam. Những trí thức miền nam luôn hướng con mắt về phía Bắc, nghe qua Đài phát thanh những lời chúc Tết của Ngài chủ tịch,đọc trộm Nhật ký trong tù của Ngài, tất cả đểu mơ một ngày kia gặp Ngài. Vinh dự đó tôi đang có và tôi có thể nhận định rằng người cộng sản yêu nước vỹ đại nầy là nhà lãnh tụ đích thực của quốc giaở giai đoạn đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để mang lại độc lập, hòa bình và hạnh phúc cho thế hệtương lai. Ơ Miền Bắc, tôi thăm viếng nhiều nơi, gặp nhiều trí thức, những nhà khảo cứu, nghệ sĩ…Không khí độc lập và tự do xem ra cho tôi quí hóa và phấn khởi biết bao ! [,,,]
Hành trình của tôi cuối cùng bắt gặp con đường cách mạng, bởi vì chỉ khi sắp hàng dưới ngọn cờcủa nó người ta mới có thể đích thực trở về với dân mình.

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website