NÓI LÁO LÀ VŨ KHÍ CỦA TẬP ĐOÀN VGCS

Ngày mùng 6 tháng 3, 2014 là kỷ niệm sinh nhật lần thứ 125 của hoạ sỹ Nam Sơn, tục danh là Nguyễn Vạn Thọ. Cụ là người đã cùng một danh hoạ của Pháp là Victor Tardieu, đồng sáng lập ra Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.
Trường này đã đào tạo được rất nhiều hoạ sỹ vẻ theo lối của Phương Tây một cách thành thạo. Có thể tạm kể tên như: Phan Kế An (con trai lớn của Phan Kế Toại), Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đỗ Cung (người chịu trách nhiệm trí lại toà nhà của các Frères cuối phố Cao Bá Quát ra đường Nguyễn Thái Học Hà Nội; bị VGCS cướp lấy làm nhà Bảo Tàng Mỹ Thuật), Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Cao Luyện, Lương Xuân Nhị, Hoàng Lập Ngôn (còn được coi là nhà “tướng tinh hoạ”, từng rong ruổi xe ngựa từ Hà Nội vào Saigon thửơ trước 1945, vừa đi đường vừa triển lãm tranh xung quanh xe ngựa, vừa vẽ và bán tranh làm lộ phí), Sỹ Ngọc, Trần Đình Thọ, Diệp Minh Châu (kẻ được đại tội đồ Hồ Chí Minh cho ở chung để vẽ tranh về hắn từ lúc còn ở Việt Bắc, sau đó hắn đặc cách cho đi Ba Lan học nặn tượng để chuyên nặn tượng Hồ Chí Minh; bức tượng đại tội đồ Hồ Chí Minh đặt trước khách sạn Rex, Saigon là do Diệp Minh Châu làm); Nguyễn Sáng (không phải là văn nô Nguyễn Quang Sáng vừa chết, vì khi ra Hà Nội hắn cũng lấy tên là Nguyễn Sáng); Bùi Xuân Phái (nổi tiếng với những bức hoạ về phố cổ Hà Nội), Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Tạ Thúc Bình (nổi tiếng với các bộ chuyện bằng tranh).
CÔNG LAO CỦA HOẠ SỸ NAM SƠN
1/ Nhờ tài năng xuất chúng và lòng tận tuỵ với nghệ thuật mà Hoạ Sỹ Nam Sơn với tác phẩm “Sỹ Phu Bắc Hà” vẽ bằng sơn dầu năm 1923, đã khiến hoạ sỹ từng được giải thưởng quốc Gia của Pháp, hơn hoạ sỹ Nam Sơn 20 tuổi là Victor Tardieu phải chú ý và thay đổi cách nhìn đối với hoạ sỹ Việt Nam, nên đã ở lại Việt Nam cùng hoạ sỹ Nam Sơn đồng sáng lập Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương (nay nhà trường đã bị bộ công an VGCS cướp đất để xây dựng cơ sở cho bộ máy chỉ huy những vụ giết dân, bảo vệ quân xâm lược Tàu và bè lũ VGCS!)
2/ Tạo ra phong cách riêng của Việt Nam trong hội hoạ.
Năm 1943, Cụ Nam Sơn cùng hai học trò là các hoạ sỹ Lương Xuân Nhị và Nguyễn Văn Tỵ đã đưa các tác phẩm hội hoạ, sơn mài, gốm, điêu khắc sang Nhật triển lãm. Trả lời phỏng vấn của báo “La Volonté Indochinoise”, hoạ sỹ nổi tiếng thế giới của Nhật là Foujita đã nói: “Hội hoạ Việt Nam thật đặc sắc, KHÔNG GIỐNG HỘI HOẠ TÀU, cũng không giống hội hoạ Nhật và Châu Âu. HỘI HOẠ VIỆT NAM THẬT ĐẶC BIỆT Á ĐÔNG”.

Họa sĩ Nam Sơn cùng học trò là họa sĩ Lương Xuân Nhị đem tranh sang triển lãm tại Nhật Bản.
3/ Các tác phẩm của hoạ sỹ Nam Sơn đã làm vẻ vang cho nhân dân Việt Nam từ những thập niên 30’s và 40’s của thế kỷ trước qua các cuộc triển lãm ở Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Bỉ, Ý…
Năm 1932, hoạ sỹ Nam Sơn đã được giải thưởng Mỹ Thuật Rome với bức tranh khắc gỗ “Cò Trắng Cá Vàng” và với tác phẩm sơn dầu “Chân Dung Mẹ Tôi”được huy chương bạc trong Triển Lãm Hội Các Nghệ Sỹ Pháp.
Năm 1930, chính phủ Pháp đã mua tác phẩm “Chợ Gạo Bên Hữu Ngạn Sông Hồng” của hoạ sỹ Nam Sơn, vẽ bằng mực nho (mực tàu dùng viết chữ nho). Đây là bức tranh đầu tiên được chính phủ Pháp mua của hoạ sỹ Việt Nam.
Khi viết về nghệ thuật Việt Nam, các bài viết của Pháp đều công nhận: “Nam Sơn là người đồng sáng lập ra Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương”và, nữ giáo sư của Pháp J. Gillon cũng khẳng định rằng: “Nam Sơn là một nghệ sỹ tài năng lớn.”
Trong công bố của Pháp về việc mua những tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng thế giới từ xưa cho đến đầu thế kỷ thứ 21, của các tác giả như Léonard de Vinci, Matisse, Rembrandt, Rodin… để đưa vào Bảo tàng quốc gia Pháp, trong số đó có cả tác phẩm của hoạ sỹ Nam Sơn.
Trong cuốn sách “La peinture vietnamienne, une aventure entre tradition et modernité”, tác giả là tiến sỹ Corinne De Ménonville, đã ca ngợi công lao của hoạ sỹ Nam Sơn, đối với nghệ thuật hội hoạ của Việt Nam như sau: “Ông (tức hoạ sỹ Nam Sơn) đã thực hiện được cùng lúc hai sự nghiệp là sự nghiệp của người thày và sự nghiệp sáng tạo của một họa sỹ…Ông đã hoà nhuyễn được những quan điểm của Á Đông và Châu Âu một cách thật là tài.”
CÒN TẬP ĐOÀN VGCS THÌ SAO?
1/ “Thấy sang bắt quàng làm họ”, đúng như Tổ Tiên Việt Nam ta căn dặn. Thấy danh tiếng trong và ngoài nước của Cụ Nam Sơn như vậy, VGCS đã bịa chuyện rằng năm 1946, Bộ Giáo Dục chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã mời cụ vào hội đồng cố vấn trường Viễn Đông Bác Cổ, Hà Nội (trên đường Lý Thường Kiệt). Rồi năm 1957, khi việt gian cộng sản đã vào Hà Nội, cụ “được bầu” vào ban chấp hành hội Mỹ Thuật Việt Nam cho đến khi cụ mất vào 26 tháng 01, 1973, tại Hà Nội!?
Cụ có làm ở trường Viễn Đông Bác Cổ năm 1946, nhưng khi chiến tranh bùng nổ thì cụ đã không còn làm gì nữa.
Vì chiến tranh, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật không hoạt động nên cụ Nam Sơn đã dạy vẽ cho học sinh của trường Trung Học Albert Sarraut ở Hà Nội, cho đến khi khi VGCS vào Hà Nội năm 1954 mới thôi.
Với con người như cụ Nam Sơn làm sao mà VGCS lại có thể quan tâm đến sự nghiệp hội họa của Cụ. Nhất là những năm đó chúng đang thi hành trở lại khẩu hiệu việt gian “Trí Phú Địa Hào – Đào tận Gốc, Trốc Tận Rễ” thì làm sao lại có chuyện VGCS cho phép bầu cụ Nam Sơn vào Ban Chấp Hành Hội Mỹ Thuật? Nhiều học trò của cụ Nam Sơn còn đang lo làm sao thoát được cuộc tàn sát của cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng. Cho nên chẳng ai dám bầu một nhân vật cả đời “Nghệ Thuật Vị Nghệ Thuật” như cụ. Số học trò khác thì chúng đã được dự kiến cho vào ban chấp hành Hội Mỹ thuật rồi. Bởi vì chúng đã là “cốt cán đấu tố trong lãnh vực nghệ thuật rồi”!
2/ Đúng là VGCS có quan tâm tới cụ Nam Sơn, vì cụ có cái villa mặt tiền trông ra đường Nguyễn Du chỗ hồ Thuyền Cuông, gần nhà của tên ngụy quân việt gian Nguyễn Trọng Vĩnh và tên tổng bí thư Lào cộng Cai-Xoong Phôm-Vi-Hẳn.
Toà villa với sự chăm sóc, trang trí của một nhà mỹ thuật bậc thày nên rất đẹp và nên thơ, nhất là có những khóm trúc, thân vàng rực mọc gần cổng, sát bờ tường quét vôi màu xanh nhạt, thật là hiền hòa. VGCS đã nhét cán bộ của chúng vào ở chung cho vui!
Bị kỳ thị là “dân tề”, là nghệ sỹ có nhiều gắn bó với văn hóa “phi vô sản”. Bị bỏ rơi trong đói khổ và nhất là thiếu các nguyên liệu và vật liệu dành cho sáng tạo trong hội họa, đó là điều đau đớn nhất của cụ Nam Sơn. Cụ lại phải nhìn thấy tương lai mờ mịt của các con. Cổng toà villa đẹp như thế mà cô con dâu trưởng bụng bầu, phải đặt một cái bàn để bán mấy ly thạch đen, kiếm thêm tiền mua rau muống cả rễ thối hoắc nước sông Tô Lịch. Còn lương thực là đồ độn, gạo là phụ.
Cụ Nam Sơn cũng như các con, da mặt xanh bủng. Thỉnh thoảng cụ mới ra đường, tay chống gậy, râu tóc bạc phơ, đôi mắt hiền lành sau cặp kính lúc nào cũng như ngỡ ngàng.
Từ ngày có việt gian cộng sản ở Hà Nội, nước hồ Thuyền Cuông trở nên hôi thối, nhất là về mùa hè. Rồi sau đó là nạn hoa sữa nồng nặc. Cả Hà Nội xấu xí như nơi tá túc của ma quỷ!!!
VGCS cũng đã bịa ra chuyện Quốc Trưởng Bảo Đại mời cụ Nam Sơn ra để tái lập trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương và cụ từ chối!?
KẾT LUẬN:
Ngày cụ Nam Sơn về cõi vĩnh hằng, cái gọi là HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM LÚC ĐÓ MỚI TRUY TẶNG CHO CỤ HUY CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP MỸ THUẬT” !!! Trong khi đó từ cục Mỹ Thuật cho đến bộ văn hóa ngụy quyền Ba Đình cũng chẳng một ai them chú ý. Cái huy chương mà cụ Nam Sơn được truy tặng chỉ là của “một hội dân sự VGCS” mà thôi!? Nếu qủa là uỷ viên ban chấp hành của hội thì làm gì có cái trò hề đó! Cho nên “nói láo là một vũ khí của VGCS”!
Tận 2014 này VGCS còn chưa nghĩ đến lấy tên Nam Sơn đặt cho dù là một ngõ hẻm nhỏ! Còn thua xa nhân vật Lê Văn Tám, thiếu nhi ảo của đại tội đồ Hồ Chí Minh được đặt tên cho một công viên giữa Saigon!!!
Nhưng Họa Sỹ Nam Sơn, danh nhân Nước Việt đã có những nghệ sỹ chân chính và nhân dân yêu hội họa trên toàn thế giới không bao giờ quyên rằng: Đất Nước và Nhân Dân Việt Nam có một Nam Sơn Bất Tử!
Chính Khí Việt
Ngày 07 Tháng 03, 2014
(Dựa theo tài liệu của Giang Hà Vỵ và Tâm Tình Với Nhà Báo Việt Thường Lần Thứ 27)
0 comments:
Post a Comment