CHÍNH KHÍ VIỆT

Sunday, March 16, 2014

03016 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ / HUẾ MẬU THÂN 1968

03016  TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ 



 
 
LGT: "THẾ GIỚI ĐANG ĐỐI MẶT VỚI  TRẬN TẤN CÔNG LỚN NHẤT VÀO SỰ THẬT KỂ TỪ NHỮNG NĂM 1930"!  Đó là lời thú nhận chân thành của ông  Lord Tony Hall, Tổng giám đốc Đài BBC Luân Đôn, cơ quan truyền thông lâu đời nhất  thế giới đã phải cay đắng thừa nhận!!!
 
 


 
Một trong những sự thật kinh hoàng  trong giai đoạn lịch sử cận đại của nước Việt Nam chúng ta đã bị bè lũ "mượn đạo tạo đời" Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Khối Ấn Quang bóp méo, tuyên truyền và ngày đêm tung lên mạng xã hội những nhân chứng dổm, những chứng cớ ngụy tạo để bôi nhọ Chính Thể Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo anh minh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm CHẠY TỘI cho tội ác trời không tha, đất không dung của chúng đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam.

 
 

Vì thế TRẢ LẠI SỰ THẬT cho lịch sử là một thúc bách lớn đối với website Chính Khí Việt Net!  Cho nên tất cả những gì được trưng bày ở đây bằng hình ảnh, bằng những bài viết của rất nhiều nhân chứng sống thời kỳ 1954 -1963, dựa trên những sự thật không thể chối cãi của lịch sử sẽ là những tài liệu đúng đắn nhất nhằm đánh tan những luận điệu tuyên truyền của tập đoàn Việt Gian Cộng Sản nói chung và của băng đảng tập đoàn Ma Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hậu thân Phật Giáo Ấn Quang nói riêng đã, đang tìm đủ mọi cách để bôi nhọ và xuyên tạc rằng chúng "đấu tranh" cho cái chúng gọi là Phật Giáo của chúng bị bách hại!!!???
 
Tài liệu dưới đây là quá trình tìm hiểu, thu thập, tổng hợp và nhận định của Chính Khí Việt, bút danh của anh Joseph L. Phạm trong hai thập niên qua đã được đăng trên các diễn đàn yahoogroups, facebook, các website của người Quốc Gia Tỵ Nạn VGCS....
 
Chúng tôi xin chân thành giới thiệu đến độc giả trong và ngoài nước với mong ước Sự Thật Của Lịch Sử không bị mai một, không bị bóp méo, không bị tuyên truyền và xuyên tạc trong âm mưu bôi bẩn những vị lãnh đạo và Quân - Cán - Chính Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn Lịch Sử 1954 - 1963!!!
 
Minh Thư Nguyễn
Ngày 01 Tháng 01, 2020


 

 
 

VINH CON.....

 
QUỶ CHÙA hý lộng giỏi vô ngần !
 
 Vừa rớt nạ mang đã hiện thân
Õng ẹo lừa ni theo Cộng-sản.
Vuốt-ve dụ sãi bái Vô-thần.
Ă n chay ngủ gái đêm đêm lén.
Nhậu rượu tụng kinh bữa bữa mần.
Ái mộ bao người nay sáng mắt,
In như nằm mộng vẵng chuông ngân.
TDT, NOV-07-12
Ngô-Phủ
 

 
Elje Vannema

Nhóm nạn nhân dân sự ngoại quốc tại Huế lớn thứ ba là những người Đức. Sau bốn ngày chiếm thành phố, vào ngày mồng 4 tháng hai, ba người bận ka ki tới căn phòng của bác sĩ Krainick. Các người Đức cư trú một trong năm căn nhà tầng nhiều phòng ở của Đại học.


Dẫn đầu nhóm ba người là Lê Huy Chước. Trước đây y là một công nhân bệnh viện, công việc của y nhiều lúc do các bác sĩ Đức tài trợ. Bác sĩ Krainick, Discher, Alterkoster và bà Krainick đã ở Việt Nam nhiều năm. Discher là người tới sau cùng, mới hơn một năm. Các y sĩ này nổi tiếng không những ở bệnh viện mà cả ở trường y, rất được dân và sinh viên mến chuộng.


Dù công việc đa đoan và dù có sự chống đối của các đồng nghiệp người Việt và công chức chính quyền. họ đã tân trang lại phòng khám bệnh cùi và xây thêm một bệnh viện tâm thần. ông giám đốc bệnh viện đã nói với họ: "Tại sao các anh giúp những người đó? Bọn chung toàn là cộng sản cả".


Đã tám năm họ hoạt động ở vùng quê và trong các làng xã chung quanh thành phố, thường với sự trợ tá của các sinh viên thực tập. Tên tuổi của họ được nhiều người biết, ngay cả những người theo Mặt trận. Năm 1962 vợ chồng bác sĩ Krainick lập một phòng chẩn miễn phí 30 giường ở Đan Nghi, một địa danh sâu trong vùng đất Cộng sản kiểm soát ... Họ tới đó đều đều mỗi cuối tuần để chẩn bệnh, thường bị cộng sản chặn đường nhưng không bao giờ bị bắt "bởi vì mấy ông ấy đi giúp người".


Cách đây hai tháng tôi cố thuyết phục bác sĩ Krainick rời Việt Nam. Có nhiều (dấu hiệu bất an cho các tỉnh phía bắc. Trên một chuyến ra Huế và Quảng Trị trong tháng mười một, ông mời tôi đi Đan Nghi để xem công việc phòng chẩn của ông. Khi rời Quảng Trị trở về tôi lọt vào một ồ phục kích. Một thiếu tá và một trung sĩ Mỹ từ hướng đối diện tới bị tử nạn. Như một phép lạ tôi và người y tá trợ lý may mắn thoát thân. Tôi báo cáo cho bác sĩ Krainick biết mình đã không tới Đan Nghi được, đồng thời cho ông hay có nhiều chuẩn bị ngấm ngầm cho một cuộc tấn công vào thành phố. Một lần nữa tôi thúc ông rời Huế.


Chúng tôi ở lại Quảng Trị hai ngày với các linh mục Việt Nam ở Nhà thờ chính toà. Các vị này cũng xác quyết như tôi. Nhờ có liên lạc mật thiết với dân chúng nên họ có nhiều nguồn tin và dữ kiện. Tôi gặp lại bác sĩ dân chót dịp cuối tháng mười một tại Đà Nẵng. Một dân nữa tôi nhắc nhở ông về cảm giác bất an sắp tới. Tôi bảo ông đã phục vụ khá đủ cho Việt Nam rồi, giờ nên hồi hương nghỉ ngơi. Nhưng ngoài tư cách là một thầy thuốc và giáo sư, ông còn là một con người rất mẫn cảm với một ý thức nghề nghiệp không ai sánh được. ông cho hay ông muốn đi nhưng bà vợ muốn ở lại. Đợi niên học hết thì hai ông bà sẽ trở về. Trước khi chia tay, tôi lặp lại quan điểm của tôi. Rồi chia tay. Tôi nhìn ông bước đi, cảm thấy bất lực vì không giúp được gì ông, nhưng nghĩ rằng đây là lần gặp cuối.


Ngày định mệnh ấy. mồng 5 tháng hai, du kích và nằm vùng địa phương của Mặt trận lại tới. Lần này với chiếc xe buýt nhỏ hiệu Volkswagen, có hai bộ đội miền Bắc đi cùng. Thoạt tiên họ hỏi tìm một giáo sư người Việt, người mà hôm trước đó đã bảo với họ rằng đây chẳng còn người ngoại quốc nào nữa. Đoạn tiến ngay lên lầu nơi các người Đức ở. Họ bắt ba bác sĩ đi, để bà Krainick ở lại, nhưng bà quyết theo chồng. Bác sĩ Discher và Alterkoster thì chẳng phản đối gì. Đám đông dân tụ lại trên sân cỏ bao quanh toà nhà. Họ biết rõ các "tù nhân", những người họ không những tìm tới ở bệnh viện, mà thỉnh thoảng vẫn đến thăm tại nhà. Họ biết cuộc đời của những người kia chỉ có phục vụ nhân loại một cách vô vị lợi, dạy học và cứu vớt người bệnh. Bao nhiêu năm liên tục những người đó dạy sinh viên y khoa, chạy tiền nuôi bệnh viện, xây bệnh xá tâm thần và phong cùi, mở bệnh xá thí ở vùng quê cách thành phố 30 dặm. Bác sĩ Krainick được mọi người yêu mến và kính phục. ông làm việc tại Việt Nam đã gần 10 năm. Giờ thì đám đông chỉ biết đứng đấy nhìn xem, bất lực. Mặt tái xanh khi thấy ba bác sĩ và bà Krainick bị dẫn đi. Rồi họ tan hàng trong im lặng. Ai nấy âm thầm rút vào nhà mình, âu lo không biết bao giờ tới phiên mình ...


Các bác sĩ đều là người công giáo và họ đã đến Việt Nam dưới thời ông Diệm. Sau khi ông Diệm bị lật đổ họ được khuyên nên rời xứ, nhưng lại dược mời sang ngay sau khi tình hình lắng dịu. Trong thời gian nổi dậy của các phật tử, bà Krainick có lần tham gia biểu tình chống lại các nhóm này và người ta nói là bà đã một hai lần tố giác cộng sản.


Bác sĩ Alterkoster quen biết ông trưởng ty cảnh sát và cũng đã tham gia biểu tình chống lại các cuộc xuống đường của các "Uỷ ban Tranh đấu Phật giáo". Bác sĩ


Discher, người tới sau cùng, và bác sĩ Krainick là hai người chẳng bao giờ nói tới chuyện chính trị. Bác sĩ Discher vừa đưa vợ con về Đức và mới trở lại Việt Nam trong tháng giêng 1968. Khi tới Hàng không Việt Nam đặt vé đi ngày 24 tháng giêng, người ta khuyên ông chớ nên ra Huế, vì tình hình không ổn. Nhưng ông cho hay ông phải có mặt với sinh viên, cho dù lúc đó còn đang là mùa nghỉ hè. Hàng không Việt Nam không bay. ông liền sang đi nhờ máy bay Mỹ ra Huế.


Những người bị bắt được đưa về Chùa Từ Đàm phía nam thành phố. Ngày hôm sau chuyển tới Chùa Tăng Quang, rồi tới một chùa nhỏ có tên là Tường Vân. Chùa này được bao bọc bởi vài căn chòi, nằm cách Tăng Quang độ một dặm. Cha Châu, một linh mục công giáo làm việc với tôi hồi còn ở trường Pelletier, ngày mồng 6 tháng hai được yêu cầu chuẩn bị "thúc ăn Mỹ" cho các bác sĩ Đức. Ngày 7 tháng hai, một ký giả Đức theo chân các thành viên của Tổ chức Cứu trợ Công giáo (ICC) cố vào tìm các bác sĩ tại căn nhà họ ở trước đây, nhưng bị lính Mỹ cản. Ngay cả vào để dọn đồ cũng không được phép. Tôi bước tới cách nhà độ 15 mét thì một anh lính Mỹ chĩa súng vào người và nói "Ông kia... quay ra". Khi tôi bảo là tôi có quyền vào nhận diện dấu vết những gì đã xây ra, thì anh lính lầy súng bảo tôi đi. Họ bận rộn khiêng vác bàn ghế, tranh ảnh và một tấm gương ra khỏi nhà. Mãi tới đầu tháng tư thì Anh, một sinh viên y khoa, được một vị sư có tên là Châu báo cho biết có một ngôi mộ trong miếng đất nằm giữa cây cối, cách Chùa Tường Vân nửa dặm về phía nam. Anh và hai sinh viên nữa tới đó vào chập tối. Quá trễ nên ngày hôm sau quay lại, đào xác các thầy mình lên và chuyền về Sài gòn để hai bác sĩ người Pháp nhận diện. Vê sau bác sĩ Le Hir cho tôi hay có nhiều vết thương nơi đầu và mình, nhưng vết thương kết liễu là viên đạn xuyên qua đầu và ót Tháng năm, Toà đại sứ Đức ở Sài gòn chính thức thông báo là các công dân của họ bị hành quyết.


Họ bị giết tại chỗ hay ở Chùa rồi được chuyển ra đây? Tại sao mồ họ được tìm thấy quá trễ như thế ? Quân cộng hoà đã tái chiếm vùng này từ ngày 26 tháng hai. Thế tại sao không người lính nào để ý tới mộ này trong khi vị sư đã biết nó từ lâu ? Chùa Tường Vân có kiến trúc đẹp. Nó không bị phi sơ chút gì, trong khi ngôi chùa nhỏ hơn nơi giam giữ các bác sĩ và vùng chung quanh bị phá nát bới bom đạn suất trong thời gian từ 21 tới 26 tháng hai. Các nạn nhân ở đâu khi chiến trận xây ra ? Dân làng ở gần Chùa bảo không hay biết chi cả. Tôi hỏi bằng tiếng việt một ông 50 tuổi khi hai người đứng một mình trên đống gạch đổ nát của Chùa thì ông ta tỏ ra ngập ngừng rồi im ngay. Ông chỉ sang bà già nhà bên. Bà này, cô con gái đứng tuổi của bà và một cô gái trẻ với đám con trả lời rằng họ nằm miết dưới hầm nên không hay biết gì cả. Có lẽ họ không hay biết gì thật. Mà cũng có thể họ biết nhưng không muốn bị phiền lụy bởi chính quyền hoặc Mặt trận. Có thể, Mặt trận răn đe họ phải im. Sau này Sư Châu kể rằng một trong các chú tiểu của ông thấy người ta đào hố và nghe thấy tiếng súng. Ngày hôm sau chú đi ra xem. Quá sợ nên mãi mấy tuần sau mới dám hé môi.


Bị bắn sát từ sau gáy và đầu nên xương mặt họ một phần bị bung ra - đó là số phận dành cho họ. Ngày 13 tháng tư hài cốt của họ từ biệt Việt Nam. Linh cửu được đưa ra phi trường trên chiếc xe do bốn ngựa kéo. Theo sau là 250 sinh viên y khoa Huế và Sài gòn, đội đưa tang và đội quân danh dự của Quân lực việt Nam Cộng Hoà. Sinh viên cầm biểu ngữ nói lên lòng biết ơn công lao các bác sĩ. Một biểu ngữ ghi: "Đại học Huế không quên các giáo sư người Đức" . Trước khi linh cửu được đưa lên máy ban, nghi lễ tiễn biệt diễn ra thật cảm động. ông Trân, Thứ trưởng Bộ giáo dục kỹ thuật và cao đẳng phát biểu: "Bao nhiêu năm tôi đã tham dự nhiều buổi lễ ghi nhớ các anh hùng hy sinh cho Tổ quốc, nhưng chưa bao giờ cảm động như hôm nay khi tiễn biệt những người dân sự này đã chết cho lý tưởng cao cả vì tha nhân và nhân loại".
Lịch sử còn đó… (1)
Ngày: 16-06-2006
Đề tài: Lịch Sử



“L’histoire est vraie, mais la vérité est partielle: Nous pouvons savoir des choses sur le passé humain, nous ne pouvons savoir le tout de ce passé”
H. Marrou, sử gia.

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website