CHÍNH KHÍ VIỆT

Tuesday, March 19, 2013

00124 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ / GIẤC MƠ LÃNH TỤ (33-35)


00124 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ  





 
 
LGT: "THẾ GIỚI ĐANG ĐỐI MẶT VỚI  TRẬN TẤN CÔNG LỚN NHẤT VÀO SỰ THẬT KỂ TỪ NHỮNG NĂM 1930"!  Đó là lời thú nhận chân thành của ông  Lord Tony Hall, Tổng giám đốc Đài BBC Luân Đôn, cơ quan truyền thông lâu đời nhất  thế giới đã phải cay đắng thừa nhận!!!
 
 


 
Một trong những sự thật kinh hoàng  trong giai đoạn lịch sử cận đại của nước Việt Nam chúng ta đã bị bè lũ "mượn đạo tạo đời" Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Khối Ấn Quang bóp méo, tuyên truyền và ngày đêm tung lên mạng xã hội những nhân chứng dổm, những chứng cớ ngụy tạo để bôi nhọ Chính Thể Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo anh minh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm CHẠY TỘI cho tội ác trời không tha, đất không dung của chúng đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam.

 
 
Vì thế TRẢ LẠI SỰ THẬT cho lịch sử là một thúc bách lớn đối với website Chính Khí Việt Net!  Cho nên tất cả những gì được trưng bày ở đây bằng hình ảnh, bằng những bài viết của rất nhiều nhân chứng sống thời kỳ 1954 -1963, dựa trên những sự thật không thể chối cãi của lịch sử sẽ là những tài liệu đúng đắn nhất nhằm đánh tan những luận điệu tuyên truyền của tập đoàn Việt Gian Cộng Sản nói chung và của băng đảng tập đoàn Ma Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hậu thân Phật Giáo Ấn Quang nói riêng đã, đang tìm đủ mọi cách để bôi nhọ và xuyên tạc rằng chúng "đấu tranh" cho cái chúng gọi là Phật Giáo của chúng bị bách hại!!!???
 
Tài liệu dưới đây là quá trình tìm hiểu, thu thập, tổng hợp và nhận định của Chính Khí Việt, bút danh của anh Joseph L. Phạm trong hai thập niên qua đã được đăng trên các diễn đàn yahoogroups, facebook, các website của người Quốc Gia Tỵ Nạn VGCS....
 
Chúng tôi xin chân thành giới thiệu đến độc giả trong và ngoài nước với mong ước Sự Thật Của Lịch Sử không bị mai một, không bị bóp méo, không bị tuyên truyền và xuyên tạc trong âm mưu bôi bẩn những vị lãnh đạo và Quân - Cán - Chính Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn Lịch Sử 1954 - 1963!!!
 
Minh Thư Nguyễn
Ngày 01 Tháng 01, 2020
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


Phần 33/62

* Ngòi thuốc súng :



Khi bị đánh tại miền Nam, nhóm PG cực đoan quay về vùng I vì nơi đây có Tướng Thi che chở.

Qua việc chính phủ Quát bị lật đổ và các phong trào ngụy hòa bị dẹp tan, nhóm TT Trí Quang nhận ra rằng các tôn giáo và đảng phái quốc gia là những lực lượng có thể phá vỡ các kê hoạch của ông, trước tiên là ông phải tấn công vào họ dưới danh nghĩa "diệt dư đảng Cần Lao". Các tông phái PG miền Bắc và miền Nam tách dần ra khỏi Giáo hội là một thiệt hại lớn, làm cho lực lượng đấu tranh yếu hẳn đị Để bù lại, nhóm này đã cố gắng củng cố lại lực lượng ở các tỉnh miền Trung, nhất là trong hàng ngũ quân nhân và sinh viên. Nhóm đã biến các Khuôn Bộ PG thành những Chi Bộ PG giống hệt như tổ chức của Đảng CS.

Nhắc lại, Đại tá Nguyễn Chánh Thi lưu vong mới trở về được 2 tháng thì được bổ nhiệm làm Tư lịnh phó Quân Đoàn I, dưới quyền của Tướng Khánh. Ông nhận chức vào ngày 14/12/64. Chính trong hoàn cảnh này ông đã hợp tác với Tướng Khánh làm cuộc "chỉnh lý" ngày 30/1/64. Ngày 14/11/64, Tướng Thi được Tướng Khánh cử làm Tư lịnh vùng I thay thế Tướng Tôn Thất Xứng. Tướng Minh và Tướng Khánh đều hiểu rõ tính ngang bướng của Tướng Thi nên muốn đẩy ông đi một vùng xa xôi cho êm chuyện. Vả lại, miền Trung là vùng của TT Trí Quang, một người hay sinh sư.. Phải có một tướng ngang bướng như Tướng Thi mới ứng phó được. Nhưng khi nắm được Tư lịnh vùng I kiêm Đại biểu chính phủ tại miền Trung, Tướng Thi đã dựa vào lực lượng PG tại đây để củng cố tư thế và địa vị, còn TT Trí Quang dựa vào Tướng Thi để tổ chức cơ cấu địa phương, triển khai phong trào ngụy hòa và bài Mỹ dưới mọi hình thức. Sự kiện này làm các tướng VN và Hoa Kỳ bực mình.

Không thể kéo dài tìn trạng trên, ngày 11/3/66, Hội Đồng Tướng Lãnh và Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia đã họp 5 tiếng đồng hồ liên tục tại Bộ Tổng tham mưu và công bố cho Tướng Thi nghỉ phép đi chữa bịnh mũi tại Hoa Kỳ. Ngày 13/3/66, Hội Đồng Tướng Lãnh lại tái họp bỏ phiếu với 32 thăm thuận và 4 thăm trắng cho Tướng Thi nghỉ việc. Thiếu tướng Nguyễn Văn Chuân, Tư lịnh sư doàn I, được cử làm Tư lịnh vùng I thay thế Tướng Thị


Khi thấy con gà quan trọng của PG bị loại, Hội Đồng Viện Hóa Đạo họp khẩn cấp và công bố lập trường 4 điểm :


- Các tướng lãnh có công với "cách mạng" phải được trở lại quân độị
- Các tướng lãnh trở về cương vị quân sư..
- Lập chính phủ doàn kết.
- Bầu cử quốc hộị


Mục tiêu thực sự của bản tuyên bố này là đòi hỏi phải đưa các tướng PG trở lại chính quyền. Các cuộc biểu tình lại

được phát động để yêu cầu thỏa mản nguyện vọng của PG. Nhưng nhân lễ nhận chức Thị trưởng Đà Lạt của bà Nguyễn Thị Hậu vào ngày 19/3/66, Tướng Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố các cuộc xuống đường hay đình công bãi thị chẳng ảnh hưởng gì tới chính phủ cả. Để đáp lại thách đố này, nhóm TT Trí Quang ra lịnh đình công và bãi thị khắp các tỉnh miền Trung, nhất là ở Huế. và Đà Nẵng. Sinh viên và học sinh ở Huế biểu tình chống Mỹ. Tòa Lãnh sự và các cơ quan của Mỹ tại Huế phải đóng cửa đề phòng phá hoạị

Ngày 14/3/66, Đại tá Sam Wilson và ông Ted Britton đến hỏi Tướng Thi rằng nếu đưa ông trở lại Đà Nẵng thì ông có thể ổn định tình hình không; Tướng Thi nói không chắc. Ngày 15/3/66, 2 Đại tá Phạm Văn Liễu và Nguyễn Ngọc Loan đưa Tướng Thi ra Đà Nẵng. Ông kêu gọi đồng bào hãy bình tĩnh nhưng TT Trí Quang không để ý tới chuyện đó. Vụ cất chức Tướng Thi chỉ là cái cớ để phát động đấu tranh trở lại mà thôi, mục tiêu chính là tiến tới nắm chính quyền.

Ngày 25/3/66, Tướng Kỳ tuyên bố các vụ lộn xộn miền Trung đã gây trở ngại cho việc tiếp tế cho dân chúng và vận tải quân nhụ Sau đó ông lại tuyên bố sẽ dùng biện pháp mạnh để đối phó nếu các vụ lộn xộn tràn làn.

Ngày 27/3/66, trong khi khoảng 20,000 người biểu tình ở Huế, Linh mục Hoàng Quỳnh của Khối Công Dân Công Giáo đã đòi hỏi phải lập chính phủ dân sự nhưng không muốn có bạo đô.ng. Ông cho rằng tổng tuyển cử ngay lúc này chưa thuân lợị PG Hòa Hảo, một số đảng phái chính trị và tổ chức sinh viên tại Saigon ra tuyên bố muốn tiến tới một chế độ dân chủ nhưng chống lại các vụ bạo đô.ng.

Mặc cho những lời tuyên bố và phản kháng trên, phong trào chống Mỹ vẫ tiếp tục được đẩy mạnh cùng lúc ở Huế và Saigon. Tại Huế cũng như tại Saigon, ngườita thấy các đoàn biểu tình đưa cao những biểu ngữ :


-
Down with US Obstruction
- We want Independence
- Nước VN của người VN
- Người Mỹ gây rối cho nhân dân VN,...


TT Trí Quang cho rằng 2 Tướng Thiệu và Kỳ dám chống lại PG là do có Mỹ đứng đàng sau nên phải chống Mỹ.

Ngày 5/4/66, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố muốn các vụ lộn xộn tại VN phải sớm giải quyết. Các lãnh tụ tôn giáo và chính trị nên hội ý với nhau để sớm có Hiến pháp dân chủ. Hoa Kỳ không can thiẹp vào các vấn đề nội bộ của VN. Mọi giải pháp đều do người VN quyết đi.nh.
* Phối hợp chiếntranh chính trị với chiến tranh quân sự :

Tại Huế và Đà Nẵng, nhóm TT Trí Quang đã phối hợp với một số cán bộ VC nằm vùng, các chính khách hoạt đầu và một số Phật tử cực đoan làm nồng cốt chỉ huy và thúc đẩy một cuộc nổi loạn cướp chính quyền, trong số này người ta thấy :


- Võ Đình Cường (cán bộ CS)
- Ngyễn Trực (cán bộ CS),
- Hoàng Phủ Ngọc Phan (cán bộ CS)
- Hoàng Phủ Ngọc Tường (cán bộ CS)
- Tống Hồ Cầm (cán bộ CS)
- Bùi Hữu Giao
- Nguyễn Tường Hiếu (VNQĐ hệ phái Nguyễn Tường Tam)
- Thái Đìn Quang
- Thái Doãn Trinh
- Hoàng Phúc
- Hoàng Thị Như Mai
- Nguyễn Văn Hảo
- Hoàng Ngọc Giàu (cán bộ CS)
- Lê Tuyên
- Ngô Văn Bằng
- Ngô Kha (cán bộ CS)
- Hà Xuân Kỳ (cán bộ CS)
- Tống Nhạn
- Phan Hàm (cán bộ CS)
- Tư Đồ Minh
- Nguyễn Văn Mẫn,
- Bửu Tôn...



Mọi kế hoạch hành động đều do Võ Đình Cường và Nguyễn Trực soạn thảo theo chỉ thị và hướng dẫn của Lê Tự Đồng, Bí thư Khu ủy và Tư lịnh Quân khu Trị Thiên - Huế của CS.

Ngày 1/4/66, Trung tướng Phan Xuân Chiểu đã ra Huế để dàn xếp các vụ lộn xộn thì bị TT Trí Quang ra lịnh bắt làm con tin, không cho trở về Saigon. Tướng Thi kể lại rằng chính ông đã can thiệp để Tướng Chiểu được thả rạ Sau đó, các lực lượng quân đội theo phe TT Trí Quang đứng lên cướp chính quyền ở Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, hô hào dân chúng võ trang chống Thiệu - Kỳ. Tại Quảng Trị và Quảng Ngãi, quân đội còn giữ được.

Ngày 2/4/66, Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng cho vây Đài phát thanh Saigon, hô khẩu hiệu "Đả đảo Thích Tâm Châu", "Hoan hô Hồ Chí Minh".

Ngày 3/4/66, Tướng Kỳ họp báo tuyên bố coi như Huế và Đà Nẵng đã mất vaò tay CS. BS Nguyễn văn Mẫn, Thị trưởng Ddà Nẵng, đã ra lịnh đình công bãi thị chống chính quyền trung ương và dùng công quỷ tổ chức biểu tình. Chiến dịch bài Mỹ được phát động để ly gián giữa VNCH và Đồng Minh nhằm cô lập VNCH. Tướng Kỳ cho biết sẽ đưa quân đội đến giải tỏa Đà Nẵng.
Phần 34/62

Đại tá Đàm Quang Yên, Tư lịnh Biệt khu Quảng Đà đã đứng hẳn về phía TT Trí Quang. Ông huấn luyện quân sự, cấp vũ khí cho các thanh niên Phật tử và tổ chức họ thành những đơn vị chiến đấụ Một số binh sĩ theo ông bỏ ngũ gia nhập lực lượng nàỵ Nhưng Đại tá Yên là một sĩ quan có trình độ kiến thức thấp, tính tình nông nỗi, nóng nảy nên không đủ khả năng làm được việc ông đang làm.

Hoa Kỳ ra lịnh tản cư các cơ quan của họ ra khỏi thị xã Đà Nẵng. Đại tá Yên cho thiết lập các công sự chiến đấu ở các chùa tại Đà Nẵng và hô hào dân chúng dùng mọi phương tiện để chống lại "quân đội Thiệu - Kỳ". Trong khi đó, Tướng Kỳ ban hành quyết định cất chức BS Nguyễn Văn Mẫn và cử Trung tá Mã Sanh Nhơn, Tỉnh trưởng Bình Long làm Thị trưởng Đà Nẵng.

Ngày 5/4/66, Tướng Kỳ đích thân dẫn 2 tiểu đoàn Dù ra Đà Nẵng hội đàm với Thiếu tướng Chuân và lên tiếng kêu gọi đồng bào hợp tác với chính phủ. Khi Tướng Kỳ về Saigon thì các tiểu đoàn Dù được chuyển tạm vào căn cứ Chu Lai của Hoa Kỳ ở Quảng Tín, gần sát Đà Nẵng. BS Nguyễn Văn Mẫn và khoảng 400 binh sĩ kéo đến lập một căn cứ phòng thủ tại chùa Phổ Đà. Khi máy bay lượn trên thành phố rãi truyền đơn kêu gọi đồng bào hợp tác với chính phủ diệt trừ các cuộc nổi loạn bị CS giựt dây thì chuông của chùa Phổ Đà, Tĩnh Hội, Vĩnh Hội, Phật Học, Phổ Thiên, Giảng Đường, Vu Lan...được khua lên inh ỏị Sau đó là tiếng trống, thùng thiếc, phèng la, mõ...kêu vang cả thành phố.

Trong lúc tình hình Đà Nẵng căng thẳng thì TT Tâm Châu tuyên bố trước khoảng 10 ngàn Phật tử rằng ông vẫn chủ trương tiếp tục đấu tranh ôn hòa và đòi trong 3 tháng phải có chính phủ dân cử và Quốc Hộị Ông sẵn sàng lãnh những viên đạn của những kẻ quá khích. Một cuộc thương lượng giữa chính phủ và Viện Hóa Đạo được xúc tiế nhanh chóng và có kết quả. Để đổi lại, chính phủ hứa sẽ không bắt bớ những người nổi loạn có võ trang và rút quân khỏi Đà Nẵng. Đại hội Phật giáo Thế giới đang họp tại Tích Lan đã lên tiếng ủng hộ lập trường của TT Tâm Châụ Ngày 9/5/66, Hòa Thượng Tổng thư ký Hội Tăng già Tích Lan đã gởi cho TT Tâm Châu một văn thư khen ngợi và tỏ ý hoan hỷ khi biết TT đã tránh được cho PG một cuộc chiến tranh với chính phủ. Nhưng ngược lại, việc này đã làm cho TT Trí Quang nổi giận. TT Trí Quang công khai chỉ trích Viện Hóa Đạo và tuyên bố không chấp nhận kết quả do Viện Hoá Đạo công bố, đòi bộ ba Thiệu - Kỳ - Có phải ra đdị

Ngày 8/4/66, TT Thích Thiện Minh tuyên bố lập "Ủy Ban Tranh Đấu Chống Chính Phủ" vì các tướng lãnh, nhất là Tướng Thiệu, đã không giữ lời cam kết. PG sẽ chống đến cùng, dù phải đổ máụ Khi TT Thiện Minh công khai tuyên chiến với chính quyền thì TT Trí Quang tuyên bố ngược lạị Ông kêu gọi Phật tử tạm ngưng các cuộc đấu tranh ở Huế và Đà Nẵng để đợi chính quyền giữ lời hứạ Lời kêu gọi này làm cho TT Thích Thiện Minh bực tức vô cùng.

Giữa 2 TT Trí Quang và Thiện Minh luôn có sự đối nghịch nhau, khi trống đánh xuôi thì kèn thổi ngược. TT Trí Quang lo sợ TT Thiện Minh cướp công đầu sau khi cuộc đấu tranh đem lại thắng lợi nên tìm cách gạt tất cả các tổ chức của TT Thiện Minh sang một bên. Mặc cho những chỉ thị ngược lại của TT Trí Quang, ngày 19-20/4/66, TT Thiện Minh mở các cuộc thuyết pháp liên lục tuyên bố PG đang bị khiêu khích, có thể có đảo chánh trong tuần tới, trừ khi chính phủ chấm dứt mọi hành động chống đối PG.

Ngày 9/4/66, Tướng Tôn Thất Đính được cử làm Tư lịnh vùng I thay thế Tướng Nguyễn văn Chuân. 2 tướng Thiệu và Kỳ đã nhờ Tướng Đính giải quyết vụ miền Trung vì tin rằng Tướng Đính là con gà của PG có thể làm công việc này được. Nhưng khi đến Huế, Tướng Đính lại theo phe TT Trí Quang và chửi 2 tướng Thiệu - Kỳ giữa ba quân.

Ngày 17/4/66, Lực Lượng Tranh Thủ cách mạng bắt giữ ông Nguyễn Hữu Chi, Tỉnh trưởng Quảng Nam và ông Quận trưởng quận Hòa Vang vì những người này không theo TT Trí Quang. Tại Đà Lạt, Lực Lượng này lại bắt giữ Đại úy Quân vụ Thị trấn, đốt quân xa và đuổi đánh Quân cảnh. Quân đội phải nổ súng.

Khi thấy nhóm PG cực đoan quá lộng hành, Khối Công Dân Công Giáo và các tổ chức đảng phái không còn im lặng được nữa, họ đã lên tiếng phản đối một cách mạnh mẽ. TT Thích Liễu Minh thuyết pháp tại Viện Hóa Đạo, khen ngợi thiện chí của chính quyền và yêu cầu Phật tử ngưng bạo động, ngưng đòi hòa bình vì "chưa đúng lúc". Khối Công Dân Công Giáo biểu tình ở Đà Nẵng, Thủ Đức và Saigon chống các cuộc bạo loạn ở miền Trung, tố cáo chính phủ nhu nhược và đả đảo Đại sứ Cabot Lodgẹ Tổng Hội Sinh Viên Saigon lập Ủy Ban Bảo Vệ Tổ Quốc và Dân Quyền, chống lại các vụ lộng hành ở miền Trung.

Ngày 21/5/66. Lực Lượng Tranh Thủ Cách mạng của TT Trí Quang cho tung ra tại Huế, Đà Nẵng và Saigon một loại truyền đơn thăm dò. Truyền đơn kêu gọi đưa TT Trí Quang ra làm Quốc Trưởng và Trần Quang Thuận là Thủ Tướng. Truyền đơn này đã cho thấy rõ mục tiêu và tham vọng của nhóm bạo đô.ng. Các cuộc náo loạn tại Huế, Đà Nẵng và Đà Lạt lại tiếp tục.

Bỗng nhiên báo chí Mỹ mở chiến dịch ca tụng TT Trí Quang như là một lãnh tụ chính trị lỗi lạc của VN, có thể trở thành Quốc Trưởng.. Mục tiêu của chiến dịch này nhằm thúc đẩy các lực lượng đấu tranh võ trang tiến xa hơn một chút nữa, gây náo loạn và bất mãn trong quần chúng để Tướng Kỳ có lý do xử dụng quân đội đánh dẹp. TT Trí Quang và nhóm của ông không ý thức được chiến dịch thâm hiểm này nên thừa thắng xông lên. Đại tá Yên, Tư lịnh Biệt khu Quảng Đà, một đệ tử của TT Trí Quang, đã phối hợp các lực lượng Phật tử do ông huấn luyện và các binh sĩ bỏ ngũ thành những đơn vị chiến đấu, chiếm thành phố Đà Nẵng, biến 2 chùa Tỉnh Hội và Phổ Đà thành 2 căn cứ võ trang chống chính phủ.

Ở Huế, một lực lượng quân sự do Bửu Tôn thành lập đã thu nạp được một số binh sĩ và thanh niên Phật tử lên đến 2 tiểu đoàn. Bửu Tôn là Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử ở Huế, không biết gì về quân sự nhưng được TT Trí Quang và Võ Đình Cường tin cậy nên giao cho chỉ huy lực lượng võ trang. Lực lượng này làm chủ tình hình ở Huế, ban hành mọi mệnh lệnh và muốn bắt ai giam cũng được. Bửu Tôn đã nhiều lần đem quân tấn công các giáo xứ CG tại quận Phú Vang vì cho rằng các giáo xứ này thân chính quyền. Các giáo xứ trên phải tổ chức tự vệ để cứu lấy mình vì Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận, Sư đoàn trưởng Sư đoàn I và Trung tá Trần Văn Khoa, Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị trưởng Huế, không dám đá động đến lực lượng của Bửu Tôn. Tướng Nhuận chỉ cho một tiểu đoàn của Sư đoàn I vào Huế để bảo vệ các cơ sở của Hoa Kỳ.

Cũng như tại Huế, các giáo xứ CG tại Đà Nẵng phải tự động võ trang để tự vệ vì chính quyền đã nằm trong tay Lực Lượng Tranh Thủ Cách Ma.ng. Lực lượng này đã nhiều lần tấn công giáo xứ Tam Tòa trong thành phố Đà Nẵng nhưng bị đẩy luị Thỉnh thoảng lại xảy ra các cuộc giao tranh trong thành phố Đà Nẵng giữa lực lượng của TT Trí Quang và toán tự vệ CG. Các toán tự vệ này đã mở rộng phòng tuyến ra các đường Thống Nhất, Quang Trung, Nguyễn Hoàng, Trần Cao Vân, Khải Định, Gia Long, Đống Đa...để bảo vệ các giáo xứ Thạch Gián, Tam Tòa, Thanh Bình, Thanh Bồ và Đức Lợị Đường dọc theo biển đều do các tự vệ CG tuần tra nên rất an toàn. Thỉnh thoảng nhóm tự vệ CG phải mở thế công để áp đảo tinh thần làm cho lực lượng của TT Trí Quang không dám bung ra xa, nhờ vậy giáo dân sống an toàn.


Ngày 30/4/66, Đại sứ Lodge tuyên bố trở về Mỹ để thảo luận về tình hình VN. Các giới quan sát cho rằng số phận của nhóm PG cực đoan miền Trung đã gần kề.

Ngày 15/5/66 trong khi Cảnh sát mở cuộc lục soát các trung tâm phát xuất những vụ náo loạn tại Saigon như trụ sở Thanh Niên Phật Tử, Tổng Liên Đoàn Lao Động... TT Thiệu thông báo các cuộc hành quân tái lập an ninh trật tự ở Đà Nẵng đang tié'n hành. Thiếu tướng Huỳnh Văn Cao được cử thay thế Thiếu tướng Tôn Thất Đính làm Tư lịnh Quân đoàn Ị

Nghe Tướng Cao dược cử làm Tư lịnh vùng I, phe PG cực đoan miền Trung phản ứng mạnh mẽ vì Tướng Cao vừa là CG vừa là vị tướng trung thành với TT Diệm. Đây là thành phần mà TT Trí Quang tìm diệt. Vì thế khi nhậm chức tại Đà Nẵng, người ta thấy không có chỗ nào an toàn cho Tướng Cao cư ngu.. Ngày 17/5/66, khi Tướng Cao lên máy bay Hoa Kỳ đi thị sát Quân đoàn I thì Thiếu úy Nguyễn Trọng Thức trong lực lượng đấu tranh của PG đã xã súng bắn nhưng không trúng. Xạ thủ trực thăng Hoa Kỳ đã dùng đại liên bắn lại khiến Thức chết tại chỗ và 6 binh sĩ khác bị thương.

Khi trở lại Saigon, Tướng Cao cho biết nếu không có các cố vấn Mỹ trong Quân đoàn đi sát hai bên thì có lẽ ông bị ám sát rồị Trong những ngày ở lại Đà Nẵng, ông tá túc trong căn cứ Hoa Kỳ và đi quan sát chiến trường bằng trực thăng Hoa Kỳ. Đại tá Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia, sẽ chỉ huy các lực lượng Cảnh sát Dã chiến đánh chiếm các vị trí trong thành phố Đà Nẵng. Nhiệm vụ của Tướng Cao là để chống lại lực lượng PG, nhưng ông bất tuân thượng lịnh và quyết định thương lươ.ng. Tướng Kỳ muốn chấm dứt vai trò của Tướng Cao để đưa một tướng khác đến.

Trong vụ này, Tướng Cao có 2 lầm lỗi lớn khi nhận đi làm Tư lịnh vùng Ị Thứ nhất là ông không nhận ra dụng ý của 2 Tướng Thiệu - Kỳ. Hoa Kỳ đang cố tình gài cho phong trào PG miền Trung đi quá trớn rồi diệt chứ không muốn thương lượng dây dưạ Thương lượng với nhóm này chỉ mang hậu họa, vì bất cứ lúc nào họ cũng dưa ra mục tiêu mới để nói ngược và làm ngược dễ dàng. Trong khi đó Tướng Cao chỉ muốn đàm không muốn đánh, tức là đi ngược lại chủ trương của Mỹ và 2 tướng Thiệu - Kỳ. Thứ hai là ông tin tưởng rằng mình có thể thương lượng với nhóm PG cực đoan miền Trung. Ông không ý thức được rằng TT Trí Quang và nhóm của TT Trí Quang là những thành phần cực đoan, không bao giờ chấp nhận nói chuyện với ông vì ông vừa là CG vừa là thân tín của TT Diệm. Ông thuộc vào loại "dư đảng Cần Lao" gộc đang bị TT Trí Quang tìm diệt thì làm sao có thể nói chuyện với nhau được. Nếu cần người thương lượng thì 2 tướng Thiệu - Kỳ đã tìm người khác rồị Ông trở về Saigon an toàn là cả một sự may mắn.

Xác chết của Thiếu úy Nguyễn Trọng Thức được dưa về Huế và được rước đi trên đường phố để kích động Phật tử và binh sĩ nổi loạn.

5 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến được chở bằng phi cơ ra Đà Nẵng đã mở cuộc hành quân chớp nhoáng tái chiếm thành phố Đà Nẵng, đài phát thanh và làm chủ tình thế. Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng của TT Trí Quang rút về đóng trong 2 chùa Tỉnh Hội và Phổ Đà. Một đơn vị Thủy quân Lục chiến kéo tới vây chùa Phổ Đà đòi thả 17 binh sĩ bị bắt. 14 binh sĩ được trả về với đầy đủ võ khí.
Phần 35/62

* Kêu cứu Hoa Kỳ :


Khi tình hình bắt đầu nguy ngập, ngày 15/5/66, từ Huế, TT Trí Quang đã gởi một điện văn nhờ TT Johnson can thiệp. Ông vẫn tin rằng Hoa ỳ sẽ ủng hộ PG như thời kỳ chống chính phủ Diệm. Trong điện văn ông kêu gọi "Chính phủ Hoa Kỳ cần tìm cách ngăn chặn cuộc đàn áp Phật giáo". Ngaỳ 17/5/66, TT Johnson đã tuyên bố với báo chí là chính phủ Hoa Kỳ sẽ ủng hộ Quân đội VNCH để quân đội này có vai trò trọng yếu trong chính phủ tương laị Ông kêu gọi Quân lực VNCH chấm dứt nhanh chóng các vụ xâu xé nội bộ để lo chống Cộng và thực hiện dân chủ từng bước. Sau đó Ngoại trưởng Rusk đã thông báo cho TT Trí Quang biết Hoa Kỳ không thể can dự vào các vấn đề thuộc chủ quyền của VN và cũng không nhúng tay vào các vụ đàn áp đối lập của Tướng Kỳ. Ông khuyên nên tập trung nổ lực vào việc chống Cô.ng.

Ngày 20/5/66, TT Trí Quang lại lên tiếng kêu gọi TT Johnson can thiệp gấp. Ông yêu cầu Thủy quân Lục chiến Mỹ có hành động, nếu không sẽ cho Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng phá phi trường Đà Nẵng. Không nghe Hoa Kỳ trả lời gì, ngày 22/5/66 ông ra lịnh cho Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng bắn phá phi trường Đà Nẵng. 1 phi cơ Hoa Kỳ bị hư hại và một số binh sĩ Mỹ bị thương. Nhiều phi cơ phải bay đến các căn cứ khác. Các căn cứ quân sự Mỹ được lịnh nổ súng nếu bị tấn công.

Dùng áp lực quân sự không kết quả, ngày 25/5/66, TT Trí Quang lại lên tiếng yêu cầu TT Johnson và Quốc hội Mỹ ngưng yểm trợ chính phủ Nguyễn Cao Kỳ.

* Đà Nẵng được giải thoát :


Tướng Dư Quốc Đống được phái tới Đà Nẵng để chỉ huy chiếm lại thành phố. Ngày 18/5/6, Tướng Kỳ đã yêu cầu Viện Hóa Đạo kêu gọi các tăng sĩ ở Đà Nẵng đừng chứa chấp các lực lượng đấu tranh trong chùa hoặc rời khỏi 2 chùa Tỉnh Hội và Phổ Đà gấp.

Ngày 20/5/66, chính phủ Nguyễn Cao Kỳ ra lịnh cho các Tướng Thi và Đính phải ra trình diện đồng thời đòi hỏi Chuẩn tướng Phan Xuân Nhuận, Tư lịnh Sư đoàn I, phải dứt khoát tư tưởng, không thể đứng ở giữa được.

Ngày 22/5/66, cuộc tấn công vào 2 chùa Tỉnh Hội và Phổ Đà bắt đầụ Chỉ trong 1 thời gian ngắn, khoảng 600 binh sĩ và thanh niên Phật tử ở trong chùa Phổ Đà và các vùng lân cận đã ra đầu hàng; 30 nhà báo bị bắt giữ làm con tin đã được cứu thoát. Tại chùa Tỉnh Hội, các binh sĩ và thanh niên Phật tử cũng buông súng; 4 phóng viên của UPI và AP được giải thoát. Hơn 1,000 khẩu súng các loại được tìm thấy trong chùa Tỉnh Hội và 30 xác chết đã sình thốị BS Nguyễn Văn Mẫn bị bắt dưa vào Saigon. Báo cáo sơ khởi cho biết có 76 người chết. Thiếu tướng Đính theo một số tàn quân chạy ra Huế.

* Huế kháng cự vô vọng :

Thanh toán xong Đà Nẵng,lực lượng Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến tiến ra Huế bằng đường bộ qua đdèo Hải Vân. Lực lượng của Bửu Tôn phục kích 2 bên quốc lộ 1. Bửu Tôn cho thành lập 1 "Tiểu đoàn Quyết tử" lấy tên là Tiểu đoàn Nguyễn Trọng Thức để cố thủ Huế. Trung tá Trần Văn Khoa đem chừng 1,000 quân trung thành chính phủ về đóng ở Quận Hương Thủỵ Khi các đơn vị Nhảy Dù và Thủy quân Lục chiến tiến vào Huế thì Tiểu đoàn Quyết tử bỏ súng chạỵ Quân đội chiếm thành phố dễ dàng.

Ngày 31/5/66, Tướng Hoàng Xuân Lãm được cử làm Tư lịnh vùng I thay thế Tướng Huỳnh Văn Caọ Trung tá Trần Văn Khoa đem quân trở lại Huế, công bố lịnh giới nghiêm và yêu cầu Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng của TT Trí Quang đem vũ khí tới nạp. Bửu Tôn đầu hàng và đem 520 võ khí các loại ra nạp. An ninh Huế được tái lập. Bộ Tư lịnh Sư đoàn I rút khỏi Huế.
* Lá bài chót : đem bàn thờ Phật xuống đường :

Khi mặt quân sự hoàn toàn thất bại, ngày 6/6/66 TT Trí Quang ra lịnh cho Phật tử đem bàn thờ Phật xuống đường và phát động chiến dịch tự thiêu :

- Ni cô Thích Nữ Thanh Quang tự thiêu ở chùa Diệu Đế (Huế)
- Cô Hồ Thị Châu tự thiêu ở Viện Hoá Đạọ
- Nữ sinh Nguyễn Thị vân tự thiêu ở chùa Thành Nội, Huế.
- Ni cô Thích Nữ Bảo Luân tự thiêu ở Viện Hoá Đạọ
- Một em học sinh 15 tuổi tự thiêu ở Quảng Tri....


TT Trí Quang tin rằng Quân đội không dám đụng đến bàn thờ Phật và chiến dịch tự thiêu sẽ làm thế giới rúng động như năm 1963, nhưng ông đã lầm, thế giới vẫn ngậm câm. Còn về phần quân đội, Tướng Kỳ ra lịnh cho Cảnh sát Dã chiến và Thủy quân Lục chiến xúc tất cả các bàn thờ ở Huế cũng như ở Saigon. Ngày 3/6/66, phát ngôn viên của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon lên tiếng xác định : Đang có chiến dịch bạo động và tự thiêu nhằm áp lực chính phủ Mỹ can thiệp vào nội bộ của VN, nhưng chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục giữ thái độ bất can thiệp như cũ.

Xử dụng mọi phương thức không đem lại kết quả, TT Trí Quang đành ngồi tuyệt thực. Trong khi đó, TT tâm Châu dẫn một Ủy ban Phật giáo mới thành lập gồm 6 người đến Dinh Gia Long gặp Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia để thương thuyết. Ông yêu cầu Phật tử ngưng các cuộc đấu tranh để cùng chính quyền tổ chức các cơ cấu dân chủ, nhưng ngược lại 2 TT Thiện Minh và Trí Quang đều phản đốị Ngày 17/6/66, An ninh Quân đội đã bắt vợ của GS Lê Tuyên cùng một số sinh viên tranh đấu ở Huế và đưa TT Trí Quang lên máy bay về Saigon cho ở Bịnh viện Duy Tân của BS Nguyễn Duy Tài để "chữa bịnh và bảo vệ". Ngày 22/6/66, GS Lê Tuyên (hiện nay ở Mỹ) ra trình diện và bị bắt đưa vaò Saigon.

Kế quả cuộc tái chiếm Huế : 7 binh sĩ bị thương, tạm giữ 190 quân nhân ly khai, 109 công chức và 35 cảnh sát tham gia Lực Lượng Tranh Thủ Cách Ma.ng.

Tướng Thi cho biết trong cuộc đánh chiếm Đà Nẵng và Huế nói trên có 242 người chết và bị thương.

Ngày 26/6/66, TT Trí Quang "tuân lịnh Đức Tăng Thống" đã ngưng tuyệt thực.

Ngày 27/6/66, Tướng Kỳ họp báo tại Huế nói : Công nhận "được làm Vua , thua làm giặc", nhưng không công nhận "được làm Vua, thua thì hoà".

GS Lê Tuyên bị bắt tại Huế ngày 21/6/66 đã tuyên bố trong cuộc họp báo rằng TT Trí Quang mới là người chủ động, ông chỉ là người thừa hành mà thôị

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website