CHÍNH KHÍ VIỆT

Monday, March 18, 2013

00114 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ / Giấc mơ lãnh tụ (7)


00114 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ  
 
 
LGT: "THẾ GIỚI ĐANG ĐỐI MẶT VỚI  TRẬN TẤN CÔNG LỚN NHẤT VÀO SỰ THẬT KỂ TỪ NHỮNG NĂM 1930"!  Đó là lời thú nhận chân thành của ông  Lord Tony Hall, Tổng giám đốc Đài BBC Luân Đôn, cơ quan truyền thông lâu đời nhất  thế giới đã phải cay đắng thừa nhận!!!
 
 


 
Một trong những sự thật kinh hoàng  trong giai đoạn lịch sử cận đại của nước Việt Nam chúng ta đã bị bè lũ "mượn đạo tạo đời" Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất Khối Ấn Quang bóp méo, tuyên truyền và ngày đêm tung lên mạng xã hội những nhân chứng dổm, những chứng cớ ngụy tạo để bôi nhọ Chính Thể Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, dưới sự lãnh đạo anh minh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhằm CHẠY TỘI cho tội ác trời không tha, đất không dung của chúng đối với Dân Tộc và Tổ Quốc Việt Nam.

 
 
Vì thế TRẢ LẠI SỰ THẬT cho lịch sử là một thúc bách lớn đối với website Chính Khí Việt Net!  Cho nên tất cả những gì được trưng bày ở đây bằng hình ảnh, bằng những bài viết của rất nhiều nhân chứng sống thời kỳ 1954 -1963, dựa trên những sự thật không thể chối cãi của lịch sử sẽ là những tài liệu đúng đắn nhất nhằm đánh tan những luận điệu tuyên truyền của tập đoàn Việt Gian Cộng Sản nói chung và của băng đảng tập đoàn Ma Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hậu thân Phật Giáo Ấn Quang nói riêng đã, đang tìm đủ mọi cách để bôi nhọ và xuyên tạc rằng chúng "đấu tranh" cho cái chúng gọi là Phật Giáo của chúng bị bách hại!!!???
 
Tài liệu dưới đây là quá trình tìm hiểu, thu thập, tổng hợp và nhận định của Chính Khí Việt, bút danh của anh Joseph L. Phạm trong hai thập niên qua đã được đăng trên các diễn đàn yahoogroups, facebook, các website của người Quốc Gia Tỵ Nạn VGCS....
 
Chúng tôi xin chân thành giới thiệu đến độc giả trong và ngoài nước với mong ước Sự Thật Của Lịch Sử không bị mai một, không bị bóp méo, không bị tuyên truyền và xuyên tạc trong âm mưu bôi bẩn những vị lãnh đạo và Quân - Cán - Chính Việt Nam Cộng Hòa giai đoạn Lịch Sử 1954 - 1963!!!
 
Minh Thư Nguyễn
Ngày 01 Tháng 01, 2020
 
---------------------
 
 
 
 
Giấc mơ lãnh tụ (7)
 


Những tổ chức và hoạt động ít nhiều yểm trợ cho CS



1. Tổ chức các hội PG Cứu Quốc để yểm trợ CS.

Năm 1941, khi Đảng CS Đông Dương lập ra Mặt Trận Việt Minh để chuẩn bị cướp chính quyền thì HT Thích Trí Độ, Giám đốc Trường An Nam Phật Học ở Huế đã lập ra Hội Phật Giáo Cứu Quốc toàn quốc để tham gia Mặt Trận Việt Minh.Năm 1945, VC cướp chính quyền, HT Thích Trí Độ xuất hiện với tư cách Hội Trưởng Hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung Ương, kêu gọi các tăng sĩ thành lập và tham gia các Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc các cấp.


Sau đây là danh sách các tăng sĩ làm Chủ Tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc cấp tỉnh :

- Quảng Bình : Thích Trí Quang
- Quảng Trị : Thích Trí Nghiễm, tức Thích Thiện Minh
- Thừa Thiên : Thích Mật Thể
- Bình Định : Thích Huyền Quang
- Gia Định : Thích Pháp Dõng
- Mỹ Tho : Thích Pháp Tràng
- Vĩnh Long : Thich Pháp Long
- Trà Vinh : Thích Huệ Quang



HT Thích Đôn Hậu làm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Trung Bộ, trụ sở của Hội đặt tại chùa Từ Đàm, Huế. HT Thích Minh Nguyệt làm Chủ Tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc Nam Bộ, trụ sở đặt tại chùa Ô Môi, xã Mỹ Quý, thuộc chiến khu Đồng Tháp.

Ban Chấp Hành Hội gồm có Thích Minh Nguyệt, Thích Huệ Phương, Thích Viên Minh và Thích Không Không.

Hội Phật Giáo Cứu Quốc nằm trong Mặt Trận Việt Minh, hoạt động từ năm 1941-1951 thì ngưng. Ngày 5/3/1951, HCM sát nhập Mặt Trận Việt Minh với Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam thành Mặt Trận Liên Việt, các hội cứu quốc được giải tán và thay thế bằng những tổ chức mớị Hội Phật Giáo Cứu Quốc đổi thành Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất do HT Thích Trí Độ làm Hội trưởng. Một số tăng sĩ được chuyển qua các "Ủy Ban Bảo Vệ Hòa Bình" để mở các chiến dịch chiến tranh tâm lý trong lòng địch.

- Long Xuyên Phật Học cũng do HT Khánh Hòa cùng một số cư sĩ thành lập năm 1934 ở chùa Long Phước, Trà Vinh, thu nhận cả tăng lẫn ni.

- Hội Bắc Kỳ Phật Giáo thành lập tại Hà Nội năm 1934 do các HT Trí Hải, Tâm Ứng, Tâm Bảo và một số cư sĩ danh tiếng như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Ngô Văn Tố, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Năng Quốc, Dương Bá Trạc, v.v... Cư sĩ Nguyễn Năng Tố được bầu làm Chủ Tịch.

- Phật Học Kiêm Tế Hội do HT Thích Thiện Chiếu thành lập năm 1936 ở chùa Tam Bảo, Rạch Giá. Hội này tuyên bố cổ võ cho bất cứ học thuyết nào có đủ phương pháp làm cho chúng sanh khổ được vui và kêu gọi hướng dẫn PG đi theo đường lối của Đảng CS Đông Dương.

- Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục do BS Lê Đình Thám thành lập tại Huế năm 1940. Cụ Đinh Văn Chấp, Tiến sĩ Hán học, thân phụ HT Minh Châu, phụ trách giảng dạy về Nho học và Lão học, còn Lê Đình Thám hướng dẫn về Phật học cho thanh niên Phật tử. TT Trí Quang sau này cũng xuất thân từ chỗ này.

- Gia Đình Phật Hóa Phổ cũng do BS Lê Đình Thám lập năm 1944 để giáo dục các thiếu nhi Phật tử\. Tổ chức này có một ban hướng dẫn gồm các cư sĩ sau đây : Văn Đình Hy, Đặng Tống, Lê Văn Dũng, Phan Cảnh Tuân, Cao Chánh Hựu, Phan Xuân Sanh, v.v... Đây là những thành phần hoạt động tích cực khi phong trào PG miền Trung nổi lên\. Võ Đình Cường là người chủ chốt trong vụ nàỵ Năm 1951, một hội nghị Gia Đình Phật Giáo Phổ được tổ chức tại Huế đã quyết định đổi tên thành Gia Đình Phật Tử.

- Hội Chỉnh Lý Tăng Già Bắc Việt do HT Thích Tố Liên thành lập năm 1949, đến tháng 9/1950 đổi thành Hội Tăng Già Bắc Việt.

- Hội Phật Tử Việt Nam do một số cư sĩ thành lập năm 1949 tại chùa Chân Tiên Hà Nội.

- Hội Phật Học Nam Việt do hai cư sĩ Mai Thọ Truyền và Lê Ngọc Diệp lập tại Saigon năm 1950.

- Phật Học Đường Bao Quốc do Thích Trí Thủ thành lập năm 1950 ở Huế. Phật Học Đường này thu nhận các học tăng khắp Trung, Nam, Bắc, cung cấp giảng sư cho các Tỉnh Hội Phật Giáo Miền Trung. HT Tịnh Khiết trụ trì ở chùa Tường Vân được tôn làm Hội Chủ.

- Giáo Hội Tăng Già Nam Việt do TT Thích Thiện Hòa và TT Thích Thiện Hoa thành lập năm 1952 tại cùa Ấn Quang, Saigon.

- Hội Tịnh Độ Cư Sĩ Việt Nam do các cư sĩ Huỳnh Văn Đơn, Lữ Huỳnh Anh và Nguyễn Văn Vân thành lập tại Saigon năm 1953.

- Hội Lục Hòa Phật Tử Việt Nam do các cư sĩ Lê Văn Điền, Phạm Văn Tân và Lê Văn Kiều thành lập tại Gia Định năm 1954.

- Chùa Ấn Quang được HT Thích Thiện Hòa cho xây cất năm 1949. Đầu tiên đây chỉ là một cái am có tên là Trí Tuệ Am, ở đường Lorgeril (tức Sư Vạn Hạnh), Chợ Lớn, sau gọi là chùa Ứng Quang. Tại đây Phật Học Đường Ứng Quang được thành lập, sau đổi thành Phật Học Đường Nam Việt và chùa Ứng Quang thành chùa Ấn Quang.

Phong Trào Phục Hưng Phật Giáo tại Thừa Thiên bị giảm bớt sau cuộc "Cách Mạng Tháng 8" năm 1945, vì một số tăng sĩ quan trọng đã đi theo Mặt Trận Việt Minh. Mãi đến năm 1951, khi Pháp đã chiếm lại phần lớn Đông Dương và VC đã rút lui vào các chiến khu, việc phát triển PG mới bắt đầu mạnh trở lại.

Nhìn Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo nở rộ dướì thời Pháp thuộc, chúng ta có thể tin rằng kế hoạch phục hưng Phật Giáo của Pasquier là có thật.

b) Sự phát triển Phật Giáo dưới thời Đệ I Cộng Hòa :

Từ 1955-1963, sự phát triển của PG rất đáng kể, không thua gì thời Pháp thuộc. Ngoài các đoàn thể và cơ sở PG được thành lập dưới thời Pháp thuộc vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển, chính phủ Diệm đã cho phép thành lập rất nhiều tổ chức mới như :

- Hội Linh Sơn Phật Học được thành lập năm 1955 tại chùa Linh Sơn, Cô Giang, Saigon.

- Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam do TT Thích Độ Lượng và Thích Huyền Minh thành lập năm 1955 tại Phan Thanh Giản, Saigon.

- Hội Tịnh Độ Tông Việt Nam thành lập năm 1955 tại Đề Thám Saigon.

- Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam thành lập tại Đà Nẵng năm 1955.

- Hội Việt Nam Phật Giáo thành lập năm 1957 tại đường Phan Đình Phùng saigon.

- Giáo Hội Lục Hòa Tăng Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Long Vân, Gia Định.

- Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập năm 1957 tại chùa Kỳ Viên, Phan Đình Phùng Saigon.

- Hội Bồ Đề Đạo Tràng thành lập năm 1957 tại Âm Bồ Đề, Châu Đốc.

- Hội Phật Giáo tại Trung Phần thành lập năm 1957 tại chùa Từ Đàm, Huế.

- Hội Phật Tử Việt Nam thành lập năm 1958 tại chùa Đại Giác, Saigon.

- Giáo Hội Khất Sĩ Ni Giới Việt Nam thành lập năm 1958 tại Gia Định.

- Hội Phật Giáo Quan Âm Phổ Tế thành lập năm 1959 tại Phan Thanh Giản Saigon.

- Hội Việt Nam Phật Giáo Liên Hữu thành lập năm 1959 tại Saigon.

- Hội Từ Thiện PGVN thành lập năm 1959 tại chùa Huệ Lâm, Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Vĩnh Bình thành lập năm 1960 tại chùa Ông Mẹt, Vĩnh Bình.

- Hội Tứ Giáo Phật Học VN thành lập năm tại chùa Tam Bửu Biên Hòa năm 1961.

- Hội Phật Học Nguyên Thủy Ba Xuyên thành lập năm 1962 tại Ba Xuyên.

- Giáo Hội Cư Sĩ Phật Đường Nam Tông thành lập năm 1962 tại Saigon.

- Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn thành lập năm 1963 tại Saigon.

Những thành quả mà PG đã đạt được dưới thời Đệ I Cộng Hòa đã dược Nguyễn Lang liệt kê trong cuốn Việt Nam Phật Giáo Sử Luận (tập III), trang 304-307 như sau :

- Chỉnh đốn lại Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam và đem về đặt trụ sở tại chùa Ấn Quang.

- Nhiều tu viện, chùa và Phật Hoc. Đường đã được xây dựng như tu viện Nguyễn Thiều ở Bình Định, tu viện Quảng Hương Già Lam, Chùa Xá Lợi, Phật Học Đường Phước Hòa ở Trà Vinh, Nhi Học Viện Từ Nghiêm ở Saigon, v.v...

- Mở nhiều khoá huấn luyện tăng ni ở chùa Ấn Quang như khoá Tu Nghiệp Trụ Trì và Như Lai Sứ Giả năm 1957, lớp Phật Học Phổ Thông năm 1958. Giáo Hội Tăng Già VN cũng đã thành lập ban giảng sư lưu động năm 1959 để đi huấn luyện tăng ni trên khắp miền Nam VN.

- Các đại hội của Phật Giáo được mở liên tục như Đại Hội Tổng Giáo Hội VN kỳ 2 năm 1956, kỳ 3 năm 1957, Đại Hội Ni Bộ Miền Nam ở chùa Huê Lâm năm 1956, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Trung Việt kỳ 3 năm 1958, Đại Hội Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc kỳ 3 năm 1959, Đại Hội Hoằng Pháp Toàn Quốc năm 1960, v.v...

- Các tạp chí Phật Giáo đua nhau ra đời như Phật Giáo Việt Nam, Liên Hoa, Văn Hoá, Từ Quang, v.v... Trong cuốn "Phật Giáo tại Việt Nam", ông Mai Thọ Truyền cho biết lúc ông Diệm lên cầm quyền, số chùa tại miền nam là 2206 cái. Dướt thời ông Diệm số chùa lên đến 4776 cái, tức là tăng 2570 cái; trải ra cho 43 tỉnh miền Nam, thì mỗi tỉnh tối thiểu có 59 ngôi chùa mới; chùa cũ và mới cộng lại sẽ cho thấy mỗi tỉnh có trung bình 111 ngôi chùạ Trong cuốn "Our Vietnam Nightmare", Marguerite Higgins ghi nhận rằng chính phủ Diệm đã đóng góp 9 triệu đồng để trùng tu và xây cất chùa chiền. Có tất cả 1295 ngôi chùa đã được trùng tụ Riêng chùa Xá Lợi, ông Diệm đã góp vào 2 triệu đồng và sau đó còn cho xử dụng 7 lần tiền đua ngựa để xây cất.

Sự kiện mà một tỉnh có tối thiểu 59 ngôi chùa mới và tối đa 111 ngôi chùa chen chúc nhau từ thôn xã này đến làng kia, đó là một biểu tượng của sự tự do tôn giáo phát triển cực mạnh và sung mãn vô song. Việc bảo trợ và yểm trợ xây cất chùa chiền là dấu hiệu của một lòng sùng mộ thành tín đối với tôn giáo của nhà cầm quyền biết tôn trọng tôn giáo của các tôn giáo bạn.

Có một điều ít ai để ý là chính TT Diệm là người đầu tiên và duy nhất đã đem lại cho Phật Giáo một màu sắc dặc biệt mà trước đây tôn giáo này không hề có. Ngay từ những năm đầu của chế độ, ông đã lo việc thôi thúc các cơ quan liên hệ phải tìm cách để yểm trợ và tiếp tay với công việc tổ chức Đại Lễ Phật Đản và Rước Ngọc Xá Lợi năm 1956 (17/5/1956) qua các dường phố thật hết sức trọng thể. Số người tham dự đại lễ tại Saigon có tới vài vạn ngườị Rồi mỗi năm cứ thế tiếp đến 1960, Lễ Phật Đản có tổ chức rước đuốc, xe hoa trên nhiều đường phố. Năm 1961 Đại Lễ Phật Đản được tổ chức ngay tại vận động trường Quân Độị Năm 1962, LPD được tổ chức tại chùa Xá Lợị Tiếp đến là ngày 8/5/1963 tại Saigon, Đại Lễ Phật Đản được tổ chức một cách hết sức trọng thể, đông người tham dự, tuy bầu không khí hơi căng thẳng.



c) Sự phát triển của Phật Giáo thời Đệ II Cộng Hòa :


Sau 1/11/1963, sau khi hạ TT Diệm xong, "làm chủ" đất nước, nhóm PG cực đoan thừa thắng xông lên, làm áp lực buộc chính quyền mới phải tuân theo ý muốn của ho..

Mặc dầu quy chế chung cho tất cả các tôn giáo chưa được soạn thảo và ban hành, không coi thể thống quốc gia ra gì, GHPGVNTN mới thành lập đã làm áp lực bắt buộc chính quyền phải công nhận bằng một đạo luật Hiến Chương mà Giáo Hội này đã đệ trình, gây nên những rối loạn pháp lý mà chỉ vài năm sau đó, Giáo Hội Ấn Quang đã là nạn nhân của những đòi hỏi phi lý đó. Sau đây là những tổ chức PG được thành lập dưới thời "độc tài quân phiệt" Đệ II Cộng Hòa :

- Viện Cao Đẳng Phật Học được thành lập ngày 13/3/1964, có quyền cấp Cử nhân Phật học, Cao học Phật giáo và Tiến sĩ Phật học.

- Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) do 11 tông phái và hội Phật Giáo thành lập ngày 4/1/1964, được duyệt y bằng Sắc Luật số 158-SL/CP ngày 14/5/1964.

- Giáo Hội Thiền Tông Việt Nam được thành lập tháng 11/1964 tại Gia Định.

- Tổng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do liên phái Phật Bửu Tự, Bửu Lâm Tự, Bình Hòa Tự, Long Quang Tự, Chơn Đức Tự và Giác Lâm Tự thành lập tháng 12/1964, tách khỏi GHPGVNTN.

- Phật Hội Pháp Hoa Việt Nam do cư sĩ Nguyễn Trọng Tố thành lập tại Nha Trang năm 1965.

- Phật Hội Lục Phương Tông do 2 cư sĩ Võ Văn Trọng và Nguyễn Văn Toàn thành lập tại Saigon năm 1965.

- Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ do TT Thích Tọa Giác Nhiên thành lập tại Gia Định năm 1966.

- Hội Phật Giáo Phụng Sự Xã Hội do TT Thích Tâm Châu thành lập tại Saigon năm 1967.

- Việt Hàn Phật Giáo Tương Trợ Hội do 2 TT Thích Tâm Châu và Suk Kyung San thành lập tại Saigon năm 1967.

- Giáo Hội Đạo Tràng Thiên Học do tu sĩ Trần Rinh thành lập năm 1968 tại Hóc Môn, Gia Định.

Phật Giáo bắt đầu xây dựng những cơ sở to lớn : khởi đầu là Việt Nam Quốc Tự ở đường Trần Quốc Toản Saigon, sau đó là chùa Vĩnh Nghiêm, Viện Đại Học Vạn Hạnh và các cơ sở khác khắp miền Nam VN. Ngày 24/4/1964, khởi công xây dựng Việt Nam Quốc Tự trên cơ sở đất rộng 45,000 m2. Sở đất này tọa lạc tại một địa điểm khá quan trọng trong thành phố, được chính phủ cho thuê với giá tượng trưng. Tuy gọi là cho thuê nhưng trong thực tế là biếu luôn.

Trong cuốn Bạch Thư 31/12/1993, HT Tâm Châu cho biết, để xây cất Việt Nam Quốc Tự, Tướng Nguyễn Khánh đã cúng 10 triệu, Tướng Nguyễn Cao Kỳ cho vay 50 triệụ Số tiền này được giao cho các TT Thích Thiện Hòa, Thích Thiện Hoa, Thích Trí Thủ và Thích Từ Nhơn, nhưng các TT này giữ tiền luôn, không chịu xây cất chùạ Chi phí xây cất VNQT lúc đó được ước lượng khoảng từ 60-70 triệu đồng VN. Nhưng vì sự lộng hành của TT Trí Quang trên chính trường miền Nam từ 1964-1966, khối PGAQ bị tan vỡ ra làm hai, các tông phái miền Bắc và miền Nam tách rời khỏi GHPGAQ. Những hậu quả này không phải do chính quyền mà do TT Trí Quang và nhóm PG miền Trung gây ra.



Như thế trong 5 điều đòi hỏi của PG :

1- Yêu cầu Chính phủ VNCH thu hồi vĩnh viễn công điện triệt giáo kỳ PG.

2- Yêu cầu PG phải được hưởng một chế độ đặc biêt như các Hội truyền giáo Thiên chúa giáo đã được ghi trong Dụ Số 10.

3- Yêu cầu chính phủ chấm dứt tình trạng bắt bớ, khủng bố tín đồ PG.

4- Yêu cầu cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạọ

5- Yêu cầu chính phủ bồi thường một cách xứng đáng cho những kẻ bị chết oan vô tội và kẻ chủ mưu giết hại phải đền tội xứng đáng.

Thì yêu cầu "cho tăng ni PG tự do truyền đạo và hành đạo" không đúng với thực tế. Sử gia PG Lý Khôi Việt dám viết :"Chính trị VN suốt 100 năm nay, đã dành một số phận đen tối, khắc nghiệt nhất cho những đứa con VN ưu tú (ý nói PG) và dành một chỗ ngồi ưu đãi nhất cho những đưá con phản bội xấu xa (ý nói Công giáo)". Như thế các tăng sĩ chùa Từ Đàm có lẽ đã thưà biết rõ là các điều (1), (2), (4) và cả (5) là không đúng như họ đã tố cáo, nhưng họ vẫn cứ làm to chuyện để có lý do là lật đổ TT Diệm, một chế độ được họ mệnh danh là "chế độ Thiên Chúa Giáo". Và qua các câu chuyện vừa kể trên người ta thấy động lực đấu tranh chính trị chính là sự tỵ hiềm về tôn giáo mà ra chứ không phải là sự kỳ thị ( tôn giáo) ở trong luật pháp hay trong thực tế . Đây là điều mà ta cần nhớ rõ để quay lại khúc phim lịch sử này ("Theo Đỗ Mậu" trong VNMLQHT thì TT Trí Quang muốn lật độ TT Diệm vì chế độ này nếu tồn tại chỉ mang chính nghĩa cho CS, còn ông chống độc tài quân phiệt vì chế độ này làm tay sai cho ngoại bang). Mặt khác người ta không ngạc nhiên khi thấy Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo đưa ra 5 yêu sách của PG thì Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ đã chấp nhận một cách nhanh chóng, vì những đòi hỏi đó phù hợp với tình trạng thực tế lúc đó của thời cuộc.



* Câu chuyện giữa Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo và Ủy Ban Liên Bộ :

TT Thích Tâm Châu đã lập một Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo ngày 15/5/1963. Ngày 25/5/1963, Ủy Ban này họp tại chùa Xá Lợi ở Saigon, ra tuyên ngôn tuyên bố tranh đấu cho 5 nguyện vọng của PG kể trên. Sau đó là những cuộc biểu tình và tuyệt thực xảy ra liên tiếp. Chính phủ đã xử dụng Cảnh sát Dã chiến để ngăn chặn các cuộc biểu tình và kiểm soát hoạt động đấu tranh của các chùa chiền.

Khi cuộc tranh đấu của PG ngày càng gia tăng, ngày 4/6/1963, một Ủy ban Liên Bộ được chính phủ thành lập để giải quyết các đòi hỏi của PG. Ủy Ban này gồm có Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ, Bộ Trưởng Nội Vụ Bùi Văn Lương và Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần. Ngày 5/6/1963, Ủy Ban Liên Bộ họp với Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo lần đầu tiên. Phái đoàn PG gồm có các TT Thiện Minh, Tâm Châu, Thiện Hoa, Huyền Quang (Thư ký) và Đức Nghiệp (Phó thư ký). TT Thiện Minh làm Trưởng đoàn.

Trong khi thương thuyết với Ủy Ban Liên Bộ, Võ Đình Cường cho áp dụng chiến thuật "vừa đánh vừa đàm" để đạt thắng lợi tối đạ Các chiến dịch biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu được phát động khắp nơị Vụ HT Thích Quảng Đức tự thiêu cũng nằm trong chiến thuật nàỵ Có thể nói trong giai đoạn gây xáo trộn này, PG đã thường dùng các phương thức sau đây : biểu tình bạo động quá khích, nổi lửa tự thiêu.

Sau khi tin HT Quảng Đức tự thiêu và ngày 11/6/1963 được loan đi khắp thế giới, ngày 12/6/1963 HT Thích Tịnh Khiết từ Huế vào saigon. Phó TT Thơ liền mời HT Tịnh Khiết họp với Ủy Ban Liên Bộ của chính phủ, nhưng Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo thấy rằng đưa HT Tịnh Khiết đi thương thuyết không có lợi vì HT quá hiền lành và ngay thật, nên TT Tâm Châu nói rằng sau 5 ngày tuyệt thực, HT Tịnh Khiết đang mệt, không họp được. Ngày 13/6/63, Phật tử treo cờ khắp nơị Ngày 14/6/63, 2 Ủy Ban họp lần thứ hai tại Hội Trường Diên Hồng. Vì TT Diệm ra lệnh phải đi đến một thỏa hiệp nhanh chóng, nên 2 Ủy Ban đã họp ngày họp đêm trong suốt 3 ngày liên tục, đến ngày 16/6/63, cả 2 Ủy Ban đã ký kết một thông cáo chung gồm những diểm sau đây :

- Quy định lại thể thức treo cờ quốc gia và cờ PG : Cờ PG khi treo chung được làm nhỏ hơn 1/3 quốc kỳ.

- Tách các hiệp hội có tính cách tôn giáo ra khỏi Dụ Số 10.

- Chính phủ cam kết không trả thù những người tham gia cuộc vận động thực hiện 5 nguyện vọng của PG.

- Bảo đảm quyền tự do truyền đạo của Phật tử.

- Trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ thảm sát ở Huế và bồi thường cho các gia đình nạn nhân.



Thông cáo chung vừa được ký xong thì Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo vội đưa về cho HT Tịnh Khiết viết vào một chữ KHÁN rồi ký tên vào chỗ dành cho Tổng Thống. Khi Thông Cáo Chung được chuyển qua Phủ Tổng Thống, mọi người nhìn thấy chữ ký của HT Tịnh Khiết ở chỗ dành cho Tổng Thống, đều lắc đầụ Tuy nhiên TT Diệm vẫn cầm viết và phê vào :"Những điều được ghi trong Thông Cáo Chung này đã được tôi chấp nhận nguyên tắc ngay từ đầu".

Các sử gia PG cho đây là một thắng lợi của PG. Tất cả nguyện vọng của PG đều được chấp thuận. Một buổi lễ tang dự trù cho HT Quảng Đức ngày Chủ Nhật 16/6/63 tại chùa Xá Lợi qui tụ hàng chục vạn người; rồi khoảng hàng trăm ngàn Phật tử tham dự bỗng trở thành đám biểu tình và bị cảnh sát dàn chàọ Xô xát kéo dài 45' trước chùa Xá Lợị Vụ tự thiêu của HT Quảng Đức chỉ là một chiến thuật của TT Trí Quang, nhưng quần chúng Phật tử quay lòng căm thù vào ông Diệm; TT Trí Quang muốn dùng quần chúng gây bạo động và khi bạo động càng nhiều thì ông Diệm càng bị mắc bẫỵ Ngay buổi tối hôm đó, Thiết Giáp phải đến tăng cường. Một thiếu niên 15 tuổi bị tử thương vì trúng đạn ở đầụ 3 tăng và 2 Phật tử bị thương. Hàng ngàn người bị bắt giữ. 3 ngày sau, 19/6, nhờ cảnh sát, công an nỗ lực kiểm soát nên lễ an táng của HT Quảng Đức diễn tiến không gây thêm đổ máu.



* Trò ảo thuật của TT Trí Quang :


Sau khi thông cáo chung được ban hành ít ngày thì nhóm PG cực đoan miền Trung cho phổ biến một "mật điện" nói là mới bắt được. "Mật điện" đó mang số 1342/VP/TT ngày 19/6/63 được nói là do ông Quách Tòng Đức, Đổng Lý Văn Phòng Phủ Tổng Thống đánh đị Mật điện được công bố có nội dung như sau :

"Để tạm thời làm êm dịu tình hình và khí thế đấu tranh quá quyết liệt của bọn Tăng Ni và PG phản động, TT và ông Cố Vấn ra lịnh tạm thời nhún nhường ho.. Các nơi nhận hãy theo đúng chủ trương trên và đợi li.nh. Ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị cho giai đoạn tấn công mớị Hãy theo dõi điều tra, thanh trừng những phần tử PG bất mãn và trình thượng cấp, kể cả các sĩ quan và công chức cao cấp".

Đọc lối hành văn và các từ ngữ xử dụng các công chức chính phủ nhận ra ngay đó là môt mật điện giả. Đây phải là mật điện do VC nằm vùng sáng chế rạ Phủ TT đã ra một thông cáo phủ nhận hoàn toàn bức mật điện nàỵ Sau khi bức điện giả nói trên được tung ra, ông Ngô Đình Nhu hiểu rằng nhóm PG cực đoan miền Trung đang cố tạo lý do mới để tiếp tục xách động đấu tranh nhằm lật đỗ chính phủ. Lý do mới đó là "chính phủ không thi hành nghiêm chỉnh thông cáo chung", do đó cuộc đấu tranh mới cũng gồm đủ cả biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu như trước. Rất bực mình trước thủ đoạn này ông Nhu tìm cách lật lại thế cờ. Ngày 20/6/1963, ông yểm trợ cho HT Huệ Tâm lập Giáo Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn, rồi giúp HT Thích Nhật Minh lập Ủy Ban Liên Hiệp Phật Giáo Thuần Túy để ủng hộ chính quyền. Ông cho thương phế binh biểu tình trước chùa Xá Lợi vào ngày 23/7/1963 tố cáo những kẻ lợi dụng tôn giáo gây rối loạn chính tri.. Ông thuyết phục ông Đoàn Trung Còn, Hội Trưởng Trung Ương Phật Giáo Tịnh Độ Tông, lên án những kẻ lợi dụng danh nghĩa PG phá rối trật tự công cô.ng. Các tỉnh trưởng miền Trung giúp ông bằng cách thuyết phục một vài tông phái PG khác như Phật Giáo Lục Hòa Tăng Trung Nguyên và Cao Nguyên Trung Phần, gởi kiên nghị ủng hộ đường lối của TT Diệm và tố cáo Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang phá hoại an ninh trật tự trong nước. Đến giai doạn quyết liệt, ông ra lệnh lục soát các chùa và bắt những lãnh tụ PG chống đốị Nhưng ông không đề phòng nổi mạng lưới mà cơ quan tình báo Hoa Kỳ đang tung ra đàng sau biến cố đó.



Sự can thiệp của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ đã quyết định lật đổ TT Diệm kể từ năm 1960, khi TT Diệm từ chối lời yêu cầu của Phó TT Johnson cho Hoa Kỳ đem quân đổ bộ vào miền Nam và thiết lập các căn cứ quân sự..



* Âm mưu của Hà Nội :

Trong bài diễn văn đọc khai mạc Đại hội đảng lần thứ 3 vào tháng 9/1960, HCM tuyên bố công cuộc cải tạo XHCN tại miền Bắc coi như đã hoàn thành trên căn bản. Giai đoạn tới là giai đoạn "giải phóng miền Nam". Sau đó, Đại hội 3 ra Nghị Quyết tuyên bố :

"Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam là đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hợp dân tộc dân chủ ở miền Nam".

Thi hành quyêt nghị này, Hà Nội cho lập tại miền nam một tổ chức bù nhìn được mệnh danh là MTGPMN do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Trong lễ ra mắt ngày 20/12/1960, MTGPMN đưa ra bản tuyên ngôn rập y khuôn của Nghị Quyết trên, có đoạn như sau :"Đánh đổ chế độ thuộc địa trá hình của đế quốc Mỹ và chính quyền độc tài NĐ, tay sai của Mỹ, thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ".

Một chiến dịch được gọi là Đồng Khởi được phát xuất từ Bến Tre và lan rộng ra cả miền Nam VN. Trước tình thế này, TT Diệm yêu cầu T Kennedy viện trợ quân sự và kinh tế cho miền Nam N để chống lại sự xâm lăng của CS
.

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website