00062 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ
VINH CON.....
QUỶ CHÙA hý lộng giỏi vô ngần !
Vừa rớt nạ mang đã hiện thân
Õng ẹo lừa ni theo Cộng-sản.
Vuốt-ve dụ sãi bái Vô-thần.
Ă n chay ngủ gái đêm đêm lén.
Nhậu rượu tụng kinh bữa bữa mần.
Ái mộ bao người nay sáng mắt,
In như nằm mộng vẵng chuông ngân.
TDT, NOV-07-12
Ngô-Phủ
Siêu Tăng Thống Và Chén Cháo Lú
Lê Thành Quang
Không biết tự bao giờ, địa danh Bến Ngự, cùng với Nam Giao, cầu Trường Tiền đã trở thành biểu tượng của thành phố Huế, hùng dũng đi vào văn học qua văn chương thơ nhạc.
Khởi thủy, Bến Ngự là Bến Ông Ngự, có lẽ là nơi dừng chân ngao du của những vì vua triều Nguyễn và là nơi cư ngụ của chí sĩ Phan Bội Châu. Dần dà người dân đơn giản hóa, trở thành Bến Ngự.
Thuở ấy, vào những năm giữa thập niên 30, người ta thường thấy nhiều lần, bọn trẻ làng đang nô đùa giữa sông Hương, ào ạt bơi vào bờ, hớt ha hớt hải ôm quần áo chạy như bị ma đuổi khi có sự xuất hiện của một thằng nhóc cùng tuổi mới định cư.
Bọn nhóc tiết lộ, rất sợ những tiếng lầm bầm không rõ lời đầy oán hờn ma quỷ thốt ra một cách bất thường, khiếp vía trước vẻ mặt, cử chỉ vung tay múa chân của thằng nhóc mới.
Thằng nhóc mới là con thứ 5 của một gia đình nghèo 11 đứa, đến từ vùng trung du Hoàng Liên Sơn, miền Bắc Việt Nam. Bố mẹ nó cho biết, nhóc ta thường có những biểu hiện bất thường, khi thì ngồi xếp bằng, nhắm mắt như đang cầu nguyện hoặc đang nói chuyện với ai đó khuất mặt; lúc thì vừa đi vừa đấm ngực như đang tức tối, khi thì nghiêm nghị chỉ chõ như truyền mệnh lệnh, cười nói vu vơ không duyên cớ và thường làm ngược những lời dạy bảo của họ.
Một vị sư già vô danh, trên đường hoằng pháp đi ngang Bến Ngự, tình cờ thấy được thằng nhóc, ngài bèn đến thăm gia đình này với lời khuyên, “nên gời thằng bé vào chùa để tạo duyên, tránh nghiệp”.
Vị sư già giải thích: “Đây là một trường hợp đặc biệt chưa từng thấy. Theo sự hiểu biết của bần tăng, từng linh hồn khi đi đầu thai, sau khi qua sông Nại Hà đều phải ăn một chén cháo lú để quên hẳn tiền kiếp, tự tu học hầu giải thoát luân hồi. Thiện thay, những hành vi của thằng bé đã sớm phát tiết, chứng tỏ nó đã không ăn chén cháo lú, vẫn nhớ đến tiền kiếp một cách mù mờ không rõ ràng. Thằng bé đang nghĩ rằng, nó đã từng là bậc cao tăng hoặc đã có thân phận cao quý hơn người nên bất mãn với thân phận hiện tại. Kiếp này, nếu thuận duyên thì thằng bé giúp đời, thiếu duyên thì trở thành con quỷ hại đạo. Gia chủ nên gởi thằng bé vào chùa nương nhờ phật pháp may ra có thể tạo duyên, giải nghiệp cho nó tu hành.”
Thằng bé được gởi vào chùa Diệu Viên, ngôi chùa duy nhất của vùng do Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo xây dựng trú trì.
Quả thật, nhóc ta hợp với môi trường mới. Trí thông minh, lý luận Phật pháp ngày càng tiến bộ, có lúc tranh luận ngang ngữa cùng các ni sư trong chùa. Duy chỉ có những khi tạo dáng ra điều ta là kẻ bề trên, lầm bầm những tiếng ồn vô nghĩa không nên lời, thì thằng bé không thể quên được.
Vì sinh kế, gia đình thằng nhóc chuyển về trung tâm thành phố Huế, thằng nhỏ được đi học tại các trường miễn phí của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa và điều ghi nhận đầu tiên của người dân quanh vùng là, thằng nhóc học rất giỏi, nghe một hiểu mười nhưng thân thể không tăng trưởng được.
Tay chân, ngực cổ, vai, mông được cân bằng đúng tỷ lệ tuy chiều cao hơi thiếu với khuôn mặt có vẻ trí thức, điển trai, thông minh, quyền quý. Những cử chỉ, ngôn ngữ bất thường lúc còn là thằng nhóc đang mở rộng làm phật lòng đến chẳng những là bạn bè đồng trang lứa mà còn đụng chạm đến bất cứ ai khi hắn ta đối diện.
Thiên hạ ngậm ngùi, xót xa liên tưởng đến những nhận định năm nọ của vị sư già và tất cả đều đồng thanh nguyện cầu, niệm danh hiệu Phật Quán Thế Âm, để mong Phật pháp vô biên tạo duyên lành cho một con người đáng thương đang gặp nghiệp báo.
Thằng nhóc thành nhân, trở thành chàng thanh niên, được bố mẹ cưới vợ, gom tiền cho ở riêng trong gia đình mới. Bố mẹ cũng không quên sử dụng sự quen biết với những ông to bà lớn, vận động chính phủ VNCH cho du học tại các nước văn minh Âu Châu.
Tiếp xúc với Tây học, trước những tiến bộ của khoa học dưới con mắt bộ não của một người nhớ đến tiền kiếp của mình đầy u minh, hắn ta trở thành hận đời, không chấp nhận Phật pháp, phát lời thề phá đạo bằng đủ mọi chiêu thức quỷ khốc thần sầu, làm những gì mà thế gian không ai làm được. Phản bội, chơi đồ giả, khống chế, vu oan giá họa… là những hành vi thường hằng trong suốt cuộc đời kẻ phá đạo.
Năm 1969, cuộc chiến tranh ý thức hệ Quốc Cộng đến hồi cao điểm, hắn ta theo đám phản chiến, quên mất Pháp Tứ Ân trong bài Phật pháp vỡ lòng của người Phật tử.
Trên tư cách là người đại diện, phát ngôn nhân cho Phật giáo Việt Nam, hắn ta tuyên bố rập khuôn chủ trương của giặc thù, gây bao uất ức cho hàng vạn vong hồn Vị Nước Vong Thân trong cuộc chiến chính nghĩa, bảo vệ đất nước miền Nam Việt Nam, một tổ quốc mà hắn từng chịu ân sủng.
Theo vị sư già, hắn là người duy nhất trên thế gian biết tiền kiếp của mình, đang bất mãn, không còn tin tưởng vào bất cứ điều gì thuộc phạm trù tín ngưỡng tâm linh, nhất là đối với Phật giáo . Hôm nay đã trở thành Ông Già và bắt đầu hành động.
Làm việc với bất cứ nhà sư, nhà tu hành nào, bất kể giả thật, hắn đều có dụng tâm gian dối, bơm người hôm trước, chủi người hôm sau.
“Tranh thủ” cho được chức danh bên ngoài khiêm nhường, chỉ là Phát Ngôn Nhân trong âm mưu phá nát giáo hội, khống chế chư tăng, Ông Già ma quỹ công phá. Số lượng 3000 chư tăng ni của Giáo hội chỉ còn 3 vị là thành tích khốn nạn lớn nhất trong thời gian có ông ta.
Thành công, ở nhà sang, xài tiền giáo hội không thương tiếc, đi công cán được ăn ngủ tại các khách sạn 5 Sao, luôn có người hầu hạ, người đẹp trẻ tuổi mát da săn sóc… nhưng chưa đủ, tối ngày hắn ta vẫn cứ lẩm bẩm vài chữ khó hiểu như hồi còn tắm ở truồng. Những người thân chung quanh phải điên đầu lo lắng, không dám bảo rằng Ông Già đang mắc bệnh tâm thần, âm thầm theo dõi phương cách trị bệnh.
Tin về đến quê nhà, bà vợ hắn ta, dầu bị bỏ rơi cả vài chục năm vẫn vì tình thương mà quyết tâm trị bệnh. Bà này tìm đến nhà ngoại cảm lừng danh của xã hội chủ nghĩa Phan Thị Bách Hằng và được phán: “Leo lên đỉnh này rồi mà ông nhà vẫn chưa thỏa mãn. Ôi! Đạo Pháp vô biên. Ông nhà sẽ bắt đầu bị nghiệp báo. Hãy thành tâm cầu nguyện cho ông nhà. Phải tìm cho ra ý nghĩa của câu nói ngắn trong đầu óc của ông nhà để nghiên cứu tìm cách giải nghiệp. Thuốc Tây y không kết quả.”
Quả thật, Ông Già bắt đầu lâm nhiều trọng bệnh, nào là yếu phổi, nào là tiểu đường, nào là cao máu, máu không lên não, đi đứng phải chống gậy, ngồi một lúc là chống mặt, dị ứng với đám đông nhưng không ngừng la ó những câu khó hiểu chết tiệt xa xưa.
Phật tử khắp nơi vì đạo pháp mà thương cảm, không oán hận quá khứ phá Đạo của Ông Già, chí tâm cầu nguyện đức Phật độ trì, cố gắng tìm hiểu những lời lầm bầm của Ông Già mang ý nghĩa gì để nhà ngoại cảm Phan Thị Bách Hằng chữa trị dứt căn.
Tụ họp tại một buổi cầu an cho Ông Già do bà vợ đáng thương dâng lễ tại chùa Vĩnh Nghiêm - Việt Nam, qua điện thoại, mọi người đốc thúc cô Khoai Lang, một người ngoại quốc đồng hành, đồng hội, đồng khách sạn với Ông Già tìm cơ hội hỏi thẳng Ông Già về câu nói khó hiểu, gây nhiều hệ lụy mà ông ta thường dùng, không cần phải giải nghĩa, chỉ cần có câu nói là xong.
Một giờ sau, điện thoại được bấm Speaker, tiếng cô Khoai Lang ỏng ẻng: “Nam Mô A Di Đà Phật. Xong rồi, xong rồi, không có gì quan trọng, không có gì quan trọng. Anh Ái chỉ nói có 5 chữ, TA LÀ SIÊU TĂNG THỐNG”
Lê Thành Quang
0 comments:
Post a Comment