CHÍNH KHÍ VIỆT

Wednesday, February 27, 2013

00053 TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ / HGTLT


00053  TỘI ÁC TẬP ĐOÀN MA ĐẠO GHPGVNTN ĐÔN HẬU - HUYỀN QUANG - QUẢNG ĐỘ 
 

 


 
VINH CON..... 
QUỶ CHÙA hý lộng giỏi vô ngần !
 
Vừa rớt nạ mang đã hiện thân
Õng ẹo lừa ni theo Cộng-sản.
Vuốt-ve dụ sãi bái Vô-thần.
Ă n chay ngủ gái đêm đêm lén.
Nhậu rượu tụng kinh bữa bữa mần.
Ái mộ bao người nay sáng mắt,
In như nằm mộng vẵng chuông ngân.
 
  
TDT, NOV-07-12
Ngô-Phủ
 
 


Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đồng hành HẠI Dân Tộc
 
 
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
 
 
 

 
Hòa Thượng Ấn Quang: Thích Thiện Hào: Hội chủ Hội Phật Giáo Việt Nam.
 
  
Trước khi nói đến cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất”, thì bắt buộc người viết phải ngược dòng thời gian, trở về với những hành vi của “Khối Ấn Quang” với chính đồng đạo và đồng bào, mà trong số ấy, đã có rất nhiều người là Phật tử; nhưng đã phải chết thảm dưới những bàn tay nhuộm máu của “Khối Ấn Quang”!
 
Những bàn tay ấy, là những bàn tay của những “cao tăng”, đã chỉ đạo trong việc cắt máu đề thơ cùng với con dao và đĩa máu, là những của lễ để “tặng” cho Hòa Thượng Thích Tâm Châu. Và sau đó, là những cuộc thảm sát kinh hoàng, đã giết chết vô số những đồng bào vô tội, với những cách hành quyết vô cùng man rợ, người viết xin trích đoạn qua từng biến cố, và dẫn chứng một cách cụ thể  như sau:
 
 
1-  Những lời chứng của cựu Đại đức Thích Huệ Nhật:
 
“Cái  chết tự nguyện là gì?  Những người tự thiêu cho đạo pháp 1963:
     
 Tôi xin giới hạn trong phạm vi hiểu biết của cá nhân mình, và những gì tôi viết sau đây cũng là một số kinh nghiệm và nhận xét của riêng tôi, sau ba lần tưởng đã chết nhưng nay tôi còn sống trong Ơn Cứu Rỗi của Thiên Chúa, nên xác tín hơn, rộng mở hơn.
 
    Người tự thiêu đầu tiên trong thời kỳ Phật giáo đấu tranh chống lại kỳ thị tôn giáo dưới thời chính phủ Ngô Đình Diệm là Hòa thượng Thích Quảng Đức. Ngài là một vị tu sĩ bán thế xuất gia, nghĩa là có vợ con trước khi đi tu. Con ruột ngài cũng là đệ tử nổi tiếng của ngài sau khi ngài “hy sinh”. Ngài chỉ nổi tiếng sau khi “hy sinh”.
 
   Cũng như tất cả các vị thánh tăng đã nối tiếp tự thiêu cho Đạo Pháp, bản thân Hòa Thượng Thích Quảng Đức không hề biết rằng kết quả tốt do sự hy sinh của ngài chỉ là nhất thời  từ 1-11-1963, còn hậu quả xấu do sự hy sinh của ngài là lâu dài từ mùa hè 1966 đến nay. Vì sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, Phật giáo Việt Nam chỉ thắng thế nhất thời, để rồi càng bị CSVN lợi dụng sâu sắc hơn, và đưa những cuộc đấu tranh kế tiếp đến ngày 30-4-1975, cho cộng sản Việt Nam lên cướp chính quyền.
 
    Nhìn lại quá trình, chỉ hai năm đầu sau khi chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ, Hội Phật Học VN đã trở thành GHPGVNTN nổi như cồn, nhưng đó là thời gian manh nha đưa GHPGVNTN đến tình trạng suy đồi và phân rẽ ngay trên đỉnh cao thế lực của họ. Năm 1966, GHPGVNTN chia rẽ thảm khốc giữa hai phe Việt Nam Quốc Tự và Ấn Quang. Chưa bao giờ lịch sử Phật giáo Việt Nam có sự căm thù nhau, phân rẽ nhau tệ hại như thế. Vụ đem bàn thờ Phật ra đường để đấu tranh trong mùa hè 1966, là một bằng chứng suy tàn nhất của tinh thần và tổ chức Phật giáo Việt Nam. Nếu tôi kể ra những bất đồng của các vị lãnh đạo PG trong vụ Đem Phật Ra Đường, thì rất phiền. Những cuộc tranh giành đẫm máu trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự cho đến nay vẫn còn giữ kín, trừ vụ kéo sập dãy nhà do Đại đức Thích Đức Nghiệp xây lên sát lề đường Trần Quốc Toản là không thể dấu diếm được. Tôi ngẫm nghĩ Thượng tọa Thích Trí Quang chỉ là một mẹ mìn rất đắc lực của cộng sản Bắc Việt. Ông bắt cóc niềm tin của đa số Phật tử, để biến họ thành phương tiện hữu hiệu nhất cho cộng sản Bắc Việt vào xâm chiếm miền Nam, và ông đã cho cộng sản Bắc Việt vắt chanh bỏ vỏ tất cả nhân, tài, vật lực do niềm tin ấy mà có. Khi công việc bắt cóc ấy hoàn thành, mẹ mìn Thích Trí Quang ngồi im lặng rung đùi và được cộng sản Việt Nam bảo vệ kỹ, không ai dám động một sợi lông chân của ông.
 
    Tôi tin chắc rằng Hòa thượng Thích Quảng Đức đã không hình dung nổi hậu quả tang thương về sau nầy, đối với Phật giáo nói riêng, và dân tộc nói chung, qua sự hy sinh của ngài. Chính người con trai ruột của ngài, người đã trở thành một vị Thượng tọa nổi tiếng tại ngôi chùa của ngài để lại trên đường Trương Minh Giảng, đã sống ba chìm bảy nổi mang nhiều tăm tiếng và cũng bị tù đày trong chế độ cộng sản.
 
     Lần tự thiêu thứ nhất tại Sài Gòn là lần tôi hoàn toàn chờ đợi theo sự sắp xếp và tổ chức của Ủy Ban Liên Phái, nhưng không thực hiện được, vì tình hình sao đó.
 
     Một người khác là thầy Lưu Bổn đệ tử của Hòa Thượng T.M.H chùa TL, Huế, cũng đã nhảy xuống giếng sâu tự tử tại chùa Phật giáo Đà Nẵng, vào mùa hè 1972, sau khi bị nghi ngờ một chuyện xấu. Mười lăm phút trước khi nhảy xuống giếng, thầy Lưu Bổn ngồi ăn trưa với tôi một cách lặng lẽ.
 
   Một người bạn khác của tôi tên T. An, cũng đi tu ở chùa Phổ Đà tại Đà Nẵng, ông mở một trường Bồ Đề ở gần ga xe lửa Đà Nẵng, cũng đã tự thiêu vì một chuyện riêng, nhưng sau đó được dư luận báo chí cho là tự thiêu vì ý nghĩa lớn lao khác. Trong thế giới tôn giáo đã lâm lụy vào những cơ mưu chính trị thời Việt Nam Cộng Hòa, một vài trường hợp các tu sĩ tự tử bằng cách tự thiêu đã được gán cho những ý nghĩa cao cả “Ý nghĩa cao cả” ấy được áp đặt cho mục đích khác, mà người tự thiêu không đặt ra, nhưng sau cùng những người bà con của họ cũng được hưởng tiếng thơm “Thánh Tử Đạo”. Cũng có nhiều vụ tự thiêu do ý định tự tử để giải quyết chuyện riêng, nhưng khi thực hiện, họ lại nêu lý do thiêng liêng để che đậy chuyện bậy bạ. Hoặc là người tự tử bằng cách tự thiêu xong rồi, sau đó mới được gán cho một ý nghĩa thiêng liêng. Thời đó, nhiều vụ tự thiêu đã bị lạm dụng. Người tình nguyện tự thiêu thì đông, nhưng người đáng được chấp nhận thì ít. Vì một người có đời sống không sáng sủa, nếu được chấp nhận cho tự thiêu, sẽ có nguy cơ làm mất niềm tin của nhiều người khác. Tất cả những người tình nguyện tự thiêu đều là những người không sáng giá khi còn sống. Những người sáng giá nghĩ rằng mình cần sống để làm việc có kết quả hơn.
 
   Những người nêu trên đều quen thân với tôi, nên tôi biết một số lý do tại sao họ đã tự thiêu. Giống như những người thất tình, những thí sinh thi rớt, những đứa con giận cha mẹ, những người bị thất bại làm ăn … Họ không còn thiết sống nữa. Họ tìm đến cái chết để trốn chạy một thực tại bất đắc chí bằng cái chết tự sát”. (cựu Đại Đức Thích Huệ Nhật)
 
 
2- Cuộc Thảm Sát Thanh Bồ-Đức Lợi, Đà Nẵng: 24-8-1964
 
Khi nhắc lại, cuộc thảm sát tại hai phường Thanh Bồ-Đức Lợi, Đà Nẵng, thì thường cũng phải nói qua về những nguyên nhân mà các “thầy” đưa ra, nhưng hết thảy đều không đúng với mục đích chính. Vì tất cả không hề có một chút gì dính dáng đến đồng bào miền Bắc di cư cả. Như tất cả quý vị, những ai có đọc sách, báo, hay đã từng theo dõi qua các biến cố trước ngày mất nước, đều đã biết đến cái nguyên nhân của cuộc tấn công Thanh Bồ-Đức Lợi là bởi cái “Hiến chương Vũng Tàu”. Do tướng Nguyễn Khánh công bố. Nhưng thật vô cùng tàn ác, vì Phật giáo đã mượn cái “Hiến Chương Vũng Tàu” để đánh giết và tiêu trừ đồng bào miền Bắc di cư. Vì đồng bào miền Bắc nói chung, và đồng bào Thanh Bồ-Đức Lợi nói riêng KHÔNG hề dính dáng, và cũng KHÔNG ủng hộ tướng Nguyễn Khánh hay cái “Hiến Chương Vũng Tàu”. Nhưng cũng thật vô cùng phi lý, khi Phật giáo thành lập “Hội đồng Nhân dân Cứu quốc”, tại Đà Nẵng do Thích Đôn Hậu “lãnh đạo”. Và nói là để “phản đối Hiến Chương Vũng Tàu”; nhưng rồi sau đó lại tấn công, đánh, giết ông Trần Sô và đồng bào miền Bắc di cư. Đồng thời đốt sạch nhà cửa của họ. Tôi cũng xin nói thêm, là cũng cùng thời gian. Phật giáo cũng đồng loạt phong tỏa các khu định cư của đồng bào miền Bắc như: Thanh Bình, Tam Tòa, Phước Tường và Sơn Trà. Để chuẩn bị tấn công như Thanh Bồ-Đức Lợi. Nhưng, như người dân Đà Nẵng đã từng nói với nhau rằng: Có lẽ những tiếng kêu cầu đầy nước mắt, đau thương, tang tóc của đồng bào trong cơn máu lửa, đã thấu đến tận Trời cao. Nên ông Trời đã nhủ lòng xót thương, mà cứu vớt những đồng bào trong các khu dân cư còn lại.
 
Trở lại với cái gọi là “Hội Đồng Nhân Dân Cứu Quốc”. Tại Đà Nẵng: Ngày 24/8/1964, Thích Đôn Hậu, Chánh đại diện Phật giáo miền Vạn Hạnh (miền Trung) đã đưa “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc” từ Huế vào Đà Nẵng. Trong đó, có những tên quen thuộc như sau:
 
 Bác sĩ Lê Khắc Quyến: Chủ tịch Trung ương Hội đồng Nhân dân Cứu quốc, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Tuyên, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Hanh ... Và khoảng hai ngàn “Thanh niên Phật tử Cứu quốc” vào Đà Nẵng, kết hợp với “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc Đà Nẵng” với những tên cầm đầu như: Phan Xuân Huy, La Thành Tỵ, Hà Xuân Kỳ, Phan Chánh Dinh, Vĩnh Kha, Vĩnh Linh, Hồ Công Lộ, Nguyễn Văn Lương, Lê Văn Tương, Nguyễn Văn Côn, Nguyễn Văn Tổng ...
 
 Phía thầy chùa gồm có: - Thích Minh Chiếu, Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1 Chiến thuật, kiêm Chánh Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng
 
- Thích Hạnh Đạo, Đại úy Tuyên úy, phó Đại diện Tỉnh hội Phật giáo Đà Nẵng.
 
- Trong cuộc thảm sát tại hai phường Thanh Bồ-Đức Lợi của Phật giáo Ấn Quang tại thành phố Đà Nẵng, do “Lực lượng Phật giáo Cứu quốc” gây ra, và người cầm đầu là “TT” Thích Minh Chiếu với chức Thiếu tá Trưởng phòng Tuyên Úy Phật giáo Vùng 1 Chiến thuật. Y đã trang bị vũ khí cho “Thanh niên Phật tử Cứu quốc”. Thích Minh Chiếu đã ra lệnh cho đoàn biểu tình phải đi đến sân vận động Chi Lăng, tại đường Đông Kinh Nghĩa Thục để dự “mít-tinh”. Nhưng một điều đã làm cho người dân cả thanh phố Đà Nẵng, đều phải kinh hoàng, khủng khiếp. Đó là lúc đoàn biểu tình đang đi từ “chùa” Pháp Lâm đến trước phòng mạch của Bác Sĩ Thái Can (tức thi sĩ Thái Can), ở ngã ba đường Hùng Vương-Triệu Nữ Vương, nhìn xéo sang rạp hát Chợ Cồn. Thì cũng là lúc ông Trần Sô một Hạ sĩ quan thuộc chi khu Điện Bàn, Quảng Nam vừa dắt đứa con trai mười tuổi đi khám bệnh ở phòng mạch của Bác Sĩ Thái Can. Lúc ông Trần Sô vừa ra khỏi phòng mạch, một tay ông dắt chiếc xe đạp, tay kia dắt đứa con nhỏ. Vừa ra đến cổng, thì trong đoàn biểu tình bỗng có nhiều tiếng la lớn:
 
“A... Cái thằng Cần Lao ác ôn... Nó là thằng Cần lao ác ôn... Bắt nó đi... Đánh cho chết nó đi... .”
 
 Đứa con nhỏ của ông Trần Sô sợ quá, nên chui vào phía trong cổng, và đã được cứu sống. Còn ông Trần Sô không sao thoát được, vì lũ côn đồ này quá đông. Chúng liền xông vào, túm lấy ông rồi dùng gậy gộc, gạch, đá, nắm đấm, chân giày, chúng thi nhau đánh, đấm, đạp cho đến khi ông đã chết hẳn, toàn thân và áo quần ông nhuộm đầy máu. Nhưng chúng vẫn chưa tha. Chúng còn xúm nhau bê một tảng đá lớn, đem giáng thẳng xuống mặt của ông, làm cho đầu ông bẹp dí sát mặt đường, máu và óc của ông hòa lẫn thành một bãi bầy nhầy trắng, đỏ, hồng, chẳng ai còn thấy mặt mũi của ông nữa cả.
  
Trước cảnh thương tâm ấy, chính Bác Sĩ Thái Can đã giúp hai ngàn đồng (tiền VNCH), để chôn cái xác không đầu của ông Trần Sô. Điều này, trước đây khi Bác Sĩ Thái Can còn khỏe tôi đã có viết qua trên Văn Nghệ Tiền Phong. Song, không phải là một bài viết về cuộc thảm sát Thanh Bồ-Đức Lợi, nên không đầy đủ. Học giả Trần Thuyên hiện đang có mặt tại Hoa Kỳ. Cụ đã cho xuất bản cuốn sách “Tôi Đã Chọn” Cụ đã chọn con đường vác Thánh Giá. Cái chết của ông Trần Sô, một quân nhân gương mẫu, một người hiền lương. Còn ông có phải Cần Lao hay không, chẳng ai biết được. Nhưng nếu là Cần Lao thì phải chết thảm như thế hay sao? Vì thế, cái chết đau thương của ông Trần Sô, thì cho đến hôm nay, và mãi mãi không thể phai mờ trong tâm trí người dân Đà Nẵng!
 

3- Cuộc Bạo Loạn Bàn Phật Xuống Đường Tại Miền Trung: Mùa Hè 1966 
   
 Trong suốt gần bốn tháng Trời, “Quân đoàn Vạn Hạnh, do “Tổng tư lệnh” Thích Minh Chiếu, mà Tổng hành dinh được đặt tại chùa Phổ Đà ở số 340, đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, cùng với “cơ quan chỉ đạo chính trị” được đặt ở chùa Pháp Lâm, số 500, đường Ông Ích Khiêm, đã cùng phối hợp với những tổ chức như:  “Lực lượng Phật tử quyết tử- Thanh niên Phật giáo quyết tử trong suốt thời gian bốn tháng chiếm giữ thành phố Đà Nẵng, những kẻ này đã giết chết nhiều người, trong đó, có em Lê Quang San 16 tuổi, học sinh lớp Đệ tứ trường Trung học An Hải quận 3, con của ông bà Lê Quang Khâm, chánh quán thôn Bát Nhị, xã Kỳ Ngọc, quận Điện Bàn, Quảng Nam, lánh nạn cộng sản tại An Cư 1, phường An Hải Đông, quận 3 Đà Nẵng.
 
              Thích Minh Chiếu
 
Tưởng cũng nên nhắc lại. Thời điểm ấy, những kẻ cầm đầu của cuộc bạo loạn miền Trung đã rút vào sào huyệt cuối cùng là chùa Pháp Lâm tức chùa Tỉnh giáo hội Phật giáo Quảng Nam-Đà Nẵng, tại số 500 đường Ông Ích Khiêm Đà Nẵng, để phòng thủ.
 
Nhưng họ vẫn không chịu ngưng tiếng súng, mà từ trong chùa “Quân đoàn Vạn Hạnh” cứ bắn xả từng loạt đạn ra đường, những người khiêng dọn bỏ chạy, riêng em Lê Quang San vì sợ quá không chạy được nên đã chui xuống bàn Phật để tránh đạn thì bị lính của Quân đoànVạn Hạnh lôi vào cổng chùa Pháp Lâm, rồi giáng cho em những trận đòn thừa sống thiếu chết, sau đó nổ súng bắn em San chết gục tại phía trong cổng chùa Pháp Lâm; mặc dù đã chết, thân thể quắt queo bởi những cú đấm, đá của Quân Đoàn Vạn Hạnh; nhưng đôi mắt em Lê Quang San vẫn mỡ to nhìn vào nơi Phật Tự!!!
 
Song tiếc rằng, chính phủ lúc ấy đã không làm hết việc. Tại sao chỉ bắt tướng Đính và năm người cầm đầu cùng loạn quân còn lại trong “chùa”, mà không bắt thầy chùa. Nên nhớ, là chính phủ có quyền bắt tất cả những kẻ đã gây ra cuộc bạo loạn để đưa ra Tòa án Quân sự Mặt trận và bỏ tù, cũng như buộc hoàn tục, vì họ có tu thật đâu, họ chỉ núp dưới chiếc áo cà sa để làm giặc. Vì các “thầy” đều có mang lon sĩ quan Tuyên úy, như Thích Minh Chiếu, Thiếu tá trưởng phòng Tuyên úy Phật giáo Vùng 1 Chiến thuật, Thích Như Huệ mang lon Đại úy Biệt động quân...
 
               Thích Như Huệ
  
 
Chính vì việc làm nửa vời này của chính phủ nên mới di họa cho đến 30-4-1975, và không biết sẽ còn đến bao lâu nữa ???
 
 
  4-Hòa Thượng” Thích Trí Dũng và Cuộc Thảm sát Tết Mậu Thân, 1968:
 
Sau đây, là những lời của chính “Hòa thượng Thích Trí Dũng đã kể trong sách: “Nam Thiên Nhất Trụ Người dựng chùa Một Cột tại miền Nam:
 
“Khi xây dựng chùa Nam Thiên nhất Trụ (Chùa Một Cột tại miền Nam) chính quyền Ngô Đình Diệm đã nhiều lần ngăn cản vì sợ chùa sẽ khơi dậy trong lòng người dân đang sống ở nửa miền đất nước bị người Mỹ chiếm đóng, ý thức dân tộc, sự mong muốn đấu tranh cho nước nhà thống nhất, độc lập và tự do. Lúc đó, đại diện văn phòng phủ Tổng Thống Sài Gòn bảo rằng: Hòa thượng muốn làm gì thì làm nhưng không được xây Chùa Một Cột. Tôi hỏi tại sao, họ trả lời: “Nếu Chùa Một Cột được xây dựng thì sau này cộng sản Bắc Việt sẽ vào cư ngụ ở đây”. (Ôi! Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị đã Tiên Tri được tất cả mọi sự, lời người viết). Nhưng bất chấp tất cả, chùa Nam Thiên Nhất Trụ vẫn được xây dựng. Chính trong quá trình đào hồ Long Nhẫn để định móng xây chùa, những người thợ đã phát hiện ra tảng đá lớn dài 1,3m, dày 0,2m. Nhờ mảnh vỡ, mọi người mới biết đây không phải là đá, khi đập ra, họ thấy bên trong có một cổ vật bằng bạch kim, hình tròn, đường kính 0,38m, dày hơn 1cm, nặng 6,2kg, trên mặt khắc 4 chữ Hán “Ngũ Tử Đăng Khoa” và 21 hoa văn đặc sắc, cổ vật này được nhà tư sản người Hoa là Lý Long Thân đòi mua với giá 4 triệu đồng (bốn triệu đồng) và 200 lượng vàng (hai trăm lượng vàng) thời giá lúc đó. Người Mỹ khi khảo sát cổ vật cũng đã ngỏ ý được đổi bằng một bệnh viện 3 tầng với 600 giường, có đầy đủ dụng cụ Y khoa. Cả Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi biết cũng đã cử người xuống thương lượng xin được lấy cổ vật ấy, hứa sẽ đáp ứng mọi yêu cầu, nhưng tôi (HT Thích Trí Dũng) là người chủ trì việc xây cất chùa vẫn một mực chối từ và đem giấu cổ vật đi. Cho đến khi nước nhà thống nhất tôi đã tình nguyện hiến cổ vật cho nhà nước: Ngày 25-8-1988, Phó Thủ tướng Phan Văn Khải, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thiếu tướng Trần Hải Phụng, giáo sư Trần Văn Giàu cùng các nhà nghiên cứu khảo cổ đã đến tiếp nhận cổ vật đem vế trưng bày ở phòng “Sài Gòn xưa” của Bảo tàng cách mạng TP. Hồ Chí Minh.
 
 
*5 Hòa Thượng Thích Trí Dũng kể về những thành tích “cách mạng:
 
“Năm 1947, hơn 2000 nhân sĩ, trí thức yêu nước bị phái Công Giáo phản động bắt giam ở nhà hầm Phát Diệm. Lúc đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Hồ Tử Du với lá thư riêng của Hồ Chủ Tịch đã đến Đồng Đắc ủy nhiệm cho tôi - trên cương vị Đại diện Phật giáo Cứu quốc Trung ương - bằng mọi cách phải giải thoát. Nhờ sự hậu thuẫn của cách mạng, việc giải thoát đã thành công. Với thành tích này, tôi được Hồ Chủ Tịch khen thưởng và được tướng Nguyễn Sơn mời làm cố vấn.  Sau khi giải thoát cho 2000 nhân sĩ, trí thức, tôi bị bọn Công Giáo phản động tuyên án tử hình. Để tránh sự trả thù và thể theo yêu cầu của một số Phật tử Nam Kỳ, năm 1953 tôi vào miền Nam.
 
  Từ khi vào Nam tôi đã xây chùa Linh Giác ở Đà Lạt, chùa Phổ Chiếu, Phổ Minh ở Gò Vấp, chùa Phổ Quang ở Tân Bình, tôi quyết đinh xây dựng Chùa Một Cột tại làng Đại Học Thủ Đức, phỏng theo mô hình Chùa Diên Hựu (Một Cột) ở Hà Nội. Bị chính quyền Ngô Đình Diệm cản ngăn, tôi về mướn người rào kín khu đất định xây chùa lại, thuê thợ đến làm từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm. Biết được sự kiện tôi lén xây dựng chùa, chính quyền Diệm sai người đến yêu cầu tôi phá ngay vì lý do chính trị. Tôi nói với họ: Tôi chỉ biết xây chứ không biết phá. Cản ngăn không được, họ lại đưa tiền cho tôi để tôi xây dựng chùa khác, nhưng tôi không chịu. Thế là họ đành để tôi xây dựng chùa mà không lấy tiền lại.
 
Năm 1964, tại Chùa Một Cột (Nam Thiên Nhất Trụ) Thủ Đức qua trung gian là anh Bùi Kỳ Vân, anh Nguyễn Đức Lộc là  Chính trị viên đội Biệt động Thủ Đức, tôi gặp anh Nguyễn Văn Bá, ông Nguyễn Văn Thăng hiện đều là anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam và đều ở Đội Biệt động Sài Gòn-Gia Định ngày ấy. Họ đã nhờ tôi tạo điều kiện cho Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316 xây dựng cơ sở bí mật tại Chùa Một Cột và Chùa Phổ Quang ở gần sân bay Tân Sơn Nhất-là hai ngôi chùa do tôi kiến tạo và trụ trì. Tôi đồng ý, thế là hai ngôi chùa này trở thành hai cơ sở hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn-Gia Định cho đến ngày 30-4-1975.
 
Trong cuộc Tổng công kích Mậu Thân 1968, Chùa Phổ Quang là điểm khai hỏa đánh sân bay Tân Sơn Nhất; ở đây tôi đã qua mắt địch, để che giấu một số lượng lớn vũ khí và Lực lượng Biệt động Sài Gòn-Gia Định thuộc Lữ đoàn 316.  Chùa Phổ Quang cũng là nơi ở của Thiếu tướng Trần Hải Phụng và anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bá, chùa thường xuyên bị địch để ý. Để che mắt địch, chúng tôi đã cạy nắp mồ Ngô Đình Cẩn em ruột Ngô Đình Diệm, chôn trong chùa Phổ Quang để giấu vũ khí. Chính vì vậy, địch không ngờ tới. Còn sự di chuyển của các chiến sĩ Lực lượng Biệt động thì đích thân tôi đã lái xe hơi chở họ nên địch không thể ngờ được. Vì thế, vũ khí và con người được giữ gìn cho đến giờ chót”.(“HT” Thích Trí Dũng)
 
  Quý vị vừa đọc qua những lời kể của chính “Hòa Thượng” Thích Trí Dũng, từng là thành viên lãnh đạo Trung ương Phật giáo cứu quốc từ năm 1946; với những thành tích thâm niên làm cộng sản. Đặc biệt trong cuộc thảm sát Mậu Thân 1968, như đã trích ở trên, là một bằng chứng không thể chối cãi, người viết nghĩ rằng không cần phải viết thêm điều gì nữa cả.
 
Tuy nhiên, có một điều đáng nói là trước đây vào tháng 4 năm 1998, Thích Trí Dũng sang Hoa Kỳ để làm công tác ngoại vận, khi đến các chùa Thích Trí Dũng đã bị đông đảo Phật tử phản đối thì tất cả các hàng tăng lữ có mặt tại Hoa Kỳ đã ra “Thông bạch-Bạch thư” gồm có nhiều chữ ký của các sư sãi Ấn Quang nội dung nguyên văn như sau:
 
Thông Bạch của hàng Giáo Phẩm Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ”:
 
“Chúng tôi ký tên dưới đây là hàng giáo phẩm đứng đầu các tổ chức Phật giáo Việt Nam đang hành đạo tại Hoa Kỳ minh định rằng:
 
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Dũng, là một bậc đạo hạnh chân tu, ấu niên xuất gia, đã đi hành đạo tại miền Nam Việt Nam từ năm 1954. Đại lão Hòa thượng luôn luôn hướng về Phật sự, từ thiện, xã hội, lập chùa mở cảnh. Ngài đã tạo một ngôi chùa Nam Thiên Nhất Trụ tại làng Đại Học Thủ Đức từ năm 1972. Hiện nay ngôi chùa này là một danh lam mang sắc diện Văn Hóa Lịch Sử Phật Giáo hưng thịnh từ thời nhà Lý.  Đại lão Hòa thượng Thích Trí Dũng trong chuyến viếng thăm Phật Giáo các nước Á Châu do cộng đồng Phật Giáo thỉnh mời; Ngài có ghé thăm các Pháp hữu Sơn Môn tại các tu viện, Phật cảnh Già Lam tại Hoa Kỳ. Ngài không hề tham gia bất cứ tổ chức chính trị nào từ năm 1954. Chúng tôi luôn luôn tôn kính Ngài là bậc Trưởng Thượng Cao Tăng.
 
Ngày 27 tháng 5 năm 1998.
 
Đồng ký tên:
 
Hòa Thượng Thích Thanh Cát:  Tăng thống Giáo hội Liên Tông Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
 
Hòa Thượng Thích Mãn Giác:  Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
 
Hòa Thượng Thích Hộ Giác:  Tăng Thống Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam hải ngoại- Chủ tịch Hội đồng điều hành Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ.
 
 Hòa Thượng Thích Giác Nhiên:  Pháp chủ Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới.
 
Hòa Thượng Thích Minh Thông:  Tổng thư ký Hội đồng Phật giáo Á Châu tại Hoa Kỳ.
 
 
6- “Hòa thượng” Thích Đôn Hậu: “Đệ tam Tăng thống” Phật giáo Ấn Quang
 
“Hòa thượng” Thích Đôn Hậu, tên thật là Diệp Trương Thuần, sinh năm Ất Tỵ (16/2/1905) tại làng Xuân An, xã Thiện Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
 
Năm 1945: Chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Trung Bộ, kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên, trụ trì chùa Thiên Mụ (Huế).
 
Năm 1947: Cố vấn Đạo hạnh Hội Phật giáo Trung phần.
 
Năm 1949: Chánh Hội trưởng Tổng trị sự Hội Phật giáo Trung Việt.
 
Năm 1952: Tại Đại hội giáo hội Tăng già toàn quốc được “suy cử” làm Giám luật Giáo hội Tăng già toàn quốc.
 
Năm 1963:  Cố vấn Phong trào đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chế độ độc tài Ngô Đình Diệm”.
 
Năm 1968 (Tết Mậu Thân):  Với những chức vụ: Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam - Ủy viên Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam- Chánh Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Miền Vạn Hạnh ( tức miền Trung) Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho những đồ đệ như: Lê Văn Hảo, hiện có mặt tại Paris (Pháp quốc), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Xuân Huy … và cả lũ cộng sản nằm vùng tại Huế đã mở “Tòa án nhân dân” ở trong “chùa” Tường Vân và “chùa” Quang Tự, để lần lượt bắt hàng trăm người ra “xử tội” bằng cách chém, giết vô cùng dã man và tàn ác, rồi chôn xác của đồng bào ngay tại sân chùa. Sau đó, đã tiếp tục mở thêm những phiên tòa khác để chỉ tuyên án tử hình hàng ngàn đồng bào vô tội ở nhiều nơi khác,  trong đó có bốn vị giáo sư ngoại quốc, Linh Mục Bửu Đồng cùng đông đảo giáo dân; nhưng tuyệt đối không hề có một sư sãi nào của Phật giáo Ấn Quang bị trầy sướt một tí gì cả. Khi Quân đội VNCH tái chiếm thành phố Huế, Thích Đôn Hậu đã cùng Việt cộng chạy ra chiến khu. Sau đó, Thích Đôn Hậu ra Bắc và đã được và “lấy làm vinh dự vì đã được gặp, được ngồi ăn chung và chụp hình chung với chủ tịch Hồ Chí Minh”.
 
 Trở lại với Thích Đôn Hậu, mặc dù ra chiến khu; nhưng Thích đôn Hậu đã để lại hai “nhà sư” thân cận vì nghĩ rẵng chính phủ không biết, hoặc không thể nghi ngờ gì về họ; bởi đã nhiều năm hai “nhà sư” này là người được Đức Từ Cung vì không biết họ là cộng sản, nên đã giao cho công việc hàng ngày lo chăm sóc các lăng mộ của Hoàng tộc, đó là Hòa thượng Thích Như Ý, tọa chủ chùa Trà Am và là Phụ tá Pháp sự Chánh Đại diện miền Vạn Hạnh; và Thượng tọa Thích Quảng Lợi là Tùy viên của Chánh Đại diện miền Vạn Hạnh (Thích Đôn Hậu) cùng hơn hai trăm cơ sở nằm vùng; mục đích để hoạt động cộng sản hợp pháp. Nhưng, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã bắt được quả tang và tịch thu rất nhiều tài liệu quan trọng. Vì vậy, cả hai người này đã bị bắt giam.  Sau đó, được Đức Từ Cung vì nghĩ đến công lao của hai “vị sư” đã nhiều năm chăm sóc các lăng mộ của Hoàng tộc, nên đã nhờ đến một người lãnh đạo chính trị tại miền Trung can thiệp với Đại tá Lê Văn Thân tỉnh trưởng tỉnh Thừa Thiên, kiêm thị trưởng Huế. Vì vậy,  hai “vị sư” này không bị đưa ra Tòa án Quân sự Mặt trận mà chỉ bị xử phạt hành chánh.
 
Tuy nhiên, vì những bằng chứng làm cộng sản quá lớn nên chính quyền không thể tha bổng được; vì thế, sau những lần truy xét, Ủy ban An ninh tỉnh Thừa Thiên-Huế đã  kết án “Thượng tọa” Thích Quảng Lợi: “An trí và lưu đày Côn Đảo”; khi ra Côn Đảo Thích Quảng Lợi đã ở chung với “Hòa thượng” Thích Minh Nguyệt tại chùa Sơn Hòa Tự. Thích Minh Nguyệt sau năm 1975, trở về Sài Gòn là một nhân vật sát cánh, kề vai với  Hòa thượng Thích Đức Nhuận trong “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, nhìn vào tấm hình của “Hòa thượng” Thích Thiện Hào mặc áo cà sa, đầu trọc lóc, với những tấm Huân chương-Huy chương đỏ chói đã được Hà Nội trao gắn trên ngực, ai mà không khiếp đảm trước những “vị cao tăng” ngày nay!!!
 
Năm 1973, Thích Quảng Lợi được trao trả nhân viên dân sự tại Lộc Ninh; song Thích Quảng Lợi đã xin ở lại trên lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa theo thủ tục Chiêu Hồi.
 
Riêng “Hòa thượng” Thích Như Ý, chỉ bị xử phạt 10 năm đồ lưu; không bị ngồi tù nhưng phải ra khỏi Thừa Thiên-Huế và ngược lại không được trở lại Thừa Thiên-Huế. Trong thời gian chịu án đồ lưu Thích Như Ý khi thì vào Sài Gòn ở chùa Già Lam cùng Hòa thượng Thích Trí Thủ, lúc ra Đà Nẵng thì ở trong chùa Pháp Lâm với Hòa thượng Thích Quang Thể. Cho đến năm 1974, cả hai “vị sư” Thích Như Ý và Thích Quảng Lợi đã được sự vận động của vị ân nhân đã nói ở trên để cả hai được về chùa Khuôn hội Phật giáo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận 3, Đà Nẵng. Tại đây, Thích Quảng Lợi là Trụ trì, Thích Như Ý là cố vấn pháp sự.
 
Trở lại với những “công lao” của Thích Đôn Hậu cả đạo lẫn đời như đã kể, Thích Đôn Hậu đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng như nhiều người đã biết, nên ngày 28/2/1969: Thích Đôn Hậu đã nhân danh “Đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” ra Bắc gặp Hồ Chí Minh và Tôn Đức Thắng, nhìn vào những tấm hình chụp trong buổi “tiếp kiến” này cho thấy Thích Đôn Hậu ngồi đối diện Hồ Chí Minh, bên cạnh là Tôn Đức Thắng, tất cả có mặt 12 người, trong đó có Phùng Văn Cung.
 
Do những “công lao”  to lớn đối với “cách mạng” Thích Đôn Hậu đã được Hà Nội đưa đi thăm nhiều nước như: Nga, Tiệp Khắc, Mông Cổ … và đi dự nhiều hội nghị quốc tế Cộng sản.
 
Năm 1975: Như một hung thần, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho đồ đệ khắp nơi đưa xe ra tận núi rừng để rước bộ đội miền Bắc vào miền Nam.  Tại Đà Nẵng ngày 18/5/1975, Thích Đôn Hậu đã ra lệnh cho Phật tử và đồng bào: “Mỗi gia đình phải có ít nhất một người đi diễn hành, khi đi mọi người phải cầm đèn gió trên tay để đốt sáng trong đêm cho thêm “hồ hởi, phấn khởi” và vừa đi vừa hô khẩu hiệu, đến sáng ngày 19/5/1975, “tất cả phải tập trung về chùa Pháp Lâm ở số 500, đường Ông Ích Khiêm, tức chùa Tỉnh Giáo hội Phật giáo Quảng Nam-Đà Nẵng để mừng lễ sinh nhật của Hồ chủ tịch vĩ đại”.
 
Năm 1976: Đắc cử đại biểu Quốc hội cộng sản khóa VI đơn vị Bình-Trị-Thiên, và là “Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”.
 
Năm 1981: Tại Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Minh Nguyệt, Hòa thượng Thích Thiện Hào … Thích Đôn Hậu đã được “suy cử” vào Hội đồng chứng minh và giữ chức Phó pháp chủ kiêm giám luật.  Đã được Hà Nội trao tặng những phần thưởng như sau:
 
- Huân chương Hồ Chí Minh- Huân chương Độc lập- Huy chương vì sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân …”
 
Ngày 23/4/1992, lúc 19 giờ 55 phút (nhằm ngày 21-3  âm lịch) Thích Đôn Hậu đã chết tại chùa Thiên Mụ, Huế. Chấm dứt một kiếp người chỉ biết gieo tai họa, đau thương, tang tóc cho đồng bào vô tội.
 
 
1969, Thích Đôn Hậu sang Mông Cổ tuyên truyền chống VNCH - Tôn thất Dương Tiềm theo sau.
 
 
          
                Thích Đô Hậu       Nguyễn Hữu Thọ                                     bà Tuần Chi
 
 
   Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp       Thích Đôn Hậu (1976) tại chùa Thiên Mụ
 
 
 
7- “Phật giáo”Ấn Quang và ngày 30 tháng Tư 1975:
 
Tại thành phố Đà Nẵng, vì có Phật giáo Ấn quang đưa xe ra tận núi rừng để đón, rước Cộng quân, cho nên Đà Nẵng đã bị rơi vào tay của Cộng sản Bắc Việt trước Thủ Đô sài gòn một tháng: ngày 29/3/1975.
 
Và chính ngày này, vào buổi tối 29-03-1975, Đội “An ninh Phật giáo” đã bắn chết bảy người tại quận 3, Đà Nẵng. Trong số này chúng tôi biết mặt, biết tên bốn người, đó là các ông:
 
1- Hồ Hân, quê Quảng Ngãi, nhà ở An Thị, An Hải Bắc, nguyên Trưởng ban Thẩm vấn Ty Cảnh sát Quốc gia, thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Năm 1964, ông bị Phật giáo bắt đánh về tội “Dư đảng Cần Lao”.
 
2- Nguyễn Phận, nhà ở An Tân, An Hải Bắc, nhân viên ban 2 Chi khu quận 3, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng, thuộc Khu đảng bộ Yên Bái.
 
3- Phạm Lý, quê Tứ Câu, Thanh Thủy, Điện Bàn, Quảng Nam, nhà ở An Cư 3, An Hải Đông, công nhân sở Mỹ, đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng. Cả hai vị nói trên đều trực thuộc Trung ương do cụ Vũ Hồng Khanh lãnh đạo.
 
4- Riêng ông Bùi Ngọc Cang, Phường trưởng Phường An Hải Bắc. Thời Đệ Nhất Cộng Hòa ông là nhân viên phòng 2, Thị đoàn Bảo An Đà Nẵng. Năm 1964, ông bị Phật giáo bắt đánh về tội “Dư đảng Cần Lao”.
 
Lúc “Lực luợng An Ninh Phật giáo đến nhà, vợ ông Cang ra mở cửa. Vừa thấy mặt ông Cang là một tên đã bắn xả vào người ông liền mấy phát. Ông Bùi Ngọc Cang gục chết ngay giữa nhà, trước sự kinh hoàng của vợ con; bà Cang ngất xỉu, các con ông gào thét lên kêu cứu, còn “Đội An Ninh Phật Giáo” lạnh lùng bỏ đi ra!!!
 
Cùng bị bắn với bốn vị kể trên, còn có ba người nữa. Tôi nhớ một người tên Mua, một người tôi quên tên, cả hai người này đều là người An Hải Đông,An Hải Đông, , quận 3 Đà Nẵng, là Cán bộ Liên hiệp Nghiệp đoàn lao công, đảng viên Đảng Công Nông do Chủ tịch Trung ương Trần Quốc Bửu lãnh đạo; và một người khác là nhân viên Cảnh sát, người Quảng Trị (chúng tôi cũng quên tên) đã bị bắn chết ngay trước Trại Ngô Quyền, An Hải Bắc, quận 3. Sau khi chết được đồng bào chôn cất ngay tại chỗ. Cho đến trước ngày vượt biển tôi vẫn còn thấy nấm mộ của người này tại đó, đồng bào vẫn thường đến thắp hương cho nấm mộ vô chủ này. Không biết bây giờ có dời đi nơi khác hay không?
 
Ngoài ra, vào buổi chiều 29-03-1975, khoảng 19 giờ, vì không lên tầu di tản được, tôi trở về nhà, khi xe tôi chạy đến ngã ba Huế, bỗng thấy một đám đông vây quanh trước một căn nhà ở góc phía trái thuộc phuờng An Khê, quận 2, Đà Nẵng làm kẹt xe. Tôi phải dừng lại, trước mặt tôi là một lũ “người” “An ninh Phật giáo” đang đằng đằng sát khí trực chỉ vào một căn nhà khá khang trang, đang đóng cửa, bọn này la hét:
 
“Tất cả mọi người ở trong nhà phải đều ra ngoài hết, nếu không thì chúng tao sẽ đốt nhà”.
 
Sau một hồi lâu không thấy động tĩnh; tôi nhận thấy trên khuôn mặt của đồng bào ai cũng đều lo sợ. Có lẽ ở gần nhà nên họ biết về những người trong nhà này. Trong lúc đồng bào đang lo lắng, thì bỗng có hai người đàn ông khoảng chưa tới ba mươi tuổi đã mở cánh cửa ở bên hông trái của căn nhà bước ra. Nhưng thật bất ngờ là khi hai người này vừa bước xuống chưa hết bậc tam cấp; thì bọn “An Ninh Phật Tử” liền nổ súng bắn xả vào hai người này. Cả hai vị đều gục chết trên vũng máu, thân thể nằm vắt ngang nửa trên nửa dưới của bậc tam cấp nơi thềm nhà của họ. Thấy vậy, tôi mới hỏi thăm đồng bào ở đó và tôi được biết: hai vị đó là hai anh em ruột và đều là nhân viên Cảnh Sát.
 
Trước cái chết của hai vị này, đồng bào đã khiếp đảm vội giải tán ngay, ai về nhà nấy, tôi cũng phải rời nơi này lập tức. Nhưng cho đến bây giờ và mãi mãi, tôi vẫn không bao giờ quên được hình ảnh của hai vị cũng như căn nhà của họ, tôi vẫn tâm nguyện sẽ có một ngày được trở lại quê hương, để tìm cho ra tên họ của những người đã chết một cách tức tuởi và oan uổng dưới bàn tay tàn ác của “Phật giáo” Ấn Quang; bởi tôi không muốn tên tuổi của họ sẽ bị đi vào quên lãng.
 
 
8- “Phật giáo” Ấn Quang sau ngày 30/4/1975:
 
Năm 1977, sau khi gặp gỡ, trà đàm với Mai Chí Thọ, thì “HT” Thích Quảng Độ đã lên tiếng và đã  được đăng trên báo Quê Mẹ, số 147, tháng 9 và tháng 10 năm 1998, nơi trang số 15, tôi xin trích nguyên văn:
 
 Về chuyện Hòa Đồng với nhà nước:
 
               Vc Mai Chí Thọ trà đàm dzui dzẻ cùng Thích Quảng Độ
 
   
     Thích Quảng Độ:  Đúng rồi. Bởi vì từ đầu mình phải xét. Cái gì nó có cái dĩ nhiên.  Khi hợp tác, phải hai bên cùng  có lợi thì mình mới làm được chứ? Việc làm ăn ngoài đời cũng thế …”.
 
    Võ Văn ái:  Vâng ạ. Cái gì cũng phải đồng đẳng và bình đẳng chứ ...”
 
    Thích Quảng Độ: Đúng. Đồng đẳng!  Mà ít nhất là hai bên cùng có lợi. Ông lợi cái này, tôi được lợi cái kia. Cũng như mình hợp tác trao đổi để cùng làm… (cười).
 
Song có điều cần phải nói. Đó là, “HT” Thích Quảng Độ đã lừa gạt cả thế giới rằng, chính “HT” là “tác giả” của cuốn “Phật Quang Đại từ Điển” với 18 (mười tám ngàn) trang; nhưng thực ra, cuốn sách ấy, là do năm tác giả cùng biên soạn, gồm có:
 
1- Thích Trí Quang
2- Thích Quảng Độ
3- Thích Tuệ Sỹ
4- Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát)
5- Sư cô Trí Hải.
 
Ngày 29/3/2009, từ Thanh Minh Thiền Viện, “HT” Thích Quảng Độ, người được cho là “đang bị quản thúc rất chặt chẽ, lúc nào cũng bị Công an giám sát” như chính “HT” Thích Quảng Độ đã nói: “mình đi đâu cũng có người theo dõi, nói gì cũng phải nhìn trước, nhìn sau …” nhưng “HT” Thích Quảng Độ đã phát tán trên hệ thống Internet “Lời kêu gọi, Bất tuân dân sự - Biểu tình tại gia, để biểu dương lực lượng”. Nên nhớ, “HT” Thích Quảng độ đã nói là “HT” đang bị quản thúc, chứ không phải là “quản chế” như nhiều người đã lầm tưởng.; vì “Quản thúc” khác với “quản chế”. Mặc dù thế, nhưng những tấm hình của “HT” tay cầm túi tiền, tay kia cầm loa phóng thanh đứng trước đám đông, còn mồm thì hô hoán, la làng, thì làm sao nói là “bị quản thúc” cho được.
 
 
Trở lại với “Lời kêu gọi Bất tuân dân sự; bởi vì “Lời kêu gọi” này đã được nhiều người hiểu ngay, đó chỉ là những lời xảo ngôn; bởi “tại gia”, thì không bao giờ được gọi là “biểu tình”, và chỉ ở trong nhà, thì không bao giờ được gọi là “biểu dương lực lượng”. Điều đó, có nghĩa là “HT” Thích Quảng Độ đã phát tán lên hệ thống toàn cầu những lời kêu gọi đó, với mục đích để khuyên mọi người cứ ở trong nhà, không đi ra đường, không biều tình chống Tầu cộng hay Việt cộng.
 
Ngày 28/6/2012; một bản tin, được cho là từ Thanh Mimh Thiền Viện, tại Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã phát đi “Lời kêu gọi toàn dân xuống đường ngày 1.7.2012 biểu tình chống xâm lược Trung Cộng”.
 
Và cũng đúng vào ngày 1/7/2012, thì tại quốc nội đã có sự hưởng ứng “Lời kêu gọi của HT Thích Quảng Độ”, nên đã có những cuộc “biểu tình chống Trung cộng-chống tham nhũng”, và có sự cho phép và bảo vệ của lực lượng Công an Cộng sản Việt Nam. Mặc dù, cũng được cho là “có nhiều người đã bị bắt, và cũng đã được trả tự do”.
 
Về những lời tuyên bố tiền hậu bất nhất của HT Thích Quảng Độ, người đã được người ta ca tụng: “Hòa thượng Thích Quảng Độ với tinh thần Vô Úy”; và đã có không biết bao nhiêu lần tuyên bố “nguyện đem thân làm ngọn đuốc soi đường” cũng như đã từng nhiều lần “tuyệt thực”; nhưng vẫn cứ sống khỏe mạnh, hồng hào như mọi người đều thấy, để ngài đã “chuyển hướng” từ “Lời kêu gọi Biểu tình chống Trung cộng sang lá “Thư của “HT” Thích Quảng Độ được gửi đến Ông Khổng Huyễn Hựu, Đại sứ Trung quốc tại Hà Nội, bằng đường bưu điện VExpress bảo đảm có hồi báo”.
 
Người viết xin được bày tỏ những ý kiến về từng đoạn của chính HT Thích Quảng Độ đã viết như sau:
 
1- “Đẹp biết bao sự trao đổi và dung hóa văn minh cũng như đạo giáo Trung quốc vào Việt Nam làm cho tình nghĩa nhân loại của hai dân tộc được thể hiện theo ý chí của Đức Khổng Phu tử: Tứ hải giai huynh đệ”.
 
 ”Tứ hải giai huynh đệ” là một câu trong sách “Luận ngữ” của Khổng Tử, có nghĩa là bốn bể đều là anh em. Câu này, nó đã được biến thể thành “Thế giới đại đồng” của Chủ thuyết Cộng sản của họ Mao. Người viết tự biết rằng, không nên giải thích dông dài, vì ai cũng biết cả.
 
Nhưng điều cần phải nói là chính HT Thích Quảng Độ đã muốn nước Việt Nam phải biến mất, để dân tộc Việt sẽ chỉ còn là một sắc dân thiểu số của nước Tầu, là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc. Điều này, đã được chứng tỏ, không thể biện minh qua câu nói của chính HT Thích Quảng Độ: “Tứ hải giai huynh đệ” hay “Thế giới đại đồng”.
 
Nên nhớ, hơn 2500 năm trước Khổng Tử đã chết trong đau buồn; và lúc lâm chung, ông đã nói với các đệ tử:
 
“Suốt đời ta mơ một thế giới đại đồng, mơ về một xã hội trong đó mọi người thương yêu nhau, không dối trá, không trộm cắp, ra đường thấy của rơi không nhặt, tối ngủ không cần đóng cửa…”.
 
 Nhưng chưa hết, vì “HT” Thích Quảng Độ còn viêt:
 
2- “Thế nhưng các sự biến mấy năm qua làm cho chúng tôi ngỡ ngàng trước việc Cộng hòa Nhân dân Trung hoa áp dụng lại chính sách thực dân xâm chiếm của các triều đình đại Hán đã lỗi thời ở thế kỷ XXI, là thế kỷ của tương sinh và cộng tác quốc tế”.
 
Một ngàn năm dưới ách đô hộ của lũ giặc Tầu, với cả núi xương sông máu của tiền nhân của chúng ta đã hy sinh để giành giữ từng tấc đất; và ba mươi bảy năm qua với sự chiếm cứ của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt, với những hình ảnh của những tên giặc Tầu hiện đang có mặt tại các mỏ bauxite Tây Nguyên, vịnh Cam Ranh, Hải Phòng, Bình Dương… bọn giặc Tầu chưa và không bao giờ từ bỏ tham vọng bá quyền, đặc biệt là đối với đất nước Việt Nam. Như thế, mà HT Thích Quảng Độ lại có thể “ngỡ ngàng” trước sự chiếm cứ của bọn giặc Tầu trên đất nước Việt Nam ?!
 
Mặt khác, đối với cả hai Nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, thì “HT” Thích Quảng Độ đã dùng những lời lẽ đầy miệt thị, nhưng đối với giặc Tầu, thì “HT” lại dùng những lời lẽ “thưa ngài”, chẳng khác gì là hạng tôi đòi, nô lệ.
 
Và những lời lẽ của “HT” Thích Quảng Độ trong lá thư đã gửi cho “ngài Khổng Huyễn Hựu”, thì quả thật là lời lẽ của một kẻ hèn hạ, mạt hạng: khom lưng, quỳ gối trước lũ giặc Tầu, kẻ thù truyền kiếp của Dân Tộc, chứ không phải là một “cao tăng vô úy”.
 
 
Tạm thay lời kết:
 
“Khối Ấn Quang” thường rêu rao: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đồng hành cùng Dân Tộc”. Nhưng tất cả đều chỉ là những lời vọng ngữ; bởi vì, với những bằng chứng làm giặc, và với cuồng vọng tái lập Lý triều, cho nên không những từ thập niên 1960, mà cho đến bây giờ, và mãi mãi: Ngày nào chưa tái lập được một nước Việt Nam Phật Quốc, thì ngày đó, “Khối Ấn Quang” vẫn còn cứ kêu gào là “Pháp nạn, đàn áp Phật giáo”.
 
“Khối Ấn Quang” cần phải biết, Đạo Phật do Đức Thích Ca Mâu Ni khai sáng, khác hẳn với “Phật giáo” của “Khối Ấn Quang”. Chính vì những lẽ ấy, nên “Khối Ấn Quang” chớ nên vu chụp cho những người đã và đang nói lên lời công đạo là “chống, đánh, phá Phật giáo”.
 
Và, cuối cùng, vì không thể ghi chép cho hết những hành vi tàn ác, man rợ của “Khối Ấn Quang”. Vì thế, người viết xin quý độc giả hãy đọc lại những bài:
 
 
Qua những bài đã nói ở trên, với những bằng chứng - nhân chứng sống và cũng là những nạn nhân đã và đang sống những quãng đời còn lại trong đớn đau cả tinh thần, lẫn thể xác, tất cả vẫn còn lưu lại đầy những dấu tích của những gót giày nện trên khắp châu thân, những gậy gộc, gạch đá, còn in hằn, không thể bôi xóa, bởi  những nạn nhân ấy, đã từng quằn quại với những trận đòn thập tử, nhất sinh dưới những bàn tay tàn ác, man rợ của “khối Ấn Quang”. Vì thế, cho nên, ngày nào quả địa cầu này còn hiện hữu, thì lịch sử vẫn còn ghi đậm nét: Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất đồng hành HẠI Dân Tộc.
 
Paris, 31/10/2012
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
----------------------------------------------------------
 
* Lưu ý: Tất cả những bài viết của tác giả Hàn Giang Trần Lệ Tuyền, nếu quý vị nào muốn tiếp tay chuyển tiếp lên các Diễn Đàn Điện Tử, các trang Web trên mạng lưới toàn cầu thì không có điều gì trở ngại, chúng tôi chân thành cám ơn.
 
Tuy nhiên, nếu quý vị nào muốn in vào sách, báo có tính cách thương mại, xin vui lòng liên lạc để có sự đồng ý của tác giả trước, qua địa chỉ email: hangiangletuyen@gmail.com .
 

0 comments:

Post a Comment

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Thành Viên của Website